Sự tích Chầu Mười Đồng Mỏ

Huyền tích Chầu Mười Mỏ Ba

Chầu Mười Đồng Mỏ là ai? Đền thờ Chầu Mười Đồng Mỏ ở đâu? VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Huyền tích Chầu Mười Mỏ Ba để bạn đọc cùng tham khảo để bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về Chầu Mười Mỏ Ba.

Chầu Mười

Tên khác: Mỏ Ba công chúa

Thân thế: Chầu Mười Đồng Mỏ là con gái tù trưởng ở đất Đồng Mỏ. Sinh thời Chầu giỏi võ và kiếm cung, khi vua Lê Thái Tổ hiệu triệu toàn dân đánh giặc, Ngài đã chiêu binh ra sức giúp triều đình. Sau khi giặc tan triều đình phong công. Chầu giúp dân lập ấp tế trợ cứu bần. Đến mùa thu Chầu mãn hạn về tiên. Triều đình phong tặng anh hùng liệt nữ, tiếng Chầu anh linh biến hiện khắp Bắc Trung Nam xa gần nô nức trảy hội Mỏ ba. Chầu được Ngọc Hoàng sắc phong Khâm sai bốn phủ – một trong những vị Chầu tối linh được nhân dân và con nhang đệ tử phụng sự loan giá. Chầu về ngự áo vàng khăn chữ nhân, ra tay dấu 10 ngón, lưng đeo kiếm cờ múa kiếm múa cờ ngự đồng loan giá phán chỉ thông truyền chứng lễ hoa quả lương thực.

Chầu Mười

Có tài liệu cho rằng:

Chầu Mười vốn là người Tày, dưới thời Lê Thái Tổ Trung Hưng khởi binh chống giặc. Chầu sinh quán trong một gia đình có truyền thống đao cung ở đất Mỏ Ba (Đồng Mỏ), Lạng Sơn. Sau này, chầu trở thành vị nữ tướng tài ba, tập hợp quân dân các dân tộc ở đất Đồng Mỏ, giúp vua Lê đánh đuổi giặc Minh. Vua rất tin tưởng, giao cho chầu trấn giữ các châu, nơi cửa ải Chi Lăng. Trong trận quyết chiến Chi Lăng, Xương Giang, chầu đã lập chiến công, chém cụt đầu tên tướng giặc là Liễu Thăng. Kháng chiến thắng lợi, bà được vua phong công, giao cho cai quản vùng Mỏ Ba, Đồng Mỏ, trấn giữ ải Chi Lăng. Tại vùng Mỏ Ba, ba giúp dân lập xóm ấp làng bản, dạy dân làm ăn, được già trẻ xa gần ai ai cũng mến phục. Đến cuối mùa thu thì chầu về tiên.

Theo lịch sử ghi lại, thực tế Liễu Thăng bị chém là do quân quan triều đình. Vì vậy, có lẽ Chầu Mười chính là người thổ dân có công giúp quân triều đình chiến đấu thắng lợi và giết được Liễu Thăng.

Chầu Mười thường hay về ngự đồng trong các dịp tiệc vui hoặc các cửa đền ở đất Lạng Sơn. Khi ngự đồng, chầu thường mặc áo vàng, một múa kiếm, tay kia múa cờ lệnh (hoặc mồi) là khi chầu xông pha nơi trận mạc.

Đền thờ chính: Đền Chầu Mười được lập ngay sát cửa ải Chi Lăng, nơi bà trấn giữ năm xưa, chính là Đền Chầu Mười Đồng Mỏ hay Đền Mỏ Ba, lập tại xã Mỏ Ba, thị trấn Đồng Mỏ, Lạng Sơn.

Mời bạn đọc cùng tham khảo:

Sự tích Chầu Bảy Kim Giao

Sự tích Chầu Bát

Sự tích Chầu Cửu

Đánh giá bài viết
1 7.880
Sắp xếp theo

Đạo Mẫu Việt Nam

Xem thêm