Bình giảng bài thơ Lưu biệt khi xuất dương

Văn mẫu lớp 11: Bình giảng bài Lưu biệt khi xuất dương dưới đây gồm các dạng văn mẫu được VnDoc sưu tầm và giới thiệu củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

1. Bình giảng bài thơ Lưu biệt khi xuất dương mẫu 1

Sống trong hoàn cảnh đất nước bị thực dân Pháp xâm lược, các chí sĩ và thanh niên yêu nước luôn nung nấu quyết tâm tìm ra con đường giải phóng dân tộc khỏi ách áp bức. Và tiêu biểu trong số đó phải kể đến nhà cách mạng Phan Bội Châu. Ông đã thể hiện ý chí, khát vọng ra đi tìm đường cứu nước của mình qua bài thơ "Lưu biệt khi xuất dương".

Bài thơ này được ông sáng tác năm 1905 nhằm mục đích chia tay, từ giã bạn bè, đồng chí trước lúc sang Nhật Bản. Phan Bội Châu là người lãnh đạo phong trào Đông du, xuất dương sang Nhật Bản để các thanh niên Việt Nam có cơ hội được học tập và cũng là thời gian chờ đợi thời cơ để tổ chức lực lượng giành lại chủ quyền dân tộc.

Mở đầu tác phẩm, Phan Bội Châu đã đưa ra quan niệm riêng về chí làm trai của mình:

"Sinh vi nam tử yếu hi kỳ,

Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di".

(Làm trai phải lạ ở trên đời

Há để càn khôn tự chuyển dời)

Chí làm trai đã được nhắc đến trong chiều dài của lịch sử văn học từ văn học dân gian đến văn học trung đại. Ta không thể không biết đến câu thơ của Nguyễn Công Trứ:

"Đã mang tiếng ở trong trời đất

Phải có danh gì với núi sông"

Hay câu ca dao:

"Làm trai cho đáng nên trai

Phú Xuân đã trải, Đồng Nai đã từng"

Là một nam nhi ở đời thì phải có chí khí, không quản ngại khó khăn, thử thách để lập được công danh, lưu tên muôn đời trong sử sách. Đối với Phan Bội Châu, ông cho rằng để khẳng định được phận nam nhi thì phải "lạ", phải làm được những điều phi thường, khác người. Có như vậy mới tạo ra sự riêng biệt, không trộn lẫn với bất kì ai. Việc "lạ" mà ông nhắc đến ở đây chính là việc xoay chuyển càn khôn, tạo hóa. Đó như một lời thách thức với vũ trụ, ông không muốn bậc nam nhi thụ động chịu sự chi phối của trời đất, hoàn cảnh mà bậc nam nhi phải chủ động nắm bắt, chi phối lại hoàn cảnh, không thể để "càn khôn tự chuyển dời". Phải chăng câu thơ này ngụ ý việc thực dân Pháp xâm lược nước ta, nam nhi không thể dửng dưng với vận mệnh dân tộc, để mặc cho bước chân thực dân sang thôn tính mà phải tìm ra con đường mới để đưa đất nước thoát khỏi hiện thực đen tối, tự mình xoay chuyển cục diện thời đại?

Người nam nhi phải có trách nhiệm với thời cuộc mình đang sống, phải khẳng định được vai trò của mình đối với đất nước:

"Ư bách niên trung tu hữu ngã,

Khởi thiên tải hậu cánh vô thùy"

(Trong khoảng trăm năm cần có tớ

Sau này muôn thuở, há không ai?)

Cuộc đời con người là hữu hạn, vậy nên trong một trăm năm ngắn ngủi ấy ta phải khắc ghi tên mình trong lịch sử, phải đánh dấu sự tồn tại của mình bằng những hành động có ích cho đất nước. Bậc nam nhi đại trượng phu không thể tồn tại như một hạt cát vô danh giữa sa mạc mà phải tạo được dấu ấn, công lao, cống hiến sức mình vào con đường cứu nước. Giọng thơ có chút ngạo nghễ nhưng đó là cái ngạo nghễ của một con người có chí hướng và quyết tâm thực hiện chí hướng ấy. Đồng thời Phan Bội Châu cũng thể hiện niềm tin vào hậu thế, họ cũng sẽ để lại tên tuổi trong sử sách muôn thuở về sau. Bởi ông tin tưởng vào thế hệ những người ông đưa sang Nhật Bản trong phong trào Đông du sẽ giúp ích được cho dân tộc.

