19 Bài văn mẫu lớp 8 số 6 đề 2: Mối quan hệ giữa học và hành HAY CHỌN LỌC

Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa "học" và "hành". Để giúp các em học sinh triển khai bài viết này, VnDoc gửi tới các bạn dàn ý và các bài văn mẫu hay chọn lọc cho các em tham khảo, có thêm nhiều ý tưởng làm bài.

Học và hành là hai nguồn kiến thức khác nhau. Học là nguồn kiến thức từ sách vở, từ thầy cô trên ghế nhà trường truyền đạt. Còn hành là từ đời sống, từ những thí nghiệm của bản thân mới rút ra kinh nghiệm. Khi chúng ta vận dụng những kiến thức trên ghế nhà trường để áp dụng vào thực tiễn thì công việc của bạn sẽ trôi chảy và thành công cao hơn. Để giúp các bạn hiểu rõ chi tiết giữa hai mối quan hệ giữa học và hành, sau đây chúng tôi xin tổng hợp những bài văn hay của các bạn khóa trước đã làm và chia sẽ, các bạn cùng tham khảo nhé.

Đề bài: Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa "học" và "hành"

I. Dàn ý viết bài văn số 6 lớp 8 đề 2

Dàn ý Bài văn mẫu lớp 8 số 6 đề 2 mẫu 1

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Mối quan hệ giữa học và hành. (Học sinh hình thành mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy vào khả năng của mình).

2. Thân bài

a. Giải thích

“Học và hành”: lĩnh hội kiến thức trong sách vở, qua lời dạy của thầy cô, của người có kinh nghiệm, hiểu biết và áp dụng những lí thuyết đó vào thực tế cuộc sống để thực hiện công việc của mình và rút ra bài học cho bản thân tiến bộ hơn.

→ Lời khuyên nhủ con người không nên quá tập trung vào lí thuyết trên sách vở mà cần thực hành nhiều hơn nữa để rút ra kinh nghiệm.

b. Phân tích

Sách vở cung cấp cho chúng ta vô vàn kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, chúng ta có thể tìm hiểu, học hỏi nhiều điều hay lẽ phải để mở mang tri thức, tầm hiểu biết của mình.

Việc thực hành, áp dụng những kiến thức sách vở vào cuộc sống giúp chúng ta rút ra những bài học thực tiễn để hoàn thiện công việc của mình và rút ngắn khoảng cách đến thành công.

Có học mà không có hành thì cũng chỉ là những kiến thức suông vì giữa học và hành có nhiều sự khác biệt. Có hành mà không được học sẽ không vỡ lẽ ra nhiều điều và sẽ chỉ dừng ở một mức độ nhất định. Vì vậy học hỏi và thực hành cần đi đôi với nhau để bổ sung cho nhau giúp con người hoàn thiện chặng đường chinh phục điều mình đang theo đuổi.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải xác thực, nổi bật được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Có nhiều bạn chỉ chăm chú vào học kiến thức trong sách vở, miệt mài với đèn sách nhưng không quan tâm đến việc áp dụng kiến thức đó vào thực tế. Lại có những người tuy có kinh nghiệm, được áp dụng thực tế nhưng lại không tích lũy, không có đủ kiến thức cần thiết. Những người này cần phải cố gắng khắc phục những thứ mình còn thiếu sót để hoàn thiện bản thân.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận (học đi đôi với hành) và liên hệ, rút ra bài học cho bản thân.

Dàn ý Mối quan hệ giữa học và hành mẫu 2

1) Mở bài.

Khẳng định học đi đôi với hành là điều quan trọng trong phương pháp học tập.

Khẳng định ý kiến của La Sơn Phu Tử khi bàn về phép học là đúng đắn.

2) Thân bài.

Giải thích câu nói: Thế nào là "Học đi đôi với hành"?

Để thực hiện câu nói trên cần phải làm gì?

Hiểu lí thuyết để ứng dụng vào cuộc sống có hiệu quả.

Học kiến thức để rèn giũa phẩm hạnh đạo đức từ các môn khoa học xã hội nhân văn, để ứng dụng sáng tạo từ các môn khoa học tự nhiên.

Tác dụng của việc học đi đôi với hành.

Khẳng định được con đường chiếm lĩnh tri thức là đúng đắn.

Phát huy được sự chủ động và sáng tạo trong học tập.

Song song với việc thực hiện tốt những điều trên, cần phê phán thói học vẹt, học chay, lười học,...

