Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài tập tự luận Giới thiệu chung về thế giới sống

Bài tập tự luận Giới thiệu chung về thế giới sống do VnDoc đăng tải nhằm hỗ trợ học sinh tham khảo trong quá trình học tập môn Sinh học 10 đạt kết quả cao.

Bài tập tự luận Giới thiệu chung về thế giới sống

Bài tập tự luận Giới thiệu chung về thế giới sống thuộc Chuyên đề: Giới thiệu chung về thế giới sống Sinh học 10 với phần lý thuyết trọng tâm được đăng tải, hỗ trợ quá trình ôn luyện và nắm vững kiến thức bài học.

Câu 1: Vì sao nói: “Tế bào là cấp độ tổ chức cơ bản của các cơ thể sống”?

Trả lời

Có thể nói tế bào là cấp độ tổ chức cơ bản bởi vì tế bào là đơn vị cấu trúc, đồng thời nó cũng là đơn vị chức năng của tất cả các cơ thể sống. Mọi hoạt động trao đổi chất và năng lượng của cơ thể đều thể hiện rõ nét ở hai cấp độ cơ bản, đó là tế bào và cơ thể. Ngoài ra, khi nhìn vào quá trình tiến hoá của sinh giới, ta có thể nhận thấy sự sống chỉ thể hiện khi xuất hiện tế bào và các đại phân tử cũng chỉ thể hiện chức năng sống trong tổ chức tế bào.

Câu 2: So sánh các đặc điểm của giới Thực vật và giới Động vật

Trả lời

a. Giống nhau:

  • Đều bao gồm những sinh vật nhân thực
  • Các đại diện đều có cấu tạo đa bào phức tạp

b. Khác nhau:

Đặc điểmGiới Thực vậtGiới Động vật
Lối sống

- Tự dưỡng quang hợp

- Sống cố định

- Cảm ứng chậm

- Dị dưỡng

- Có khả năng di chuyển

- Phản ứng nhanh

Đặc điểm cấu tạo

Tế bào:

- Có lục lạp

– bào quan có chức năng quang hợp

- Thành tế bào cấu tạo bởi xenlulôzơ

- Không có trung tử và lizôxôm

Cơ thể: Sự phân hoá về cấu tạo và chuyên hoá về chức năng kém sâu sắc hơn

- Không có lục lạp

- Không có thành tế bào

- Có trung tử và lizôxôm

Cơ thể: Sự phân hoá về cấu tạo và chuyên hoá về chức năng sâu sắc hơn

Mức độ đa dạngKém đa dạng hơn (hiện có khoảng 290 nghìn loài)Đa dạng hơn (hiện có khoảng trên 1 triệu loài)

Câu 3: Đặc tính nổi trội của các cấp tổ chức sống là gì? Nêu một số ví dụ.

Trả lời

Đặc tính nổi trội là những đặc tính chỉ có ở những tổ chức sống cấp cao mà những tổ chức sống cấp thấp hơn - đơn vị cấu thành nên nó - không có được. Như vậy, những đặc tính nổi trội ở mỗi cấp tổ chức được hình thành do sự tương tác giữa các đơn vị thành phần.

Ví dụ:

- Trong cơ thể người, hệ hô hấp chỉ có nhiệm vụ trao đổi khí, hệ tiêu hoá có nhiệm vụ tiêu hoá và hấp thụ chất dinh dưỡng, hệ vận động chuyên hoá với chức năng vận động, hệ thần kinh chuyên hoá với chức năng thu nhận, xử lý và trả lời các kích thích….vv. Tuy mỗi hệ cơ quan chỉ đảm nhiệm một chức năng riêng biệt nhưng khi hoạt động thống nhất trong một cơ thể trọn vẹn đã làm xuất hiện rất nhiều đặc tính nổi trội như: khả năng sinh sản; khả năng vẽ, viết, làm việc bằng tay chân ; khả năng thể hiện cảm xúc;… Tất cả những đặc tính này có được là nhờ sự phối hợp hoạt động giữa nhiều hệ cơ quan trong cơ thể.

- Từng tế bào thần kinh chỉ có khả năng dẫn truyền xung thần kinh nhưng tập hợp của khoảng tế bào thần kinh tạo nên bộ não của con người với khoảng đường liên hệ giữa chúng đã cho con người có được trí thông minh và trạng thái tình cảm mà ở mức độ từng tế bào không thể có được.

Câu 4: Giới Nguyên sinh được phân chia thành mấy nhóm chính? Nêu đặc điểm chung của từng nhóm

Trả lời

Giới Nguyên sinh được phân chia thành 3 nhóm chính, đó là: tảo, nấm nhầy và động vật nguyên sinh.

- Tảo: bao gồm những sinh vật nhân thực có cơ thể đơn bào hoặc đa bào, có thành tế bào bằng xenlulôzơ, có lục lạp và sống tự dưỡng quang hợp.

- Nấm nhầy: bao gồm những sinh vật nhân thực có cơ thể đơn bào hoặc đa bào, không có lục lạp và sống dị dưỡng hoại sinh.

- Động vật nguyên sinh : bao gồm những sinh vật nhân thực có cấu tạo đơn bào, không có thành xenlulôzơ, vận động bằng lông hoặc roi và sống dị dưỡng hoặc tự dưỡng.

Câu 5: Hãy trình bày một số ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của con người.

Trả lời

1. Ở nam giới, khi bước vào tuổi dậy thì, các hoocmôn tuyến yên (LH, FSH) sẽ kích thích các tế bào kẽ nằm giữa các ống sinh tinh trong tinh hoàn tiết ra hoocmôn sinh dục nam, đó là testôstêrôn. Testôstêrôn được phóng thích vào máu và khi nồng độ hoocmôn này tăng cao, theo đường máu, chúng sẽ ức chế quá trình sản xuất FSH, LH của tuyến yến, từ đó giúp điều chỉnh và kiểm soát nồng độ testôstêrôn trong giới hạn bình thường.

2. Khi trời giá rét, để duy trì thân nhiệt, con người có một số phản ứng tự vệ như: run để tăng cường sinh nhiệt, co cơ dựng lông (nổi gai ốc) và co mạch máu dưới da (biểu hiện ở làn da bợt màu, tím tái) để hạn chế sự mất nhiệt.

3. Khi cơ thể dung nạp nguồn thực phẩm nhiễm bẩn, chứa vi sinh vật gây hại hoặc có nhiều độc tố thì cơ thể tự vệ bằng cách tăng cường nhu động ruột và xuất hiện phản xạ nôn để đào thải chúng ra ngoài cơ thể. Đó là lý do giải thích vì sao khi bị ngộ độc thực phẩm, chúng ta thường có biểu hiện: nôn ói, đau bụng quằn quại và tiêu chảy cấp.

Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Sinh học 10, Chuyên đề Vật lý 10, Chuyên đề Hóa học 10, Tài liệu học tập lớp 10VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.

Đánh giá bài viết
1 526
Sắp xếp theo

    Chuyên đề Sinh học lớp 10

    Xem thêm