Bài tập tự luận ARN

Bài tập tự luận ARN có đáp án

Bài tập tự luận ARN có đáp án đi kèm, giúp các em ôn tập kiến thức chuyên đề sinh học 9 phần phân tử. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hay giúp cho việc dạy và học của quý thầy cô và các em học sinh trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

Bài tập ARN Sinh học 9

Câu 1: Nêu những điểm giống và khác nhau trong cấu tạo của ADN và ARN.

Trả lời

a. Giống nhau

- Đều là đại phân tử hữu cơ có cấu trúc đa phân, được cấu thành từ các nguyên tố C, H, O, N.

- Đều là thành phần cấu trúc của nhân tế bào.

- Tính đa dạng và đặc thù đều được quy định từ trình tự của 4 loại đơn phân

- Cấu tạo mỗi đơn phân đều gồm 3 thành phần giống nhau là: axit phôtphoric (H3PO4), bazơ nitric và đường 5C

b. Khác nhau

Đặc điểm ADN ARN
Cấu trúc Chuỗi xoắn kép Chuỗi xoắn đơn
Cấu tạo Từ 4 loại đơn phân: A, T, G, X Từ 4 loại đơn phân: A, U, G, X
Kích thước Rất lớn gồm hành triệu đơn phân(lớn hơn rất nhiều so với ARN) Nhỏ hơn ADN rất nhiều, gồm từ vài trăm đến hàng nghìn đơn phân.
Chức năng Lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền

- Truyền đạt thông tin di truyền

- Vận chuyển axit amin

- Tham gia cấu trúc ribôxôm

Câu 2: So sánh quá trình nhân đôi ADN và quá trình sinh tổng hợp ARN.

Trả lời

a. Giống nhau

- Đều là cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử

- Đều diễn ra trong nhân tế bào ở kì trung gian

- Đều dựa trên NTBS và mạch khuôn ADN

- Cả hai quá trình đều cần sử dụng nguyên liệu nội bào, năng lượng và enzim

- Chiều tổng hợp luôn là 3’ → 5’

b. Khác nhau

Đặc điểm Quá trình tự sao Quá trình sao mã
Nguyên liệu Các nuclêôtit A, T, G, X. Các ribônuclêôtit A, U, G, X.
Số lượng mạch khuôn Cả 2 mạch ADN đều làm khuôn. Chỉ có mạch mang mã gốc làm khuôn.
Cơ chế tổng hợp Các Nuclêôtit trong môi trường được lắp ráp theo chiều 5’ 3’ dựa trên trình tự của mạch khuôn. Liên kết hidro được hình thành giữa nuclêôtit mới của môi trường và nuclêôtit của ADN mẹ tạo nên ADN mới. Các ribônuclêôtit trong môi trường được lắp ráp theo chiều 5’ 3’ dựa trên trình tự của mạch khuôn. Sau khi hình thành sợi ARN, những liên kết hi đr ô được cắt đứt, sợi ARN tách khỏi gen tạo thành ARN hoàn chỉnh.
Enzim chủ yếu ADN – polimeraza ARN – polimeraza
Nguyên tắc thực hiện NTBS, nguyên tắc bán bảo tồn (bảo toàn) Chỉ có NTBS
Kết quả Từ một sợi ADN bao đầu tạo ra 2 sợi ADN con giống nhau và giống sợi ADN mẹ. Mỗi lần tổng hợp được 1 ARN mang mã hóa mạch khuôn của gen.
Ý nghĩa Là cơ sở hình thành NST kép đảm bảo cho các cơ chế nguyên phân giảm phân xảy ra bình thường, thông tin di truyền được ổn định qua các thế hệ tế bào và cơ thể. Là cơ sở đảm bảo cho gen cấu trúc tổng hợp nên protein dựa trên thông tin di truyền của chúng.

Câu 3: ARN được tổng hợp dựa theo nguyên tắc nào? Nêu bản chất mối quan hệ giữa gen và ARN.

Trả lời

- Quá trình tổng hợp ARN theo các nguyên tắc:

  • Khuôn mẫu: ARN được tổng hợp dựa trên 1 mạch đơn của gen.
  • Nguyên tắc bổ sung: các nuclêôtit trên gen và môi trường nội bào liên kết từng cặp theo nguyên tắc: A – U; T - A ; G – X; X -G

- Mối quan hệ giữa gen và ARN: trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen quy định trình tự nuclêôtit trên ARN.

Câu 4: Một đoạn ARN có trình tự sắp xếp của các nuclêôtit như sau: -A-G-U-A-U-X-G-U- . Xác định trình tự các nuclêôtit trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn mạch ARN trên

Trả lời

Đoạn ARN có trình tự sắp xếp của các nuclêôtit: - A - G - U - A - U - X - G - U -

Trình tự các nuclêôtit trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn mạch ARN trên:

Mạch gốc: - T - X - A - T - A - G - X - A -

Mạch bổ sung: - A - G - T - A - T - X - G - T -

Câu 5: Trong tế bào nhân sơ, xét một gen dài 4080 Å, có 560 Ađênin. Mạch đơn thứ nhất của gen có 260 Ađênin và 380 Guanin, gen này phiên mã cần môi trường nội bào cung cấp 600 Uraxin.

1. Tính số lượng từng loại nuclêôtit trên gen.

2. Tính số lượng từng loại nuclêôtit trên mạch mang mã gốc của gen.

3. Tính số lượng nuclêotit từng loại trên mARN do gen phiên mã.

Trả lời

1. Tính số lượng từng loại nuclêôtit trên gen.

- N =(4080 x 2)/3,4 = 2400 (nuclêôtit)

- A = T = 560 → G = X = (2400 - 2 x 560)/ 2 = 640.

2. Tính số lượng từng loại nuclêôtit trên mạch mang mã gốc của gen.

Theo NTBS, A1 = T2 = 260

G1 = X2 = 380.

X1 = G2 = Ggen - G1= 640 - 380 = 260.

T1 = A2 = A - A1 = 560 - 260 = 300.

Do U mtcc = A gốc= 600 → mạch 2 là mạch gốc.

3. Tính số lượng nuclêôtit từng loại trên mARN do gen phiên mã.

Do mạch 2 là mạch gốc nên trên mARN có

A = Tgốc = 260; U = Agốc = 300; G = Xgốc = 380; X = Ggốc = 260.

Chuyên đề Phân tử Sinh học 9

Ngoài việc hỗ trợ tổng hợp lý thuyết Sinh học 9, VnDoc còn mang đến cho các bạn hệ thống các bài tập chuyên đề Sinh học 9 đầy đủ và chi tiết nhất có kèm đáp án, bên cạnh đó học sinh cũng có thể tham khảo thêm các nội dung khác như: Giải bài tập Sinh 9, Giải Vở BT Sinh Học 9, ..... trong chương trình học lớp 9.

Đánh giá bài viết
2 3.640
Sắp xếp theo

Chuyên đề Sinh học 9

Xem thêm