Một triều đình vì cuộc sống của nhân dân, tương lai của dân tộc sẽ có các chính sách chiêu mộ nhân tài bằng con đường khoa cử. Đây cũng là con đường mà các bậc nam nhi theo đuổi để lập thân xưa nay nhưng khi đất nước rơi vào tay giặc, triều đình chỉ là tay sai, bù nhìn cho kẻ thù thì con đường khoa cử không còn phù hợp:

"Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế,

Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si"!

(Non sông đã chết, sống thêm nhục,

Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài!)

Non sông, hiền thánh không còn nữa, vậy học hành, thi cử còn có ý nghĩa gì? Hành động thiết thực nhất trong hoàn cảnh bấy giờ là tìm ra con đường cứu nước đúng đắn để đưa đất nước thoát khỏi ách áp bức, bóc lột của thực dân. Sống dưới sự thống trị của quân xâm lược, nhân dân ta nói chung và những trí thức nói riêng đều cảm thấy đó là điều nhục nhã, có đỗ đạt cũng hoài phí, uổng công bởi không được trọng dụng để xây dựng nước nhà phát triển.

Bởi vậy, trách nhiệm cao cả của người chí sĩ, bậc nam nhi là giải phóng dân tộc:

"Nguyện trục trường phong Đông hải khứ,

Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi".

(Muốn vượt bể Đông theo cánh gió,

Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.)

Hình ảnh "trường phong", "Đông hải", "thiên trùng bạch lãng" là những hình ảnh mang đậm màu sắc lãng mạn, thể hiện tâm hồn bay bổng của Phan Bội Châu. Ông muốn vượt qua bể Đông, bay lên cùng ngàn đợt sóng bạc để thực hiện khát vọng lớn lao là cứu dân cứu nước. Đó không phải con đường bằng phẳng, dễ đi mà là một con đường đầy rẫy những chông gai, khó khăn và cả sự mạo hiểm bởi Phan Bội Châu là một trong những người đầu tiên nuôi ý tưởng đi tìm con đường cứu nước mới, đó là dựa vào sự trợ giúp của nước ngoài mà cụ thể ở đây là Nhật Bản. Tuy rằng con đường ấy không đạt được cái đích như ông mong muốn nhưng ông đã sống và làm tròn bổn phận của một đấng nam nhi, hoàn thành được chí làm trai của mình. Khát vọng của ông là khát vọng sánh ngang với vũ trụ, càn khôn, khát vọng vượt lên bóng đêm đen tối bao trùm lên cuộc sống nô lệ để vươn tới ánh sáng.

"Lưu biệt khi xuất dương" là bài thơ viết để Phan Bội Châu từ giã bạn bè trước khi sang nước ngoài nhưng giọng điệu và lời thơ hết sức hào hùng, sục sôi khí thế, quyết tâm tìm con đường mới để cứu nước. Tác phẩm không chỉ thể hiện chí khí của ông mà còn có ý nghĩa thức tỉnh, kêu gọi các chí sĩ yêu nước đấu tranh vì nền độc lập của dân tộc.

2. Bình giảng bài thơ Lưu biệt khi xuất dương mẫu 2

“Chúng ta có thề nói rằng trong lịch sử giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, trước Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phan Bội Châu là một nhân vật vĩ đại (Tôn Quang Phiệt), Phan Bội Châu là linh hồn của các phong trào vận động giải phóng Tổ quốc khoảng 25 năm dầu thế kỉ XX. Tên tuổi ông bất tử với các tổ chức yêu nước như Hội Duy Tân, phong trào Đông Du, Việt Nam Quang Phục hội... Tên tuổi Phan Bội Châu gắn liền với hàng trăm bài thơ, hàng chục cuốn sách, một số bài văn tế và vài ba vở tuồng chứa chan tinh thần yêu nước. “Phan Bội Châu câu thơ dậy sóng” (Tố Hữu).