3) Kết bài.

Khẳng định cách học đã nêu là hoàn toàn đúng đắn.

II. Văn mẫu Viết văn nghị luận suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành

Nghị luận xã hội về mối quan hệ giữa học và hành mẫu 1

“Người không học như ngọc không mài”, chúng ta không thể nên người nếu không chịu học tập, rèn luyện bản thân. Tuy nhiên, chỉ học lí thuyết thôi là chưa đủ mà ta cần phải biết kết hợp giữa học và hành để được hiệu quả tối ưu nhất. Học là quá trình chúng ta tích lũy, trau dồi những kiến thức trong sách vở thành kiến thức của riêng mình để rút ra cho bản thân những bài học quý giá. Còn hành là thực hành, là áp dụng lý thuyết vào thực tiễn để rút ra bài học chân thực nhất. Học và hành là hai yếu tố quan trọng cần cùng song hành với nhau để giúp con người hoàn thiện, phát triển bản thân tối ưu nhất. Học mà không có hành thì chúng ta chỉ nắm được lí thuyết, kiến thức suông, công việc khó mà thuận lợi, gặp nhiều trắc trở nếu chỉ có lí thuyết. Còn thực hành mà không nắm được lí thuyết thì sẽ lòng vòng, tiêu tốn nhiều thời gian và chưa chắc thành quả đạt được sẽ như mong muốn. Chính vì thế, để đạt được hiệu quả cao nhất trong công việc cũng như trong cuộc sống thì mỗi chúng ta cần phải nắm chắc lí thuyết, kiến thức trong sách vở và áp dụng được nó vào thực tiễn, vào việc mình làm để rút ra kinh nghiệm, bài học cho bản thân. Những bài học đó là kiến thức quý báu mà không phải ai cũng có được. Mỗi người trong quá trình học và hành sẽ rút ra được những bài học khác nhau dẫn đến việc hoàn thiện bản thân, tích lũy kinh nghiệm cũng không giống nhau. Chính vì thế, chúng ta không nên trông chờ vào ai cũng như khẳng định bài học người khác mang đến là đúng mà cần có sự trải nghiệm cho riêng mình, tự mình đúc rút bài học. Mỗi người có quỹ thời gian để học tập như nhau, nhưng thành công hay thất bại là do cách ta học tập, áp dụng lí thuyết vào thực tiễn. Mỗi người cần hiểu được vai trò song hành của lí thuyết và thực tế ngay từ hôm nay và cố gắng học tập nhiều nhất trong khả năng của mình để trở thành người công dân tốt, cống hiến nhiều điều tốt đẹp cho xã hội.

Nghị luận xã hội về mối quan hệ giữa học và hành mẫu 2

Con người từ khi sinh ra và lớn lên để hoàn thiện bản thân cần nhiều yếu tố khác nhau. Chúng ta cần học hỏi, trau dồi không chỉ trong sách vở mà còn phải biết liên hệ thực tiễn để rút ra bài học. Từ xưa, ông cha ta đã đúc kết ra ý kiến “Học đi đôi với hành” để khuyên nhủ con người. “Học đi đôi với hành” mang ý nghĩa là mỗi chúng ta lĩnh hội kiến thức trong sách vở, qua lời dạy của thầy cô, của người có kinh nghiệm, hiểu biết và áp dụng những lí thuyết đó vào thực tế cuộc sống để thực hiện công việc của mình và rút ra bài học cho bản thân tiến bộ hơn. Thiếu một trong hai yếu tố học hoặc hành thì con người khó có thể thành công trong cuộc sống, trên con đường mình đã chọn. Về việc học, sách vở cung cấp cho chúng ta vô vàn kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, chúng ta có thể tìm hiểu, học hỏi nhiều điều hay lẽ phải để mở mang tri thức, tầm hiểu biết của mình. Việc thực hành, áp dụng những kiến thức sách vở vào cuộc sống giúp chúng ta rút ra những bài học thực tiễn để hoàn thiện công việc của mình và rút ngắn khoảng cách đến thành công. Nếu mỗi người có học mà không có hành thì cũng chỉ là những kiến thức suông vì giữa học và hành có nhiều sự khác biệt. Có hành mà không được học sẽ không vỡ lẽ ra nhiều điều và sẽ chỉ dừng ở một mức độ nhất định. Vì vậy học hỏi và thực hành cần đi đôi với nhau để bổ sung cho nhau giúp con người hoàn thiện chặng đường chinh phục điều mình đang theo đuổi. Tuy nhiên, bên cạnh đó, có nhiều bạn chỉ chăm chú vào học kiến thức trong sách vở, miệt mài với đèn sách nhưng không quan tâm đến việc áp dụng kiến thức đó vào thực tế. Lại có những người tuy có kinh nghiệm, được áp dụng thực tế nhưng lại không tích lũy, không có đủ kiến thức cần thiết. Những người này cần phải cố gắng khắc phục những thứ mình còn thiếu sót để hoàn thiện bản thân. Học tập và trau dồi là quá trình mà mỗi con người có một đường đi khác nhau, chúng ta ai cũng hướng đến một cuộc sống tốt đẹp, văn minh hơn, chính vì thế, tầm quan trọng của việc học và hành từ bao đời nay đều rất quan trọng với con người, chúng ta hãy chăm chỉ học tập ngay từ hôm nay.

