Bộ 5 đề thi hóa 8 học kì 2 năm 2021 Có đáp án chi tiết

Bộ 5 đề thi hóa 8 học kì 2 năm 2021 Có đáp án chi tiết được VnDoc biên soạn chi tiết là Đề kiểm tra hóa 8 học kì 2. Cấu trúc nội dung đề thi học kì 2 bám sát khung chương trình Hóa học 8, đảm bảo đánh giá đúng năng lực kiểm tra cuối kì 2 môn hóa 8, cũng như giúp các em rèn luyện kỹ năng làm đề nhanh và chính xác hơn. 

Hy vọng với bộ đề thi này giúp ích cho quý thầy cô trong quá trình ôn luyện ra đề cho các bạn học sinh một cách tốt nhất.

Đề kiểm tra 1 tiết hóa 8 học kì 2

Năm học 2020 - 2021 

Môn: Hóa học

Bản quyền thuộc về VnDoc nghiêm cấm mọi hành vi sao chép vì mục đích thương mại

A. Đề thi hóa lớp 8 học kì 2 - Đề số 1

Phần 1. Trắc nghiệm (3 điểm)

Câu 1. Tính chất nào sau đây oxi không có

A. Oxi là chất khí

B. Trong các hợp chất, oxi có hóa trị 2

C. Tan nhiều trong nước

D. Nặng hơn không khí

Câu 2. Oxit nào sau đây tác dụng với nước làm quỳ chuyển sang màu đỏ?

A. Fe2O3          B. Na2O            C. SO            D. BaO

Câu 3. Phương trình hóa học nào sau đây sai?

A. KMnO4 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} K + Mn + 2O2

B. 2KClO3 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} 2KCl + 3O2

C. 4Fe + 3O2 → 2Fe2O3

D. C2H5OH + 3O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} 2CO2 + 3H2O

Câu 4. Dãy oxit nào có tất cả các oxit đều tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường

A. SO2, BaO, CaO, Al2O3                 

B. SO3, CuO, CaO, N2O5

C. MgO, CO2, SiO2, PbO                   

D. SO2, N2O5, CaO, K2O

Câu 5. Sau phản ứng của CuO và H2 thì có hiện tượng gì:

A. Sau phản ứng, chất rắn màu đen chuyển thành xanh lam

B. Sau phản ứng, chất rắn màu đen chuyển thành đỏ

C. Có chất khí bay lên

D. Không có hiện tượng

Câu 6. Chỉ ra các oxit bazo: P2O5, CaO, CuO, BaO, Na2O, P2O3

A. P2O5, CaO, CuO

B. CaO, CuO, BaO, Na2O

C. BaO, Na2O, P2O3

D. P2O5, CaO, P2O3

Câu 7. Khi tăng nhiệt độ và giảm áp suất thì độ tan của chất khí trong nước thay đổi như thế nào?

A. Tăng            B. Giảm             C. Có thể tăng hoặc giảm         D. Không thay đổi

Câu 8. Khối lượng NaCl cần dùng để pha chế 50 gam dung dịch NaCl 0,9% là:

A. 0,45 gam              

B. 0,9 gam           

C. 1,35 gam              

D. 1,8 gam

Câu 9. Số ol chất tan có amwtj trong 20ml dung dịch Ca(OH)2 0,5M là:

A. 0,01 mol         

B. 0,02 mol             

C. 0,04 mol         

D. 0,1 mol

Câu 10. Phản ứng nào dưới đây là phản ứng thế:

A. 2KClO3 \overset{}{\rightarrow} 2KCl + O2                 

B. N2O5 + H2O \overset{}{\rightarrow} 2HNO3

C. MgO + 2HCl \overset{}{\rightarrow} MgCl2 + H2O       

D. CuO + H2\overset{t^{\circ } }{\rightarrow} Cu + H2O

Phần 2. Tự luận (7 điểm )

Câu 1. (3 điểm) Hòan thành các sơ đồ phản ứng sau:

H2O \overset{(1)}{\rightarrow} O2 \overset{(2)}{\rightarrow} Fe3O4 \overset{(3)}{\rightarrow} Fe \overset{(4)}{\rightarrow} FeSO4

Câu 2. (1,5 điểm) Cho các chất có công thức hóa sau: N2O5, Fe2O3, H2SO4, Fe2(SO4)3, HClO, Na2HPO4. Hãy gọi tên và phân loại các chất trên.

