Bài tập trắc nghiệm Sinh học lớp 9: Bảo vệ môi trường

Bài tập trắc nghiệm Sinh học lớp 9: Bảo vệ môi trường

Bài tập trắc nghiệm Sinh học lớp 9: Bảo vệ môi trường. Tài liệu gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm khái quát kiến thức chương bảo vệ môi trường. Phần đáp án đã được VnDoc.com cập nhật đầy đủ và chính xác, chính vì vậy bạn có thể đối chiếu kết quả bài làm ngay sau khi làm xong. Mời các bạn tham khảo.

Bài tập trắc nghiệm sinh học lớp 9: Hệ sinh thái

Bài tập trắc nghiệm Sinh học lớp 9: Con người, dân số và môi trường

Bài tập trắc nghiệm sinh học lớp 9: Sinh vật và môi trường

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Câu 1: Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu gồm:

A. Đất, nước, dầu mỏ
B. Đất, nước, sinh vật, rừng
C. Đất, nước, khoáng sản, năng lượng, sinh vật, rừng
D. Đất, nước, than đá, sinh vật, rừng

Đáp án: C

Câu 2: Tài nguyên nào sau đây thuộc tài nguyên không tái sinh:

A. Tài nguyên rừng
B. Tài nguyên đất
C. Tài nguyên khoáng sản
D. Tài nguyên sinh vật

Đáp án: C

Câu 3: Tài nguyên nào sau đây thuộc tài nguyên tái sinh:

A. Khí đốt và tài nguyên sinh vật
B. Tài nguyên sinh vật và tài nguyên đất
C. Dầu mỏ và tài nguyên nước
D. Bức xạ mặt trời và tài nguyên sinh vật

Đáp án: B

Câu 4: Gió và năng lượng nhiệt từ trong lòng đất được xếp vào nguồn tài nguyên nào sau đây:

A. Tài nguyên không tái sinh
B. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu
C. Tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh
D. Tài nguyên tái sinh

Đáp án: B

Câu 5: Tài nguyên dưới đây có giá trị vô tận là:

A. Dầu mỏ, than đá và khí đốt
B. Tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật
C. Năng lượng mặt trời
D. Cây rừng và thú rừng

Đáp án: C

Câu 6: Nguồn năng lượng dưới đây nếu được khai thác sử dụng sẽ không gây ô nhiễm môi trường là:

A. Khí đốt thiên nhiên
B. Than đá
C. Dầu mỏ
D. Bức xạ mặt trời

Đáp án: D

Câu 7: Tài nguyên nào sau đây được xem là nguồn năng lượng sạch?

A. Bức xạ mặt trời, gió, nhiệt trong lòng đất
B. Dầu mỏ, khí đốt
C. Than đá và nguồn khoáng sản kim loại
D. Dầu mỏ, thủy triều, khí đốt

Đáp án: A

Câu 8: Nguồn năng lượng vĩnh cửu là:

A. Năng lượng khí đốt
B. Năng lượng từ dầu mỏ
C. Năng lượng nhiệt từ mặt trời
D. Năng lượng từ than củi

Đáp án: C

Câu 9: Dựa vào yếu tố nào sau đây để xếp đất vào nguồn tài nguyên tái sinh:

A. Trong đất chứa nhiều khoáng sản kim loại
B. Đất thường xuyên được bồi đắp bởi phù sa, được tăng độ mùn từ xác động thực vật
C. Trong đất có nhiều than đá
D. Nhiều quặng dầu mỏ, khí đốt trong lòng đất

Đáp án: B

Câu 10: Hãy cho biết nhóm tài nguyên nào sau đây là cùng một dạng (tài nguyên tái sinh, không tái sinh hoặc năng lượng vĩnh cửu)

A. Rừng, tài nguyên đất, tài nguyên nước
B. Dầu mỏ, khí đốt, tài nguyên sinh vật
C. Bức xạ mặt trời, rừng, nước
D. Đất, tài nguyên sinh vật, khí đốt

Đáp án: A

Câu 11: Những biện pháp bảo vệ nguồn tài nguyên đất là:

A. Trồng cây gây rừng để chống xói mòn
B. Tăng cao độ phì cho đất
C. Bảo vệ động vật hoang dã
D. Chống xói mòn, chống nhiễm mặn, nâng cao độ phì cho đất

Đáp án: D

Câu 12: Để bảo vệ rừng và tài nguyên rừng, biện pháp cần làm là:

A. Không khai thác sử dụng nguồn lợi từ rừng nữa
B. Tăng cường khai thác nhiều hơn nguồn thú rừng
C. Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên và các vườn quốc gia
D. Chặt phá các khu rừng già để trồng lại rừng mới

Đáp án: C

Câu 13: Ngoài việc cung cấp gỗ quý, rừng còn có tác dụng gì cho môi trường sống của con người?

A. Cung cấp động vật quý hiếm
B. Thải khí CO2, giúp cây trồng khác quang hợp
C. Điều hòa khí hậu, chống xói mòn, ngăn chặn lũ lụt
D. Là nơi trú ẩn của nhiều loài động vật

Đáp án: C

Câu 14: Gìn giữ thiên nhiên hoang dã là

A. Bảo vệ các loài sinh vật
B. Bảo vệ rừng đầu nguồn
C. Bảo vệ môi trường sống của sinh vật
D. Bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng

Đáp án: D

Câu 15: Để bảo vệ thiên nhiên hoang dã, cần ngăn chặn hoạt động nào dưới đây?

A. Trồng cây gây rừng để tạo môi trường sống cho động vật hoang dã.
B. Săn bắn thú hoang dã, quý hiếm
C. Xây dựng các khu bảo tồn, các vườn quốc gia
D. Bảo vệ rừng già, rừng đầu nguồn

Đáp án: B

Câu 16: Đối với những vùng đất trống, đồi núi trọc thì biện pháp chủ yếu và cần thiết nhất là:

A. Trồng cây gây rừng
B. Tiến hành chăn thả gia súc
C. Cày xới để làm nương, rẫy để sản xuất lương thực
D. Làm nhà ở

Đáp án: A

Câu 17: Những hành động nào sau đây làm suy thoái môi trường:

A. Trồng cây trên đồi trọc
B. Săn bắt động vật quý hiếm
C. Không chặt phá rừng bừa bãi
D. Săn bắt động vật quý hiếm – phun thuốc trừ sâu

Đáp án: D

Câu 18: Vai trò của việc trồng cây gây rừng trên vùng đất trọc, đất trống là:

A. Hạn chế xói mòn, lũ lụt, cải tạo khí hậu
B. Cho ta nhiều gỗ
C. Phủ xanh vùng đất trống
D. Bảo vệ các loài động vật

Đáp án: A

Câu 19: Để làm cho đất không bị cạn kiệt nguồn dinh dưỡng, tận dụng được hiệu suất sử dụng đất – tăng năng suất cây trồng, ta cần phải:

A. Trồng một loại cây nhất định trên vùng đất đó
B. Thay đổi các loại cây trồng hợp lí (trồng luân canh, trồng xen kẽ)
C. Trồng cây kết hợp bón phân
D. Trồng các loại giống mới

Đáp án: B

Câu 20: Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia nhằm mục đích gì?

A. Bảo vệ nguồn gen sinh vật
B. Tạo khu du lịch
C. Bảo vệ hệ sinh thái và bảo vệ nguồn gen sinh vật
D. Hạn chế diện tích rừng bị khai phá

Đáp án: C

Câu 21: Những biện pháp chủ yếu để bảo vệ thiên nhiên hoang dã là

A. Bảo vệ tài nguyên sinh vật - bảo vệ các khu rừng già.
B. Trồng thêm cây và gây rừng tạo môi trường sống cho nhiều sinh vật.
C. Bảo vệ tài nguyên sinh vật và cải tạo các hệ sinh thái đã bị thoái hóa
D. Bảo vệ các động vật quý hiếm, xây dựng các vườn quốc gia