Nghị luận xã hội về mối quan hệ giữa học và hành mẫu 3

Ai cũng mong muốn mình trở thành những người tài năng, giỏi giang để có một cuộc sống tốt đẹp và cống hiến cho xã hội văn minh hơn. Để làm được điều này, chúng ta cần áp dụng phương pháp học đi đôi với hành ngay từ hôm nay. “Học” là quá trình tiếp thu kiến thức được tích lũy trong sách vở, là trau dồi tri thức, mở mang trí tuệ, không để tụt lùi, lạc hậu. Còn “Hành” là ứng dụng lí thuyết đã học vào thực tiễn đời sống. Trong thời đại của khoa học phát triển như vũ bão, việc “học đi đôi với hành” càng được đạt ra một cách nghiêm túc. Học ở đây không chỉ là học trong sách vở, bó hẹp trong phạm vi nhà trường mà còn phải học trong đời sống. Ở lứa tuổi nào cũng phải không ngừng học tập, học mọi lúc mọi nơi. “Học không hành” là lối học hình thức với mục đích là hòng cầu danh lợi. Đó là lối học định hướng đến những mục đích tầm thường. Tuy nhiên, một thực tế đáng buồn hiện nay là nước ta còn quá coi trọng lí thuyết mà chưa đầu tư nhiều cho thực hành. Vấn đề này một mặt đến từ nhận thức của học sinh, mặt khác còn do chúng ta chưa có đủ cơ sở vật chất phục vụ cho việc thực hành để áp dụng những kiến thức từ sách vở vào cuộc sống. Là một học sinh, chúng ta cần phải nghiêm túc trong việc học. Học là phải hiểu, và hiểu là phải thực hành. Không học vẹt, học tủ, học qua loa cho có. Khi học xong thì cần phải ôn lại bài và làm lại các bài tập vận dụng để có thể nhớ được những bài vừa học. Và một điều không thể thiếu là cần phải sáng tạo, mạnh dạn nói lên kiến thức và suy nghĩ của mình để góp phần cho việc học thêm tốt và thành công hơn.

Nghị luận xã hội về mối quan hệ giữa học và hành mẫu 4

Mỗi con người có một nhận thức và hành động khác nhau. Mức độ chúng ta tiếp thu kiến thức và biến nó thành vốn sống, tích lũy của mình tùy thuộc vào khả năng của mỗi người. Ý kiến “Học đi đôi với hành” đã đề cao tầm quan trọng của việc học tập cũng như áp dụng kiến thức vào thực tế.

“Học đi đôi với hành” có nghĩa là chúng ta lĩnh hội kiến thức trong sách vở, qua lời dạy của thầy cô, của người có kinh nghiệm, hiểu biết và áp dụng những lí thuyết đó vào thực tế cuộc sống để thực hiện công việc của mình và rút ra bài học cho bản thân tiến bộ hơn. Sách vở cung cấp cho chúng ta vô vàn kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, chúng ta có thể tìm hiểu, học hỏi nhiều điều hay lẽ phải để mở mang tri thức, tầm hiểu biết của mình. Việc thực hành, áp dụng những kiến thức sách vở vào cuộc sống giúp chúng ta rút ra những bài học thực tiễn để hoàn thiện công việc của mình và rút ngắn khoảng cách đến thành công. Có học mà không có hành thì cũng chỉ là những kiến thức suông vì giữa học và hành có nhiều sự khác biệt. Có hành mà không được học sẽ không vỡ lẽ ra nhiều điều và sẽ chỉ dừng ở một mức độ nhất định. Vì vậy học hỏi và thực hành cần đi đôi với nhau để bổ sung cho nhau giúp con người hoàn thiện chặng đường chinh phục điều mình đang theo đuổi.

Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều bạn chỉ chăm chú vào học kiến thức trong sách vở, miệt mài với đèn sách nhưng không quan tâm đến việc áp dụng kiến thức đó vào thực tế. Lại có những người tuy có kinh nghiệm, được áp dụng thực tế nhưng lại không tích lũy, không có đủ kiến thức cần thiết trong sách vở... Những người này cần phải cố gắng khắc phục những thứ mình còn thiếu sót để hoàn thiện bản thân.

Bao nhiêu thế hệ, bao nhiêu năm trôi qua cũng không thể phủ nhận vai trò, tầm quan trọng của việc học và thực hành. Chính vì thế, mỗi con người cần có tinh thần tự giác học tập và tích lũy kiến thức để sau này xây dựng cho mình một cuộc sống tốt đẹp đồng thời góp phần giúp đất nước ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn.

Mối quan hệ giữa học và hành mẫu 5

Con người từ khi sinh ra và lớn lên để hoàn thiện bản thân cần nhiều yếu tố khác nhau. Chúng ta cần học hỏi, trâu dồi không chỉ trong sách vở mà còn phải biết liên hệ thực tiễn để rút ra bài học. Từ xưa, ông cha ta đã đúc kết ra ý kiến “Học đi đôi với hành” để khuyên nhủ con người.

“Học đi đôi với hành” mang ý nghĩa là mỗi chúng ta lĩnh hội kiến thức trong sách vở, qua lời dạy của thầy cô, của người có kinh nghiệm, hiểu biết và áp dụng những lí thuyết đó vào thực tế cuộc sống để thực hiện công việc của mình và rút ra bài học cho bản thân tiến bộ hơn. Thiếu một trong hai yếu tố học hoặc hành thì con người khó có thể thành công trong cuộc sống, trên con đường mình đã chọn.

Về việc học, sách vở cung cấp cho chúng ta vô vàn kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, chúng ta có thể tìm hiểu, học hỏi nhiều điều hay lẽ phải để mở mang tri thức, tầm hiểu biết của mình. Việc thực hành, áp dụng những kiến thức sách vở vào cuộc sống giúp chúng ta rút ra những bài học thực tiễn để hoàn thiện công việc của mình và rút ngắn khoảng cách đến thành công. Nếu mỗi người có học mà không có hành thì cũng chỉ là những kiến thức suông vì giữa học và hành có nhiều sự khác biệt. Có hành mà không được học sẽ không vỡ lẽ ra nhiều điều và sẽ chỉ dừng ở một mức độ nhất định. Vì vậy học hỏi và thực hành cần đi đôi với nhau để bổ sung cho nhau giúp con người hoàn thiện chặng đường chinh phục điều mình đang theo đuổi.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, có nhiều bạn chỉ chăm chú vào học kiến thức trong sách vở, miệt mài với đèn sách nhưng không quan tâm đến việc áp dụng kiến thức đó vào thực tế. Lại có những người tuy có kinh nghiệm, được áp dụng thực tế nhưng lại không tích lũy, không có đủ kiến thức cần thiết. Những người này cần phải cố gắng khắc phục những thứ mình còn thiếu sót để hoàn thiện bản thân.

Học tập và trau dồi là quá trình mà mỗi con người có một đường đi khác nhau, chúng ta ai cũng hướng đến một cuộc sống tốt đẹp, văn minh hơn, chính vì thế, tầm quan trọng của việc học và hành từ bao đời nay đều rất quan trọng với con người, chúng ta hãy chăm chỉ học tập ngay từ hôm nay.

Suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành mẫu 6

“Học rộng rồi tóm lại cho gọn, theo điều học mà làm” – Đây là một câu được trích từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp. Bài tấu này được gửi đến vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791. Qua bài bàn luận này, Nguyễn Thiếp đã nêu lên tầm quan trọng của việc học đi đôi với hành cho vua Quang Trung biết. Và dù là thời Quang Trung, hay hiện tại, việc học và hành luôn có một mối quan hệ mật thiết với nhau - “Học phải đi đôi với hành” thì mới là “học thật”.

