Bài tập vật lý lớp 6 bài 6: Lực - Hai lực cân bằng

Bài tập Lực - Hai lực cân bằng

Bài tập Vật lý lớp 6: Lực - Hai lực cân bằng bao gồm các dạng bài tập Trắc nghiệm có đáp án chi tiết cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng giải các dạng Bài tập Vật lý chương 1 lớp 6, chuẩn bị cho các bài thi trong năm học. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 6. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Bài tập Trắc nghiệm Vật lý 6: Lực. Hai lực cân bằng

Bài 1: Lực nào dưới đây là lực đàn hồi?

A. Trọng lực của một quả nặng.

B. Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp.

C. Lực kết dính giữa một tờ giấy dán trên bảng với bảng.

D. Lực hút của 1 nam châm tác dụng lên miếng sắt.

Đáp án: Chọn đáp án B: Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp.

Bài 2: Lựa chọn phương án đúng:

Một học sinh đá vào một quả bóng cao su đang nằm yên trên mặt đất. Điều gì sẽ xảy ra sau đó:

A. Quả bóng bị biến dạng.

B. Quả bóng vẫn đứng yên.

C. Quả bóng vừa biến dạng vừa biến đổi chuyển động.

D. Quả bóng chỉ bị biến đổi chuyển động.

Đáp án: Chọn đáp án C: Quả bóng vừa biến dạng vừa biến đổi chuyển động.

Bài 3: Hai học sinh A và B cùng kéo một sợi dây, bạn A kéo mạnh hơn B và dây bị kéo về phía A. Chọn câu đúng:

A. Lực mà hai đầu của dây tác dụng lên hai tay của hai bạn học sinh là hai lực không cân bằng.

B. Lực mà hai học sinh tác dụng lên hai đầu còn đây là hai lực không cân bằng.

C. Lực mà tay của học sinh A tác dụng lên dây và lực mà dây tác dụng lên tay là hai lực không cân bằng.

D. A, B, C đều đúng.

Đáp án: Chon đáp án D: A, B, C đều đúng.

Bài 4: Hai em học sinh A và B chơi kéo co. Sợi dây đứng yên. Chọn câu trả lời đúng:

A. Lực mà hai đầu dây tác dụng lên hai tay của em học sinh là hai lực cân bằng.

B. Lực mà hai học sinh tác dụng lên hai đầu của dây là hai lực cân bằng.

C. Lực mà tay của học sinh A tác dụng lên đây và lực mà dây tác dụng lên tay A là hai lực cân bằng.

D. A, B, C đều đúng.

Đáp án: Chọn đáp án B: Lực mà hai đầu dây tác dụng lên hai tay của em học sinh là hai lực cân bằng.

Bài 5: Một chiếc máy bay đang bay trên bầu trời với vận tốc không đổi. Em hãy phân tích các lực tác dụng lên máy bay và cho biết lực nào cân bằng với lực nào?

Đáp án:

- Trọng lượng của máy bay cân bằng với lực nâng của không khí tác dụng lên cánh.

- Vì máy bay có vận tốc không đổi nên lực kéo của động cơ máy bay cân bằng với lực cản của không khí.

Bài 6: Hai lực nào sau đây gọi là hai lực cân bằng?

A. Hai lực cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau.

B. Hai lực cùng phương, ngược chiều, mạnh như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau.

C. Hai lực cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau tác dụng lên cùng một vật.

D. Hai lực có phương trên cùng một đường thẳng, ngược chiều, mạnh như nhau tác dụng lên cùng một vật.

Đáp án

Hai lực có phương trên cùng một đường thẳng, ngược chiều, mạnh như nhau tác dụng lên cùng một vật gọi là hai lực cân bằng

⇒ Đáp án D

Bài 7: Gió tác dụng vào buồm một lực có

A. phương song song với mạn thuyền, cùng chiều với chiều chuyển động của thuyền.

B. phương song song với mạn thuyền, ngược chiều với chiều chuyển động của thuyền.

C. phương vuông góc với mạn thuyền, chiều từ trên xuống.

D. phương vuông góc với mạn thuyền, chiều từ dưới lên.

Đáp án

Gió tác dụng vào buồm một lực có phương song song với mạn thuyền, cùng chiều với chiều chuyển động của thuyền.

