Bí kíp giúp trẻ tiểu học tập trung cao khi học bài ở nhà

VnDoc.com xin tổng hợp tới các thầy cô cùng phụ huynh Bí kíp giúp trẻ tiểu học tập trung cao khi học bài ở nhà. Mời các bạn cùng xem nội dung chi tiết.

1. Tạo cho trẻ không gian học tập hợp lí

Môi trường học tập ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tập trung của trẻ. Chính bới vậy khi trẻ học bài ở nhà, cha mẹ cần tạo điều kiện thuận lợi tối đa giúp việc học của con diện ra suôn sẻ và đạt hiệu quả cao. Theo đó, góc học tập của trẻ tiểu học cần đặt trong không gian yên tĩnh. Nếu nhà gần những khu vực ồn ào như chợ, công viên, đường xá thì tốt nhất phụ huynh nên trang bị cửa sổ, cách âm để đảm bảo sự tĩnh lặng cho không gian phòng học. Trong khi trẻ học bài thì bố mẹ cũng không nên xem tivi, bật tivi, nhạc quá lớn gây mất tập trung ở trẻ. Ngoài liên quan đến vấn đề âm thanh thì ánh sáng phòng học cũng cần được quan tâm. Muốn trẻ có thể tập trung học bài thì ánh sáng cần phải phù hợp với mắt của trẻ, không được quá yếu hay quá chói. Nếu ban ngày, cha mẹ có thể giúp trẻ tận dụng ánh sáng tự nhiên để học, giúp mắt được điều tiết tốt hơn.

Bí kíp giúp trẻ tiểu học tập trung cao khi học bài ở nhà

Điều quan trọng không thể thiếu đó chính là không gian bàn học, nơi trẻ học tập cần luôn được sắp xếp một cách gọn gàng, ngăn nắp, thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ. Một bàn học bừa bộn gây khó chịu cho trẻ, khả năng tập trung khi học bài sẽ bị giả sút đáng kể. Cha mẹ không nên cho trẻ vừa học vừa nghe nhạc, vừa xem tivi bởi như vậy sẽ dễ gây sao nhãng trong quá trình học tập của con, việc học sẽ trở nên kém hiệu quả.

2. Lập thời gian biểu học tập khoa học

Cha mẹ nên hết sức chú ý trong việc lập thời gian biểu học tập, vui chơi và nghỉ ngơi của trẻ. Cha mẹ nên đưa ra những quy định cụ thể và yêu cầu trẻ chấp hành một cách nghiêm túc, nếu trẻ vi phạm thì sẽ có những hình phạt. Theo đó nên cho trẻ học trong khoảng thời gian cố định trong ngày, ví dụ vào buổi tối từ 19h-21h, đây là khoảng thời gian trẻ có thể tiếp thu kiến thức dễ dàng nhất. Việc yêu cầu trẻ học vào khoảng thời gian cố định giúp trẻ chuẩn bị tinh thần sẵn sàng cho việc học tập, nhờ đó mà khả năng tập trung học bài cùng được nâng cao. Mỗi ngày trẻ sẽ phải học, làm một số lượng bài tập mà giáo viên giao, chỉ khi nào trẻ hoàn thiện xong mới cho trẻ đi ngủ. Việc đề ra như vậy cũng khiến cho trẻ thêm tinh thần quyết tâm tập trung làm bài tập thật nhanh để được mau chóng nghỉ ngơi.

3. Đặt mục tiêu học tập cho trẻ

Mỗi buổi học ở nhà cha mẹ nên đặt ra cho con những mục tiêu học tập cụ thể để rèn luyện nâng cao khả năng tập trung của con. Ví dụ trong 1 tiếng, bố mẹ yêu cầu con phải làm 5 bài tập toán trong sách giáo khoa, nếu con hoàn thiện kịp giờ thì sẽ được thưởng 15-20 phút chơi game hay xem tivi. Đây là một biện pháp hiệu quả, kích thích trẻ tập trung cao độ để mau chóng hoàn thiện bài tập thật nhanh để có được những phần thưởng mà bố mẹ đưa ra. Tuy nhiên trong thời gian 1 tiếng mà con không hoàn thiện được mục tiêu thì cha mẹ không nên quát mắng, nổi giận với con mà cần động viên, khích lệ con cố gắng để đạt được mục tiêu đã đề ra. Bố mẹ khi lập ra những mục tiêu cho bé học tập thì cần chú ý đến tính khả thi. Không thể bắt trẻ làm 10-15 bài tập trong 1 tiếng đồng hồ. Ngược lại cũng không nên đặt ra những mục tiêu quá dễ vì điều đó sẽ hạn chế khả năng tập trung cao độ khi học bài của trẻ.

