Bộ 3 đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 10 năm 2021 - 2022 Có đáp án

Bộ đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 10 năm 2021 - 2022 Có đáp án được VnDoc biên soạn tổng hợp từ các đề lẻ, hy vọng giúp các bạn dễ dàng lấy tài liệu ôn tập cũng như tự mình bổ sung kiến thức qua các đề kiểm tra học kì 1 hóa 10 này. Nội dung đề thi bám sát kiến thức sách giáo khoa. Đảm bảo đánh giá đúng năng lực.

Hy vọng với Bộ đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 10 năm 2021 - 2022 Có đáp án này còn giúp ích cho quý thầy cô trong quá trình ôn tập cũng như ra đề học kì 1 Hóa học 10. Mời các bạn tham khảo.

A. Tài liệu ôn tập học kì 1 hóa 10

B. Một số đề thi học kì 1 hóa 10 có đáp án

Bản quyền thuộc về VnDoc nghiêm cấm mọi hành vi sao chép vì mục đích thương mại

C. Một số đề kiểm tra học kì 1 hóa 10

Đề thi hóa 10 học kì 1 năm 2020 - 2021 Đề 1

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất. 

Câu 1. Cho nguyên tử X có tổng số electron ở phân lớp s là 7. Cho biết X thuộc nhóm A. Vậy X là

A. Na.B. K.C. O.D. Cl.

Câu 2. Cho cấu hình electron của A là: 1s22s22p63s23p63dx4s2. Giá trị của x để A ở chu kì 4, nhóm IIA trong bảng tuần hoàn là

A. 0.B. 10.C. 7.D. 8

Câu 3. Nguyên tử của nguyên tố X có số thứ tự là 17 trong bảng tuần hoàn, công thức phân tử của X với oxi và hiđro lần lượt là

A. XO và XH2.B. X2O7 và XH.C. X2O và XH.D. X2O và XH2.

Câu 4. Nguyên tố X có thứ tự là 20, vị trí nguyên tố X trong bảng tuần hoàn là

A. Chu kì 4, nhóm VIIA.

B. Chu kì 3, nhóm IIA.

C. Chu kì 4, nhóm IIA.

D. Chu kì 4, nhóm IIIA.

Câu 5. Hòa tan hoàn toàn 3,1g hỗn hợp hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì liên tiếp vào nước thu được 1,12 lít hiđro (đktc). Hai kim loại kiềm đã cho là

A. Li và Na.B. Na và K.C. K và Rb.D. Rb và Cs.

Câu 6. Nguyên tố X thuộc chu kì 4, nhóm IIIA. Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố X là

A. 1s22s22p63s23p1.

B. 1s22s22p63s23p64s2.

C. 1s22s22p63s23p63d104s24p1.

D. 1s22s22p63s23p63d34s2.

Câu 7. Cho độ âm điện của F, O, Cl, S lần lượt là: 3,97; 3,44; 3,16; 2,58. Thứ tự các nguyên tố được sắp xếp theo thứ tự giầm dần của tính phi kim là

A. F, Cl, O, S.

B. F, Cl, S, O.

C. Cl, F, S, O.

D. F, O, Cl, S.

Câu 8. Agon có ba đồng vị có số khối lần lượt là 36, 38 và A. Thành phần phần trăm số nguyên tử của các đồng vị tương ứng bằng: 0,34%; 0,06%; 99,60%. Nguyên tử khối trung bình của agon là 39,98. Giá trị của A là

A. 40.B. 37.C. 35D. 41.

Câu 9. Nguyên tử của nguyên tố Z có kí hiệu _{20}^{40}Z. Cho các phát biểu sau về Z:

A. Z có 20 nơtron.

B. Z có 20 proton.

C. Z có 2 electron hóa trị.

D. Z có 4 lớp electron.

Câu 10. Dãy nào sau đây được sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính axit?