Vậy, học được định nghĩa như thế nào? Có thể hiểu "học" là một quá trình giúp ta thu nạp thêm kiến thức và biến kiến thức đó trở thành hiểu biết của bản thân mình. Việc học, không chỉ đơn giản là học từ thầy cô giáo, ta có thể học ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào. Có thể học hỏi kinh nghiệm từ những người lớn tuổi, hay học hỏi trao đổi với bạn bè, hoặc có thể tự học, tự tìm tòi thông qua sách vở hoặc các trải nghiệm thực tế. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở chữ học, thì việc này chưa thật sự có ý nghĩa. Vì học là để cho bản thân, học phải hữu ích với bản thân, với xã hội. Mọi thứ ta học, ta ghi nhớ trong đầu, phải được áp dụng vào thực tế thì mới chính xác và xứng đáng với những gì ta học. Hay có thể nói, lý thuyết phải được đưa vào cuộc sống, phải thực hiện qua hành động, lao động thực tế thì mới là “lý thuyết sống” còn không, chúng chỉ là lý thuyết suông. Đó chính là lý do mà ta phải có “hành”.

Vậy hành là gì? Hành chính là những hoạt động, những quy trình, những thao tác vận dụng, những cách giải quyết phù hợp với tình huống thực tế. Hành là “cái động của lý thuyết” khi áp dụng vào thực tế. Lý thuyết chỉ có một, nhưng khi ra ngoài thực tế, mỗi trường hợp, ta sẽ lại có cách áp dụng lý thuyết khác nhau. Có thể nói, hành là hành động, là sự biến hóa dựa trên cơ sở lý thuyết vững chắc. Và hành sẽ giúp ta khẳng định vững chắc và nắm rõ hơn những lý thuyết đã học.

Đúng như lời Bác Hồ đã căn dặn "Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Lời dạy này đã khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa “học” và “hành”. Học và hành luôn phải đi chung và bổ trợ cho nhau. Hành là nơi áp dụng các lý thuyết đã học, giúp chúng mình, củng cố và làm rõ những gì đã học. Còn học lại là nơi cơ sở, bắt nguồn của mọi việc hành, có học thì hành mới vững chắc và an toàn. Đó là lý do mà các môn học luôn có phần thực hành. Từ các thực nghiệm thí nghiệm lý, hóa, sinh, ta có thể hiểu được các phương trình, phép toán, lý thuyết khó hiểu từ lý thuyết của chúng.

Trong chỉ dừng lại ở đó, với La Sơn Phu Tử, trong "Bàn luận về phép học” thì “hành” còn là sự áp dụng đạo lý của thánh hiền vào cuộc sống, biến triết lý thành thực tế để hoàn thiện nhân cách, phẩm giá của con người. Đối với người xưa, học không chỉ làm người, học còn để hiểu Đạo. Đó lẽ lẽ sống, lẽ cư xử đối đãi giữa người với người. Có học, mới hiểu rõ Đạo, mới biết vận dụng đạo lý thánh hiền vào cuộc sống. Học không phải là “đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường”. Vì cách học vì danh lợi phù phiếm này chỉ khiến “nước mất nhà tan”, sản sinh ra một thế hệ “chúa tầm thường, thần nịnh hót”. “Đạo học thành thì người tốt nhiều, người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị” - Đây chính là những gì mà La Sơn Phu Tử đã bàn luận trong tấu chương của mình.

Và tất nhiên, học có hành, thì hành cũng phải có học. Nếu không có lý thuyết làm cơ sở, thì việc hành biết bắt đầu như thế nào, và hành như thế nào là đúng đắn. Thực hành phải có lý thuyết định hướng, như vậy sẽ bớt được rất nhiều thời gian, và giảm thiểu những điều xấu, rủi ro không mong muốn. Đạo làm người cũng vậy, cách cư xử, đối nhân xử thế cũng vậy. Cần có người đi trước dẫn lối đưa đường, thì đạo mới đi đúng hướng, người mới có thể “thành nhân”.

Qua bài luận, Phu Tử cũng đã đưa cho vua Quang Trung một phương pháp học đúng đắn: “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.” Giáo dục đúng cách, vận dụng hợp lý thì “nhân tài mới lập được công. Triều đình nhờ thế cũng được vững yên”.

Như vậy, từ bài tấu “Bàn luận về phép học” của Nguyễn Thiếp, ta có thể thấy “học” và “hành” đều có tầm quan trọng như nhau và quan hệ mật thiết, không thể tách rời. “Học” có vai trò dẫn dắt việc “hành” và “hành” có tác dụng củng cố, chứng minh và hoàn thiện việc học. Từ đó, chúng ta cần phải điều chỉnh phương pháp học sao cho phù hợp, học cần vận dụng lý thuyết hợp lý để đạt kết quả tốt.

