Bộ đề ôn tập ở nhà môn Tiếng Việt lớp 3 - Nghỉ do dịch Corona (Từ 13/4 - 18/4)

Bộ đề ôn tập ở nhà lớp 3 môn Tiếng Việt - Nghỉ do dịch Corona (Từ 13/4 - 18/4) giúp các thầy cô ra bài tập về nhà môn Tiếng Việt 3 cho các em học sinh ôn tập, rèn luyện củng cố kiến thức lớp 3 trong thời gian các em được nghỉ ở nhà.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 3, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 3 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 3. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

I. Phiếu ôn tập ở nhà lớp 3 - Ngày 13/4

1. Phiếu ôn tập ở nhà môn Tiếng Việt

I. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm )

Cửa Tùng

Thuyền chúng tôi đang xuôi dòng Bến Hải- con sông in đậm dấu ấn lịch sử một thời chống Mĩ cứu nước. Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh lũy tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi.

Từ cầu Hiền Lương, thuyền xuôi khoảng sáu cây số nữa là đã gặp biển cả mênh mông. Nơi dòng Bến Hải gặp sóng biển khơi ấy chính là Cửa Tùng. Bãi cát ở đây từng được ngợi ca là “Bà Chúa của các bãi tắm”. Diệu kỳ thay, trong một ngày, Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển. Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục.

Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.

Theo Thụy Chương

Khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

1. Cửa Tùng nằm ở đâu?

a. Bên dòng sông Bến Hải

b. Bên cây cầu Hiền Lương

2. Bà Chúa của các bãi tắm, có nghĩa như thế nào?

a. Bãi tắm rộng lớn hơn cả

b. Bãi tắm đẹp hơn tất cả các bãi tắm khác

c. Bãi tắm có nhiều người tắm

3. Trong một ngày, sắc màu nước biển thay đổi như thế nào ? Em hãy nối cho đúng:

Trưa xanh lục

Sáng xanh lơ

Chiều hồng nhạt

4. Câu “Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh luỹ tre và rặng phi lao rì rào gió thổi.” thuộc kiểu câu nào dưới đây?

a. Ai là gỡ? b. Ai làm gỡ? c. Ai thế nào?

5. Đặt dấu phẩy vào câu sau rồi viết lại cho đúng:

“Cô em bác em chú em và chị em đều là công nhân.”

II. Chính tả: 6 điểm (15 phút) Nhà rông ở Tây Nguyên (Tiếng Việt 3/tập 1- T127)

Đọc cho học sinh viết đoạn 2: “Gian đầu nhà rông…… dùng khi cúng tế.”

II. Tập làm văn: 8 điểm. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) giới thiệu về tổ em và hoạt động của tổ em trong tháng vừa qua.

2. Đáp án Phiếu ôn tập ở nhà môn Tiếng Việt

Câu 1: a:

Câu 2: b

Câu 3: Trưa -xanh lơ, sáng - hồng nhạt, chiều - xanh lục

Câu 4: c

Câu 5:

“Cô em, bác em, chú em và anh em đều là công nhân.”

II. Chính tả: (6 điểm)

*Sai mỗi lỗi chính tả trừ 0,5 điểm

* Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, hoặc trình bày bẩn... bị trừ 1 điểm toàn bài.

III. Tập làm văn (5 điểm)

- HS viết được một đoạn văn có đầy đủ nội dung, đúng chính tả, từ ngữ thì cho từ 7,5 ....1đ.

II. Phiếu ôn tập ở nhà lớp 3 - Ngày 14/4

1. Phiếu ôn tập ở nhà môn Tiếng Việt

I. Đọc

Dòng sông tuổi thơ

Tôi yêu con sông quê tôi vì nhiều lẽ, trong đó có một hình ảnh tôi cho là đẹp nhất, đó là những cánh buồm xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng. Có cánh buồm màu nâu như màu áo bà tôi, có cánh buồm màu trắng như màu áo chị tôi, có cánh màu xám bạc như màu áo cha tôi suốt ngày vất vả trên đồng ruộng. Những cánh buồm đi như rong chơi nhưng thực tế nó đang oằn mình đẩy thuyền đi theo gió. Từ bờ tre làng tôi vẫn gặp những cánh buồm đi ngược về xuôi. Lá cờ nhỏ trên đỉnh cột buồm phấp phới như một bàn tay vẫy. Còn lá buồm thì cứ căng phồng như lồng ngực của một người khổng lồ đẩy thuyền đi đến nơi, về đến chốn, mọi ngả, mọi miền, cần cù, nhẫn nại, suốt năm, suốt tháng.

Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Hình ảnh đẹp nhất của dòng sông tuổi thơ của tác giả là hình ảnh nào?

a. Mặt nước sông phẳng lặng.

b. Những bờ tre xanh mát.

c. Những cánh buồm xuôi ngược.

d. Lá cờ nhỏ trên đỉnh cột buồm.

Câu 2: Cánh buồm màu trắng được so sánh với vật gì?

a. Như mặt nước dòng sông.

b. Như màu của mây trời mùa hạ.

c. Như màu áo chị tôi.

d. Như màu áo trắng học trò.

Câu 3. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu sau:

Những cánh buồm đang oằn mình đẩy thuyền đi theo gió.

Câu 4. Em hãy tìm một từ chỉ tính nết của trẻ em và đặt câu với từ đó.

II. Chính tả: (6 điểm) - Thời gian 15 phút. Đọc cho học sinh viết bài: “Người liên lạc nhỏ”. Từ đầu đến lững thững đằng sau. (SGK Tiếng Việt 3, tập 1, trang 112).

III. Tập làm văn (8 điểm) - Thời gian 20 phút

Đề bài: Quê hương em đang đổi mới từng ngày. Em hãy viết một đoạn văn 7 đến 10 câu nói về một cảnh vật của quê hương mà em yêu nhất.

2. Đáp án Phiếu ôn tập ở nhà môn Tiếng Việt

* Câu 1 khoanh vào c: 1 điểm

* Câu 2 khoanh vào c: 1 điểm

* Câu 3: ( 1,5 điểm)

* Câu 4 (1,5 điểm)

II. Chính tả: (6 điểm)

*Sai mỗi lỗi chính tả trừ 0,5 điểm

* Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, hoặc trình bày bẩn... bị trừ 1 điểm toàn bài.

III. Tập làm văn (5 điểm)

HS viết được một đoạn văn có đầy đủ nội dung, đúng chính tả, từ ngữ thì cho từ 7,5 ....1đ

III. Phiếu ôn tập ở nhà lớp 3 - Ngày 15/4

1. Phiếu ôn tập ở nhà môn Tiếng Việt

I. Đọc

Chúc một ngày tốt đẹp

Sáng hôm ấy, các chú ve dậy thật sớm. Một chú ve khác nhanh nhảu nói với bạn bè của mình:

- Hè đến rồi, các bạn ơi!

Các chú khác thích lắm, cả đàn nhao lên. Một chú ve khác nói:

- Chúng ta ra xem hoa phượng đã nở chưa, các bạn?

Cả đàn ve đồng ý và bay đến chỗ một cây phượng cao to. Hoa nở đầy, trông xa cứ như một cái nón khổng lồ màu đỏ. Đàn ve đồng thanh nói:

- Chúc một ngày tốt đẹp!

Những hoa phượng đỏ tươi, mịn màng khẽ rung rung và nói:

- Chúc một ngày tốt đẹp!

Bỗng một cơn mưa ào xuống:

- Chúc một ngày tốt đẹp!

Mưa mát quá, các chú ve ôm đàn ca hát cùng hoa phượng.

(Theo Nguyễn Thị Mai Anh)

Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng (câu 1,2,4):

1. (1 điểm): Các chú ve dậy sớm nói với nhau điều gì?