A. H3PO4; H2SO4, H3AsO4.

B. H2SO4; H3AsO4; H3PO4.

C. H3PO4; H3AsO4; H2SO4.

D. H3AsO4; H3PO4, H2SO4.

Câu 11. Nguyên tố X có công thức oxit cao nhất là XO2, trong đó tỉ lệ khối lượng của X và O là 3/8. Công thức của XO2

A. SiO2.B. NO2.C. SO2.D. CO2.

Câu 12. Hoà tan hoàn 5,94 gam hỗn hợp hai muối clorua của hai kim loại X và Y (X, Y đều thuộc nhóm IIA) vào nước được 100ml dung dịch Z. Cho dung dịch Z tác dụng hết với dung dịch AgNO3 thu được 17,22 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa được dung dịch M. Cô cạn M được m gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của m là:

A. 9,12B. 9,20C. 9,10D. 9,21

Câu 13. Có các tính chất của nguyên tử các nguyên tố như sau:

1/ Số electron ở lớp ngoài cùng;

2/ Tính kim loại, tính phi kim;

3/ Số lớp electron;

4/ Số e trong nguyên tử

Các tính chất biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân là:

A. 1 và 3B. 1 và 4C. 2 và 4D. 1 và 2

 Câu 14. Cho các phản ứng hóa học sau:

(1) Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

(2) SO3 + H2O → H2SO4

(3) Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag

(4) AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3

(5) SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr

Số phản ứng oxi hóa – khử trong các phản ứng trên là

A. 1.

B. 3.

C. 4.

D. 2.

Câu 15. Liên kết cộng hóa trị là liên kết

A. giữa các phi kim với nhau.

B. được hình thành giữa 2 nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung.

C. được hình thành do sự dùng chung electron của 2 nguyên tử khác nhau.

D. trong đó cặp electron chung bị lệch về 1 nguyên tử.

Câu 16. Cation R2+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2p6. Liên kết giữa R và Cl (clo) là loại liên kết nào sau đây?

A. Liên kết ion.

B. Liên kết cộng hóa trị có cực.

C. Liên kết cộng hóa trị không cực.

D. Liên kết kim loại.

Câu 17. Cho quá trình: Fe2+ → Fe3+ + 1e. Đây là quá trình

A. tự oxi hóa khử.

B. oxi hóa.

C. khử.

D. nhận proton.

Câu 18. Cho các phân tử sau: LiCl, NaCl, KCl, RbCl, CsCl liên kết trong phân tử mang nhiều tính ion nhất là (Độ âm điện của: Li=0,98; Na=0,93; K=0,89; Rb=0,82; Cs=0,79; Cl=3,16)

A. KCl.

B. RbCl.

C. CsCl.

D. LiCl và NaCl.

Câu 19. Hòa tan gam 6,4 gam Cu bằng dung dịch HNO3 đặc nóng, dư. Sau phản ứng thu được V lít khí NO2 (đktc). Giá trị của V là

A. 4,48 lít.

B. 10,08 lít.

C. 6,72 lít.

D. 2,24 lít.

Câu 20. Cho phản ứng: C + HNO3 → CO2 + NO2 + H2O. Tổng hệ số của các chất (nguyên và tối giản) trong phương trình phản ứng là:

A. 12.

B. 5.

C. 10.

D. 7.

Câu 21. Số oxi hóa của clo trong HCl, HClO, HClO2, HClO3, HClO4 lần lượt là

A. -1; +4; +5; +7; +3.

B. -1; +2; +3; +4; +5.

C. -1; +1; +2; +3; +4.

D. -1; +1; +3; +5; +7.

Câu 22. Hiđroxit tương ứng của SiO2

A. H2S.

B. H2SO4.

C. H2SO3.

D. H2SiO3.

Câu 23. Trong tự nhiên, brom có hai đồng vị là _{35}^{79}Brvà  _{35}^{81}Br, trong đó đồng vị _{35}^{79}Br chiếm 54,5% tổng số nguyên tử. Nguyên tử khối trung bình của brom là