Câu 3. (2,5 điểm) Người ta dẫn luồng khí H2 đi qua ống đựng 4,8 gam bột CuO được nung nóng trên ngọn lửa đèn cồn, cho đến khi toàn bộ lượng CuO màu đen chuyển thành Cu màu đỏ thì dừng lại.

a) Tính số gam Cu sinh ra?

b) Tính thể tích khí hiđro (đktc) vừa đủ dùng cho phản ứng trên ?

c) Để có lượng H2 đó phải lấy bao nhiêu gam Fe cho tác dụng vừa đủ với bao nhiêu gam axít HCl.

( Biết: Mg = 24, Zn = 65, Cl = 35.5 , H = 1; O = 16)

Đáp án đề thi hóa học kì 2 lớp 8 - Đề số 1

Phần 1. Trắc nghiệm (4 điểm)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
C C A D B B A A A D

Phần 2. Tự luận (6 điểm)

Câu 1. (2 điểm)

(1) 2H2O \overset{điện phân}{\rightarrow} 2H2 + O2

(2) 3Fe + 2O2 \overset{}{\rightarrow} Fe3O4

(3) Fe3O4 + 4H2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} 3Fe + 4H2O

(4) Fe + H2SO4 \overset{}{\rightarrow}FeSO4 + CO2

Câu 2. (1,5 điểm)

N2O5: oxit axit đinito pentaoxit

Fe2O3: Oxit bazo sắt (III) oxit

H2SO4: axit sunfuric

Fe2(SO4)3: muối sắt (III) sunfat

HClO : axit hipoclorơ

Na2HPO4: natri hidrophotphat

Câu 3. (2,5 điểm)

a) nCuO = 1,6/80 = 0,02 gam

CuO + H2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} Cu + H2O

Theo phương trình ta có:

Số mol của CuO = Số mol của Cu = 0,02 (mol) => Khối lượng của Cu sinh ra là:

0,02. 64 = 1,82g

b) Số mol CuO = Số mol H2 = 0,02 (mol) => Thể tích của H2 = 0,02. 22,4 = 0,448 lít

c) Fe + 2HCl \overset{}{\rightarrow} FeCl2 + H2

Theo phương trình ta có: Số mol Fe = Số mol H2 = 0,02.56 = 1,12 gam

B. Đề thi hóa lớp 8 học kì 2 - Đề số 2

Phần 1. Trắc nghiệm (3 điểm)

Câu 1. Dung dịch muối ăn 9% là:

A. Dung dịch có 9 phần khối lượng muối ăn và 100 phần khối lượng nước.

B. Dung dịch có 9 phần khối lượng muối ăn và 91 ml nước .

C. Dung dịch có 9 phần khối lượng muối ăn và 91 phần khối lượng nước.

D. Dung dịch có 9 phần khối lượng nước và 91 phần khối lượng muối ăn.

Câu 2. Cho các khí: CO, N2, O2, Cl2, H2. Các khí nặng hơn không khí là:

A. N2, H2, CO             B. N2, O2, Cl2         C. CO, Cl2                D. Cl2,O2

Câu 3. Cho dãy chất sau: BaO, CO2, SO3, ZnO, SiO2, CO, FeO, PbO, N2O5. Những chất nào là oxit axit?

A. CO2, SO3, SiO2, N2O5

C. CO, CO2, SO3, PbO

B. BaO, CO2, ZnO, N2O5

D. SO3, ZnO, CO, FeO

Câu 4. Cho quỳ tím vào nước vôi trong, hiện tượng xảy ra là

A. Quỳ tím chuyển màu đỏ

B. Quỳ tím không đổi màu

C. Quỳ tím chuyển màu xanh

D. Không có hiện tượng

Câu 5. Hòa tan 40 g đường với nước được dung dịch đường 20%. Tính khối lượng dung dịch đường thu được

A. 150 gam

B. 170 gam

C. 200 gam

D. 250 gam

Câu 6. Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của chất rắn trong nước thay đổi như thế nào?

A. Đều tăng       

B. Đều giảm       

C. Phần lớn tăng       

D. Phần lớn giảm

Câu 7. Axit không tan trong nước là

A. H2SO4

B. H3PO4

C. HCl

D. H2SiO3

Câu 8. Phản ứng phân hủy là

A. Ba + 2HCl → BaCl2 + H2

B. Cu + H2S → CuS + H2

C. MgCO3 → MgO + CO2

D. 2KMnO4 → Mn2O + O2 + K2O

Câu 9. Khử 1,5 g sắt (III) oxit bằng khí H2. Thể tích khí hidro (đktc) cần dùng là

A. 2,34 lít

B. 1,2 lít

C. 0,63 lít

D. 0,21 lít

Câu 10. Sau phản ứng Zn và HCl trong phòng thí nghiệm, đưa que đóm đang cháy vào ống dẫn khí , khí thoát ra cháy được trong không khí với ngọn lửa màu gì?