A. Mùa hè đã đến B. Mùa hè đã kết thúc.

C. Một ngày mới bắt đầu. D. Dậy sớm để ca hát.

2. (1 điểm): Trong câu: “Các chú ve ôm đàn ca hát cùng hoa phượng.”, là kiểu câu

A. Ai thế nào? B. Ai làm gì? C. Ai là gì?

3. (1,5 điểm): Gạch dưới các sự vật được so sánh trong câu:

"Hoa nở đầy, trông xa cứ như một cái nón khổng lồ màu đỏ."

4.(2 điểm): Câu "Những hoa phượng đỏ tươi, mịn màng." được cấu tạo theo mẫu câu:

A. Ai làm gì? B. Ai là gì? C. Ai thế nào?

II. Chính tả: (6 điểm) - Thời gian 15 phút

Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: “Nhà rông ở Tây Nguyên” Từ Gian đầu nhà rông .... đến cúng tế”) (Tiếng Việt lớp 3, tập 1, trang 127)

III. Tập làm văn (8 điểm) - Thời gian 20 phút

Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn 7 đến 10 kể về ngôi trường của em.

2. Đáp án Phiếu ôn tập ở nhà môn Tiếng Việt

I. Đọc thầm và làm bài tập (6 điểm)

* Câu 1 khoanh vào A: 1 điểm

* Câu 2 khoanh vào B: 1 điểm

* Câu 3: Gạch dưới được hỡnh ảnh so sánh trong cõu cho: 1,5 điểm (Hoa – nún)

* Câu 4 . C (2 điểm)

II- Chính tả (6 đ)

- Sai mỗi một lỗi (lỗi về thanh, về phụ âm đầu, viết hoa, tiếng) trừ 0,5 điểm

- Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về cao độ, khoảng cách, bẩn ... bị trừ 1 điểm toàn bài.

III- Tập làm văn (8đ)

- Đảm bảo các yêu cầu sau được 5 điểm:

+ Viết được đoạn văn theo yêu cầu; độ dài từ 7 - 10 câu

+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.

+ Chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch sẽ.

Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm 7,5 – 7- … 4 – 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5.

IV. Phiếu ôn tập ở nhà lớp 3 - Ngày 16/4

1. Phiếu ôn tập ở nhà môn Tiếng Việt

I. Đọc

Đường bờ ruộng sau đêm mưa

Sau trận mưa đêm qua, đường bờ ruộng trơn như đổ mỡ. Tan học về, các bạn học sinh tổ Đức Thượng phải men theo bờ cỏ mà đi. Các bạn phải lần từng bước một để khỏi trượt chân xuống ruộng.

Chợt một cụ già từ phía trước đi lại. Tay cụ dắt một em nhỏ. Em bé đi trên bờ cỏ còn bà cụ đi trên mặt đường trơn. Vất vả lắm hai bà cháu mới đi được một quãng ngắn. Chẳng ai bảo ai, mọi người đều tránh sang một bên để nhường bước cho cụ già và em nhỏ.

Bạn Hương cầm lấy tay cụ:

- Cụ đi lên vệ cỏ kẻo ngã.

Bạn Sâm đỡ tay em nhỏ:

- Cụ để cháu dắt em bé.

Đi khỏi quãng đường lội, bà cụ cảm động nói:

- Các cháu biết giúp đỡ người già như thế này là tốt lắm. Bà rất cảm ơn các cháu.

Các em vội đáp:

- Thưa cụ, cụ đừng bận tâm ạ. Thầy giáo và cha mẹ thường dạy chúng cháu phải giúp đỡ người già và trẻ nhỏ.

(Theo Đạo đức lớp 4, NXBGD - 1978)

Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. (1 điểm): Khi gặp bà cụ và em bé, Hương và các bạn đã làm gì?

A. Nhường đường và giúp hai bà cháu đi qua quãng đường lội.

B. Nhường đường cho hai bà cháu.

C. Không nhường đường cho hai bà cháu.

2. (1 điểm): Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?