A. 79,91.

B. 80,01.

C. 80,00.

D. 79,19.

Câu 24. Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)3, FeSO4 lần lượt tác dụng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa khử là

A. 5.

B. 8.

C. 7.

D. 6.

Câu 25. Nguyên tử X nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron và electron là 52. Số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện trong hạt nhân là 16 hạt. Vị trí (chu kì, nhóm) của X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là

A. chu kì 2, nhóm VIIA.

B. chu kì 3, nhóm VIIA.

C. chu kì 2, nhóm VA.

D. chu kì 3, nhóm VA.

Câu 26. Cho phản ứng: P + HNO3 + H2O → H3PO4 + NO. Chất bị oxi hóa là:

A. P

B. HNO3

C. H2O

D. H3PO4

Câu 27. Cho các phân tử: H2, CO2, HCl, Cl2. Có bao nhiêu phân tử có cực?

A. 3

B. 2

C. 4

D. 1

Câu 28. Liên kết hóa học hình thành từ hai ngtử X (Z = 11) và ngyên tử Y (Z= 17) thuộc loại liên kết gì?

A. Liên kết cộng hóa trị có cực.

B. Liên kết cộng hóa trị không cực.

C. Liên kết ion.

D. Liên kết cho nhận.

Câu 29. Trong nguyên tử, hạt mang điện là

A. electron

B. electron và nơtron

C. proton và nơtron.

D. proton và electron

Câu 30. Hoà tan 20,8 gam hỗn hợp bột gồm FeS, FeS2, S bằng dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được 53,76 lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đkc và dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy toàn bộ kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắn thu được là:

A. 8,2 gam.

B. 16 gam.

C. 10,7gam.

D. 9 gam

Cho biết nguyên tử khối của: H=1, Li=7, N=14, O=16, Na=23, Mg=24, Si=28, P=31, S=32, Cl=35,5, K=39, Ca=40, Cu=64, Zn=65, Br=80, Sr=88, Rb=85, Cs= 133, Ba=137

_______________

Đáp án đề thi học kì 1 Hóa 10 năm 2020 - 2021 Đề 1

1D2A3B4C5B6C7D8A9B10B
11D12A13C14D15B16A17B18C19A20A
21D22D23A24D25A26B27D28C29D30B

Đề thi hóa 10 học kì 1 năm 2020 - 2021 Đề 2

Câu 1. Chọn câu phát biểu sai :

(1) Trong một nguyên tử luôn luôn có số prôtôn = số electron = số điện tích hạt nhân

(2) Tổng số prôton và số electron trong một hạt nhân gọi là số khối

(3) Số khối A là khối lượng tuyệt đối của nguyên tử

(4) Số prôton =điện tích hạt nhân

(5) Đồng vị là các nguyên tử có cùng số prôton nhưng khác nhau về số nơtron

A. 2, 4, 5

B. 2, 3

C. 3, 4

D. 2, 3, 4

Câu 2. Tổng số hạt cơ bản (proton,nơtron,electron) của một nguyên tử X là 26. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 6. nguyên tử X là:

A. _{9}^{19}F

B. _{9}^{18}F

C. _{8}^{18}O

D. _{8}^{20}O

Câu 3. Nguyên tử của nguyên tố hóa học nào sau đây có cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p64s1

A. Ca (Z=20)

B. K (Z=19)

C. Mg Z=12)

D. Na (Z=11)

Câu 4. Nguyên tố M có 4 lớp electron và có 6 electron độc thân. Vậy M là

A. Phi kim

B. Kim loại

C. Khí hiếm

D. Phi kim hoặc kim loại

Câu 5. Ba nguyên tố A (Z = 11), B (Z =12), C (Z = 13) có hidroxit tương ứng là X, Y, T. Chiều tăng dần tính bazo của hidroxit này là

A. T, Y, X

B. X, T, Y

C. X, Y, T

D. T, X, Y

Câu 6. Nguyên tố R có công thức oxit cao nhất là RO3, R thuộc nhóm và có công thức hợp chất khí với hidro là:

A. VI và RH2

B. IIIA và RH5

C. VIA và RH3

D. IIIA và RH3

Câu 7. Các đơn chất của các nguyên tố nào sau đây có tính chất hóa học tương tự nhau?

