Bài tập Vật lý 8 Bài 3: Chuyển động đều, chuyển động không đều

Chuyển động đều, Chuyển động không đều Vật lý 8

Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo tài liệu Bài tập Vật lý 8 Bài 3: Chuyển động đều, Chuyển động không đều do VnDoc.com biên soạn và đăng tải. Tài liệu Chuyển động cơ học này với các bài tập vận dụng được xây dựng trên lý thuyết trọng tâm bài học, hỗ trợ quá trình củng cố bài học và ôn luyện nâng cao khả năng làm bài tập môn Vật lý 8. Mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 8, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 8 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 8. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Bản quyền thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép nhằm mục đích thương mại.

Bài 1: Lấy ví dụ của chuyển động đều và chuyển động không đều

+ Chuyển động đều là chuyển động với vận tốc không đổi.

Ví dụ: Một chiếc xe đạp chạy trên một đường thẳng trong 15 phút với vận tốc không đôi 12km/h

+ Chuyển động không đều là chuyển động có sự thay đổi vận tốc và có gia tốc.

Ví dụ: Một chiếc xe máy đi xuống dốc, tốc độ nhanh dần \Rightarrow Chuyển động nhanh dần

Xe đạp đi lên dốc, tốc độ giảm dần \Rightarrow Chuyển động chậm dần

Bài 2: Chuyển động nào sau đây là chuyển động đều?

A. Xe máy lên dốc

B. Ca nô trôi trên sông

C. Ném một viên bi lên cao

D. Không có chuyển động nào là chuyển động đều

Hướng dẫn giải

+ Câu A: Chuyển động chậm dần

+ Câu B: Vận tốc của chiếc ca nô không xác định nên chuyển động không đều

+ Câu C: Khi ném viên bi lên cao vận tốc viên bi sẽ giảm bởi lực cản không khí nên chuyển động chậm dần

Chọn đáp án D: Không có chuyển động là chuyển động đều

Bài 3: Một xe đạp đi trên quãng đường S với vận tốc V hết thời gian t giây, khi di chuyển trên quãng đường S’ thì xe đạp đi với vận tốc V’ hết thời gian t’ giây. Vận tốc trung bình xe đó đi được sẽ được tính theo công thức nào dưới đây?

A. {{V}_{TB}}=\frac{V+V'}{2}
B. {{V}_{TB}}=\frac{S+S'}{t+t'}
C. {{V}_{TB}}=\frac{S}{t}+\frac{S'}{t'}
D. A, B, C đều sai

Hướng dẫn giải

Vận tốc trung bình của một chất điểm được tính bằng tổng quãng đường đi được chia cho tổng thời gian đi được (đoạn đường liên tiếp) nên vận tốc trung bình sẽ được tính theo công thức {{V}_{TB}}=\frac{S+S'}{t+t'}

Chọn đáp án B

Bài 4: Một người đi xe đạp trên một đoạn dốc AB dài 20m trong 10 giây, khi đi hết quãng đường AB xe đạp tiếp tục đi trên đoạn đường thẳng BC dài 350m hết 20 giây rồi dừng lại. Tính vận tốc trung bình của xe đạp trên quãng đường AB, BC và AC

Hướng dẫn giải

Vận tốc trung bình của xe đạp khi đi trên đoạn AB là: {{v}_{AB}}=\frac{20}{10}=2m/s

Vận tốc trung bình của xe đạp trên khi đi trên đoạn BC là: {{v}_{BC}}=\frac{350}{20}=17.5m/s

Vận tốc trung bình của xe đạp khi đi trên đoạn AC là: {{v}_{AC}}=\frac{350+20}{10+20}=\frac{37}{3}m/s

Bài 5: Một vật chuyển động trên quãng đường S. Trong nửa thời gian đầu vật đi với tốc độ 4m/s, trong nửa thời gian cuối vật đi với vận tốc 42km/h. Tính vận tốc trung bình của vật trên toàn bộ quãng đường.

Hướng dẫn giải

Gọi t là khoảng thời gian đầu (giây). Do thời gian đầu và thời gian cuối bằng nhau nên thời gian cả quãng đường là 2t giây

Quãng đường xe đi trong khoảng thời gian đầu là:

S={{v}_{1}}.t=4.t\left( m \right)

Quãng đường xe đi trong khoảng thời gian cuối là:

S'={{v}_{2}}.t=\frac{42.1000}{3600}.t=\frac{35}{3}t\left( m \right)

Vậy vận tốc trung bình của xe trên cả quãng đường là: {{V}_{TB}}=\frac{S+S'}{2t}=\frac{4t+\frac{35}{3}t}{2t}=\frac{47}{6}m/s

Bài 6: Mọi ngày Hoa đi học lúc 6 giờ 45 phút, nếu Hoa cứ đi với vận tốc trung bình là 12km/h thì 7 giờ 15 phút Hoa sẽ đến nơi. Hôm nay do xe bị hỏng nên Hoa xuất phát muộn hơn mọi ngày 10 phút. Vì sợ muộn nên Hoa phải tăng tốc độ, cuối cùng Hoa vẫn đến trường đúng giờ như mọi ngày, tính vận tốc trung bình mà Hoa đạt được.

Hướng dẫn giải

Thời gian từ nhà đến trường của Hoa là: \frac{1}{2}h

Quãng đường từ nhà đến trường của Hoa là: S=v.t=12.0,5=6km

Vận tốc trung bình mà Hoa đi là: v'=\dfrac{S}{t}=\dfrac{6}{\dfrac{1}{2}-\dfrac{1}{6}}=18km/h

-------------------------------------------------------

Ngoài Bài tập Vật lý 8 Bài 3: Chuyển động đều, chuyển động không đều. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm Giải Vở BT Vật Lý 8, Giải bài tập Vật Lí 8, Trắc nghiệm Vật lý 8 hoặc đề thi học học kì 1 lớp 8, đề thi học học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 2 lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt

Đánh giá bài viết
1 4.585
Sắp xếp theo

    Trắc nghiệm Vật lý 8

    Xem thêm