15 đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2022-2023

Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 3 năm học 2022 - 2023 được VnDoc sưu tầm, tổng hợp các bộ đề ôn tập có đáp án và bảng ma trận đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 1 theo Thông tư 27 kèm theo giúp các em học sinh ôn tập.

Tải chi tiết từng đề thi tại đây:

1. Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 1 Cánh Diều

Đề thi Tiếng Việt học kì 1 lớp 3 Số 1

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

BA ĐIỀU ƯỚC

Ngày xưa, có một chàng thợ rèn tên là Rít. Chàng được một ông tiên tặng cho ba điều ước. Nghĩ trên đời chỉ có vua là sung sướng nhất, Rít ước trở thành vua. Phút chốc, chàng đã đứng trong cung cấm tấp nập người hầu. Nhưng chỉ mấy ngày, chán cảnh ăn không ngồi rồi, Rít bỏ cung điện ra đi.

Lần kia gặp một người đi buôn, tiền bạc nhiều vô kể, Rít lại ước có thật nhiều tiền. Điều ước được thực hiện. Nhưng có của, Rít luôn bị bọn cướp rình rập. Thế là tiền bạc cũng chẳng làm chàng vui.

Chỉ còn điều ước cuối cùng. Nhìn những đám mây bồng bềnh trên trời, Rít ước bay được như mây. Chàng bay khắp nơi, ngắm cảnh trên trời dưới biển. Nhưng mãi rối cũng chán, chàng lại thèm được trở về quê.

Lò rèn của Rít đỏ lửa, ngày đêm vang tiếng búa đe. Sống giữa sự quý trọng của dân làng, Rít thấy sống có ích mới là điều đáng ước mơ.

(Theo truyện cổ Ba-na)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Chàng Rít đã được ông tiên tặng cho thứ gì? (0,5 điểm)

A. Một căn nhà

B. Ba điều ước

C. Một hũ vàng

Câu 2: Chàng Rít đã ước những điều gì? (0,5 điểm)

A. Chàng ước trở thành vua, ước có thật nhiều tiền và ước có thể bay được như mây.

B. Chàng ước trở thành vua, ước được đi khắp muôn nơi và ước được trở về quê.

C. Chàng ước trở thành vua, ước được trở về quê và ước có thật nhiều tiền.

Câu 3: Vì sao những điều ước không mang lại hành phúc cho chàng Rít? (0,5 điểm)

A. Vì làm vua chán cảnh ăn không ngồi rồi, có tiền thì luôn bị bọn cướp rình rập và bay như mây mãi rồi cũng chán.

B. Vì làm vua sướng quá, có tiền thì bị bọn cướp rình rập và bay như mây lại thèm được trở về quê.

C. Vì làm vua chán cảnh ăn không ngồi rồi và luôn nơm nớp, lo sợ tiền bị bọn cướp lấy mất.

Câu 4: Chàng Rít đã nhận ra điều gì sau mỗi lần ước? (0,5 điểm)

A. Sống có ích mới là điều đáng ước mơ.

B. Sống nhàn hạ, không cần làm việc mới là điều đáng ước mơ.

C. Sống bên tình yêu thương của mọi người là điều đáng ước mơ

Câu 5: Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì trong cuộc sống? (1 điểm)

......................................................................................................................

......................................................................................................................

Câu 6: Nếu có ba điều ước, em sẽ ước những gì? (1 điểm)

......................................................................................................................

......................................................................................................................

Câu 7: Ghép câu với mẫu câu tương ứng: (0,5 điểm)

a) Rít bay khắp nơi, ngắm cảnh trên trời dưới biển. 1) Ai là gì?

b) Rít là một chàng thợ rèn. 2) Ai làm gì?

Câu 8: Xác định công dụng của dấu hai chấm trong câu sau: (0.5 điểm)

Mờ sáng anh đỏ lửa lò rèn, vung búa chan chát trên đe rèn dao, liềm, cuốc cho bà con. Ai cũng quý mến anh. Bây giờ, anh mới thấy thấm thía: “Chỉ sống có ích mới là điều ước mơ.”

Công dụng của dấu hai chấm:..................................................................................

Câu 9: Đặt một câu cảm để khen tiết mục kể chuyện của bạn trong lớp. (1 điểm)

......................................................................................................................

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

Con đường đến trường

Con đường đưa tôi đến trường nằm vắt vẻo lưng chừng đồi. Mặt đường mấp mô. Hai bên đường lúp xúp những bụi cây cỏ dại, cây lạc tiên. Cây lạc tiên ra quả quanh năm. Vì thế, con đường luôn phảng phất mùi lạc tiên chín. Bọn con gái lớp tôi hay tranh thủ hái vài quả để vừa đi vừa nhấm nháp.

