Bản tường trình bài thực hành số 6 hóa 10

Bài thực hành số 6 hóa học 10 Tốc độ phản ứng hóa học

Bài thực hành số 6 hóa 10 được VnDoc biên soạn là nội dung bài 37 sách giáo khoa hóa 10 trang 155. Nội dung tài liệu giúp các bạn học sinh. soạn bài cũng như chuẩn bị bài thực hành số 6: Tốc độ phản ứng hóa học một cách tốt nhất. Mời các bạn tham khảo.

Họ và tên: ...............................................................................

Lớp         :................................................................................

Báo cáo bài thực hành số 6 Hóa 10

1. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng

Dụng cụ, hóa chất:

Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ, giá ống nghiệm,…

Hóa chất: dung dịch HCl nồng độ khoảng 18%, dung dịch HCl nồng độ khoảng 6%, kẽm viên.

Cách tiến hành:

Chuẩn bị hai ống nghiệm như sau:

Ống thứ nhất chứa 3ml dung dịch HCl nồng độ khoảng 18%

Ống thứ hai chứa 3ml dung dịch HCl nồng độ khoảng 6%

Cho đồng thời vào mỗi ống một hạt kẽm có kích thước giống nhau.

Hiện tượng – giải thích

Hiện tượng: Tốc độ thoát khí của ống nghiệm thứ nhất nhanh hơn tốc độ thoát khí của ống nghiếm thứ 2. Viên kẽm của ống thứ nhất tan nhanh hơn ống nghiệm thứ 2.

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

=> Kết luận: Nồng độ ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng, khi tăng nồng độ chất tham gia thì tốc độ phản ứng tăng.

2. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng

Dụng cụ, hóa chất:

Dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn, kẹp gỗ, …

Hóa chất: dung dịch H2SO4, Zn viên.

Cách tiến hành:

Chuẩn bị hai ống nghiệm, mỗi ống đựng 3ml dung dịch H2SO4 nồng độ khoảng 15%.
Đun dung dịch trong một ống đến gần sôi. Cho đồng thời vào mỗi ống một hạt Zn có kích thước giống nhau.

Hiện tượng – giải thích:

Ống nghiệm đun nóng viên kẽm tan nhanh hơn và có tốc độ thoát khí nhanh hơn ống nghiệm thứ 2.

Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

Kết luận: Nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng. Nhiệt độ tăng thì tốc độ phản ứng tăng.

3. Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc đến tốc độ phản ứng

Dụng cụ, hóa chất:

Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ, giá để ống nghiệm,…

Hóa chất: dung dịch H2SO4 nồng độ khoảng 15%, mẩu kẽm có kích thước khác nhau.

Cách tiến hành:

Chuẩn bị hai ống nghiệm, mỗi ống đựng 3ml dung dịch H2SO4 nồng độ khoảng 15%, sau đó chuẩn bị hai mẫu Zn có khối lượng bằng nhau.

Một mẫu có kích thước hạt nhỏ hơn mẫu còn lại.

Cho đồng thời hai mẫu kẽm đó vào hai ống nghiệm đựng H2SO4 ở trên.

Hiện tượng – giải thích:

Ống nghiệm có kẽm kích thước nhỏ hơn thì nhan tan và tốc độ thoát khí nhanh hơn ống nghiệm có kích thước lớn.

Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

=> Kết luận: diện tích tiếp xúc ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng. Diện tích tiếp xúc càng lớn, tốc độ phản ứng càng tăng.

.......................................

Trên đây VnDoc đã giới thiệu Bản tường trình bài thực hành số 6 hóa 10. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 10, Chuyên đề Vật Lý 10, Chuyên đề Hóa học 10, Giải bài tập Toán 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook, mời bạn đọc tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 10 để có thể cập nhật thêm nhiều tài liệu mới nhất.

Đánh giá bài viết
1 1.228
Sắp xếp theo

    Hóa 10 - Giải Hoá 10

    Xem thêm