Bài thu hoạch môn Tự nhiên xã hội - Chương trình giáo dục tổng thể

Bài thu hoạch môn Tự nhiên xã hội - Chương trình giáo dục tổng thể là mẫu bài thu hoạch chương trình giáo dục phổ thông mới 2018. Sau đây là nội dung chi tiết bài thu hoạch môn Tự nhiên xã hội theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, mời các bạn cùng tham khảo.

Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, bạn đọc không nên sao chép.

Họ và tên:..........................

Trường: ............................

Câu 1: Thầy cô hãy nêu mục tiêu và quan điểm xây dựng chương trình môn Tự nhiên và Xã hội năm 2018?

Câu 2: So sánh chương trình SGK môn Tự nhiên và Xã hội năm 2006 và 2018?

Câu 3: Lập kế hoạch dạy học môn TN&XH theo SGK mới (Cùng học để phát triển), theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh.

BÀI LÀM

Câu 1: Mục tiêu và quan điểm xây dựng chương trình môn Tự nhiên và Xã hội năm 2018.

+ Mục tiêu:

Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội góp phần hình thành, phát triển ở học sinh tình yêu con người, thiên nhiên; đức tính chăm chỉ; ý thức bảo vệ sức khoẻ của bản thân, gia đình, cộng đồng; ý thức tiết kiệm, giữ gìn, bảo vệ tài sản; tinh thần trách nhiệm với môi trường sống; các năng lực chung và năng lực khoa học.

+ Quan điểm xây dựng chương trình môn Tự nhiên và xã hội năm 2018:

Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội quán triệt các quan điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực, kế hoạch giáo dục và các định hướng về nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục được nêu trong Chương trình tổng thể. Đồng thời, xuất phát từ đặc thù của môn học, những quan điểm sau được nhấn mạnh trong xây dựng chương trình:

Dạy học tích hợp: Coi con người, tự nhiên và xã hội là một chỉnh thể thống nhất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó con người là cầu nối giữa tự nhiên và xã hội. Các nội dung giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống, giáo dục sức khỏe, giáo dục môi trường, giáo dục tài chính được tích hợp vào môn Tự nhiên và Xã hội ở mức độ đơn giản, phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

Dạy học theo chủ đề: Nội dung giáo dục môn Tự nhiên và Xã hội được tổ chức theo các chủ đề: gia đình, trường học, cộng đồng địa phương, thực vật và động vật, con người và sức khoẻ, Trái Đất và bầu trời. Các chủ đề này được phát triển theo hướng mở rộng và nâng cao từ lớp 1 đến lớp 3. Mỗi chủ đề đều thể hiện mối liên quan, sự tương tác giữa con người với các yếu tố tự nhiên và xã hội.

- Tích cực hoá hoạt động của học sinh: Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội tăng cường sự tham gia tích cực của học sinh vào quá trình học tập, nhất là những hoạt động trải nghiệm; tổ chức hoạt động tìm hiểu, điều tra, khám phá; hướng dẫn học sinh học tập cá nhân, nhóm để tạo ra các sản phẩm học tập; khuyến khích học sinh vận dụng được những điều đã học vào đời sống.

Câu 2: So sánh chương trình SGK môn Tự nhiên và Xã hội năm 2006 và 2018?

Tiêu chí

Chương trình TNXH 2006

Chương trình TNXH 2018

Mục tiêu

Theo chuẩn kiến thức kĩ năng

Phát triển phẩm chất năng lực cho người học

Nội dung

- Chia 3 chủ đề

- Nội dung cụ thể

- Chia 6 chủ đề

- Mang tính mở: Tinh giản nội dung về đơn vị hành chính, hoạt động văn hóa, GD, y tế,… ở tỉnh, thành phố.

Thời lượng

- Lớp 1, 2 thời lượng 35 tiết/năm

- Lớp 3: 70 tiết/năm

- Cả 3 lớp thời lượng học đều 70 tiết/ năm

Sách giáo khoa

1 chương trình 1 bộ SGK

- Chương trình có nhiều bộ SGK

Đánh giá

Căn cứ vào mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ để đánh giá.

- Căn cứ vào yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực.

Câu 3: Lập kế hoạch dạy học môn TN&XH theo SGK mới (Cùng học để phát triển), theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh.

Bài 32: Ôn tập chủ đề: Trái Đất và bầu trời.

I. Mục tiêu:

*Qua bài học, HS:

- Hệ thống được các kiến thức về chủ đề:

- Bầu trời ban ngày và bầu trời ban đêm.

- Một số hiện tượng thời tiết và sủ dụng trang phục phù hợp với thời tiết.

* Bài học góp phần hình thành cho HS năng lực phẩm chất:

- Phân biệt, đánh giá, xử lí được các tình huống liên quan đến chủ đề.

- Sắp xếp được các hình ảnh chính của chủ đề vào sơ đồ.

- Tự đánh giá được việc đã làm liên quan đến tìm hiểu thời tiết và sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết.

II. Đồ dùng dạy học:

- Chuẩn bị của GV: Tranh SGK (phóng to); máy chiếu, laptop (nếu có)

- Chuẩn bị của HS: Thẻ chữ.

III. Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động 1: Khởi động:

*Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS.

* Cách tiến hành:

- GV đọc cho HS nghe bài hát: Trời nắng – Trời mưa.

- Bài hát nói về điều gì?

- GV giới thiệu vào bài học mới.

