Bình giảng bài thơ "Tiến sĩ giấy" của Nguyễn Khuyến

Những bài văn mẫu hay lớp 11

Văn mẫu lớp 11: Bình giảng bài thơ "Tiến sĩ giấy" của Nguyễn Khuyến gồm các dạng văn mẫu được sưu tầm nhằm giúp các em học sinh cùng quý thầy cô tham khảo, củng cố kỹ năng cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Bình giảng bài thơ "Tiến sĩ giấy" của Nguyễn Khuyến

Nguyễn Khuyến có đến trên 50 câu đối và bài thơ trào phúng; câu đối nào, bài thơ nào cũng hóm hỉnh, đầy ý vị sâu xa:

"Bồ chứa miệng dân chừng bật cạp,

Tiên là ý chú muốn vòi xu".

(Bồ tiên thi)

"Trời đất khéo thương chàng Bạch quỳ,

Giang sơn riêng sướng á hồng nhan".

(Lấy Tây)

Bài "Tiến sĩ giấy" - bài 2 cũng là một bài thơ trào phúng độc đáo của Nguyễn Khuyến, được viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật:

"Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai,

Cũng gọi ông nghè có kém ai.

Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng,

Nét son điểm rõ mặt văn khôi.

Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ?

Cái giá khoa danh ấy mới hời!

Ghế tréo lọng xanh ngồi bảnh chọe,

Nghĩ rằng đồ thật hoá đồ chơi!".

"Tiến sĩ giấy" còn được gọi là "Ông nghè tháng tám" - một thứ đồ chơi trong dịp Tết Trung thu của trẻ em. Bài thơ có hai lớp nghĩa: vịnh ông nghè tháng tám, qua đó, Nguyễn Khuyến châm biếm những tiến sĩ giấy - hư danh, bất tài, vô dụng - trong xã hội thực dân nửa phong kiến.

Hình ảnh ông nghè tháng tám, thứ đồ chơi của trẻ em được tác giả miêu tả cụ thể, sinh động và hay bằng nhiều chi tiết: cờ, biển, cân đai, mảnh giấy, nét son, xiêm áo, ghế tréo lọng xanh ngồi bảnh chọe. Câu thứ tám rất hóm hỉnh. Ông nghè tháng tám chỉ là một thứ đồ chơi nhưng lại làm cho mọi người tưởng lầm là đổ thật: "Nghĩ rằng đồ thật hoá đồ chơi".

Sắc phục rực rỡ, tư thế "ngồi bảnh chọe” rất buồn cười. Một thứ đồ chơi của trẻ em mà làm được như thế phái nói là khéo tay. Vì thế trong bài "Tiến sĩ giấy" - bài 1, Nguyễn Khuyến mới viết:

"Rõ chú hoa man khéo vẽ trò,

Bỡn ông mà lại dứ thằng cu.

Mày râu mặt đó chừng bao tuổi,

Giấy má nhà bay đáng mấy xu"...

Lớp nghĩa thứ hai của bài 'Tiến sĩ giấy" thể hiện cái nhìn sắc sảo của tác giả về thân phận các ông nghè giữa thời buổi "Nào có ra gì cái chữ Nho" (Tú Xương).

Hai câu đề, chữ "cũng" được điệp lại bốn lần đã làm cho giọng điệu giễu cợt cất lên cùng với cái cười mỉm về cờ biển, cân đai... của các ông nghè. Trang phục ấy, cờ biển ấy... đều là của vua ban cho "có kém ai". Cách so sánh để hỏi ấy cũng hàm ý giễu cợt:

"Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai,

Cũng gọi ông nghè có kém ai?".

Hai câu thực nói về "thân giáp bảng" và "mặt văn khôi" của ông nghè. "Thân giáp báng" chí là "mảnh giấy" mỏng manh được "làm nên". "Mặt văn khôi" chỉ là "nét son", được "tô vẽ, được "điểm rõ". Câu ba và câu bốn đối chọi nhau tài tình. Ngôn từ và giọng điệu gợi cho người đọc nghĩ về sự tầm thường của những tiến sĩ

Giấy trong cái xã hội thực dân nửa phong kiến. Cái danh giá hão của ông nghè chỉ là "mảnh giấy" đề rách, chỉ là "nét son" dễ nhoè mà thôi!