A. F, Cl, Br, I

B. Na, Mg, Al

C. C, N, O, F

D. O, S, Se, Sb

Câu 8. Vị trí của nguyên tố Y có Z = 23 trong  bảng hệ thống tuần hoàn là:

A. Ô 23, chu kì 4, nhóm IIIA

B. Ô 23, chu  kì 3, nhóm IIIA

C. Ô 23, chu kì 4, nhóm VB

D. Ô 23, chu kì 3, nhóm IIIB

Câu 9. Cho 10,8 gam một kim loại hóa trị III tác dụng với clo có dư thu được 53,4 gam muối. Kim loại là

A. Al

B. Fe

C. Cr

D. Ca

Câu 10. Liên kết trong phân tử Cl2 là liên kết

A. Liên kết cộng hóa trị phân cực

B. Liên kết cộng hóa trị không phân cực

C. Liên kết ion

D. Liên kết cho nhận

Câu 11. Trong phân tử NH4NO3 thì số oxi hóa của 2 nguyên tử nitơ là:

A. +1 và +1.

B. –4 và +6.

C. –3 và +5.

D. –3 và +6.

Câu 12. Trong phản ứng nào dưới đây cacbon thể hiện đồng thời tính oxi hoá và tính khử?

A. C + 2H2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}  CH4

B. 3C + 4Al \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}  Al4C3

C. 3C + CaO \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} CaC2 + CO

D. C + CO2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} 2CO

Câu 13. Cho các hợp chất: NH3, H2O, Na2S, MgCl2, K2O CH4, Chất có liên kết ion là:

A. NH3, H2O, Na2S, MgCl2

B. Na2S, MgCl2, K2O, CH4

C. NH3, H2O, K2O, CH4

D. Na2S, MgCl2, K2O

Câu 14. Tổng số hạt cơ bản của 1 nguyên tử X là 82, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Vậy X là

A.  Cr

B. Cu

C. Zn

D. Fe

Câu 15. Cho phản ứng: Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O.

Sau khi cân bằng phương trình hóa học của phản ứng, tỉ lệ các hệ số của HNO3 và NO là

A. 4

B. 3

C. 2

D. 1

Câu 16. Cho cấu hình electron của Mn [Ar]3d54s2. Mn thuộc nguyên tố nào?

A. Nguyên tố s

B. Nguyên tố p

C. Nguyên tố d

D. Nguyên tố f

Câu 17. Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là 3s2. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là

A. 13.

B. 12.

C. 11.

D. 14.

Câu 18. Lớp M có bao nhiêu obitan?

A. 6

B. 9

C. 12

D. 16

Câu 19. Cho các phản ứng

Ca(OH)2 + Cl2 → CaOCl2 + H2O

2H2S + SO2 → 3S + 2H2O

2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O

4KClO3 → KCl + 3KClO4.

Số phản ứng oxi hóa – khử là:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4.

Câu 20. Chọn câu đúng nhất về liên kết cộng hóa trị

Liên kết cộng hóa trị là liên kết:

A. Giữa các phi kim với nhau.

B. Trong đó cặp electron chung bị lệch về một nguyên tử.

C. Được hình thành do sự dùng chung electron của 2 nguyên tử khác nhau.

D. Được tạo nên giữa 2 nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung.

Câu 21. Nhận định nào sau đây không đúng

A. Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện

B. Tất cả các hạt nhân nguyên tử đều chứa proton và notron

C. Vỏ electron mang điện tích âm và chuyển động xung quanh hạt nhân

D. Khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân

Câu 22. Bán kính nguyên tử các nguyên tố: Na, Li, Be, B. Xếp theo chiều tăng dần là:

A. B < Be < Li < Na

B. Na < Li < Be < B

C. Li < Be < B < Na

D. Be < Li < Na < B

Câu 23. Oxit cao nhất của nguyên tố R thuộc nhóm VIA có 60% oxi về khối lượng. Hãy xác nguyên tố R và viết công thức oxit cao nhất.

