Bài tập trắc nghiệm môn Giáo dục công dân lớp 12: Công dân với các quyền tự do cơ bản

Bài tập trắc nghiệm môn GDCD lớp 12: Công dân với các quyền tự do cơ bản

Bài tập trắc nghiệm môn Giáo dục công dân lớp 12: Công dân với các quyền tự do cơ bản giúp cho học sinh xác định được bản thân mình có những quyền cơ bản gì, từ đó củng cố kiến thức bài 6 môn GDCD lớp 12, luyện thi THPT Quốc gia năm 2017 hiệu quả.

Sơ đồ hóa kiến thức cơ bản môn Giáo dục công dân lớp 12 - Bài 6

Trắc nghiệm môn Giáo dục công dân lớp 12: Công dân với các quyền tự do cơ bản

Câu hỏi trắc nghiệm môn Giáo dục công dân lớp 12

Bài tập trắc nghiệm môn Giáo dục công dân lớp 12: Thực hiện pháp luật

Bài tập trắc nghiệm môn Giáo dục công dân lớp 12: Công dân với các quyền dân chủ

Bài tập trắc nghiệm môn Giáo dục công dân lớp 12: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội

Trắc nghiệm môn GDCD thi THPT Quốc Gia 2017 trực tuyến

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VỀ CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN

Câu 1: Các quyền tự do cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và Luật qui định mối quan hệ cơ bản giữa

a/ Công dân với pháp luật

b/ Nhà nước với pháp luật

c/ Nhà nước với công dân

d/ Công dân với Nhà nước và pháp luật

Câu 2: Quyền bất khả xâm phạm được ghi nhận tại điều 71 Hiến pháp 1992 là

a/ Quyền tự do nhất

b/ Quyền tự do cơ bản nhất

c/ Quyền tự do quan trọng nhất

d/ Quyền tự do cần thiết nhất

ĐIỀN VÀO CHỖ TRỐNG

Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể nghĩa là, không ai ....(3)... nếu không có ...(4)... của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của ...(5)..., trừ trường hợp ...(6)...

Câu 3:

a/ Bị khởi tố

b/ Bị xét xử

c/ Bị bắt

d/ Bị truy tố

Câu 4:

a/ Quyết định

b/ Phê chuẩn

c/ Lệnh truy nã

d/ Lệnh bắt

Câu 5:

a/ Cơ quan Cảnh sát điều tra

b/ Viện kiểm sát

c/ Toà án nhân dân tối cao

d/ Toà án hính sự

Câu 6:

a/ Phạm tội đặc biệt nghiêm trọng

b/ Phạm tội rất nghiêm trọng

c/ Đang bị truy nã

d/ Phạm tội quả tang

Câu 7: Nhận định nào sau đây SAI

a/ Tự tiện bắt và giam giữ người là hành vi trái pháp luật

b/ Bắt và giam giữ người trái pháp luật là xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

c/ Không ai được bắt và giam giữ người

d/ Bắt và giam giữ người trái phép sẽ bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật

ĐIỀN VÀO CHỖ TRỐNG

Trường hợp 1 về bắt, giam, giữ người:...(8)... trong phạm vi thẩm quyền theo qui định pháp luật có quyền ra lệnh bắt...(9)... để tạm giam khi có căn cứ họ sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội.

Câu 8:

a/ Cảnh sát điều tra, Viện kiểm sát

b/ Uỷ ban nhân dân, Toà án

c/ Cảnh sát điều tra, Uỷ ban nhân dân

d/ Viện kiểm sát, Toà án

Câu 9:

a/ Người phạm tội quả tang

b/ Bị can, bị cáo

c/ Người bị truy nã

d/ Người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng

Câu 10: Trường hợp bắt người khẩn cấp tiến hành khi có căn cứ cho rằng người đó đang chuẩn bị

a/ Thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng

b/ Thực hiện tội phạm nghiêm trọng

c/ Thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng

d/ Thực hiện tội phạm

Câu 11: Nhận định nào sau đây ĐÚNG

Khi có người ................là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần bắt ngay để người đó không trốn được

