Bài tập Vật lý lớp 6: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng

Bài tập Vật lý lớp 6: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng bao gồm các dạng bài tập trắc nghiệm hay chi tiết cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng giải các dạng Bài tập Vật lý chương 2 lớp 6, chuẩn bị cho các bài thi trong năm học. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 6. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Trắc nghiệm Vật lý 6: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng

Bài 1: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một lượng chất lỏng?

A. Thể tích của chất lỏng tăng.

B. Trọng lượng của chất lỏng tăng.

C. Khối lượng của chất lỏng tăng.

D. Trọng lượng, khối lượng, thể tích của chất lỏng cùng tăng.

Hướng dẫn

Chọn đáp án A: Thể tích của chất lỏng tăng.

Bài 2: Kết luận về sự nở vì nhiệt của chất lỏng.

A. Chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

B. Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

C. A, B đều đúng.

D. A, B đều sai.

Hướng dẫn:

Chọn đáp án C: Chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau và chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

Bài 3: Khi tăng nhiệt độ của nước từ {{0}^{0}}C đến {{4}^{0}}C, những đại lượng nào dưới đây thay đổi?

A. Thể tích giảm, khối lượng riêng tăng.

B. Thể tích tăng, khối lượng riêng giảm.

C. Khối lượng nước tăng.

D. Khối lượng nước giảm.

Hướng dẫn

Chọn đáp án B: Thể tích tăng và khối lượng riêng giảm.

Bài 4: Chọn phát biểu sai:

A. Các chất lỏng có thể tích như nhau nở vì nhiệt như nhau.

B. Khi làm nóng chất lỏng thì thể tích chất lỏng tăng lên, khối lượng của các khối chất lỏng không thay đổi.

C. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

D. Các chất lỏng nở ra khi nóng lên co lại khi lạnh đi.

Hướng dẫn

Chọn đáp án A: Các chất lỏng có thể tích như nhau nở vì nhiệt như nhau.

Bài 5: Kết luận nào sau đây sai?

A. Nước co dãn vì nhiệt.

B. Tại {{0}^{0}}C nước sẽ đóng băng.

C. Khi nhiệt độ nước tăng thì nước nở ra, khi nhiệt độ giảm nước co lại.

D. Khi nước bị co dãn vì nhiệt nếu bị ngăn cản có thể gây ra một lực rất lớn.

Hướng dẫn

Chọn đáp án D: Khi nước bị co dãn vì nhiệt nếu bị ngăn cản có thể gây ra một lực rất lớn.

Bài 6: Trong các cách sắp xếp các chất lỏng nở vì nhiệt từ ít tới nhiều sau, cách nào đúng?

A. Dầu, rượu, nước.

B. Nước, dầu, rượu,

C. Nước, rượu, dầu.

D. Rượu, dầu, nước.

Hướng dẫn:

Chọn đáp án A: Dầu, rượu, nước.

Bài 7: Tại sao nhà sản xuất không đóng chai nước ngọt thật đầy?

Hướng dẫn:

Vì tránh trường hợp nhiệt độ nơi sản xuất thấp hơn nơi bảo quản nưc ngọt làm thể tích nước ngọt trong chai nở ra khi nóng lên có thể làm hỏng vỏ chai hoặc bung nút chai làm ảnh hưởng đến bảo quản và chất lượng sản phẩm.

Bài 8: Nhiệt kế nào dưới đây không thể đo nhiệt độ của nước đang sôi?

A. Nhiệt kế rượu.

B. Nhiệt kế dầu.

C. Nhiệt kế y tế.

D. Nhiệt kế dầu công nghiệp pha màu.

Hướng dẫn: Chọn đáp án C: Nhiệt kế y tế.

Bài 9: Chọn câu phát biểu sai

A. Chất lỏng co lại khi lạnh đi.

B. Độ giãn nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau là như nhau.

C. Khi nhiệt độ thay đổi thì thể tích chất lỏng thay đổi.

D. Chất lỏng nở ra khi nóng lên.

Hướng dẫn

Độ giãn nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau là khác nhau.

=> Đáp án B

Bài 10: Làm lạnh một lượng nước từ 100oC về 50oC. Khối lượng riêng và trọng lượng riêng của nước thay đổi như thế nào?

A. Cả khối lượng riêng và trọng lượng riêng đều tăng.

B. Ban đầu khối lượng riêng và trọng lượng riêng giảm sau đó bắt đầu tăng.

C. Cả khối lượng riêng và trọng lượng riêng đều giảm.

D. Cả khối lượng riêng và trọng lượng riêng đều không đổi.

Hướng dẫn

Khi giảm nhiệt độ thì m không thay đổi, còn V giảm.

=> Đáp án A

Bài 11: Hai bình A và B giống nhau, cùng chứa đầy chất lỏng. Ban đầu nhiệt độ của chất lỏng trong hai bình là như nhau. Đặt hai bình vào trong cùng một chậu nước nóng thì thấy mực nước trong bình A dâng cao hơn bình B. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về các chất lỏng chứa trong hai bình?