A. Phải chăm học, chăm làm.

B. Đi đến nơi, về đến chốn.

C. Biết giúp đỡ người già và trẻ nhỏ.

3. (1,5 điểm): Gạch chân từ chỉ hoạt động trong câu: "Bạn Sâm đỡ tay em nhỏ. "

4.(1 điểm): Câu "Tay cụ dắt một em nhỏ." được cấu tạo theo mẫu câu:

A. Ai làm gì? B. Ai là gì? C. Ai thế nào?

5.(1,5 điểm): Đặt một câu có hình ảnh so sánh rồi gạch dưới các sự vật được so sánh có trong câu em đặt :

II. Chính tả: (5 điểm) Đọc cho học sinh viết bài: “Người liên lạc nhỏ”. Từ đầu đến lững thững đằng sau. (SGK Tiếng Việt 3, tập 1, trang 112).

III. Tập làm văn (5 điểm) Đề bài: Quê hương em đang đổi mới từng ngày. Em hãy viết một đoạn văn 7 đến 10 câu nói về một cảnh đẹp của quê hương.

2. Đáp án Phiếu ôn tập ở nhà môn Tiếng Việt

I. Đọc thầm và làm bài tập ( 6 điểm)

* Câu 1 khoanh vào A: 1điểm

* Câu 2 khoanh vào C: 1điểm

* Câu 3: gạch được chân từ đỡ hoặc đỡ tay cho 1,5đ

* Câu 4 . A (1 điểm)

* Câu 5.1,5đ. Đặt đúng câu có hình ảnh so sánh hợp nghĩa. Trình bày đúng (1đ)

Gạch dưới được hình ảnh so sánh trong câu cho 0,5 điểm

II- Chính tả (6 đ)

- Sai mỗi một lỗi (lỗi về thanh, về phụ âm đầu, viết hoa, tiếng) trừ 0,5 điểm

- Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về cao độ, khoảng cách, bẩn ... bị trừ 1 điểm toàn bài.

III- Tập làm văn (8đ)

- Đảm bảo các yêu cầu sau được 5 điểm:

+ Viết được đoạn văn theo yêu cầu; độ dài từ 7 - 10 câu

+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.

+ Chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch sẽ.

-Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm 7,5 – 7- … 4 – 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5.

V. Phiếu ôn tập ở nhà lớp 3 - Ngày 17/4

1. Phiếu ôn tập ở nhà môn Tiếng Việt

I. Đọc (6 điểm)

Rừng hồi xứ Lạng

Buổi sáng, mọi người đổ ra đường. Ai cũng muốn ngẩng lên cho thấy mùi hồi chín chảy qua mặt. Rừng hồi ngào ngạt, xanh thẫm trên các quả đồi quanh làng.

Những cơn gió sớm đẫm mùi hồi từ các đồi trọc Lộc Bình xôn xao xuống, tràn vào cánh đồng Thất Khê, lùa lên những hang đá Văn Lãng trên biên giới, ào xuống Cao Lộc, Chi Lăng. Sông Kì Cùng đã nhạt hết màu đục đỏ bối rối suốt mùa lũ, bây giờ con sông bỗng ủ mùi thơm trong vắt lượn quanh co khắp đất Lạng Sơn vào mùa hồi chín.

… Cây hồi thẳng, cao, tròn xoe. Cành hồi giòn, dễ gãy hơn cả cành khế. Quả hồi phơi mình xòe trên mặt lá đầu cành.

…Nắng nhạt đọng lại, các khe, các hang rỗng trong núi cũng ẩm ướt mùi hồi.

(Theo Tô Hoài)

Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng (câu 1; 2; 3; 4)

1. (1 điểm): Câu văn nào tả sự yêu thích hương hồi của mọi người?

a. Buổi sang, mọi người đổ ra đường.

b. Ai cũng muốn ngẩng lên cho thấy mùi hồi chín chảy qua mặt.

c. Rừng hồi ngào ngạt, xanh thẫm trên các quả đồi quanh làng.

2. (1 điểm): Để tả rừng hồi vào mùa quả chín, tác giả tập trung làm nổi bật điều gì?

a. Tả sức sống của cây hồi.

b. Tả hương thơm và sự lan tỏa của mùi hương hồi.

c. Tả màu sắc của quả hồi.