A. SO

B. SO3

C. SeO3

D. CO2

Câu 24. Cho 4,104 gam hỗn hợp hai oxit kim loại A2O3 và B2O3 tác dụng vừa đủ với 1 lít dung dịch HCl 0,18M (phản ứng xảy ra hoàn toàn). Dựa vào bảng tuần hoàn hóa học hãy cho biết tên 2 kim loại đó biết rằng chúng nằm ở 2 chu kì 3 hoặc 4 và cách nhau 12 nguyên tố, trong đó có 1 nguyên tố thuộc nhóm IIIA. Hai kim loại đó là:

A. Al, Fe

B. Al, Cr

C. Cr, Fe

D. Fe, Ni

Câu 25. Trong phân tử nitơ, các nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết:

A. Cộng hóa trị không có cực.

B. Ion yếu.

C. Ion mạnh.

D. Cộng hóa trị phân cực.

Câu 26. Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử HCl thuộc loại liên kết:

A. cộng hoá trị không cực.

B. hiđro.

C. cộng hoá trị có cực.

D. ion

Câu 27. Số oxi hoá của nguyên tố lưu huỳnh trong các chất: S, H2S, H2SO4, SO2 lần lượt là :

A. 0, +2, +6, +4.

B. 0, –2, +4, –4.

C. 0, –2, –6, +4.

D. 0, –2, +6, +4.

Câu 28. Cho phản ứng: 4HNO3đặc nóng + Cu → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O. Trong phản ứng trên, HNO3 đóng vai trò là :

A. chất oxi hóa.

B. axit.

C. môi trường.

D. chất oxi hóa và môi trường.

Câu 29. Tổng hệ số cân bằng của các chất trong phản ứng dưới đây là:

Fe3O4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O

A. 21.

B. 26.

C. 19.

D. 28.

Câu 30. Loại phản ứng hoá học nào sau đây luôn luôn không phải là phản ứng oxi hoá-khử ?

A . Phản ứng hoá hợp

B. Phản ứng phân huỷ

C. Phản ứng trao đổi

D. Phản ứng thế

-------------Hết------------

Đáp án Đề thi học kì 1 hóa 10 năm học 2020 - 2021 Đề 2

1D2C3B4A5A6A7A8C9A10B
11C12C13D14D15A16C17B18B19D20D
21B22A23B24A25A26C27D28D29B30C

Đề thi hóa 10 học kì 1 năm 2020 - 2021 Đề 3

Câu 1. Trong nguyên tử, hạt mang điện là:

A. ElectronB. Electron và notron
C. Proton và notronD. Electron và proton

Câu 2. Nguyên tử _{13}^{27}Al có:

A. 13p, 13e, 14n.B. 13p, 14e, 14n.
C. 13p, 14e, 13n.D. 14p, 14e, 13n.

Câu 3. Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là 3s3. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là

A. 12.B. 13.C. 11.D. 14.

Câu 4. Tính bazơ tăng dần trong dãy :

A. Al(OH)3; Ba(OH)2; Mg(OH)2

B. Ba(OH)2; Mg(OH)2; Al(OH)3

C. Mg(OH)2; Ba(OH)2; Al(OH)3

D. Al(OH)3; Mg(OH)2; Ba(OH)2

Câu 5. Trong dãy oxit sau: Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7. Những oxit có liên kết ion là :

