Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 8 môn Vật lý năm học 2022 - 2023

VnDoc gửi tới các bạn Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 8 môn Vật lý năm học 2022 - 2023. Tài liệu gồm nhiều đề thi khác nhau, giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, nâng cao kỹ năng giải đề và làm bài, biết cách phân bổ thời gian làm bài sao cho hợp lý. Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề kiểm tra Vật lý 8 giữa học kì 2 - Đề 1

Bản đặc tả đề kiểm tra giữa học kì 2 Vật lý 8

TT

Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức, kĩ năng

Mức độ kiến thức, kĩ năng

cần kiểm tra, đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Chương I. Cơ học

Công cơ học. Định luật về công. công suất

Nhận biết:

- Biết được công thức tính công, nêu được định luật về công.

- Biết được đơn vị của công, công suất.

- Biết được công suất là công thực hiện được trong 1 giây

Thông hiểu:

- Hiểu công suất để giải quyết bài tập thực tế

Vận dụng thấp:

- Vận dụng được công thức tính công cơ học, công suất và một số công thức liên quan để giải bài tập.

Vận dụng:

- Tính được công , công suất

3

1

3

1

2

Cơ năng, thế năng, động năng

Nhận biết:

Biết được:

- Biết được khi nào vật có cơ năng

- Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào yếu tố nào

Thông hiểu:

- Hiểu được vật nào có động năng, thế năng trong thực tế

- Động năng của vật phụ thuộc vào những yếu tố nào? Lấy được ví dụ minh họa

1

3

Đề thi Vật lý 8 giữa học kì 2 năm học 2022 - 2023

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)

Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.

Câu 1.Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào là đơn vị của công cơ học?

A. N/m

B. N.m

C. N/m2

D. N/m3

Câu 2. Điều nào sau đây đúng khi nói về công suất.?

A. Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một giây.

B. Công được xác định bằng lực tác dụng trong một giây.

C. Công suất được xác định bằng công thức P = A.t.

D. Công suất được xác định bằng công thực hiện được khi vật dịch chuyển được một mét.

Câu 3. Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào làđơn vị của công suất?

A. Jun trên giây (J/s), kilôoat(kW). B. Oát(W), kilôoat(kW)

C. Kilôoat (kW), jun trên giây(J/s) D. Oát(W), kilôoat(kW), jun trên giây(J/s)

Câu 4. Nếu chọn mặt đất làm mốc để tính thế năng thì trong các vật sau đây, vật nào không có thế năng?

A. Viên đạn đang bay

B. Lò xo để tự nhiên ở một độ cao so với mặt đất.

C. Quả bóng đang lăn trên mặt đất.

D. lò xo bịép đặt ngay trên mặt đất.

Câu 5. Trong các vật sau đây, vật nào không có động năng?

A. Hòn bi năm yên trên sàn nhà. B. Hòn bi lăn trên sàn nhà.

C. Máy bay đang bay. D. Viên đạn đang bay đến mục tiêu.

Câu 6. Điều nào sau đây là đúng khi nói về cơ năng?

A. Cơ năng phụ thuộc vào khối lượng của vật gọi là thế năng đàn hồi.

B. Cơ năng phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất gọi là thế năng hấp dẫn.

C. Cơ năng của vật do vận tốc của vật mà có gọi làđộng năng.

D. Cơ năng của vật do trọng lượng của vật tạo nên gọi là động năng.

Câu 7. Thế năng đàn hồi phục thuộc vào những yếu tố nào? Chọn câu trả lời đầy đủ nhất.

A. Khối lượng

B. Độ biến dạng của vật chất đàn hồi.

C. Vận tốc của vật

D. Khối lượng và chất làm vật

Câu 8. Hai bạn Nam và Đăng thi kéo nước từ giếng lên. Nam kéo gàu nước năng gấp đôi của Đăng. thời gian kéo gàu nước lên của Đăng lại chỉ bằng nửa thời gian của Nam. sao sánh công suất trung bình của Nam vàĐăng. Câu hỏi nào sau đây là đúng?

A. Công suất của Nam lớn hơn vì gàu nước của Nam nặng gấp đôi.

B. Công suất của Đăng lớn hơn vì thời gian kéo nước của Đăng chỉ bằng một nửa thời gian kéo nước của Na.

C. Công suất của Nam và Đăng là như nhau.

D. Không có căn cứ để so sánh.

Phần II. Tự luận. (6,0 điểm)

Câu 9 (1,0 điểm): Phát biểu định luật về công?

Câu 10 (2,0 điểm):

a) Động năng của một vật phụ thuộc những yếu tố nào?

b) Lấy ví dụ vật có cả động năng và thế năng?