4. Chú ý đến giấc ngủ của trẻ

Cha mẹ nên quan tâm đến vấn đề giấc ngủ của trẻ, không nên cho trẻ thức quá khuya để chơi điện tử, xem tivi hay những hoạt động khác. Khi thức khuya thì sáng hôm sau trẻ cảm thấy mệt mỏi do thiếu ngủ, cả ngày học tập không hiệu quả, việc học bài ở nhà cũng sẽ mất tâp trung. Chính bởi vậy cha mẹ nên cho con ngủ trước 22h tối để đảm bảo trẻ được ngủ đủ 8 tiếng/ ngày, có như vậy việc học tập của trẻ mới được thuận lợi và đạt hiệu quả cao.

5. Hướng dẫn con thư giãn khi học bài

Việc học tập trong khoảng thời gian dài sẽ khiến trẻ mất tập trung. Lúc này cha mẹ cần gợi ý cho con những cách thư giãn hiệu quả, giúp con mau chóng tỉnh táo, tập trung học bài sao cho hiệu quả nhất. Theo đó, trước khi trẻ bắt đầu học, cha me nên chia bài tập của trẻ thành những phần nhỏ, trẻ sẽ hoàn thiện lần lượt từng phần. Cha mẹ cũng có thể cho con bắt đầu làm từ những bài tập đơn giản trước sau đó mới đến những bài nâng cao. Sau mỗi lần hoàn thiện bài tập thì trẻ nên dành 5 phút để nghe nhạc hay đứng dậy vận động cho cơ thể được thoải mái. Sau khi nghỉ ngơi thì trẻ bắt đầu vào bàn học tiếp, chắc chắn trẻ sẽ cảm thấy minh mẫn và tập trung hơn khi học.

6. Trẻ mất tập trung khi học bài: Dưới đây là những cách cực hiệu quả để rèn luyện khả năng tập trung cho con

1. Đối với học sinh lớp 1 và lớp 2

Rèn trực giác: Rèn luyện khả năng học tập, giúp học sinh tập trung lắng nghe bài giảng trên lớp, bài kiểm tra không cẩu thả.

Cấp độ 1: Tìm chữ trong dòng. Ví dụ tìm chữ j trong dòng chữ dj và gạch chân:

Koenvbjnebvbjekuhgjangyubvjekuhgjangykesk

Jdekjklojkiejismjkielijileujhjiejiejnksil

Ejksmjwekjahxjikemjiskejndmkejjdejoekjsle

Ijksmennhuejnsjemhsjiwmaliewokmeijmdjeiji

Smejksiojiejeivbjhenunhjsvianujnbvejbjeij

iwmaliewokmeijmdjeijikksjeiksiejksiejsjkej

Cấp độ 2: Khoanh tròn các số 1771 trong các số sau:

1717 7117 1771 7711 7117 1717

1771 7171 7117 1717 7711 1771

7171 1717 1771 1717 7117 7171

Rèn thính giác: Rèn luyện khả năng học tập để học sinh tập trung lắng nghe

Cấp độ 1: Rèn nghe số

Cha mẹ đọc cho trẻ nghe dãy số, khi trẻ nghe xong yêu cầu viết lại dãy số theo trí nhớ.

Ví dụ: Cha mẹ đọc 68728. Sau khi trẻ nghe xong, hãy viết ra giấy 68728

hoặc đọc: 88245 35628 254336 398541 236854 25918

Luyện nghe

Cha mẹ đọc cho con nghe bài tiểu luận ngắn, trẻ lắng nghe thật cẩn thận, khi nghe thấy cha mẹ đọc đến từ "một", trẻ lấy bút viết lên giấy "√", sau khi cha mẹ đọc xong, thống kê số lượng từ "một".

"Có một con chim nhỏ, tổ ở trên một cành cây cao, vì lông chưa mọc đủ nên nó chưa thể bay, hàng ngày nằm trong tổ với hai con chim anh em và chúng cảm thấy rất vui.