Năm 1900, Phan Bội Châu đậu giải nguyên khoa thi Hương trường Nghệ. Năm 1904 ông sáng lập ra Hội Duy Tân, một tố chức yêu nước. Năm 1905 ông dấy lên phong trào Đông Du. Trước lúc lên đường Đông du, qua Trung Hoa, Nhật Bản đế cầu nguyện viện với bao hoài bão tung hoành, ông đã để lại đồng chí bài thơ Lưu biệt khi xuất dương (Xuất dương lưu biệt). được viết bằng chữ Hán, theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, là khúc tráng ca biểu lộ tư thế quyết tâm hăm hở, và những ý nghĩa cao cả mới mẻ của chí sĩ Phan Bội Châu trong buổi đầu xuất dương cứu nước.

Hai câu đề là một tuyên ngôn về chí hướng, về lẽ sống cao cả:

Sinh vi nam tử yếu hi kì

Khẳng hứa càng khôn tự chuyển di.

Tự hào mình là đấng nam nhi thì phải sống cho ra sống mong muốn làm nên điều lạ (yếu hi kì). Suy rộng ra, là không thể sống tẩm thường. Không thể sống một cách thụ động để cho trời đất (càn khôn) tự chuyển dời một cách vô vị, nhạt nhẽo. Câu thơ thể hiện một tư thế, một tâm thế rất đẹp về chí nam nhi, tự tin ở đức độ và tài năng của mình, muốn làm nên sự nghiệp to lớn, xoa chuyển trời đất, như ông đã nói rõ trong một bài thơ khác:

Dang tay ôm chặt bổ kình tế,

Mở miệng cười tan cuộc oán thù.

Gắn câu thơ với sự nghiệp cách mạng vô cùng sôi nổi của Phan Bội Châu ta mới cảm nhận được cái khí anh hùng cùa nhà thi sĩ vĩ đại. Đấng nam nhi muốu làm nên điều lạ ở trên đời, từng nung nấu và tâm niệm theo một vần thơ cố:

Mỗi phạn bất vong guy trúc bạch,

Lập thân tối hạ thị văn chương.

(Tùy viẽn thi thoại - Viên Mai)

(Bữa bữa những mong ghi sử sách,

Lập thân xoàng nhất ây văn chương).

Đấng nam nhi muôn làm nên điều lạ ở trên đời ấy có một bầu máu nóng sùi sục: “Tôi được trời phú cho bầu máu nóng cũng không đến nỗi ít, lúc còn bé đọc sách của cha tôi, mỗi khi đến những chỗ nơi người xưa chịu chết để thành đạo nhân, nước mắt lại đầm đìa nhỏ xuống ướt dẫm cả giấy...” (Ngục trung thư).

Phần thực, ý thơ mở rộng, tác giả tự khẳng định vai trò của mình trong xà hội và trong lịch sử:

Ư bách nièn trung tu hữu ngã,

Khởi thiên tải hậu cách vô thủy.

Ngã là ta, tu hữu ngã nghĩa là phải có ta trong cuộc đời một trăm năm (bách niên trung). Câu thơ khẳng định biểu lộ niềm tự hào lớn lao của kẻ sĩ trong cảnh nước mất nhà tan. Thiên tải hậu nghìn năm sau, là lịch sử của đất nước và dân tộc há lại không có ai (để lại tên tuổi) ư? Hai câu 3, 4 đối nhau, lấy cái phủ định đế làm nổi bật điều khẳng định. Đó là một ý thơ sâu sắc thế hiện vai trò cá nhân trong lịch sử: sẵn sàng gánh vác mọi trách nhiệm mà lịch sử giao phó. Ý tưởng đẹp đẽ này là sự kế thừa những tư tưởng vĩ đại của các vĩ nhân trong lịch sử: “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng cam lòng”. (Trần Quốc Tuấn).

Nhân vinh tự cổ thủy vô tử

Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh.

(Văn Thiên Tường)

Lấy cái hữu hạn - bách niên - của một đời người đối với cái vô hạn - thiên tài - của lịch sử dân tộc, Phan Bội Châu đã tạo nên một giọng thơ đĩnh đạc. hào hùng, biểu lộ một quyết tâm và khát vọng trong buổi lên đường. Vì thế. trên bước đường cách mạng giải phóng dân tộc, trải qua muôn vàn thử thách và hiểm nguy, ông vẫn bất khuất, lạc quan:

Thân ấy hãy còn, còn sự nghiệp,

Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu!

