Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài tham luận về giải pháp phụ đạo học sinh yếu

Từ nhiều năm nay, đối tượng học sinh học tập yếu kém vẫn luôn tồn tại trong giáo dục. Vậy làm thế nào để giúp các em tiến bộ hơn? Cùng tham khảo Bài tham luận về giải pháp phụ đạo học sinh yếu để có thêm phương pháp dạy học thích hợp với từng đối tượng học sinh yếu.

Bài tham luận về giải pháp phụ đạo học sinh yếu mẫu 1

Kính thưa toàn thể hội nghị!

Kính thưa các quý vị đại biểu! Quý thầy cô giáo

Được sự chỉ đạo của nhà trường, sau đây tôi xin phép trình bày ý kiến tham luận của mình về “giải pháp phụ đạo học sinh yếu”.

1. Thực trạng: Từ nhiều năm nay, đối tượng học sinh học tập yếu kém vẫn luôn tồn tại trong giáo dục, trong nhà trường chúng ta. Tuy nhiên về số lượng học sinh yếu kém nhiều hay ít, mức độ tiến bộ của học sinh yếu kém nhanh hay chậm trong quá trình được giáo dục và rèn luyện mới là điều đáng quan tâm của nhà trường.

Nguyên nhân dẫn đến học sinh yếu kém thì rất nhiều: có em do khả năng hạn chế của bản thân, có em do sự lười học lâu ngày mà thành hổng kiến thức, do chưa có động cơ học tập, chưa hiểu sâu, hay nắm kiến thức chưa chắc chắn, thiếu tự tin,… và còn rất nhiều nguyên nhân khác. Vậy “làm như thế nào” để học sinh vừa lấy lại được kiến thức cơ bản ở lớp dưới, vừa hình thành những kỹ năng cao hơn và đem lại sự tự tin cho các em trong học tập, thực sự là một nỗi niềm trăn trở của người giáo viên!

Theo quan điểm của tôi: muốn nâng cao chất lượng giáo dục trước hết phải hạn chế tỉ lệ HS yếu, HS ngồi nhầm lớp.

Hôm nay tôi không ngần ngại chia sẻ giải pháp và những kinh nghiệm với các thầy, cô về việc “Dạy - dỗ học sinh yếu kém” cho trường chúng ta.

2. Giải pháp:

Trước hết GVCN cần nắm lại số học sinh yếu của lớp mình, lập danh sách HS yếu và phân loại học sinh cần phụ đạo theo từng yêu cầu nội dung kiến thức và kỹ năng như: Đọc - viết, tính toán, …

Khối trưởng tổng hợp danh sách HS yếu từng mặt theo chuẩn kiến thức kỹ năng.

Tập trung HS yếu theo từng khối lớp về cơ sở I để dạy dỗ và ôn tập từ 1 đến 2 buổi / tuần tùy theo tình hình HS các khối.

Phân công GV trong khối dạy phụ đạo ít nhất 1 buổi/ tuần và luân phiên thay đổi.

Dành thời gian trong các buổi sinh hoạt khối để giáo viên báo cáo tình hình trong quá trình giảng dạy phụ đạo, đồng thời xây dựng kế hoạch và nội dung dạy học cho các buổi phụ đạo tiếp theo trong tháng.

Tổ chức họp tổ chuyên môn, bàn bạc dân chủ trong tổ khối và cả hội đồng nhà trường để cùng thống nhất ý kiến giải pháp này.

3. Kinh nghiệm: Để thực hiện tốt việc “Dạy - dỗ học sinh yếu kém” BGH và GV phải thực hiện tốt các nội dung sau:

Đối với BGH:

Chuẩn bị một phòng học để GV dạy dỗ, ôn tập cho các em. Đồng thời tăng cường tổ chức các chuyên đề về công tác phụ đạo HS yếu kém, đúc rút những bài học kinh nghiệm, các giải pháp tối ưu để từ đó giáo viên điều chỉnh nội dung, kế hoạch, phương pháp dạy học phù hợp. Hàng tháng, tổ chức kiểm tra một cách chặt chẽ, cụ thể với đối tượng học sinh yếu theo từng khối lớp để biết được mức độ tiến bộ của học sinh cũng như kết quả giáo dục của giáo viên. Nếu lớp nào, khối nào làm tốt thì khen thưởng; ngược lại khối lớp nào còn yếu thì phải kịp thời nhắc nhở.

Với giáo viên nói chung:

Chúng ta biết rằng vai trò quyết định của chất lượng GD không ở đâu khác, trước hết là ở đội ngũ GV, nói đến chất lượng đội ngũ là nói đến năng lực chuyên môn, trình độ nghiệp vụ sư phạm, phẩm chất đạo đức, lòng yêu nghề, mến trẻ,… Khuyết một trong những yếu tố này đều là không đảm bảo chất lượng.

Theo tôi, các thphù hợp với từng tiết dạy.

Thường xuyên chấm chữa bài, lời nhận xét có ý nghĩa động viên tích cực.