"Mảnh giấy làm nên thân giúp háng,

Nét son điểm rõ mặt văn khôi".

Cũng nói về cái hư danh của những ông nghè, có lúc nhà thơ giễu cợt:

"Mày râu mặt đó chừng bao tuổi,

Giấy má nhà bay đáng mấy xu! ".

(Tiến sĩ giấy - bài 1)

Cặp câu luận là sự bình phẩm, đánh giá về xiêm áo, về khoa danh của ông nghè: "sao mà nhẹ", "thế mới hời". Hời là tiếng cổ, nghĩa là dễ dãi, giá rẻ. Nhẹ và hời vì tầm thường. Không phải là thực tài, thực danh nên mới nhẹ, nên mới hời. Nhẹ và hời vì vô dụng và chỉ là hư danh, hư vị mà thôi. Tác giả sử dụng câu nghi vấn và câu cảm thán khẳng định, đối chọi nhau rất tài tình để châm biếm, để giễu cợt; giọng điệu thơ nhẹ nhàng mà mỉa mai:

"Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ?

Cái giá khoa danh ấy mới hời"..

Hai câu kết, tác giá sử dụng nghệ thuật tương phản thật sắc sảo:

"Ghế tréo lọng xanh ngồi bảnh chọe,

Nghĩ rằng đồ thật hoá đồ chơi".

Cái tư thế ngồi rất oai: "ngồi bảnh chọe" trên "ghế tréo", "dưới lọng xanh". Ra vẻ vênh vang và tự đắc, hợm mình về sự cao sang phú quý. Nhưng "chỉ là đồ chơi". Tương phản ý ở câu bảy và câu tám, tương phản giữa "đồ thật" với "đồ chơi". Tương phản để châm biếm cái hư danh, hư vị của những tiến sĩ giấy dưới thời Pháp thuộc.

Trong gần một nghìn năm, chế độ khoa cử của nước ta đã đào tạo được hàng nghìn tiến sĩ. Có biết bao ông nghè đã đem đức tài làm rạng danh đất nước và dân tộc, lưu danh sử sách. Dưới thời Pháp thuộc, cả dân tộc là vong quốc nô, thì "Ông nghè, Ông cống cũng nằm co", hoặc chỉ trở thành hư danh, hư vị mà thôi. Nguyễn Khuyến là một nhà nho thực tài, ba lần đỗ đầu thi Hương, thi Hội, thi Đình. Thế nhưng trong cảnh ngộ đất nước bị ngoại bang thống trị. có lúc ông cảm thấy “thẹn”:

"Sách vở ích gì cho buổi ấy,

Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già".

(Ngày xuân dặn các con)

Có lúc ông lại tự cười mình, cười cái hư danh của mình:

"Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ,

Thế cũng bia xanh cũng bảng vàng".

(Tự trào)

"Tiến sĩ giấy" là bức tranh biếm họa chế giễu, châm biếm những ông nghè trong thế kỉ XIX ở nước ta, tuy "Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai" nhưng chỉ là thứ "đó chơi" của bọn Toàn quyền, Khâm sứ, Công sứ - những ông Tây bụng phệ mà thôi.

Tiếng cười trong "Tiến sĩ giấy" là tiếng cười trong nước mắt. Bài thơ cho thấy nghệ thuật dùng từ, cách đối xứng, tạo giọng điệu rất điêu luyện, đúng là cụ Tam nguyên Yên Đổ xuất khẩu thành thơ.

Ngày nay, trong xã hội đã và đang xuất hiện không ít những tiến sĩ giấy mà báo chí từng nổi đến. Đọc bài thơ này, ta càng cảm phục tài thơ Nguyễn Khuyến.

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 11: Bình giảng bài thơ "Tiến sĩ giấy" của Nguyễn Khuyến. Ngoài ra các bạn có thể soạn bài Ngữ văn 11 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 11.

Các bài liên quan tác phẩm:

Bài tiếp theo: Bình giảng bài thơ "Vịnh khoa thi Hương” của Tú Xương

Đánh giá bài viết
1 572
Sắp xếp theo

Văn mẫu lớp 11 Kết nối tri thức

Xem thêm