A. Chất lỏng ở hai bình giống nhau nhưng nhiệt độ của chúng khác nhau.

B. Chất lỏng ở hai bình khác nhau, nhiệt độ của chúng khác nhau.

C. Hai bình A và B chứa cùng một loại chất lỏng.

D. Hai bình A và B chứa hai loại chất lỏng khác nhau.

Hướng dẫn

Hai bình như nhau, chứa lượng chất lỏng như nhau, nhiệt độ ban đầu như nhau. Khi cho vào nước nóng thì nước bình A dâng cao hơn bình B => Chất lỏng trong bình A nở nhiều hơn bình B => Hai chất lỏng nở khác nhau => hai chất lỏng khác nhau.

=> Đáp án D

Bài 12: Đun nóng một lượng nước đá từ 0oC đến 100oC. Khối lượng và thể tích lượng nước đó thay đổi như thế nào?

A. Khối lượng không đổi, ban đầu thể tích giảm sau đó tăng.

B. Khối lượng không đổi, thể tích giảm.

C. Khối lượng tăng, thể tích giảm.

D. Khối lượng tăng, thể tích không đổi.

Hướng dẫn

- Khối lượng không phụ thuộc vào nhiệt độ.

- Với nước, tại nhiệt độ 4oC nước có khối lượng riêng lớn nhất => thể tích nhỏ nhất. Do đó, khi nhiệt độ tăng từ 0oC đến 4oC thể tích giảm dần, khi nhiệt độ tăng từ 4oC đến 100oC thể tích tăng dần.

=> Đáp án A.

Bài 13: Chọn câu trả lời đúng. Có hai bình giống hệt nhau chứa đầy chất lỏng. Một bình chứa rượu và bình còn lại chứa nước. Khi đun nóng cả hai bình ở cùng một nhiệt độ như nhau, hỏi lượng rượu hay nước trào ra khỏi bình nhiều hơn? Biết rằng rượu nở vì nhiệt lớn hơn nước.

A. Nước trào ra nhiều hơn rượu

B. Nước và rượu trào ra như nhau

C. Rượu trào ra nhiều hơn nước

D. Không đủ cơ sở để kết luận

Hướng dẫn

Khi đun nóng cả hai bình ở cùng một nhiệt độ như nhau, lượng rượu trào ra khỏi bình nhiều hơn lượng nước vì rượu nở nhiều vì nhiệt hơn nước.

=> Đáp án C

Bài 14: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự đóng băng của nước trong hồ ở các xứ lạnh?

Về mùa đông, ở các xứ lạnh

A. nước dưới đáy hồ đóng băng trước.

B. nước ở giữa hồ đóng băng trước.

C. nước ở mặt hồ đóng băng trước.

D. nước trong hồ đóng băng cùng một lúc.

Hướng dẫn:

Sự đóng băng của nước trong hồ ở các xứ lạnh là nước ở mặt hồ đóng băng trước

=> Đáp án C

Bài 15: Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt ………

A. giống nhau

B. không giống nhau

C. tăng dần lên

D. giảm dần đi

Hướng dẫn

Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt không giống nhau

=> Đáp án B

Bài 16: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự nở ra vì nhiệt của chất lỏng?

A. Chất lỏng co lại khi nhiệt độ tăng, nở ra khi nhiệt độ giảm.

B. Chất lỏng nở ra khi nhiệt độ tăng, co lại khi nhiệt độ giảm.

C. Chất lỏng không thay đổi thể tích khi nhiệt độ thay đổi.

D. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng khi nhiệt độ thay đổi.

Hướng dẫn

Chất lỏng nở ra khi nhiệt độ tăng, co lại khi nhiệt độ giảm

=> Đáp án B

Bài 17: Khi đặt bình cầu đựng nước vào nước nóng, người ta thấy mực chất lỏng trong ống thủy tinh mới đầu tụt xuống một ít, sau đó mới dâng lên cao hơn mức ban đầu. Điều đó chứng tỏ:

A. thể tích của nước tăng nhiều hơn thể tích của bình.

B. thể tích của nước tăng ít hơn thể tích của bình.

C. thể tích của nước tăng, của bình không tăng.

D. thể tích của bình tăng trước, của nước tăng sau và tăng nhiều hơn.

Hướng dẫn

Khi đặt bình cầu đựng nước vào nước nóng, người ta thấy mực chất lỏng trong ống thủy tinh mới đầu tụt xuống một ít, sau đó mới dâng lên cao hơn mức ban đầu. Điều đó chứng tỏ thể tích của bình tăng trước, của nước tăng sau và tăng nhiều hơn.

=> Đáp án D

Bài 18: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về khối lượng riêng và khối lượng của một lượng nước ở 4oC?

A. Khối lượng riêng nhỏ nhất

B. Khối lượng riêng lớn nhất

C. Khối lượng lớn nhất

D. Khối lượng nhỏ nhất

Hướng dẫn

Khối lượng thì không đổi còn thể tích nước ở 4oC bé nhất nên khối lượng riêng lớn nhất.

=> Đáp án B

Bài tập Sự nở vì nhiệt của chất lỏng Vật lý lớp 6:

Trên đây VnDoc tổng hợp các dạng Bài tập Vật lý lớp 6: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng, ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các bài giải SGK môn Toán lớp 6, Môn Ngữ văn 6, Môn Vật lý 6, môn Sinh Học 6, Lịch sử 6, Địa lý 6....và các đề thi học kì 1 lớp 6 để chuẩn bị cho các bài thi đề thi học kì 1 đạt kết quả cao.

Đánh giá bài viết
8 6.189
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Vật lí 6

    Xem thêm