A. Na2O, SiO2, P2O5.

B. MgO, Al2O3, P2O5.

C. Na2O, MgO, Al2O3.

D. SO3, Cl2O3, Na2O.

Câu 6. Liên kết cộng hóa trị trong phân tử HCl có đặc điểm

A. Có hai cặp electron chung, là liên kết đôi, không phân cực.

B. Có một cặp electron chung, là liên kết đơn, không phân cực.

C. Có một cặp electron chung, là liên kết ba, có phân cực.

D. Có một cặp electron chung, là liên kết đơn, phân cực.

Câu 7. Cho các phân tử: N2; SO2; H2; HBr. Phân tử nào trong các phân tử trên có liên kết cộng hóa trị không phân cực ?

A. N2; SO2

B. H2; HBr.

C. SO2; HBr.

D. H2; N2.

Câu 8. Dãy các nguyên tố nào dưới đây được sắp xếp theo chiều tăng dần tính kim loại?

A. Li, Be, Na, K.

B. Al, Na, K, Ca.

C. Mg, K, Rb, Cs.

D. Mg, Na, Rb, Sr

Câu 9. Xác định số oxi hóa của Mn, Cr, Cl, P trong phân tử: KMnO4, Na2Cr2O7, KClO3, H3PO4

A. +3, +6, -5, +5

B. +7, +6, +5, +5

C. -7, +6, -5, +5

D. -3. +6, +5, +5

Câu 10. Trong tự nhiên Brom có 2 đồng vị bền: 79Br chiếm 50,69% số nguyên tử và 81Br chiếm 49,31% số nguyên tử. Hãy tìm nguyên tử khối trung bình của brom.

A. 79,98B. 79,89C.81D.80

Câu 11. Trong các phản ứng hoá học, nguyên tử kim loại có khuynh hướng

A. nhận thêm electron.

B. Nhận hay nhường electron phụ thuộc vào từng phản ứng cụ thể

C. Nhường bớt electron.

D. Nhận hay nhường electron phụ thuộc vào từng kim loại cụ thể.

Câu 12. Chỉ ra nội dung sai khi xét phân tử CO2:

A. Phân tử có cấu tạo góc.

B. Liên kết giữa nguyên tử oxi và cacbon là phân cực.

C. Phân tử CO2 không phân cực.

D. Trong phân tử có hai liên kết đôi.

Câu 13. Biết Fe có Z = 26. Cấu hình electron nào là của ion Fe2+?

A. 1s22s22p63s23p63d64s2

B. 1s22s22p63s23p63d6

C. 1s22s22p63s23p63d5

D. 1s22s22p63s23p63d44s2

Câu 14. Hòa tan 20,2 gam hỗn hợp hai kim loại nằm ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm IA trong bảng tuần hoàn tác dụng với nước thu được 6,72 lít khí (đktc) và dung dịch A. Xác định tên hai kim loại.

A. Li, KB. K, RbC. Li, NaD. Na, K

Câu 15. Một nguyên tố tạo hợp chất khí với hidro có công thức RH3. Nguyên tố này chiếm 25,93% về khối lượng trong oxit bậc cao nhất. Xác định tên nguyên tố.

A. NitoB. PhotphoC. Lưu huỳnhD. Clo

Câu 16. Nguyên tử X có tổng số hạt cơ bản là 40. Trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là

A. [Ne]3s2B. [Ne] 3s23p1C. [Ne] 3s23p2D. [Ne] 3s23p3

Câu 17. Cho các hợp chất: NH3, Na2S, CO2, CaCl2, MgO, C2H2. Hợp chất có liên kết cộng hóa trị là:

A. CO2, C2H2, MgO

B. NH3, CO2, Na2S

C. NH3, CO2, C2H2

D. CaCl2, Na2S, MgO

Câu 18. Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử?