⇒ Đáp án A

Bài 8: Sợi dây kéo co của hai bạn giữ nguyên vị trí vì

A. lực kéo của bạn 1 tác dụng vào dây cân bằng với lực của dây tác dụng vào tay bạn 1.

B. lực kéo của bạn 2 tác dụng vào sợi dây cân bằng với lực kéo của bạn 1 tác dụng vào sợi dây.

C. lực kéo của bạn 2 tác dụng vào sợi dây cân bằng với lực dây tác dụng vào tay bạn 1.

D. lực kéo của bạn 1 tác dụng vào dây cân bằng với lực của dây tác dụng vào tay bạn 2.

Đáp án

Sợi dây kéo co của hai bạn giữ nguyên vị trí vì lực kéo của bạn 2 tác dụng vào sợi dây cân bằng với lực kéo của bạn 1 tác dụng vào sợi dây ⇒ Đáp án B

Bài 9: Dụng cụ nào sau đây dùng để đo lực?

A. Cân Rô – béc – van

B. Lực kế

C. Nhiệt kế

D. Thước

Đáp án

Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực ⇒ Đáp án B

Bài 10: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Khi một lực sĩ bắt đầu ném một quả tạ, lực sĩ đã tác dụng vào quả tạ một ………

A. lực nâng

B. lực kéo

C. lực uốn

D. lực đẩy

Đáp án

Khi một lực sĩ bắt đầu ném một quả tạ, lực sĩ đã tác dụng vào quả tạ một lực đẩy

⇒ Đáp án D

Bài 11: Chiếc bàn học nằm yên trên sàn vì

A. không chịu tác dụng của lực nào.

B. chỉ chịu lực nâng của sàn.

C. chịu hai lực cân bằng: Lực nâng của sàn và lực hút của Trái Đất.

D. chỉ chịu lực hút của Trái Đất.

Đáp án

Chiếc bàn học nằm yên trên sàn vì chịu hai lực cân bằng: Lực nâng của sàn và lực hút của Trái Đất.

⇒ Đáp án C

Bài 12: Một người kéo và một người đẩy cùng một chiếc xe lên dốc. Xe không nhúc nhích. Cặp lực nào dưới đây là cặp lực cân bằng?

A. Lực người kéo và lực người đẩy lên chiếc xe.

B. Lực người kéo chiếc xe và lực chiếc xe kéo lại người đó.

C. Lực người đẩy chiếc xe và lực chiếc xe đẩy lại người đó.

D. Cả ba cặp lực nói trên đều không phải là các cặp lực cân bằng.

Đáp án

- Lực người kéo và lực người đẩy lên chiếc xe: hai lực này cùng chiều ⇒ không phải là hai lực cân bằng.

- Lực người kéo chiếc xe và lực chiếc xe kéo lại người đó: hai lực đặt vào hai vật khác nhau ⇒ không phải là hai lực cân bằng.

- Lực người đẩy chiếc xe và lực chiếc xe đẩy lại người đó: hai lực đặt vào hai vật khác nhau ⇒ không phải là hai lực cân bằng.

⇒ Đáp án D

Bài 13: Hoạt động nào dưới đây không cần dùng đến lực?

A. Đọc một trang sách

B. Xách một xô nước

C. Nâng một tấm gỗ

D. Đẩy một chiếc xe

Đáp án

Đọc một trang sách là hoạt động không cần dùng đến lực

Bài 14: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.

B. Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật mà vật vẫn đứng yên thì hai lực đó là hai lực cân bằng.

C. Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều.

D. Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật thì hai lực đó là hai lực cân bằng.

Đáp án

Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật thì hai lực đó là hai lực cân bằng

⇒ Đáp án D sai

Bài 15: Cặp lực nào không cân bằng trong các cặp lực sau?

A. Lực của mặt nước và lực hút của Trái Đất tác dụng vào thuyền để thuyền đứng yên trên mặt nước.

B. Lực của hai em bé kéo hai đầu sợi dây khi sợi dây đứng yên.

C. Lực mà lò xo tác dụng vào vật và lực mà vật tác dụng vào lò xo.

D. Lực nâng của sàn và lực hút của Trái Đất tác dụng vào bàn.

Đáp án

Lực mà lò xo tác dụng vào vật và lực mà vật tác dụng vào lò xo đặt vào hai vật khác nhau nên không cân bằng ⇒ Đáp án C.

Các em học sinh tham khảo thêm: Trắc nghiệm Vật lý 6 bài 6: Lực. Hai lực cân bằng và các bài giải SGK môn Toán lớp 6, Môn Ngữ văn 6, Môn Vật lý 6, môn Sinh Học 6, Lịch sử 6, .... và các đề thi học kì 1 lớp 6 đề thi học kì 2 lớp 6 để chuẩn bị cho các bài thi đề thi học kì đạt kết quả cao.

Đánh giá bài viết
14 3.752
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • khương quyết
    khương quyết

    👉 + 👌 = ? 🤔🤣

    Thích Phản hồi 02/03/22
    • khương quyết
      khương quyết

      👉 + 👌 = ? 🤔🤣


      Thích Phản hồi 02/03/22

      Lý thuyết Vật lí 6

      Xem thêm