(Đỗ Đăng Dương)

2. Luyện tập (6 điểm)

Viết đoạn văn giới thiệu tiết mục hát, múa (hoặc đóng vai) mà em hoặc nhóm em đã hoặc sẽ biểu diễn

Đáp án đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 3 Cánh Diều

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm)

B. Ba điều ước

Câu 2: (0,5 điểm)

A. Chàng ước trở thành vua, ước có thật nhiều tiền và ước có thể bay được như mây.

Câu 3: (0,5 điểm)

A. Vì làm vua chán cảnh ăn không ngồi rồi, có tiền thì luôn bị bọn cướp rình rập và bay như mây mãi rồi cũng chán.

Câu 4: (0,5 điểm)

A. Sống có ích mới là điều đáng ước mơ.

Câu 5: (1 điểm)

Bài học: Chúng ta nên sống là người có ích cho xã hội, đất nước như vậy sẽ luôn được mọi người xung quanh yêu thương, kính trọng.

Câu 6: (1 điểm)

HS tự suy nghĩ và viết ra những điều ước cho bản thân.

Câu 7: (0.5 điểm)

a – 2; b – 1

Câu 8: (0.5 điểm)

Công dụng của dấu hai chấm: để báo hiệu lời nói trực tiếp.

Câu 9: (1 điểm)

Ví dụ: Câu chuyện cậu kể nghe thật cảm động và sâu lắng!,...

B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)

1. Chính tả (4 điểm)

- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):

  • 0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.
  • 0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.

- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):

  • Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm
  • 2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;
  • Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

- Trình bày (0,5 điểm):

  • 0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.
  • 0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.

2. Luyện tập (6 điểm)

Nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập trường, một cuộc thi văn nghệ đã được tổ chức. Lớp em đăng kí tiết mục hát tập thể bài “Bụi phấn”. Cô giáo đã chọn ra một đội văn nghệ bao gồm mười bạn vào nhóm hát, năm bạn vào nhóm múa. Em cũng được chọn vào nhóm hát. Bạn Minh Thư làm nhóm trưởng của nhóm hát. Khoảng một tuần nữa, buổi lễ mít tinh sẽ diễn ra. Mỗi ngày, chúng em đều ở lại trường ba mươi phút để tập luyện. Cả nhóm tập hát từng câu cho đến khi thuộc cả bài. Giờ tập luyện rất vui vẻ, còn giúp chúng em gắn kết hơn. Buổi cuối cùng, chúng em đã xin ý kiến cô chủ nhiệm về trang phục biểu diễn. Nhóm hát sẽ mặc đồng phục của trường, còn nhóm múa sẽ mắc áo dài. Vòng sơ khảo diễn ra, tiết mục của lớp em đã được vào vòng chung kết.

>> Chi tiết: Viết đoạn văn giới thiệu tiết mục hát, múa (hoặc đóng vai) mà em hoặc nhóm em đã hoặc sẽ biểu diễn

Đề thi Tiếng Việt học kì 1 lớp 3 Số 2

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

KHỈ CON BIẾT VÂNG LỜI

Một buổi sáng, Khỉ mẹ dặn Khỉ con xuống núi đi hái trái cây. Khỉ con mang giỏ trên lưng, rong chơi trên đường đi và quên mất lời mẹ dặn. Khỉ con thấy Thỏ con đang đuổi bắt Chuồn Chuồn. Khỉ con cũng muốn rong chơi nên cùng Thỏ chạy đuổi theo Chuồn Chuồn. Đến chiều về tới nhà, Khỉ con không mang được trái cây nào về nhà cho mẹ cả. Mẹ buồn lắm, mẹ nói với Khỉ con:

– Mẹ thấy buồn khi con không nghe lời mẹ dặn. Bây giờ trong nhà không có cái gì ăn cả là tại vì con mải chơi, không đi tìm trái cây.

Khỉ con biết lỗi, cúi đầu xin lỗi mẹ. Mẹ cõng Khỉ con trên lưng đi tìm trái cây ăn cho bữa tối. Một hôm, mẹ bị trượt chân ngã, đau quá không đi kiếm ăn được. Mẹ nói với Khỉ con:

– Mẹ bị đau chân, đi không được. Con tự mình đi kiếm trái cây để ăn nhé!