Câu 11 (3,0 điểm):

Một con ngựa kéo một cái xe đi với tốc độ 9km/h. Lực kéo của ngựa là 200N.

a) Tính quãng đường con ngựa kéo xe trong 1 giờ.

b) Tính công suất của ngựa.

-------- Hết---------

Đáp án đề thi giữa học kì 2 Vật lý 8

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm):

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

B

A

D

C

A

B

B

C

Điểm

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

Phần II. Tự luận (6,0 điểm):

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 9.

(1,0 điểm)

Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại

1,0đ

Câu 10.

(2,0 điểm)

a) Động năng của một vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật.

1,0đ

b) Lấy được ví dụ vật có cả động năng và thế năng:

1,0đ

Câu 11.

(3,0 điểm)

Tóm tắt:

V = 9km/h

F=200N

t = 1h =3600(s)

a) s =?

b) P = ? Bài giải

0,5đ

a) Trong 1h, con ngựa kéo xe đi được quãng đường là:

s = v.t

s= 9.1 = 9 km = 9000 m.

0,25

0,5

Công của lực ngựa kéo trong 1 giờ là:

A = F.s

A= 200.9000 = 1800000 J.

0,25

0,5

Công suất của ngựa trong 1 giờ = 3600 (s) là:

P = \frac{A}{t}

P = \frac{1800000}{3600} = 500W

0,25

0,25

0,5

Đề thi Vật lý 8 giữa học kì 2 - Đề 2

Câu 1: Thế năng hấp dẫn (trọng trường) là gì? Chúng phụ thuộc vào những yếu tố nào? (2,0 điểm)

Câu 2: Các chất được cấu tạo như thế nào? Giữa chúng có khoảng cách hay không? Cho ví dụ chứng minh? (2,0 điểm)

Câu 3: Viết công thức tính Công Suất và nói rõ các đại lượng, đơn vị trong công thức? (2,0 điểm)

Câu 4: Một học sinh đang rót nước từ phích vào cốc, cơ năng của dòng nước tồn tại ở dạng nào? (2,0 điểm)

Câu 5: Một lực sĩ cử tạ nâng quả tạ khối lượng 100 kg lên cao 200 cm trong thời gian 0,5 giây. Trong trường hợp này lực sĩ đã hoạt động với công suất là bao nhiêu? (2,0 điểm)

Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 8

Nội dung

Điểm

Câu 1

- Cơ năng của một vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao gọi là thế năng trọng trường.

- Thế năng trọng trường phụ thuộc vào khối lượng và độ cao của vật.

Câu 2

- Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.

- Giữa chúng có khoảng cách.

- Ví dụ:….

Câu 3

P = A/t

Trong đó P là công suất (w)

A là công thực hiện được (J)

t là thời gian thực hiện (s)

Câu 4: Dòng nước chảy từ trên cao xuống nên nó vừa có thế năng hấp dẫn vừa có động năng

Câu 5

Tóm tắt

m = 100kg

-> P = 1000N

h = 200cm = 2m

t = 0,5s

P = ?

Giải

Công của người lực sĩ thực hiện

A = P.h = 1000.2 = 2000(J)

Công suất của người lực sĩ là

P = 2000/0.5 = 4000(W)

Đáp số P = 4000(W)

2,0 điểm

2,0 điểm

2,0 điểm

2,0 điểm

2,0 điểm

Đề thi giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 8 - Đề 3

I – TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm)

Hãy khoanh tròn trước câu trả lời đúng nhất ở các câu sau:

Câu 1: Trong thí nghiệm của Bơ-rao, tại sao các hạt phấn hoa lại chuyển động hỗn độn không ngừng?

  1. Vì các hạt phấn hoa được thả trong nước nóng;
  2. Vì giữa các hạt phấn hoa có khoảng cách;
  3. Vì các phân tử nước chuyển động không ngừng va chạm vào các hạt phấn hoa từ mọi phía
  4. Vì các hạt phấn hoa đều rất nhỏ nên chúng tự chuyển động hỗn độn không ngừng giống như các phân tử.

Câu 2: Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên các chất đang khuếch tán vào nhau nhanh lên thì:

  1. Hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn;
  2. Hiện tượng khuếch tán xảy ra chậm đi;
  3. Hiện tượng khuếch tán không thay đổi;
  4. Hiện tượng khuếch tán ngừng lại.

Câu 3: Cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt đến kém hơn nào dưới đây là đúng?

  1. Đồng, không khí, nước;
  2. Đồng, nước, không khí;
  3. Không khí, đồng, nước;
  4. Không khí, nước, đồng.