Một buổi sáng nó thức dậy, hai con chim anh của nó đã bay đi kiếm thức ăn. Hai con chim nhìn thấy trên một cái cây to có một cái lá rất lớn. Trên cái lá lớn có một con chim nhỏ đang đứng bắt sâu. Sâu bệnh ăn rất nhiều lá làm cây không thể lớn. Cây lớn là bạn thân của chúng ta, cây nhả ra oxi, tốt cho chúng ta thở. Lúc đó hai con chim anh cùng sà xuống bắt sâu".

Cấp độ 2: Tư duy từ

Cha mẹ đọc một từ, trẻ nghe thật kỹ, khi nào nghe thấy từ về thiết bị điện trẻ ngay lập tức giơ tay phải, nghe thấy từ về đồ dùng học tập giơ tay trái.

Ví dụ: Giáo viên, máy giặt, bóng rổ, ti vi, xe đạp, cặp sách, tủ lạnh, bài tập về nhà, máy lạnh..

Quạt điện, điện thoại, lịch, tên lửa, bút điện, điện thoại di động, bóng rổ, cầu lông, máy bay, dao…

Tìm sự khác biệt: Nghe kỹ hai câu trong một nhóm câu, nhanh chóng tìm ra sự khác biệt giữa hai câu.

Nhóm thứ nhất:

A. Buổi sáng sớm ở quê hương tôi thật yên bình, thật trong sáng, thật đẹp

B: Buổi sáng sớm ở quê hương tôi thật yên tĩnh, thật thoải mái, thật đẹp.

Nhóm thứ 2:

A. Tôi có một điều ước đep. Khi lớn lên tôi sẽ trở thành một nhà thực vật học và trồng những bông hoa đẹp nhất cho mẹ tôi.

B. Tôi có một ước mơ đẹp. Khi lớn lên tôi sẽ trở thành một nhà thực vật học và trồng những bông hoa tươi đẹp cho mẹ tôi.

2. Đối với học sinh lớp 3 lớp 4: Rèn luyện khả năng học tập để học sinh tập trung lắng nghe.

Cấp độ 1: Cải thiện sự chú ý trong học tập, giảm cẩu thả.

Ví dụ: Tìm chữ u trong dòng chữ bên dưới và khoanh tròn lại

w r t y u t y h t u e x v I y g s x I u m o r e u

c v t r s a I u r t u c w y y t u e c s x n w d t

t e y t w c b n x y u e t c v u n m I t i o w

b q u y e t x c I j k e r t u n c r e e u g e r y

Cấp độ 2:

Ví dụ: Tìm các chữ cái khác nhau trong mỗi dòng, khoanh tròn và ghi lại tổng bao nhiêu chữ khác.

BBBDBBBBDBBBBDBBBBDBBBBDBBBDBBBBBDBBBBDBBBDBBBBDBBBDBBB

YYYYVYYYVYVYYYYVYYYVYVYYYYVYYYYVYYYYVYYYVYVYYYYVYYVYYYYYVYVYY

Cấp độ 3: Cải thiện sự tập trung thị giác và tăng cường thái độ học tập nghiêm túc.

Ví dụ: Trong những dãy số dưới đây, khoanh tròn vào dãy số 2332

2332 3322 2332 3223 3232 2323 3322 2332

3232 2332 2233 3322 2323 3232 2332 2323

3223 2323 3322 2332 2332 3232 2233 3232

3322 3223 2332 2233 3322 2233 2323 2332

Rèn thính giác: Rèn luyện khả năng học tập để học sinh tập trung lắng nghe bài giảng nâng cao hiệu quả học tập.

Cấp độ 1: Nhớ số

Cha mẹ đọc dãy số nào đó, trẻ ghi lại lên giấy.

8278281 8589296 6856011 8251458 8196389 8693528

Cấp độ 2: Rèn từ

Cha mẹ đọc bài tiểu luận, yêu cầu trẻ lắng nghe cẩn thận và học thuộc lòng sau khi nghe.

Tư duy từ: Cha mẹ đọc một từ, trẻ lắng nghe thật cẩn thận. Khi cha mẹ đọc đến từ chỉ địa điểm trẻ giơ ngay tay phải, khi cha mẹ đọc đến từ chỉ con vật, trẻ giơ tay trái lên.

Máy bay, Bắc Kinh, ếch, bóng rổ, Mỹ, khỉ, Nhật Bản, cặp sách, tủ lạnh, gà, vịt, nho

Hải Phòng, điện thoại, chăn, thỏ, Hòa Bình, cầu lông, rùa, Tokyo, xe máy, bảng đen

3. Đối với học sinh lớp 5: Rèn luyện khả năng học tập, để học sinh tập trung lắng nghe, nâng cao hiệu quả của bài giảng.