A. NH3 + HCl → NH4Cl

B. H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O

C. 4NH3 + 3O2 → 2N2 + 6H2O

D. H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 ↓ + 2HCl

Câu 19. Nguyên tử nào sau đây có 8 electron ở lớp ngoài cùng?

A. _{16}^{32}XB. _{18}^{40}YC. _{8}^{18}ZD. _{24}^{52}T

Câu 20. Chọn câu phát biểu sai:

A. Số khối bằng tổng số hạt p và n

B. Tổng số p và số e được gọi là số khối

C. Trong 1 nguyên tử số p = số e = điện tích hạt nhân

D. Số p bằng số e

Câu 21. Cho cấu hình electron nguyên tử của Fe (Z = 26): 1s22s22p63s23p63d64s2. Fe thuộc loại nguyên tố

A. sB. dC. fD. p

Câu 22. Tính chất nào sau đây của các nguyên tố không biến đổi tuần hoàn?

A. điện tích hạt nhân

B. độ âm điện

C. số electron lớp ngoài cùng

D. tính kim loại, phi kim

Câu 23. Cấu hình electron nguyên tử của _{19}^{39}K là 1s22s22p63s23p64s1.

Kết luận nào sau đây sai?

A. Kali là nguyên tố đầu tiên của chu kì 4.

B. Kali thuộc chu kì 4, nhóm IA.

C. Kali có 20 nơtron trong hạt nhân.

D. Nguyên tử kali có 7 electron ở lớp ngoài cùng.

Câu 24. Ion nào sau đây có 32 electron?

A. CO32- B. SO42-C. NH4+D. NO3-

Câu 25. Phản ứng nào sau đây là phản ứng tự oxi hóa, tự khử?

A. NH4NO3 → N2O + 2H2O

B. 4Al(NO3)3 → 2Al2O3 + 12NO2 + 3O2

C. Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

D. 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2

Câu 26. Hòa tan 0,9 gam một kim loại M (hóa trị không đổi) vào dung dịch HNO3 dư, thu được 0,28 lít (đktc) khí N2O duy nhất. Kim loại M là

A. MgB. ZnC. AlD. Ag

Câu 27. Cân bằng phương trình hóa học của phản ứng sau (với hệ số các chất là số nguyên tối giản):

SO2 + KMnO4 + H2O → MnSO4 + H2SO4 + K2SO4

Các hệ số của KMnO4 và H2SO4 lần lượt là

A. 2 và 2B. 2 và 5
C. 1 và 5D. 1 và 3

Câu 28. Cho phương trình phản ứng:

Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NO + H2O

Tổng hệ số cân bằng của phản ứng trên là:

A. 10B. 8C. 9D. 11

Câu 29. X và Y là hai nguyên tố thuộc hai nhóm A kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn, ở trạng thái đơn chất X và Y phản ứng được với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử của X và Y là 23. Biết rằng X đứng sau Y trong bảng tuần hoàn. Xác định tên nguyên tố X.

A. PhotphoB. NitoC. lưu huỳnhD. Oxi

Câu 30. Hoà tan 2,64 gam hỗn hợp Fe và Mg bằng dung dịch HNO3 loãng, dư, chỉ thu được sản phẩm khử là 0,896 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO và N2, có tỉ khối so với H2 bằng 14,75. % theo khối lượng của sắt trong hỗn hợp ban đầu là:

A. 61,80%.B. 61,82%.C. 38,18%.D. 38,20%.

Cho biết nguyên tử khối của: H=1, Li=7, N=14, O=16, Na=23, Mg=24, Si=28, P=31, S=32, Cl=35,5, K=39, Ca=40, Cu=64, Zn=65, Br=80, Sr=88, Rb=85, Cs= 133, Ba=137. 

-------------Hết-------------

Đáp án đề thi học kì 1 Hóa 10 năm 2020 - 2021 - Đề 3

1D2A3B4D5C6D7D8C9B10A
11C12A13B14D15A16B17C18C19B20B
21B22A23D24A25C26C27A28C29A30C

Hướng dẫn giải chi tiết đề 3 

Câu 14.