a/ Chính mắt trông thấy

b/ Xác nhận đúng

c/ Chứng kiến nói lại

d/ Tất cả đều sai

Câu 12: Nhận định nào SAI: Phạm tội quả tang là người

a/ Đang thực hiện tội phạm

b/ Ngay sau khi thực hiện tội phạm thí bị phát hiện

c/ Ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị đuổi bắt

d/ Ý kiến khác

Câu 13: Ai cũng có quyền bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã và giải ngay đến cơ quan

a/ Công an

b/ Viện kiểm sát

c/ Uỷ ban nhân dân gần nhất

d/ Tất cả đều đúng

Câu 14: "Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân là một trong những quyền tự do cá nhân quan trọng nhất, liên quan đến quyền được sống trong tự do của con người, liên quan đến hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong mối quan hệ với công dân." là một nội dung thuộc

a/ Bình đẳng về quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân

b/ Khái niệm quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân

c/ Nội dung quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân

d/ Ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân

Câu 15: "Tự tiện bắt và giam, giữ người là hành vi trái pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm minh." là một nội dung thuộc

a/ Bình đẳng về quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân

b/ Khái niệm quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân

c/ Nội dung quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân

d/ Ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân

Câu 16: "Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang." là một nội dung thuộc

a/ Bình đẳng về quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân

b/ Khái niệm quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân

c/ Nội dung quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân

d/ Ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân

Câu 17: "Pháp luật qui định rõ các trường hợp và cơ quan thẩm quyền bắt, giam, giữ người." là một nội dung thuộc

a/ Bình đẳng về quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân

b/ Khái niệm quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân

c/ Nội dung quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân

d/ Ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân

Câu 18: "Pháp luật qui định về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân nhằm ngăn chặn mọi hành vi tuỳ tiện bắt giữ người trái với qui định của pháp luật." là một nội dung thuộc

a/ Bình đẳng về quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân

b/ Khái niệm quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân

c/ Nội dung quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân

d/ Ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân

Câu 19: "Trên cơ sở pháp luật, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tôn trọng và bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về thân thể của cá nhân, coi đó là quyền bảo vệ con người – quyền công dân trong một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh." là một nội dung thuộc

a/ Bình đẳng về quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân

b/ Khái niệm quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân

c/ Nội dung quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân

d/ Ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân

Câu 20: "Tính mạng và sức khoẻ của con người được bảo đảm an toàn, không ai có quyền xâm phạm tới." là một nội dung thuộc

a/ Ý nghĩa về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm

b/ Nội dung về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm

c/ Khái niệm về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm

d/ Bình đẳng về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm

Câu 21: "Công dân có quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm." là một nội dung thuộc

a/ Ý nghĩa về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm

b/ Nội dung về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm

c/ Khái niệm về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm

d/ Bình đẳng về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm

Câu 22: "Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác." là một nội dung thuộc

a/ Ý nghĩa về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm

b/ Nội dung về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm

c/ Khái niệm về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm

d/ Bình đẳng về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm

Câu 23: "Danh dự và nhân phẩm của cá nhân được tôn trọng và bảo vệ." là một nội dung thuộc

a/ Ý nghĩa về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm

b/ Nội dung về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm

c/ Khái niệm về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm

d/ Bình đẳng về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm

Câu 24: "Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm là quyền tự do thân thể và phẩm giá con người." là một nội dung thuộc

a/ Ý nghĩa về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm

b/ Nội dung về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm

c/ Khái niệm về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm

d/ Bình đẳng về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm

Câu 25: "Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm xuất phát từ mục đích vì con ngưòi, đề cao nhân tố con người." là một nội dung thuộc

a/ Ý nghĩa về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm

b/ Nội dung về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm

c/ Khái niệm về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm

d/ Bình đẳng về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm

Câu 26: "Việc cá nhân, tổ chức tự tiện vào chỗ ở của người khác, tự tiện khám chỗ ở của công dân là vi phạm pháp luật." là một nội dung thuộc

a/ Khái niệm về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

b/ Bình đẳng về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

c/ Ý nghĩa về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

d/ Nội dung về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

Câu 27: "Việc khám xét chỗ ở của công dân phải tuân theo trình tự thủ tục do pháp luật qui định." là một nội dung thuộc

a/ Khái niệm về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

b/ Bình đẳng về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

c/ Ý nghĩa về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

d/ Nội dung về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

Câu 28: "Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý." là một nội dung thuộc