Bài văn mẫu lớp 8 số 6 đề 2: Mối quan hệ giữa học và hành

Học đi đôi với hành mỗi người cần phải hiểu rõ câu nói trên, “học” là một quá trình tiếp nhận nguồn, con người sẽ cải thiện kiến thức thông qua việc học, còn “hành” chính là sử dụng kiến thức đã học được vào thực tế, còn được gọi là sự chuyển hóa từ lý thuyết sang hành động. Nếu chỉ học thôi thì chưa đủ, con người cần phải thực hành mới gọi là tri thức có giá trị.

Có thể trên lớp bạn là người rất giỏi Toán nhưng về nhà bài tập thì không làm, bạn giỏi học Vật lí mà không làm thí nghiệm, không ứng dụng kiến thức vào thực tế liệu nguồn kiến thức đó có bị mai một hay không? chắc chắn là có rồi. Cũng như việc học Văn chỉ học vẹt, đối phó mà không có sự cảm thụ văn chương chắc chắn học trước quên sau, không có tính hiệu quả.

Bác Hồ cũng từng nói: “Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”, lời răn dạy của Bác cũng đã khẳng định thêm mối quan hệ mật thiết giữa học với hành. Khi ta có lý thuyết vững vàng việc thực hành sẽ giúp củng cố kiến thức, ghi nhớ hơn lý thuyết với thu nhận, học mà không hành chỉ phí hoài công sức đổ sông đổ biển.

Hai yếu tố học và hành không thể tách biệt mà phải bổ sung cho nhau, nếu hành thôi mà không học, không có lý thuyết làm nền tảng làm việc gì chắc chắn cũng sẽ thất bại, cũng như một người mò mẫn trong đêm tối mà không có ánh sáng dẫn lối. Không ai mà biết làm bài tập khi chưa có công thức, định nghĩa. Nếu không có việc học thu nhận kiến thức thì ta không có cơ sở nền tảng để thực hành, các hành động thực hiện sẽ không mang lại kết quả như ý muốn, vì lẽ đó mà Nguyễn Thiếp đề nghị vua Quang Trung thay đổi phương pháp nhằm giúp việc học tập có tính hiệu quả hơn đó là: ‘Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.”

Từ bài “Bàn về phép học” La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã cho thấy một phương pháp học chính xác và hiệu quả cao cho đến ngày nay. Học là nền tảng để thực hành thành công, biến nguồn kiến thức thu nhận trở nên thú vị, hữu ích và hiệu quả. Đừng học mà không hành chỉ uổng công sức, thời gian, tiền bạc, hãy biến nguồn kiến thức giúp ích cho bản thân, gia đình và xã hội.

Ngoài ra, VnDoc còn rất nhiều những bài văn mẫu hay với đề bài Học đi đôi với hành được chúng tôi tổng hợp vào file tải. Mời các bạn học sinh tải file về để có thể tham khảo nhiều bài văn mẫu hơn.

---------------------------

Trên đây VnDoc đã hướng dẫn tới các bạn bài Bài văn mẫu lớp 8 số 6 đề 2: Mối quan hệ giữa học và hành. Từ xưa đến nay, học và hành luôn là hai việc không thể tách rời nhau. Mời các bạn tham khảo để có thêm ý tưởng làm bài nhé.

Ngoài Bài văn mẫu lớp 8 số 6 đề 2: Mối quan hệ giữa học và hành, các bạn học sinh còn có thể tham khảo các tài liệu Văn mẫu lớp 8, Soạn bài lớp 8 được cập nhật liên tục trên VnDoc để học tốt  Văn 8 hơn.

Năm học 2023 - 2024 các em học sinh sẽ được làm quen với 3 bộ sách mới: Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức với cuộc sống và Cánh diều. Để giúp các em học sinh biết cách soạn văn 8 những bộ sách mới này, VnDoc đã biên soạn tài liệu soạn bài, văn mẫu, tác giả tác phẩm cho 3 bộ sách. Mời các bạn tham khảo qua các chuyên mục dưới đây:

  1. Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo
  2. Ngữ văn 8 Kết nối tri thức
  3. Ngữ văn 8 Cánh diều
Đánh giá bài viết
999 495.741
Sắp xếp theo

    Văn mẫu lớp 8 Sách mới

    Xem thêm