Phần luận tác giả nói về sống và chết, nói về công danh.

Đây là một ý tưởng rất mới khi ta soi vào lịch sử dân tộc những năm đen tối dưới ách thống trị của thực dân Pháp. Khi non sông đã chết, đã bị ngoại bang xâm chiếm, giày xé thì thân phận dân ta chỉ là kiếp ngựa trâu, có sống cũng nhơ nhuốc nhục nhã. Trong hoàn cảnh ấy có nấu sử nghiền kinh, có chúi đầu vào con đường khoa cử cũng vô nghĩa. Sách vở của thánh hiền liệu còn có ích gì trong sự nghiệp cứu nước nhà.

Non sông đã chết, sống thêm nhục,

Hiền thánh còn đâu học của hoài.

Phan Bội Châu đã đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên trước hết. Ông nói bằng tất cả nhiệt huyết và chân thành. Ông nhắc nhở mọi người phải đoạn tuyệt với lôi học cử tử, không thể đắm chìm trong vòng hư danh, mà phải hăm hở đi tìm lí tưởng cao cả. Trong bài Bài ca chúc tết thanh niên viết vào dịp Tết năm 1927. Cụ thiết tha kêu gọi thanh niên:

Ai hữu chí từ nay xin gắng gỏi

Xếp bút nghiên mà tu dưỡng lấy tinh thần

Đừng ham chơi, dừng ham mặc, ham ăn

Dựng gan óc lên đánh tan sắt lửa

Xối máu nóng rủa vết nhơ nô lệ...

Sống như thế là sống đẹp. Sống như thế mới mong làm nên điều lạ ở trên đời, mới tự khẳng định được: Trong khoảng trăm năm cần có tớ.

Phần kết là sự kết tinh của một hồn thơ bav bổng đượm sắc lãng mạn:

Nguyệt trục trường phong Đông hải khử,

Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi.

ơ văn Phan Bội Châu là thơ văn tuyên truyền, cổ vũ lòng yêu nước, khơi gợi lòng căm thù giặc. Thơ văn Phan Bội Châu sở dĩ trở thành những bác ái quốc vì thâm đượm cảm xúc, sôi sục nhiệt huyết, có nhiều hình tượng đẹp nói về cảm hứng yêu nước và lí tưởng anh hùng. Hai câu kết là một ví dụ hùng hồn: Trường phong - Ngọn gió dài. Thiên trùng bạch lãng - ngàn lớp sóng bạc, là hai hình tượng kì vĩ. Chí khí của người chiến sĩ cách mạng được diễn tả qua các vị ngữ nguyện trục (mong đuổi theo) và nhất tề phi (cùng bay lên). Cái không gian mênh mông mà nhà chí sĩ mong vượt qua là Đông hải. Hai thanh trắc cho âm điệu cất lên, bay lên. Âm hưởng bổng trầm ấy cũng góp phần thể hiện quyết tâm mạnh mẽ lên đường cứu nước của Phan Bội Châu. Ớ đây nội lực, bản lĩnh chiến đấu và khẩu khí của người chiến sĩ có sự hòa hợp, gắn bó và thông nhất. Sự nghiệp cách mạng của Phan Bội Châu đã cho hậu thế biết rõ và cảm phục điều Tiên sinh đã nói ở hai câu kết.

Lưu biệt khi xuất dương là bài thơ tuyệt tác đầy tầm huyết. Bài thơ là tiếng nói tự hào của nhà chí sĩ giàu lòng yêu nước, thương dân, dám xả thân vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Một giọng thơ đĩnh đạc hào hùng. Tráng lệ nhất là ở hai câu kết. Bài thơ thể hiện một cách sâu sắc nhất cảm hứng yêu nước và lí tường anh hùng của nhà chí sĩ vĩ đại Phan Bội Châu.