a/ Khái niệm về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

b/ Bình đẳng về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

c/ Ý nghĩa về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

d/ Nội dung về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

Câu 29: "Chỉ trong trường hợp được pháp luật cho phép và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được khám xét chỗ ở của một người." là một nội dung thuộc

a/ Khái niệm về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

b/ Bình đẳng về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

c/ Ý nghĩa về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

d/ Nội dung về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

Câu 30: "Qui định pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở nhằm bảo đảm cho công dân – con người có một cuộc sống tự do trong một xã hội dân chủ, văn minh." là một nội dung thuộc

a/ Khái niệm về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

b/ Bình đẳng về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

c/ Ý nghĩa về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

d/ Nội dung về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

Câu 31: "Trên cơ sở qui định của pháp luật, quyền của công dân được tôn trọng và bảo vệ, từ đó công dân có cuộc sống bình yên, có điều kiện để tham gia vào đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước." là một nội dung thuộc

a/ Khái niệm về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

b/ Bình đẳng về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

c/ Ý nghĩa về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

d/ Nội dung về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

Câu 32: "Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là điều kiện cần thiết để bảo đảm đời sống riêng tư của mọi cá nhân trong xã hội." là một nội dung thuộc

a/ Bình đẳng về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

b/ Ý nghĩa về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

c/ Nội dung về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

d/ Khái niệm về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Câu 33: "Không ai được tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu huỷ thư, điện tín của người khác." là một nội dung thuộc

a/ Bình đẳng về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

b/ Ý nghĩa về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

c/ Nội dung về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

d/ Khái niệm về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Câu 34: "Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mât." là một nội dung thuộc

a/ Bình đẳng về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

b/ Ý nghĩa về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

c/ Nội dung về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

d/ Khái niệm về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Câu 35: "Những người làm nhiệm vụ chuyển thư, điện tín không được giao nhầm cho người khác, không được để mất thư, điện tín của nhân dân." là một nội dung thuộc

a/ Bình đẳng về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

b/ Ý nghĩa về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

c/ Nội dung về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

d/ Khái niệm về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Câu 36: "Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có qui định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền." là một nội dung thuộc

a/ Bình đẳng về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

b/ Ý nghĩa về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

c/ Nội dung về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

d/ Khái niệm về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Câu 37: "Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là quyền tự do cơ bản của công dân, thuộc loại quyền về bí mật đời tư của cá nhân được pháp luật bảo vệ." là một nội dung thuộc

a/ Bình đẳng về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

b/ Ý nghĩa về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

c/ Nội dung về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

d/ Khái niệm về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Câu 38: "Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước." là một nội dung thuộc

a/ Bình đẳng về quyền tự do ngôn luận

b/ Ý nghĩa về quyền tự do ngôn luận

c/ Nội dung về quyền tự do ngôn luận

d/ Khái niệm về quyền tự do ngôn luận

Câu 39: "Công dân có thể trực tiếp phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, trường học, địa phương mình trong các cuộc họp." là một nội dung thuộc

a/ Bình đẳng về quyền tự do ngôn luận

b/ Ý nghĩa về quyền tự do ngôn luận

c/ Nội dung về quyền tự do ngôn luận

d/ Khái niệm về quyền tự do ngôn luận

Câu 40: "Quyền tự do ngôn luận là chuẩn mực của một xã hội mà trong đó nhân dân có tự do, dân chủ, có quyền lực thực sự." là một nội dung thuộc

a/ Bình đẳng về quyền tự do ngôn luận

b/ Ý nghĩa về quyền tự do ngôn luận

c/ Nội dung về quyền tự do ngôn luận

d/ Khái niệm về quyền tự do ngôn luận

Câu 41: "Công dân có quyền đóng góp ý kiến, kiến nghị với các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân về những vấn đề mình quan tâm." là một nội dung thuộc

a/ Bình đẳng về quyền tự do ngôn luận

b/ Ý nghĩa về quyền tự do ngôn luận

c/ Nội dung về quyền tự do ngôn luận

d/ Khái niệm về quyền tự do ngôn luận

Câu 42: Xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật bảo đảm cho công dân được hưởng đầy đủ các quyền tự do cơ bản là trách nhiệm của