Hoạt động 2: Trình bày sản phẩm sưu tầm về chủ đề.

* Mục tiêu: Trưng bày sản phẩm sưu tầm về chủ đề.

* Cách tiến hành:

- HS làm việc nhóm 4:

- Các nhóm sắp xếp, trưng bày sản phẩm vào nhóm nội dung cho phù hợp.

- Các thành viên trong nhóm cùng thảo luận, so sánh bầu trời ban ngày và ban đêm.

- GV gọi ý để HS nói những sụ khác nhau giữa bầu trời ban ngày và ban đêm: Ban ngày có ánh sáng, sức nóng của Mặt Trời; Ban đêm có Mặt Trăng và các Vì sao.

Hoạt động 3: Chọn ô chữ.

* Mục tiêu: Sắp xếp được các hình ảnh phù hợp với nội dung ô chữ.

* Cách tiến hành:

Bước 1: Chơi trò chơi Ai nhanh hơn?:

- Hai đội chơi, mỗi đội gồm 4 em, lần lượt mỗi em ở mỗi đội sẽ chọn một hình ảnh gắn với một ô chữ phù hợp, nếu đội nào nhanh và đúng thì đội đó chiến thắng.

Bài thu hoạch chương trình GDPT mới

3                                                                                       4

Lớp bình chọn đội chiến thắng.

Bước 2: Đánh giá

- GV đánh giá, nhận xét KQ sắp xếp đúng:

Hình ảnh 1: Mưa

Hình ảnh 2: Nóng

Hình ảnh 3: Nắng

Hình ảnh 4: Lạnh

Hoạt động 4: Xử lí tình huống.

* Mục tiêu: HS xử lí được tình huống gắn với thực tế.

* Cách tiến hành:

Bước 1: Hoạt động nhóm 2:

- Quan sát các tình huống và nói hiện tượng nào sắp xảy ra?

- Các nhóm thảo luận và trả lời:

Tranh 1: Trời sắp mưa.

- Bạn chọn phương án nào sau đây?

Phương án 1: Cứ tiếp tục đi

Phương án 2: Bạn nhỏ quay vào nhà, lấy áo mưa.

- GV nhận xét phương án HS lựa chọn (phương án 2). Nhắc nhở HS cần chuẩn bị áo mưa khi trời sắp có mưa.

Bước 2: Hoạt động cá nhân:

- Em đã thực hiện những việc nào dưới đây?

- GV cho HS quan sát hình ảnh (Tranh SGK phóng to hoặc trình chiếu PowePoint)

- HS nói về những việc các em đã thực hiện trước các hiện tượng thời tiết để bảo vệ sức khỏe.

- GV gọi ý để HS nói về những việc làm đúng:

Tranh 6: Che ô khi trời nắng.

Tranh 8: Che ô khi trời mưa

Tranh 10: Bảo vệ mắt khi quan sát mặt trời.

- GV nhận xét những việc làm đúng.

5. Nhiệm vụ về nhà:

- GV nhắc nhở HS biết tự bảo vệ sức khỏe trước các hiện tượng thời tiết: nắng, mưa, nóng, lạnh, gió,...

- Tạo thói quen theo dõi thời tiết hàng ngày để chuẩn bị trang phục và đồ dùng phù hợp.

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác trên chuyên mục Biểu mẫu giáo dục của VnDoc.

.................

Bộ GD&ĐT đã chính thức công bố chương trình tổng thể và 27 chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông mới:

Với chương trình mới, giáo dục không phải để truyền thụ kiến thức mà nhằm giúp học sinh hoàn thành công việc, giải quyết các vấn đề trong học tập và đời sống nhờ vận dụng hiệu quả, sáng tạo kiến thức đã học.

Hoạt động giáo dục bắt buộc xuyên suốt các cấp học là trải nghiệm. Các môn học theo chương trình mới sẽ được phân chia thành 2 loại: Môn học, hoạt động bắt buộc và môn học tự chọn.

Cấp tiểu học, các môn học bắt buộc gồm: Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục lối sống, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Lịch sử và Địa lý, Khoa học, Tin học và Công nghệ, Giáo dục Thể chất, Nghệ thuật.

Môn học tự chọn là Tiếng dân tộc thiểu số và Ngoại ngữ 1 (đối với lớp 1 và 2). Bậc học này xuất hiện môn học mới là Tin học và Công nghệ.

Bậc THCS, các môn học bắt buộc là Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục Công dân, Khoa học Tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, Tin học, Công nghệ, Giáo dục Thể chất, Nghệ thuật.

Môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.

Ở cấp học này, môn Tin học trở thành bắt buộc (khác với trước đây là tự chọn). Ngoài ra, sự xuất hiện của các môn Lịch sử và Địa lý, Khoa học Tự nhiên sẽ khiến cách tổ chức dạy học khác so với trước.

Với THPT, các môn học bắt buộc là Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh. Các môn học được lựa chọn theo nhóm Khoa học Xã hội (gồm Giáo dục Kinh tế và Pháp luật, Lịch sử, Địa lý), nhóm Khoa học Tự nhiên (gồm Vật lý, Hóa học, Sinh học), nhóm Công nghệ và Nghệ thuật (gồm Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật).

Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.

Ngoài 5 môn bắt buộc, học sinh THPT phải chọn tối thiểu 5 môn khác của nhóm môn được lựa chọn.

Đánh giá bài viết
1 2.870
Sắp xếp theo

    Biểu mẫu Giáo dục - Đào tạo

    Xem thêm