Khi hướng dẫn học sinh yếu không được nóng nảy gây căng thẳng đối với các em mà phải cố gắng kiềm chế, hãy nhỏ nhẹ kiên trì trong quá trình hướng dẫn thì các em học tập mới có hiệu quả.

Riêng với GVCN:

* Rà soát các nhóm đối tượng HS và phân loại như sau:

- Nhóm HS yếu kém về trí tuệ, nhận thức: Yếu kém về đọc - viết; Yếu kém về kĩ năng tính toán. ( Đây là đối tượng khó phụ đạo nhất sẽ được dạy dỗ tập trung).

- Nhóm HS yếu kém về ý thức: (Đây là đối tượng sẽ được dạy dỗ theo dõi giúp đỡ thường xuyên trên lớp). Với hai nhóm đối tượng này GV cần phải:

+ Có kế hoạch giảng dạy rõ ràng cho từng nhóm đối tượng. HS hạn chế phần nào bổ sung phần đó. Có sổ ghi chép hằng ngày các lỗi HS bị hạn chế và kịp thời có giải pháp khắc phục. Bài giảng gắn với đời sống xung quanh và gần gũi với HS.

+ Bên cạnh đó kết hợp chặt chẽ với gia đình HS. Vì mọi sự thiếu quan tâm của gia đình sẽ khiến mọi nỗ lực của GV, của nhà trường bằng không. Người GVCN cần xác định đây là nhân tố giữ vai trò quyết định đồng thời với nhà trường cho sự phát triển toàn diện của HS.

+ Kiểm tra, động viên hằng ngày, hằng giờ.

+ Đánh giá cao những tiến bộ của HS, khích lệ để HS phấn khởi, tự tin học tập.

+ Làm tốt công tác nêu gương, biểu dương HS trước tập thể lớp.

+ Ngoài ra GVCN cần phân công HS khá giỏi giúp đỡ kèm cặp học HS yếu; bố trí chỗ ngồi hợp lý cho học sinh yếu để GV tiện theo dõi, giúp đỡ.

Kính thưa quý thầy cô, chúng ta hãy giúp HS khơi dậy và phát triển trí thông minh của của các em, đừng cho rằng bây giờ là quá trễ! Vì ở bất cứ độ tuổi nào con người cũng có thể tăng cường khả năng tận dụng sức mạnh não bộ của mình.

Tôi vừa trình bày bản tham luận về giải pháp phụ đạo HS yếu trong năm học ........ và một số kinh nghiệm trong quá trình dạy học. Kính mong sự chỉ đạo góp kiến của hội nghị để bản tham luận của tôi đầy đủ và có hiệu quả thiết thực hơn.

Cuối cùng tôi xin chúc sức khỏe các quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo.

Chúc hội nghị thành công tốt đẹp. Tôi trân trọng cảm ơn!

Người viết

Bài tham luận về giải pháp phụ đạo học sinh yếu mẫu 2

CÁC BIỆN PHÁP PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU

Kính thưa: - Quý vị đại biểu, Thưa toàn thể hội nghị!

Lời đầu tiên tôi xin gửi tới quý vị đại biểu, các thầy cô giáo lời kính chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Chúc hội nghị thành công tốt đẹp!

Sau đây tôi tổ .... chúng tôi xin được báo cáo tham luận về “CÁC BIỆN PHÁP PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU

Thưa hội nghị!

Xuất phát từ quan điểm chỉ đạo của Bộ Giáo dục – Đào tạo nhằm đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công tác quản lý giáo dục nâng cao chất lượng dạy và học, phụ đạo HS yếu kém nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo một cách toàn diện.

Trong những năm qua, căn cứ vào thực tế của nhà trường và nhất là HS khối 5 với lượng kiến thức lớn và đây là một bước nhảy vọt quan trọng để các em hoàn thành Chương trình Tiểu học cho nên hiện tượng học sinh chưa nắm được bài còn nhiều. Chính vì vậy mà nhà trường đã rất quan tâm và thực hiện có kết quả công tác phụ đạo học sinh yếu. Nhờ vậy chất lượng học tập của học sinh đã có những tiến bộ mặc dù chưa thật cao nhưng cũng rất đáng trân trọng:

Để công tác phụ đạo học sinh yếu đạt hiệu quả, chúng tôi xin nêu ra phương pháp cụ thể như sau:

1. Tổ chuyên môn:

- Xây dựng kế hoạch phụ đạo học sinh yếu ngay từ đầu năm học.

- Phân công giáo viên phụ đạo học sinh yếu hợp lý. (Lớp 5A, 5B)

- Khảo sát lập danh sách học sinh yếu các môn học, các lớp.

- Đôn đốc giáo viên lập kế hoạch phụ đạo phù hợp với học sinh của lớp mình.

2. Giáo viên

- Rà soát, phát hiện đi đôi với việc phụ đạo. GV theo dõi nắm bắt đối tượng học sinh. Phân loại học sinh ngay trong tháng 8. Tập hợp và nắm số liệu học sinh yếu của lớp mình cụ thể của từng môn.

