Bộ đề đọc hiểu và luyện tập văn Nghị luận 200 chữ

Bộ đề đọc hiểu và luyện tập văn Nghị luận xã hội

Bộ đề đọc hiểu và luyện tập văn Nghị luận 200 chữ vừa được VnDoc.com sưu tập và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết tổng hợp 5 đề đọc hiểu và phần luyện tập văn nghị luận xã 200 chữ. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

ĐỀ 1

I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:

“Nếu bạn muốn thay đổi thế giới, hãy bắt đầu bằng việc dọn giường. Nếu bạn hoàn thành công việc mỗi sáng, bạn sẽ hoàn thành nhiệm vụ đầu tiên của một ngày nó sẽ cho bạn một chút tự hào và điều đó khuyến khích bạn thực hiện một nhiệm vụ khác và một nhiệm vụ khác và khác nữa. Vào cuối ngày nhiệm vụ khác ấy sẽ chuyển thành nhiều nhiệm vụ khác được hoàn thành. Việc dọn giường công cố một sự thật rằng những thứ nhỏ bé trên cuộc đời này đều quan trọng. Nếu bạn không thể làm việc nhỏ đúng đắn bạn sẽ không bao giờ có thể làm những việc lớn đúng đắn. Và nếu bất chợt bạn có một ngày thống khổ bạn sẽ về nhà với góc ngủ đã được dọn dẹp (do chính bạn dọn dẹp). Một góc ngủ gọn gàng sẽ cho bạn sự khuyến khích rằng ngày mai sẽ tốt đẹp hơn (… … … …)

Để vượt qua đợt huấn luyện SEAL (hải quân Hoa Kỳ), có các chuỗi bơi đường dài cần phải hoàn thành và một phần trong số đó là bơi đêm (…). Qua một vài tuần huấn luyện khó khăn lớp huấn luyện của chúng tôi bắt đầu là là 150 người đã xuống chỉ còn 42 người, 6 biệt đội chèo thuyền, mỗi đội chỉ có 7 người. Lúc đó tôi ở cùng thuyền với những anh chàng cao to, nhưng biệt đội giỏi nhất đã tạo ra bởi những anh chàng nhỏ nhất. Chúng tôi gọi họ là biệt đội “chú lùn”, không có ai cao quá 165cm. Biệt đội “chú lùn” có một người Mỹ gốc Ba Lan, một người Mỹ gốc Hy Lạp, một người Mỹ gốc Italya, và hai cậu cứng cựa nữ đến từ Trung Tây. Họ đã vượt lên trong chèo thuyền, chạy nhanh hơn và bơi giỏi hơn so với những biệt đội khác. Những người to con ở biệt đội khác luôn trêu đùa sự hiền lành từ những đôi tay bé nhỏ ấy. Những “chú lùn” dùng đôi tay nhỏ bé của mình trước mỗi phần bơi nhưng bằng cách nào đó những anh chàng nhỏ bé này, từ mọi ngóc ngách của mọi quốc gia trên thế giới đã luôn dành chiến thắng trong những tình huống, luôn bơi nhanh hơn mọi người và chạm tới bờ trước những người còn lại trong số chúng tôi. Khóa huấn luyện SEAL là một sự cân bằng đáng kinh ngạcưng. Chẳng có gì quan trọng hơn ý chí thành công của bạn, không phải màu da, nền tảng đạo đức, không phải học vấn cũng chẳng phải địa vị xã hội. Nếu bạn muốn thay đổi thế giới hãy đo lường một người bởi kích thước trái tim của họ không phải bằng kích cỡ bàn tay họ…”

(Trích, Nếu bạn muốn thay đổi thế giới – William H.MeRaVen – Đô đốc hải quân Hoa Kỳ,

bài phát biểu trong lễ tốt nghiệp của sinh viên Đại học Texas, Austin, ngày 17/5/2014)

Câu 1. Thao tác lập luận chính của đoạn văn bản? (nhận biết)