a/ Nhân dân

b/ Công dân

c/ Nhà nước

d/ Lãnh đạo nhà nước

Câu 43: Tổ chức và xây dựng bộ máy các cơ quan bảo vệ pháp luật để bảo vệ các quyền tự do cơ bản của công dân là trách nhiệm của

a/ Nhân dân

b/ Công dân

c/ Nhà nước

d/ Lãnh đạo nhà nước

Câu 44: Phải học tập tìm hiểu nội dung các quyền tự do cơ bản để phân biệt hành vi đúng pháp luật và hành vi vi phạm pháp luật là trách nhiệm của

a/ Nhân dân

b/ Công dân

c/ Nhà nước

d/ Lãnh đạo nhà nước

Câu 45: Có trách nhiệm phê phán, đấu tranh, tố cáo những việc làm trái pháp luật, vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân là trách nhiệm của

a/ Nhân dân

b/ Công dân

c/ Nhà nước

d/ Lãnh đạo nhà nước

Câu 46: Chọn nhận định đúng về quyền bất khả xâm phạm về thân thể

a/ Trong mọi trường hợp, không ai có thể bị bắt

b/ Công an có thể bắt người nếu nghi là phạm tội

c/ Trong mọi trường hợp, chỉ được bắt người khi có quyết định của toà án

d/ Chỉ được bắt ngưòi khi có lệnh bắt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trừ trường hợp phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã

Câu 47: Chọn nhận định đúng về quyền bất khả xâm phạm về thân thể

a/ Công an có thể bắt người vi phạm pháp luật

b/ Chỉ được bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang

c/ Trong mọi trường hợp, chỉ được bắt người khi có lệnh bắt của Toà án hoặc của Viện kiểm soát

d/ Ai cũng có quyền bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã

Câu 48: Đặt điều nói xấu người khác là vi phạm quyền

a/ Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

b/ Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân

c/ Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân

d/ Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

Câu 49: Đánh người gây thương tích là vi phạm quyền

a/ Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

b/ Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân

c/ Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân

d/ Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

Câu 50: Công an bắt giam người vì nghi ngờ lấy trộm xe máy là vi phạm quyền

a/ Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

b/ Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân

c/ Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân

d/ Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

Câu 51: Đi xe máy vượt đèn đỏ gây thương tích cho người khác là vi phạm quyền

a/ Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

b/ Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân

c/ Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân

d/ Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

Câu 52: Giam giữ người quá thời hạn qui định là vi phạm quyền

a/ Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

b/ Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân

c/ Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân

d/ Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

Câu 53: Xúc phạm người khác trước mặt nhiều người là vi phạm quyền

a/ Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

b/ Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân

c/ Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân

d/ Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

Câu 54: Tự tiện khám chỗ ở của công dân là vi phạm quyền

a/ Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

b/ Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân

c/ Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân

d/ Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

Do mâu thuẫn, cãi vã to tiếng rồi chửi nhau, học sinh A nóng giận mất bình tĩnh nên đã ném bình hoa ở lớp vào mặt học sinh B. Học sinh B tránh được nên bình hoa trúng vào đầu học sinh C đang đứng ngoài lên tiếng bênh vực học sinh A.

Câu 55: Hành vi của học sinh A đã vi phạm quyền gì đối với học sinh B

a/ Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

b/ Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân

c/ Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân

d/ Không vi phạm gì

Câu 56: Hành vi của học sinh A đã vi phạm quyền gì đối với học sinh C

a/ Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

b/ Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân

c/ Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân

d/ Không vi phạm gì

Câu 57: Hành vi của học sinh B đã vi phạm quyền gì đối với học sinh A

a/ Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

b/ Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân

c/ Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân

d/ Không vi phạm gì

Câu 58: Hành vi của học sinh B đã vi phạm quyền gì đối với học sinh C

a/ Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

b/ Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân

c/ Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân

d/ Không vi phạm gì

Câu 59: Hành vi của học sinh C đã vi phạm quyền gì đối với học sinh A

a/ Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

b/ Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân

c/ Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân

d/ Không vi phạm gì

Câu 60: Hành vi của học sinh C đã vi phạm quyền gì đối với học sinh B

a/ Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

b/ Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân

c/ Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân

d/ Không vi phạm gì

Đánh giá bài viết
15 22.246
Sắp xếp theo

Thi THPT Quốc Gia môn GDCD

Xem thêm