3. (1 điểm): Trong bài văn, tác giả tả mùi hồi lan tỏa theo gió (xôn xao xuống, tràn lên, lùa lên, ào xuống) nhằm mục đích gì?

a. Tả sự lan rộng của hương hồi

b. Ca ngợi sức mạnh của gió.

c. Giới thiệu các vùng đất của Lạng Sơn.

4.(1,5 điểm): Câu "Quả hồi phơi mình xòe trên mặt lá đầu cành." được cấu tạo theo mẫu câu:

a. Ai làm gì? b. Ai là gì? c. Ai thế nào?

5.(1,5 điểm): Tìm từ chỉ hoạt động, trạng thái có trong câu văn: “Những cơn gió sớm đẫm mùi hồi từ các đồi trọc Lộc Bình xôn xao xuống, tràn vào cánh đồng Thất Khê, lùa lên những hang đá Văn Lãng trên biên giới, ào xuống Cao Lộc, Chi Lăng.”

a. đẫm, xôn xao, tràn, lùa, ào.

b. đẫm, xôn xao, nắng, vào, thơm ngát

c. đẫm, tràn, lên, trên, xuống

II. Chính tả: (6 điểm) - Thời gian 15 phút

Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: “Nhớ Việt Bắc” Từ đầu.... đến thủy chung .” (Tiếng Việt lớp 3, tập 1, trang 115)

III. Tập làm văn (8 điểm) - Thời gian 20 phút

Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 7 - 10 câu) giới thiệu về tổ em.

2. Đáp án Phiếu ôn tập ở nhà môn Tiếng Việt

I. Đọc

Câu 1: b

Câu 2: b

Câu 3: a

Câu 4: a

Câu 5: a

II- Chính tả (6 đ)

- Sai mỗi một lỗi (lỗi về thanh, về phụ âm đầu, viết hoa, tiếng) trừ 0,5 điểm

- Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về cao độ, khoảng cách, bẩn ... bị trừ 1 điểm toàn bài.

III- Tập làm văn (8đ)

- Đảm bảo các yêu cầu sau được 8 điểm:

+ Viết được đoạn văn theo yêu cầu; độ dài từ 7 - 10 câu

+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.

+ Chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch sẽ.

-Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm 7,5 – 7- … 4 – 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5.

VI. Phiếu ôn tập ở nhà lớp 3 - Ngày 18/4

1. Phiếu ôn tập ở nhà môn Tiếng Việt

I. Đọc

Cục tẩy

Một hôm, trong giờ kiểm tra Toán, sau khi chép xong đề bài, Tùng bắt đầu làm bài. Ba bài đầu cậu làm đúng, đến bài thứ tư thì sai. Khi phát hiện bài làm sai, Tùng đã bật khóc. Thầy giáo nhẹ nhàng đi đến bên Tùng, đưa cho cậu một cục tẩy và nói:

- Đây là cục tẩy của thầy. Nó đã bị mòn đi nhiều vì thầy cũng đã phạm nhiều lỗi. Mỗi lần làm sai, thầy dùng cục tẩy này xóa chỗ sai và làm lại. Em hãy thử làm như vậy xem!

Sau khi tẩy lỗi, làm bài lại, Tùng trả thầy cục tẩy. Thầy bảo:

- Thầy tặng em cục tẩy này. Nó sẽ giúp em luôn nhớ rằng ai cũng có lúc làm sai. Điều quan trọng là biết nhận ra và sửa chữa những chỗ sai đó.

Tùng đã giữ gìn cục tẩy rất cẩn thận.

Nhiều năm sau đó, cậu bé nhút nhát ngày nào đã trở thành một doanh nhân thành đạt.

(Theo HẠT GIỐNG TÂM HỒN)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc thực hiện theo yêu cầu:

1. (0,5 điểm): Khi phát hiện mình làm bài sai, Tùng đã làm gì?

a. Ngồi im suy nghĩ xem nên làm gì?

b. Bật khóc vì sợ.

c. Bình tĩnh chữa bài.

d. Mượn cục tẩy của thầy.