Cấp độ 1: Truyền số

Cha mẹ đọc kết hợp các số 2356 trẻ lặp lại sau khi nghe.

Ví dụ: 68713. Sau khi trẻ nghe cha mẹ đọc xong trẻ trả lời: 68713 (chú ý yêu cầu trẻ đọc là 68713 chứ không phải đọc sáu mươi tám nghìn bảy trăm mười ba nhé)

hoặc 6871 9175 27437 612148

Nghe và sắp xếp: Sau khi cha mẹ đọc một từ và số trẻ nghe rồi lặp lại từ.

Ví dụ: 3 - văn hóa – 4 – giáo dục – hình dạng – đại dương

Trẻ nghe xong và lặp lại: văn hóa, giáo dục hình dạng đại dương

13 – 26 – Hà Nội – 16 – đường sắt – Hồ Gươm

Diễn viên – 12 – tạp chí – 36 – cá heo – 56 – biểu hiện

31- cuộc sống – quê hương – 23 – ngọn đuốc – 36 - nước hoa

Cấp độ 2:

2.1. Luyện nghe

Cho trẻ nghe thật cẩn thận một đoạn văn sau đó theo nội dung bài luận trả lời câu hỏi bên dưới và kể lại nội dung đoạn văn.

Một ngày kia, nhím con mang hai quả dâu tây trên lưng, có một con cáo nhìn thấy và muốn lấy hai quả dâu tây.

Thế là con cáo liền trốn sau bãi cỏ và tìm cách dọa nhím con. Khi nhím con đi đến bãi cỏ, con cáo liền nhảy xổ ra. Nhím giật mình thốt lên: "Thì ra là anh cáo. Anh đang làm gì ở đây thế?".

Cáo nói: "Không có gì, chỉ là đi dạo xung quanh đây thôi. Trên lưng cậu có hai quả dâu tây rất to, nếu cậu ăn nó, cậu sẽ chết đấy".

Nhím nghĩ: "Đây đúng là âm mưu của cáo, nếu không tại sao nó không tự mình nhặt lên". Nhím nghĩ một lúc rồi nói: "Tôi không ăn một mình, tôi mang về mời bố mẹ tôi cùng ăn luôn". Cáo không còn cách nào khác đành cụp đuôi chạy mất.

Nhím con trở về nhà và nói với mẹ: "Hôm nay con đã nhìn thấy âm mưu của cáo và đánh bại cáo". Mẹ nói: "Con thật là một cậu bé thông minh".

Trả lời câu hỏi:

1. Âm mưu của cáo là gì?

2. Nhím nói gì trước âm mưu của cáo?

3. Cuối cùng âm mưu của cáo có thành công không?

Tư duy từ: Cha mẹ đọc một từ, trẻ nghe thật cẩn thận, khi cha mẹ nhắc đến thiết bị điện tử trẻ giơ tay phải, cha mẹ đọc đến dụng cụ học tập trẻ giơ tay trái.

Bàn, máy giặt, bóng rổ, ti vi, xe đạp, tủ lạnh, bài tập về nhà, nho, điều hòa, đèn điện quạt, điện thoại chăn, cốc, điện thoại di động, bóng rổ, cầu lông, thanh kiếm máy bay.

2.2 Tìm sự khác biệt

Ví dụ: Nghe kỹ hai câu sau và nhanh chóng tìm ra sự khác biệt giữa hai câu.

A. Các loài động vật và thực vật trong rừng hưởng ánh nắng mặt trời và mưa của tự nhiên tự do sinh trưởng.

B. Các loài động vật và thực vật trong rừng hưởng ánh nắng mặt trời và mưa của tự nhiên tự do phát triển.

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Bí kíp giúp trẻ tiểu học tập trung cao khi học bài ở nhà. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu thêm tới các bạn học sinh tài liệu về Tiếng Việt nâng cao 1 và các đề thi lớp 1 học kì 1 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

VnDoc.com còn rất nhiều tài liệu hay cho các bé làm thử, ôn tập, chuẩn bị cho kỳ thi cuối học kỳ 1 môn Toán lớp 1môn Tiếng Việt lớp 1. Chúc các em thi tốt và có kết quả tốt nhất nhé.

Đánh giá bài viết
1 1.293
Sắp xếp theo

Kỹ năng sống

Xem thêm