Câu 2. Biện pháp tu từ mà tác giả sử dụng trong câu “Nếu bạn muốn thay đổi thế giới hãy đo lường một người bởi kích thước trái tim của họ không phải bằng kích cỡ bàn tay họ…” là gì? Nêu ý nghĩa của biện pháp tu từ đó? (thông hiểu)

Câu 3. Trong đoạn văn bản, thông điệp mà tác giả muốn truyền tải đến mọi người là gì? (thông hiểu)

Câu 4.Anh/chị có suy nghĩ gì về câu nói “sự thật rằng những thứ nhỏ bé trên cuộc đời này đều quan trọng”. (vận dụng)

II. LÀM VĂN

Câu 1:

Hãy viết 1 đoạn văn không quá 200 chữ bày tỏ suy nghĩ của mình về vấn đề: “bạn muốn có thành công lớn hãy bắt đầu từ những điều nhỏ nhất”. (vận dụng cao)

ĐỀ 2

I. ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Xây cầu nối, đừng xây hàng rào

Tôi có một buổi nói chuyện với một nhân vật rất thú vị. Ba mươi hai tuổi. Sống ở vùng Caribbean. Hành nghề làm hàng rào. Là một triết gia trong tâm hồn.

Ông nói rằng dạo gần đây ai cũng lo xây hàng rào. Để che tầm nhìn của hàng xóm. Để bảo vệ cho bản thân. Để có sự riêng tư. Để tạo sự cách biệt. Ông kể: “Tôi lớn lên tại St. Vincent, và trên hòn đảo nhỏ bé ấy chúng tôi sống như một gia đình lớn. Mọi đứa trẻ thực sự đều được cả làng nuôi dưỡng. Ai cũng nói chuyện với nhau. Người ta quan tâm đến nhau. Chúng tôi là thành phần trong cuộc sống của nhau - một cộng đồng thật sự.”

Cộng đồng. Một từ đẹp đẽ. Mỗi người chúng ta đều khao khát trong thâm sâu về nhu cầu cộng đồng. Ai cũng khao khát thuộc về một nơi nào đó. Để biết rằng mình là thành phần của một thứ rộng lớn hơn. Nó cho ta cảm giác an toàn. Hạnh phúc. Tổ chức tốt nhất là tổ chức biết tạo nên một cộng đồng và xây dựng một nơi làm việc mà người ta cảm thấy an tâm khi thể hiện bản thân. Một gia đình tốt nhất cũng tương tự - tôn trọng lẫn nhau và tạo ra những giây phút chia sẻ phong phú. Vậy có lẽ ta nên bớt lo lắng chuyện xây hàng rào đi, và bắt đầu tạo dựng cảm giác an toàn thực sự - bằng cách dựng nên những nhịp cầu nối.

(Theo Đời ngắn, đừng ngủ dài, Robin Sharma, NXB Trẻ, 2015, tr. 184-185)

Câu 1. Theo bài viết, việc xây hàng rào của nhiều người, nhiều nhà nhằm mục đích gì?

Câu 2. Tác giả quan niệm thế nào là tổ chức tốt nhất?

Câu 3. Chỉ ra ý nghĩa biểu trưng của hình ảnh hàng rào trong văn bản.

Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với ý kiến của Robin Sharma khi ông cho rằng chúng ta nên dựng nên những nhịp cầu nối hay không? Vì sao?

II. LÀM VĂN

Câu 1. Từ văn bản đọc hiểu trên, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ), trong đó sử dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và bác bỏ, trình bày suy nghĩ của anh/chị về cuộc sống của những cư dân trên đảo St. Vincent qua lời chia sẻ của một nhân vật trong bài viết: "trên hòn đảo nhỏ bé ấy chúng tôi sống như một gia đình lớn. Mọi đứa trẻ thực sự đều được cả làng nuôi dưỡng. Ai cũng nói chuyện với nhau. Người ta quan tâm đến nhau. Chúng tôi là thành phần trong cuộc sống của nhau - một cộng đồng thật sự.".