Đáp án: C

Câu 22: Công nghệ sinh học đóng vai trò quan trọng như thế nào trong việc bảo vệ tài nguyên sinh vật:

A. Bảo tồn nguồn gen quý hiếm
B. Tạo ra nhiều giống mới
C. Lưu giữ và nhân nhanh nhiều giống quý hiếm.
D. Đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của con người

Đáp án: C

Câu 23: Em hãy cho biết công việc của chúng ta đã làm để bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật:

A. Xây dựng các khu rừng quốc gia, bảo vệ sinh vật có tên trong sách đỏ
B. Chặt phá rừng làm củi, lấy gỗ
C. Sử dụng đúng mức thuốc trừ sâu và hóa chất
D. Khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Đáp án: A

Câu 24: Các hệ sinh thái chủ yếu trên trái đất:

A. Hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái vùng ven bờ
B. Hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái vùng biển khơi
C. Hệ sinh thái nước mặn, hệ sinh thái ao hồ
D. Hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái nước mặn, hệ sinh thái nước ngọt

Đáp án: D

Câu 25: Hệ sinh thái dưới đây không phải là hệ sinh thái trên cạn?

A. Rừng lá rộng rụng lá theo mùa vùng ôn đới
B. Rừng ngập mặn
C. Vùng thảo nguyên hoang mạc
D. Rừng mưa nhiệt đới

Đáp án: B

Câu 26: Hệ sinh thái lớn nhất trên quả đất là:

A. Rừng mưa nhiệt đới
B. Các hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng
C. Các hệ sinh thái hoang mạc
D. Biển

Đáp án: D

Câu 27: Mục tiêu của bảo vệ các hệ sinh thái nông nghiệp là

A. Tăng năng suất và hiệu quả các hệ sinh thái để phát triển kinh tế trong thời gian hiện tại.
B. Phát triển ổn định kinh tế - môi trường, duy trì và cải tạo các hệ sinh thái chủ yếu để đạt năng suất và hiệu quả cao.
C. Thay đổi tập quán canh tác lạc hậu thiếu hiệu quả và năng suất thấp
D. Bảo đảm cung cấp đủ lương thực, thực phẩm trong chăn nuôi.

Đáp án: B

Câu 28: Để vừa khai thác nguồn tài nguyên biển, vừa bảo vệ môi trường biển và phục hồi tài nguyên biển, cần phải:

A. Khai thác hợp lí kết hợp cải tạo, phục hồi và nuôi bổ sung .
B. Đánh bắt hải sản bằng chất nổ
C. Tăng cường đánh bắt ở ven bờ
D. Dùng hóa chất hoặc xung điện để đánh bắt hải sản

Đáp án: A

Câu 29: Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái có ý nghĩa gì?

A. Bảo vệ được nguồn khoáng sản
B. Bảo vệ được các loài động vật hoang dã
C. Bảo vệ vốn gen, giữ vững cân bằng sinh thái trên toàn cầu.
D. Bảo vệ sức khỏe cho mọi người.

Đáp án: C

Câu 30: Hiện trạng rừng ở nước ta như thế nào?

A. Tỉ lệ đất được che phủ của rừng trên 50%
B. Rừng đang dần bị thu hẹp, đặc biệt rừng nguyên sinh đang bị phá hoại
C. Rừng đầu nguồn tự nhiên đang phát triển tốt, góp phần làm giảm lũ lụt.
D. Rừng được bảo vệ tốt, các loài chim di cư đang xuất hiện trở lại.

Đáp án: B

Câu 31: Vai trò của hệ sinh thái biển đối với đời sống con người?

A. Các loài động - thực vật biển là nguồn thức ăn của con người
B. Biển giúp con người vận chuyển hàng hóa
C. Biển cho con người muối ăn
D. Biển cung cấp thức ăn, phát triển kinh tế, giao lưu vận chuyển, điều hòa nhiệt độ trên trái đất

Đáp án: D

Câu 32: Có cần phải bảo vệ hệ sinh thái biển không? Tại sao?