A. Đỏ

B. Xanh nhạt

C. Cam

D. Tím

Phần 2. Tự luận (7 điểm )

Câu 1. (1.5 điểm)  Viết phương trình hóa học biểu diễn dãy chuyển hóa sau?

KMnO4 → O2 → Fe3O4 → Fe → H2

Câu 2. (1.5 điểm)

Biết rằng ở 25oC 40 gam nước có thể hòa tan tối đa 14,2 gam KCl. 

a) Tính độ tan của KCl ở nhiệt độ trên. 

b) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch KCl bão hòa ở nhiệt độ trên

Câu 3. (3 điểm)

Cho 2,7 gam nhôm phản ứng với 100 ml dung dịch CuSO4 0,6M thu được muối sunfat và đồng. 

a) Viết phương trình hóa học của phản ứng 

b) Tính khối lượng nhôm còn dư sau phản ứng 

c) Tính nồng độ mol của muối sunfat sau phản ứng.

Câu 4. (1 điểm) Đốt nóng 2,4 gam kim loại M trong khí oxi dư, thu được 4,0 gam chất rắn. Xác định kim loại M.

(Biết: Mg = 24, Zn = 65, Cl = 35.5 , H = 1; O = 16)

Đáp án đề thi hóa học kì 2 lớp 8 - Đề số 2

Phần 1. Trắc nghiệm (4 điểm)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
C D A C C A D C C B

Phần 2. Tự luận (6 điểm)

Câu 1. (1,5 điểm) 

a) 2KMnO4  \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} 2MnO2 + O2 + K2MnO4

b) 3Fe + 2O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} Fe3O

c) Fe3O4  + 2H\overset{t^{\circ } }{\rightarrow} 3Fe + 2H2O

d) Fe + 2HCl \overset{}{\rightarrow} FeCl2 + H2

Câu 2. (1,5 điểm)

Ở 25oC 40 gam nước có thể hòa tan tối đa 14,2 gam KCl 

100 gam nước có thể hòa tan tối đa x gam KCl 

Ta có 100/40 = x/14,2 => x = 35,5 gam, vậy độ tan của KCl ở 25oC là S = 35,5 gam 

b) Nồng độ phần trăm của dung dịch KCl bão hòa ở 25oC là 

C% = mct/mdd .100% = 35,5/100 + 35,5 .100% = 26,2%

Câu 3. (3 điểm)

a/

2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu

b/

Số mol của Al = 0,1 (mol)

Số mol CuSO

C_M=\frac nV=>n=C_M.V=0,1.0,6=0,06mol

Phương trình hóa học: 2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu

Theo phương trình:      2        3                1                   3

Theo đầu bài:               0,1     0,06           0                   0

Sau phản ứng:            0,04     0,06          0,02             0,06 

Dư                 :             0,06 mol 

Theo phương trình số mol Al dư = 0,06 mol => mAl dư = 0,06.27 = 1,62 gam 

c) Theo phương trình: nAl2(SO4)3 = 0,02 mol 

C_M=\frac nV=\frac{0,02}{0,1}=0,2M

Câu 4. (1 điểm)

Kim loại M có hóa trị n (M2On)

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: 

mM + mO2 = mM2On => 2,4 + mO2 = 4 => mO2 = 1,6 gam 

Số mol khí oxi bằng: nO2 = 1,6/32 = 0,05 mol

         4M + nO2 → 2M2On

0,05.4/n ← 0,05

Số mol kim loại M bằng: nM = 0,05.4/n = 0,2/n (mol) 

Khối lượng kim loại M: mM = nM.M => 2,4 = 0,2/n.M => M = 12n 

Lập được bảng

n 1 2 3
M 12 loại 24 (Mg) 36 (loại)

Vậy kim loại M là magie (Mg)

Để xem và tải trôn bộ đề thi hóa 8 học kì 2 năm 2021 mời các bạn ấn link TẢI VỀ MIỄN PHÍ bên dưới.

-----------------------

VnDoc đã giới thiệu Bộ 5 đề thi hóa 8 học kì 2 năm 2021 Có đáp án chi tiết có đáp án và lời giải hướng dẫn, đề thi gồm các nội dung cấu trúc phù hợp đảm bảo bám sát khung chương trình hóa học 8, kèm theo đó là những câu đòi hỏi các em học sinh nắm chắc kiến thức bài học. 

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Bộ 5 đề thi hóa 8 học kì 2 năm 2021 Có đáp án chi tiết. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu 20 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 8, Lí thuyết Sinh học 8, Chuyên đề Hóa học. Tài liệu học tập lớp 8 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook, mời bạn tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 8 để có thể cập nhật được tài liệu sớm nhất.

Đánh giá bài viết
2 1.047
Sắp xếp theo

Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Hóa

Xem thêm