3. Bình giảng bài thơ Lưu biệt khi xuất dương mẫu 3

Năm 1900, Phan Bội Châu đậu giải nguyên khoa thi Hương trường Nghệ. Năm 1904 ông sáng lập ra Hội Duy Tân, một tố chức yêu nước. Năm 1905 ông dấy lên phong trào Đông Du. Trước lúc lên đường Đông du, qua Trung Hoa, Nhật Bàn đế cầu nguyện viện với bao hoài bão tung hoành, ông đã để lại đồng chí bài thơ Lưu biệt khi xuất dương (Xuất dương lưu biệt.) được viết bằng chữ Hán, theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, là khúc tráng ca biểu lộ tư thế. quyết tám hăm hở, và những ý nghĩa cao cả mới mẻ của chí sĩ Phan Bội Châu trong buổi đầu xuất dương cứu nước.

Hai câu đề là một tuyên ngôn về chí hướng, về lẽ sống cao cả:

Sinh vi nam tử yếu hi kì

Khẳng hứa càng khôn tự chuyển di.

Tự hào mình là đấng nam nhi thì phải sống cho ra sống mong muốn làm nên điều lạ (yếu hi kì). Suy rộng ra, là không thể sống tẩm thường. Không thé sống một cách thụ động để cho trời đất (càn khôn) tự chuyển dời một cách vô vị, nhạt nhẽo. Câu thơ thể hiện một tư thế, một tâm thế rất đẹp về chí nam nhi, tự tin ở đức độ và tài năng của mình, muốn làm nên sự nghiệp to lớn, xoa chuyển trời đất, như ông đã nói rõ trong một bài thơ khác:

Dang tay ôm chặt bổ kình tế,

Mở miệng cười tan cuộc oán thù.

Gắn câu thơ với sự nghiệp cách mạng vô cùng sôi nổi của Phan Bội Châu ta mới cảm nhận được cái khí anh hùng cùa nhà thi sĩ vĩ đại. Đấng nam nhi muốu làm nên điều lạ ở trên đời, từng nung nấu và tâm niệm theo một vần thơ cố:

Mỗi phạn bất vong guy trúc bạch,

Lập thân tối hạ thị văn chương.

(Tùy viẽn thi thoại – Viên Mai)

(Bữa bữa những mong ghi sử sách,

Lập thân xoàng nhất ây văn chương).

Đấng nam nhi muôn làm nên điều lạ ở trên đời ấy có một bầu máu nóng sùi sục: “Tôi được trời phú cho bầu máu nóng cũng không đến nỗi it, lúc còn bé đọc sách của cha tôi, mỗi khi đến những chỗ nơi người xưa chịu chết dể thành đạo nhân, nước mắt lại đầm đìa nhỏ xuống ướt dẫm cả giấy…” (Ngục trung thư).

Phần thực, ý thơ mở rộng, tác giả tự khẳng định vai trò của mình trong xà hội và trong lịch sử:

Ư bách niên trung tu hữu ngã,

Khởi thiên tải hậu cách vô thủy.

Ngã là ta, tu hữu ngã nghĩa là phải có ta trong cuộc đời một trăm năm (bách niên trung). Câu thơ khẳng định biểu lộ niềm tự hào lớn lao của kẻ sĩ trong cảnh nước mất nhà tan. Thiên tải hậu nghìn năm sau, là lịch sử của đất nước và dân tộc há lại không có ai (để lại tên tuổi) ư? Hai câu 3, 4 đô'i nhau, lấy cái phủ định đế làm nổi bật điều khẳng định. Đó là một ý thơ sâu sắc thế hiện vai trò cá nhân trong lịch sử: sẵn sàng gánh vác mọi trách nhiệm mà lịch sử giao phó. Ý tưởng đẹp đẽ này là sự kế thừa những tư tưởng vĩ đại của các vĩ nhân trong lịch sử: “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng cam lòng”. (Trần Quốc Tuấn).

Nhân vinh tự cổ thủy vô tử

Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh.

(Văn Thiên Tường)

Lấy cái hữu hạn – bách niên – của một đời người đối với cái vô hạn – thiên tài – của lịch sử dân tộc, Phan Bội Châu đã tạo nên một giọng thơ đĩnh đạc. hào hùng, biểu lộ một quyết tâm và khát vọng trong buổi lên đường. Vì thế. trên bước đường cách mạng giải phóng dân tộc, trải qua muôn vàn thử thách và hiểm nguy, ông vẫn bất khuất, lạc quan:

Thân ấy hãy còn, còn sự nghiệp,

Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu!