Câu 4: Hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng là:

  1. Dẫn nhiệt
  2. Đối lưu
  3. Bức xạ nhiệt
  4. Cả dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt

Câu 5: Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu nào dưới đây?

  1. Chỉ của chất khí
  2. Chỉ của chất rắn
  3. Chỉ của chất lỏng
  4. Của cả chất khí, chất lỏng, chất rắn

Câu 6: Nhiệt truyền từ bếp lò đến người đừng gần bếp lò chủ yếu bằng hình thức:

  1. Dẫn nhiệt;
  2. Đối lưu;
  3. Bức xạ nhiệt;
  4. Dẫn nhiệt và đối lưu

Câu 7: Đổ 150 cm3 nước vào 150 cm3 rượu, thể tích của hỗn hợp rượu và nước thu được có thể nhận giá trị:

  1. Nhỏ hơn 300 cm3
  2. Bằng 300 cm3
  3. Lớn hơn 300 cm3
  4. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 8: Câu nào dưới đây nói về nhiệt lượng là đúng?

  1. Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
  2. Nhiệt lượng là một dạng năng lượng có đơn vị là jun.
  3. Bất cứ vật nào cũng có nhiệt lượng.
  4. Sự truyền nhiệt giữa hai vật dừng lại khi hai vật có nhiệt lượng bằng nhau.

II – TỰ LUẬN (6,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

a) Nhiệt năng của một vật là gì? Khi nhiệt độ của vật tăng thì nhiệt năng tăng hay giảm? Vì sao? Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng? Đó là những cách nào?

b) Nung nóng một miếng đồng rồi thả vào một cốc nước lạnh. Hỏi nhiệt năng của miếng đồng và của nước thay đổi như thế nào? Đây là sự thực công hay truyền nhiệt?

Câu 2. (1,5 điểm)

a) Các chất được cấu tạo như thế nào?

b) Hãy giải thích vì sao khi thả một cục đường vào cốc nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt?

Câu 3. (1,0 điểm): Tại sao về mùa đông mặc nhiều áo mỏng ấm hơn mặc một cái áo dày?

Câu 4. (1,5 điểm)

a) Giữa nhiệt độ của vật và chuyển động của các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật có mối quan hệ như thế nào?

b) Tại sao có hiện tượng khuếch tán? Hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh lên hay chậm đi khi nhiệt độ giảm?

Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 8

I .Trắc nghiệm

Đáp án

1C

2A

3B

4B

5B

6C

7A

8A

Thang điểm

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

II. Tự luận

Đáp án

Điểm

II – TỰ LUẬN (6,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

a)

- Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

- Khi nhiệt độ của vật tăng thì nhiệt tăng.

- Vì: các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh.

- Có 2 cách làm thay đổi nhiệt năng

- Đó là những cách: thực hiện công và truyền nhiệt

b)

- Nhiệt năng của miếng đồng giảm và của nước tăng

- Đây là truyền nhiệt

Câu 2. (1,5 điểm)

a) Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.

b)

- Khi thả một cục đường vào cốc nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt vì:

- Giữa các phân tử đường và phân tử nước có khoảng cách

- Vì vậy các phận tử đường xen vào khoảng cách các phân tử nước

- Và ngược lại.

Câu 3. (1,0 điểm)

Mùa đông mặc nhiều áo mỏng ấm hơn mặc một cái áo dày vì: Không khí giữa các lớp áo dẫn nhiệt kém.

Câu 4. (1,5 điểm)

a) Giữa nhiệt độ của vật càng cao và chuyển động của các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật nhanh và ngược lại.

b) Có hiện tượng khuếch tán vì: các nguyên tử, phân tử luôn luôn chuyển động và giữa chúng có khoảng cách.

- Hiện tượng khuếch tán xảy ra chậm đi khi nhiệt độ giảm

0,5

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,5

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,75

0,5

0,5

0,5

Đề thi giữa kì 2 lớp 8 môn khác

.....................................

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 8 môn Vật lý năm học 2022 - 2023. Để chuẩn bị cho kì thi giữa học kì 2 lớp 8 sắp tới, các bạn học sinh cần thực hành luyện đề để làm quen với nhiều dạng đề thi khác nhau cũng như nắm bắt được cấu trúc bài thi. Mời các bạn tham khảo các đề thi học giữa kì 2 lớp 8 các Toán, Anh, Văn, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 2 lớp 8 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt.

Đánh giá bài viết
108 64.465
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Ngp Chthongg
    Ngp Chthongg

    đề dễ v


    Thích Phản hồi 12/03/23

    Đề thi giữa kì 2 lớp 8

    Xem thêm