A. Hiện nay chưa cần quan tâm đến sự ô nhiễm của biển vì biển vô cùng rộng lớn, hoạt động con người không ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển
B. Cần vì: Biển đang bị ô nhiễm do các hoạt động giao thông trên biển
C. Cần vì: Nhiều vùng biển bị ô nhiễm do hoạt động của con người .
D. Không cần vì: Hàng năm trên thế giới đã có ngày "làm sạch bãi biển"

Đáp án: C

Câu 33: Hệ sinh thái vùng rừng ngập mặn ven biển nước ta có ý nghĩa gì?

A. Góp phần điều hòa không khí, chắn sóng
B. Cho một khối lượng gỗ đáng kể
C. Là bãi đẻ và nơi sinh sống nhiều loài hải sản
D. Là nơi cư trú của nhiều loài động vật, thực vật góp phần điều hòa khí hậu, chắn sóng, nơi tổ chức du lịch sinh thái, nuôi các loài hải sản quý, cho ta một lượng gỗ lớn.

Đáp án: D

Câu 34: Các loài rùa biển đang bị săn lùng lấy mai làm đồ mĩ nghệ, số lượng rùa còn lại rất ít, chúng ta cần bảo vệ loài rùa biển như thế nào?

A. Bảo vệ các bãi cát là bãi đẻ của rùa biển và vận động người dân không đánh bắt rùa biển
B. Tổ chức cho nhân dân nuôi rùa
C. Không lấy trứng rùa
D. Chỉ khai thác rùa ngoài thời gian sinh sản

Đáp án: A

Câu 35: Luật Bảo vệ môi trường quy định việc bảo vệ môi trường nhằm

A. Bảo vệ sự đa dạng các hệ sinh thái
B. Bảo vệ sức khỏe của nhân dân, phục vụ sự phát triển lâu bền của đất nước và góp phần bảo vệ môi trường trong khu vực toàn cầu
C. Bảo vệ môi trường không khí
D. Bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên

Đáp án: B

Câu 36: Cho biết nội dung chương II của Luật Bảo vệ môi trường ở Việt Nam?

A. Phòng chống suy thoái môi trường
B. Cấm nhập khẩu chất thải vào Việt Nam
C. Các tổ chức và cá nhân phải có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công nghệ thích hợp
D. Phòng chống suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường

Đáp án: D

Câu 37: Đối với việc sử dụng đất sản xuất, Luật Bảo vệ môi trường quy định cho người được sử dụng là:

A. Được tự do thay đổi thực trạng của đất
B. Được tự do thay đổi mục đích sử dụng
C. Có quy hoạch sử dụng đất hợp lí và có kế hoạch cải tạo đất
D. Tự do sang nhượng đất

Đáp án: C

Câu 38: Trách nhiệm của cá nhân khi gây ra sự cố môi trường là

A. Phải nộp phạt cho chính quyền sở tại hoặc tổ chức quản lí môi trường của địa phương.
B. Phải thay đổi công nghệ sản xuất không gây ô nhiễm môi trường
C. Phải có trách nhiệm bồi thường, khắc phục hậu quả về mặt môi trường
D. Phải di dời cơ sở sản xuất ra khỏi nơi có dân cư

Đáp án: C

Câu 39: Đối với chất thải công nghiệp và sinh hoạt, Luật Bảo vệ môi trường quy định:

A. Có thể đưa trực tiếp ra môi trường
B. Có thể tự do chuyên chở chất thải từ nơi này đến nơi khác
C. Các tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công nghệ thích hợp.
D. Chôn vào đất

Đáp án: C

Câu 40: Chúng ta cần phải làm gì để thực hiện Luật Bảo vệ môi trường:

A. Thành lập đội cảnh sát môi trường
B. Mỗi người dân phải tìm hiểu luật và tự giác thực hiện
C. Xây dựng môi trường "Xanh, sạch, đẹp"
D. Quy hoạch và sử dụng kế hoạch có hiệu quả đất đai

Đáp án: B

Đánh giá bài viết
10 13.342
Sắp xếp theo

    Trắc nghiệm Sinh học 10

    Xem thêm