ĐỀ 3

I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Khoảng cách thế hệ trong nhiều gia đình, giữa học trò tuổi teen và bố mẹ, thậm chí bố mẹ cũng còn rất trẻ, giờ có thêm một tác nhân từ thế giới mạng, hay đúng hơn là sự cám dỗ của việc kết nối. Nhiều ông bố bà mẹ không tài nào ngủ được khi thấy đèn của chiếc modem nhấp nháy liên hồi. Có ông bố cứ 23 giờ là tắt nguồn modem. Lập tức nghe thấy một tiếng “á” kinh dị từ tầng trên, và đôi khi thậm chí cả tiếng làu bàu hồn nhiên không giấu giếm của mấy chàng sinh viên thuê nhà bên cạnh, đêm đêm vẫn “hứng” sóng wifi “chùa”. Nhưng tắt modem rồi vẫn không ngắt được kết nối, khi sóng 3G trên điện thoại vẫn chạy vù vù.

Sống là kết nối. Nhưng sống cũng cần có những khoảng lặng ngắt kết nối. Đọc tin và tương tác với mạng xã hội trên Ipad, nhưng đọc sách thì phải trên một thiết bị cầm tay ngắt kết nối kiểu Kindle Fire. Luyện được cách “ngắt kết nối” trong thời đại số quả là khó khăn, nhưng làm được thì bạn mới có thể sống mà không bị cuốn đi theo những vòng xoáy thông tin hỗn độn.

Con người khao khát sự kết nối. Rồi một ngày, con người sẽ lại khao khát khoảng lặng ngắt kết nối. Đó không phải là vòng luẩn quẩn nếu nhìn vào những thử thách mà con người cần phải trải để trở nên “Người” hơn. Bạn có nhận thấy, thực ra đó đâu phải chỉ là việc luyện tập để học, đọc hay viết lách. Đó còn là cách “tu luyện” để giữ tâm hồn mình trong lặng trong bất kí hoàn cảnh nhiễu nhương xao động nào, ở bất cứ nơi đâu.

(Trích Kết nối và ngắt kết nối, Hà Nhân

theo Sống như cây rừng, NXB Văn học, 2016, tr. 154-155)

Câu 1. Phản ứng của một số người trước việc một ông bố cứ 23 giờ là tắt nguồn modem là gì?

Câu 2. Theo tác giả, làm thế nào để không bị cuốn đi theo những vòng xoáy thông tin hỗn độn?

Câu 3. Giải thích nghĩa của các từ ngữ "kết nối", "ngắt kết nối" trong đoạn trích.

Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với ý kiến cho rằng sống cũng cần có những khoảng lặng ngắt kết nối không? Vì sao?

II. LÀM VĂN

Câu 1. Từ đoạn trích thuộc phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ), trình bày quan điểm của anh/chị trước câu hỏi: Làm thế nào để "ngắt kết nối" hiệu quả?

ĐỀ 4

I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Có rất nhiều người trên thế giới này không chịu vượt ra khỏi vùng an toàn của mình chỉ vì họ sợ bị thất bại. Họ không muốn thử sức mình với các kỳ thi quốc gia vì họ không tin rằng họ sẽ chiến thắng. Họ sợ phải nhận những bức thư từ chối, nên họ không nộp đơn xin việc ở nước ngoài. Họ ngại tham gia khóa học để cải thiện một kỹ năng còn yếu vì lo sợ phải đối mặt với những sự chế giễu. Nhưng nhiều thách thức, rủi ro hoặc tình huống khó chịu chính là những cơ hội đã được ngụy trang.