Gọi công thức trung bình là M

nH2= 6,72/22,4 = 0.3 mol

M + H2O → MOH + 1/2 H2

0,6 <-------------------------------- 0,3

nM = 0,6 mol -> M = 20,2/0,6= 33,67

M1 < 33,67 < M2

Vì 2 kim loại nằm ở hai chu kì liên tiếp nhau nên M1 là Na (23)

M2 là K (39)

Hai kim loại đó là Na và K

Câu 15. 

Hợp chất với hiđro là RH3 => Chất cao nhất với oxi có công thức là: R2O5

+) Ta có : 2.R/16.5= 25,93/74,07

=> R= 14 => R là nguyên tố Nitơ

Câu 16. 

Trong nguyên tử của nguyên tố X có :

+) Tổng số hạt bằng 40 => p + e + n = 40 => 2p + n = 40

+) Số hạt mang điện nhiều hơn không mang điện là 12 => p + e - n = 12 => 2p - n = 12

Ta có hệ phương trình

2p + n = 40

2p − n = 12

p = 13

n = 14

p = 13 => X là Al

=> cấu hình e của X là : 1s22s22p63s23p1

Câu 26. 

Gọi hóa trị của kim loại là n

M → M+n + ne

2N+5 + 8e (0,1) → 2N+1 (0,0125 mol) (N2O)

Bảo toàn e ⇒ nM = 0,1/n

mM = 0,1/n. M = 0,9 ⇒ M = 9n

M = 27 (n = 3) ⇒ M là Al

Câu 29. 

Vì pX + pY = 23 nên X và Y là những nguyên tố thuộc chu kì nhỏ

X và Y là 2 nguyên tố thuộc 2 nhóm kế tiếp

=> số proton của X và Y hơn kém nhau 1 hoặc 7 hoặc 9

Ta xét từng trường hợp

Nếu px - py = 1 => pX =12 (Mg), pY =11 (Na)

ở trạng thái đơn chất hai nguyên tố này không phản ứng với nhau (loại)

Nếu pX - pY =7 => pX =15 (P), pY =8(O)

ở trạng thái đơn chất hai nguyên tố phản ứng được với nhau (nhận)

Nếu pX - pY =9 => pX =16 (S), pY =7(N)

ở trạng thái đơn chất hai nguyên tố này không phản ứng với nhau (loại)

Vậy X là P

Câu 30. 

Gọi n(NO) = a và n(N2) = b

Ta có hệ: a + b = 0,04 và 30a + 28b = 14,75. 2. 0,04 = 1,18

→ a = 0,03 và b = 0,01

Gọi n(Fe) = x và n(Mg) = y → 56x + 24y = 2,64

Fe nhường 3e, Mg nhường 2e, N(+5) nhận 3e thành N(+2) và 2N (+5) nhận 10e thành N2 (0)

BT e: 3x + 2y = 0,03. 3 + 0,01. 10 = 0,19

→ x = 0,018 và y = 0,068 → %m (Fe) = 0,018. 56. 100% : 2,64 = 38,18%

...................

Trên đây VnDoc đã gửi tới các bạn học sinh Bộ đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 10 năm 2021 - 2022 Có đáp án. Đề thi gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm khách quan bám sát kiến thức sách giáo khoa. Để đạt được kết quả tốt nhất trong bài thi cuối học kì 1, các bạn học sinh cần nắm chắc lý thuyết, vận dụng làm các dạng bài tập liên quan.

Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 10, Chuyên đề Vật Lý 10, Chuyên đề Hóa học 10, Giải bài tập Toán 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook, mời bạn đọc tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 10 để có thể cập nhật thêm nhiều tài liệu mới nhất.

Đánh giá bài viết
3 11.099
Sắp xếp theo

    Đề thi học kì 1 lớp 10

    Xem thêm