- Xây dựng kế hoạch phụ đạo học sinh yếu ngay từ đầu năm học.

* Cụ thể:

- Trong tiết dạy học bình thường giáo viên soạn bài cần phải có kế hoạch, kiến thức dạy học phù hợp với trình độ học sinh.

- Trong giảng dạy cần xác định trọng tâm bài học, nội dung chương trình, tránh tình trạng dạy tràn lan gây nặng nề cho học sinh, nắm chắc các đối tượng trong từng lớp để có biện pháp giảng dạy phù hợp, đặc biệt chú ý giúp đỡ các em học tập còn yếu kém để các em tiến bộ, sẵn sàng tham gia phụ đạo học sinh yếu theo phân công.

- Trong quá trình giảng dạy giáo viên bộ môn cần hướng dẫn học sinh sắp xếp thời gian tự học, chuẩn bị bài trước khi đến lớp...

- Phải thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp và ứng dụng CNTT vào dạy học, tăng cường giáo dục động cơ thái độ học tập bộ môn, đề kiểm tra phải chính xác và khoa học.

- Xây dựng tốt mối quan hệ thân thiện tích cực trong thầy trò để dạy và học tốt hơn.

- Trong buổi sinh hoạt chuyên môn hàng tuần, hàng tháng giáo viên báo cáo tiến độ tiếp thu bài của những học sinh yếu cho Tổ trưởng và giáo viên trong tổ, từ đó giáo viên nào còn vướng mắc thì được tập thể giáo viên trong tổ góp ý bổ sung.

- Thường xuyên liên lạc với phụ huynh, kết hợp với phụ huynh hướng dẫn về biện pháp để giúp con em học tập để có kết quả cao.

3. Học sinh

- Đi học phải chuyên cần, Học bài, làm bài, chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
Trong giờ học tập trung nghe thầy cô giáo giảng bài, tích cực tham gia xây dựng bài. nắm chắc kiến thức cơ bản trong mỗi bài, mỗi chương.

- Tự xây dựng cho mình thời gian biểu học tập hợp lý, khoa học.

- Xây dựng cho minh ý thức kỷ luật, tự giác trong học tập. Không chán nản. Mà phải kiên trì để tìm tòi, học hỏi ở bạn, ở thầy để hiếu biết và nâng cao kiến thức.

- Bản thân học sinh phải tự rèn luyện cho mình ý thức tự giác tích cực học tập. Xem nhiệm vụ học tập là quyền lợi và nghĩa vụ của chính bản thân mình.

- Thực hện tốt nội quy học tập của nhà trường, giáo viên đề ra.

- Chăm chỉ chuyên cần siêng năng học tập. Có ý thức học tập, học hỏi ở bạn có kết quả cao hơn mình.

Để việc phụ đạo học sinh yếu kém đạt kết quả cao thì cần nhiều hơn nữa sự nhiệt tình, gần gũi của giáo viên với học sinh và sự quan tâm tích cực của phụ huynh, học sinh. Và phải xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, là việc làm thường xuyên liên tục và cơ bản của người giáo viên Tiểu học..

Kính thưa hội nghị Trên đây là ý kiến tham luận của tổ tôi về các biện pháp phụ đạo HS yếu kém. Với lòng nhiệt huyết, chuyên môn vững vàng, và tinh thần cầu tiến, tập thể .... chúng tôi sẽ cố phấn đấu để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học đề ra.

Kính mong nhận được sự góp ý, bổ sung của quý vị đại biểu, các thầy cô giáo để chúng tôi thực hiện tốt hơn nữa trong công tác dạy và học.

Cuối cùng kính chúc quý vị đại biểu, các thầy cô giáo sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Chúc hội nghị thành công rực rỡ!

Xin trân trọng cảm ơn!

Các tài liệu liên quan:

Trên đây, VnDoc.com đã giới thiệu tới các bạn Bài tham luận về giải pháp phụ đạo học sinh yếu. Để khắc phục tình trạng học sinh yếu kém, thầy cô vừa phải cố gắng nâng cao hiệu quả giảng dạy ở trên lớp vừa phải tăng cường phụ đạo giúp đỡ riêng các học sinh học yếu, để các em học sinh yếu có trình độ và nhịp chung với cả lớp, động viên khuyến khích tạo niềm tin cho tất cả các em. Nói tóm lại, kết quả tiến bộ của học sinh phụ thuộc chủ yếu vào sự nhiệt huyết của người giáo viên. Vì vậy, mỗi người giáo viên chúng ta cần cố gắng hết mình để giáo dục con em trở thành những con người có ích cho xã hội. Mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu Biểu mẫu Giáo dục - Đào tạo khác dành riêng cho giáo viên để nâng cao chất lượng dạy học.

Đánh giá bài viết
1 4.555
Sắp xếp theo

    Biểu mẫu Giáo dục - Đào tạo

    Xem thêm