“Có chắc không?”là câu hỏi khiến chúng ta cảm thấy bất ổn khi có ý muốn thoát ra khỏi vùng an toàn. “Chắc hẳn mà” là câu trả lời mà chúng ta luôn muốn nghe. Chúng ta muốn chắc chắn sẽ nhận được học bổng khi đăng ký, chúng ta muốn chắc chắn sẽ không bị hổ vồ khi đi thám hiểm Safari, chúng ta muốn chắc chắn rằng người mà chúng ta chọn là vợ hay chồng sẽ ở với chúng ta mãi mãi. Nhưng có gì trên thế giới này mà không có độ rủi ro nhất định? Sự rủi ro có thể đến với từng người trong chúng ta bất kỳ lúc nào. Rủi ro có thể đến với bạn ngay trong khi bạn chấp nhận làm bất cứ việc gì. Để chắc chắn rằng rủi ro không đến với mình, việc duy nhất bạn có thể làm là không làm gì cả, nằm trên giường và… mơ về những thứ mà bạn không dám làm trong thế giới thật. Nhưng bạn có dám chắc là trong cơn mơ, bạn sẽ không bị giật mình và ngã xuống đất? Nếu rủi ro có thể ập đến với bạn cả khi bạn đang mơ, vậy tại sao bạn lại không dám ra ngoài và dám biến những ước mơ của bạn trở thành hiện thực?

(Trích Hộ chiếu xanh đi quanh thế giới; Hồ Thu Hương, Nguyễn Phan Linh, Phạm Anh Đức,

NXB Thế giới; 2016; trang 147 – 148)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. (nhận biết)

Câu 2. Theo tác giả, vì sao có rất nhiều người trên thế giới này không chịu vượt ra khỏi vùng an toàn của mình? (thông hiểu)

Câu 3. Anh/chị có đồng tình với quan niệm: nhiều thách thức, rủi ro hoặc tình huống khó chịu chính là những cơ hội đã được ngụy trang? Vì sao? (vận dụng)

Câu 4. Qua đoạn trích, anh/chị hiểu thế nào là vùng an toàn? Với những người đang ở trong vùng an toàn, theo anh/chị cách nào có thể giúp họ bước ra khỏi vùng an toàn đó? Nếu ít nhất 02 cách. (vận dụng)

II. LÀM VĂN

Câu 1. Từ đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) thuyết phục các bạn trẻ rằng: có những lúc cần phải thoát ra khỏi vùng an toàn do mình tự tạo ra. (vận dụng cao)

ĐỀ 5:

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu sau:

Tuổi trẻ không là khái niệm chỉ một giai đoạn trong đời người, mà chỉ một trạng thái tâm hồn. Tuổi trẻ không nhất thiết phải gắn liền với sức khỏe và vẻ tráng kiện bên ngoài, mà lại gắn với ý chí mạnh mẽ, trí tưởng tượng phong phú, sự mãnh liệt của tình cảm và cảm nhận phấn khởi với suối nguồn cuộc sống.

Tuổi trẻ thể hiện ở lòng can đảm chứ không phải tính nhút nhát, ở sở thích phiêu lưu trải nghiệm hơn là ở sự tìm kiếm an nhàn. Những đức tính đó thường dễ thấy ở những người năm sáu mươi tuổi hơn là ở đa số thanh niên tuổi đôi mươi. Không ai già đi vì tuổi tác, chúng ta chỉ già đi khi để tâm hồn mình héo hon.

Thời gian hình thành tuổi tác, thái độ tạo nên tâm hồn. Năm tháng in hằn những vết nhăn trên da thịt, còn sự thờ ơ với cuộc sống tạo những vết nhăn trong tâm hồn. Lo lắng, sợ hãi, mất lòng tin vào bản thân là những thói xấu hủy hoại tinh thần của chúng ta.

(Trích Điều kỳ diệu của thái độ sống - Mac Anderson, tr.68, NXB Tổng hợp Tp.Hồ Chí Minh, 2017)

Câu 1. Xác định thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Nêu quan niệm của tác giả về tuổi trẻ.

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: Thời gian hình thành tuổi tác, thái độ tạo nên tâm hồn?

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan niệm: Lo lắng, sợ hãi, mất lòng tin vào bản thân là những thói xấu hủy hoại tinh thần của chúng ta?

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung phần Đọc - hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc chăm sóc “sức khỏe tinh thần” trong đời sống mỗi cá nhân.

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Bộ đề đọc hiểu và luyện tập văn Nghị luận 200 chữ, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán lớp 12, Ngữ văn 12, tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...

Đánh giá bài viết
6 16.234
Sắp xếp theo

Ngữ văn lớp 12

Xem thêm