2. (1 điểm): Thầy giáo đã làm gì giúp Tùng?

a. Đưa cho Tùng cục tẩy, bảo Tùng xóa chỗ sai và làm lại

b. Khuyên Tùng lần sau nên đọc kĩ đề để không làm bài sai.

c. Khuyên Tùng không nên quá lo lắng, lần sau cố gắng làm bài tốt hơn.

d. Kể chuyện thầy cũng bị sai nhiều lần.

3. (1 điểm): Thầy giáo muốn Tùng hiểu điều gì?

a. Không cần quá lo lắng khi mình làm sai vì ai cũng có lúc như vậy.

b. Cục tẩy rất cần thiết vì nó giúp ta chữa các lỗi sai.

c. Ai cũng có lúc làm sai, điều quan trọng là phải biết nhận ra và sửa chữa những chỗ sai đó.

d. Cần giúp đỡ nhau khi người khác gặp khó khăn.

4.(1 điểm): Theo em, điều gì khiến Tùng nhiều năm sau trở thành trở thành doanh nhân thành đạt?

5.(1 điểm): Đặt một câu hoàn chỉnh các câu theo mẫu “Ai là gì?”

6. (1 điểm) Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi “làm gì?” trong câu sau:

Sau khi chép xong đề bài, Tùng bắt đầu làm bài.

II. Chính tả: (6 điểm) - Thời gian 15 phút

Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: “Nhà rông ở Tây Nguyên” Từ Gian đầu nhà rông .... đến cúng tế”) (Tiếng Việt lớp 3, tập 1, trang 127)

II. Tập làm văn (8 điểm) - Thời gian 35 phút

Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn 6 đến 8 câu kể về cảnh buổi sáng ở quê em.

2. Đáp án Phiếu ôn tập ở nhà môn Tiếng Việt

I. Đọc hiểu (6 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

1

b

0,5

2

a

1

3

c

1

4

Đại ý: Biết nhận ra cái sai và mạnh dạn sửa sai

1

5

Viết câu đủ ngữ pháp, đúng chính tả, dấu câu cho 1 điểm

1

II. Kiểm tra viết chính tả: (6 điểm)

* Hướng dẫn chấm điểm chi tiết:

– Tốc độ đạt yêu cầu: 1,5 điểm

– Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1,5 điểm

– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1,5 điểm

– Trình bày đúng quy định,viết sạch, đẹp: 1,5 điểm

III. Kiểm tra viết (8 điểm)

* Nội dung kiểm tra:

Học sinh viết theo yêu cầu của đề bài; có độ dài khoảng 6- 8 câu.

* Hướng dẫn chấm điểm chi tiết (xác định các mức độ cần đạt theo từng mức điểm tùy theo đề bài cụ thể):

+ Nội dung (ý): (4 điểm)

Học sinh viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài.

+ Kĩ năng: 4 điểm

  • Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm
  • Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm
  • Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm

.....................................................................................

Bộ bài tập ôn tập ở nhà lớp 3

Đề thi giữa học kì 2 lớp 3 năm 2019 - 2020

Để các em làm quen với tư duy học, hãy chỉ dẫn thật chậm, thật kỹ để các em hiểu và ghi nhớ dần dần. Không nên tạo áp lực quá cho các con hay bắt ép các con học quá sức mình. Thay vào đó nên tổ chức các trò chơi xen kẽ cho các em thích thú, có hứng học bài hơn nhé!

Như vậy, VnDoc.com đã gửi tới các bạn Bộ đề ôn tập ở nhà Tiếng Việt lớp 3 có đáp án - Nghỉ do dịch Corona (Từ 13/4 - 18/4). Ngoài Bài ôn tập trên, các em học sinh có thể tham khảo môn Toán lớp 3 nâng caobài tập môn Toán lớp 3 đầy đủ khác, để học tốt môn Toán hơn và chuẩn bị cho các bài thi đạt kết quả cao.

Đánh giá bài viết
3 2.257
Sắp xếp theo

Tiếng Việt lớp 3 Chân trời

Xem thêm