Phần luận tác giả nói về sống và chết, nói về công danh.

Đây là một ý tưởng rất mới khi ta soi vào lịch sử dân tộc những năm đen tối dưới ách thống trị của thực dân Pháp. Khi non sông đã chết, đã bị ngoại bang xâm chiếm, giày xé thì thân phận dân ta chỉ là kiếp ngựa trâu, có sống cũng nhơ nhuốc nhục nhã. Trong hoàn cảnh ấy có nấu sử nghiền kinh, có chúi đầu vào con đường khoa cử cũng vô nghĩa. Sách vở của thánh hiền liệu còn có ích gì trong sự nghiệp cứu nước nhà.

Non sông đã chết, sống thêm nhục,

Hiền thánh còn đâu học của hoài.

Phan Bội Châu đã đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên trước hết. Ông nói bằng tất cả nhiệt huyết và chân thành. Ông nhắc nhở mọi người phải đoạn tuyệt với lôi học cử tử, không thể đắm chìm trong vòng hư danh, mà phải hăm hở đi tìm lí tưởng cao cả. Trong bài Bài ca chúc tết thanh niên viết vào dịp Tết năm 1927. Cụ thiết tha kêu gọi thanh niên:

Ai hữu chí từ nay xin gắng gỏi

Xếp bút nghiên mà tu dưỡng lấy tinh thần

Đừng ham chơi, dừng ham mặc, ham ăn

Dựng gan óc lên đánh tan sắt lửa

Xối máu nóng rủa vết nhơ nô lệ…

Sống như thế là sống đẹp. Sống như thế mới mong làm nên điều lạ ở trên đời, mới tự khẳng định được: Trong khoảng trăm năm cần có tớ.

Phần kết là sự kết tinh của một hồn thơ bav bổng đượm sắc lãng mạn:

Nguyệt trục trường phong Đông hải khử,

Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi.

Thơ văn Phan Bội Châu là thơ văn tuyên truyền, cổ vũ lòng yêu nước, khơi gợi lòng căm thù giặc. Thơ văn Phan Bội Châu sở dĩ trở thành những bác ái quốc vì thâm đượm cảm xúc, sôi sục nhiệt huyết, có nhiều hình tượng đẹp nói về cảm hứng yêu nước và lí tưởng anh hùng. Hai câu kết là một ví dụ hùng hồn: Trường phong – Ngọn gió dài. Thiên trùng bạch lãng – ngàn lớp sóng bạc, là hai hình tượng kì vĩ. Chí khí của người chiến sĩ cách mạng được diễn tả qua các vị ngữ nguyện trục (mong đuổi theo) và nhất tề phi (cùng bay lên). Cái không gian mênh mông mà nhà chí sĩ mong vượt qua là Đông hải. Hai thanh trắc cho âm điệu cất lên, bay lên. Âm hưởng bổng trầm ấy cũng góp phần thể hiện quyết tâm mạnh mẽ lên đường cứu nước của Phan Bội Châu. Ớ đây nội lực, bản lĩnh chiến đấu và khẩu khí của người chiến sĩ có sự hòa hợp, gắn bó và thông nhất. Sự nghiệp cách mạng của Phan Bội Châu đã cho hậu thế biết rõ và cảm phục điều Tiên sinh đã nói ở hai câu kết.

Lưu biệt khi xuất dương là bài thơ tuyệt tác đầy tầm huyết. Bài thơ là tiếng nói tự hào của nhà chí sĩ giàu lòng yêu nước, thương dân, dám xả thân vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Một giọng thơ đĩnh đạc hào hùng. Tráng lệ nhất là ở hai câu kết. Bài thơ thể hiện một cách sâu sắc nhất cảm hứng yêu nước và lí tường anh hùng của nhà chí sĩ vĩ đại Phan Bội Châu.

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Bình giảng bài thơ Lưu biệt khi xuất dương cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 11 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 11 và biết cách soạn bài lớp 11 các bài trong sách Văn tập 1 và tập 2. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mới nhất cũng sẽ được chúng tôi cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thêm tài liệu học tập nhé

Các bài liên quan tác phẩm:

Đánh giá bài viết
1 408
Sắp xếp theo

Văn mẫu lớp 11 Kết nối tri thức

Xem thêm