Khỉ con nghe lời mẹ dặn, mang giỏ trên lưng và chạy xuống núi đi tìm trái cây. Trên đường đi, Khỉ con thấy bắp bèn bẻ bắp, thấy chuối bèn bẻ chuối và khi thấy Thỏ con đang đuổi bắt Chuồn Chuồn, Khỉ bèn tự nhủ: “Mình không nên ham chơi, về nhà kẻo mẹ mong”.

Và thế là Khỉ con đi về nhà. Mẹ thấy Khỉ con về với thật nhiều trái cây thì mừng lắm. Mẹ khen:

– Khỉ con biết nghe lời mẹ, thật là đáng yêu!

(Vân Nhi)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Khỉ mẹ dặn Khỉ con xuống núi làm công việc gì? (0,5 điểm)

A. Đi hái trái cây.

B. Đi học cùng Thỏ con.

C. Đi săn bắt.

Câu 2: Sắp xếp thứ tự câu theo trình tự nội dung bài đọc: (0,5 điểm)

1. Khi con cùng Thỏ chạy đuổi bắt Chuồn Chuồn.

2. Khỉ con biết lỗi, cúi đầu xin lỗi mẹ.

3. Khi con khiến mẹ buồn vì không mang được trái cây nào về nhà.

A. 3 – 1 – 2.

B. 1 – 3 – 2.

C. 2 – 1 – 3.

Câu 3: Vì sao Khỉ con phải tự mình đi kiếm trái cây? (0,5 điểm)

A. Vì Khỉ con muốn chuộc lỗi với mẹ.

B. Vì Khỉ mẹ muốn Khỉ con nhận ra lỗi lầm của mình.

C. Vì Khỉ mẹ đau chân vì bị trượt chân ngã.

Câu 4: Điều gì khiến Khỉ con được mẹ khen? (0,5 điểm)

A. Vì Khỉ con đã biết vâng lời mẹ, hái được giỏ đầy trái cây.

B. Vì Khỉ con đã không bị ngã khi đi hái trái cây.

C. Vì Khỉ con đã biết giúp đỡ người khác trên đường đi hái trái cây.

Câu 5: Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì cho bản thân? (1 điểm)

......................................................................................................................

......................................................................................................................

Câu 6: Viết 2 – 3 câu kể về một lần em mắc lỗi với người thân. (1 điểm)

......................................................................................................................

......................................................................................................................

......................................................................................................................

Câu 7: Tìm một câu cảm được sử dụng trong đoạn văn trên. (0,5 điểm)

......................................................................................................................

Câu 8: Ghép đúng để được các cặp từ có nghĩa trái ngược nhau: (0,5 điểm)

a) chăm chỉ 1) xui xẻo

b) hèn nhát 2) dũng cảm

c) tiết kiệm 3) lười biếng

d) may mắn 4) lãng phí

Câu 9: Đặt một câu trả lời cho câu hỏi: Ai thế nào? (1 điểm)

......................................................................................................................

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

Lá bàng

Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Lá bàng mùa đông đỏ như đồng, tôi có thể nhìn cả ngày không chán. Năm nào tôi cũng chọn mấy lá thật đẹp về phủ một lớp dầu mỏng, bày lên bàn viết.

(Đoàn Giỏi)

2. Luyện tập (6 điểm)

Viết đoạn văn tả một đồ vật em yêu thích

Đáp án đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 3 Cánh Diều

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm)

A. Đi hái trái cây.

Câu 2: (0,5 điểm)

B. 1 – 3 – 2.

Câu 3: (0,5 điểm)

C. Vì Khỉ mẹ đau chân vì bị trượt chân ngã.

Câu 4: (0,5 điểm)

A. Vì Khỉ con đã biết vâng lời mẹ, hái được giỏ đầy trái cây.

Câu 5: (1 điểm)

Bài học: chúng ta nên ngoan ngoãn vâng lời bố mẹ dặn, không mải chơi vì như vậy sẽ khiến bố mẹ của chúng ta buồn.

Câu 6: (1 điểm)

HS liên hệ bản thân kể về lần mắc lỗi của mình với người thân.

Câu 7: (0.5 điểm)

Câu cảm: Khỉ con biết nghe lời mẹ, thật là đáng yêu!

Câu 8: (0.5 điểm)

a – 3; b – 2; c – 4; d – 1

Câu 9: (1 điểm)

Ví dụ: Bác nông dân cần cù cày thửa ruộng của mình.

B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)

1. Chính tả (4 điểm)

- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):

  • 0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.
  • 0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.

- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):

  • Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm
  • 2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;
  • Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

- Trình bày (0,5 điểm):

  • 0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.
  • 0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.

2. Luyện tập

Mẫu 1:

Mẹ mới mua một chiếc tivi rất to và đẹp. Chiếc tivi có hiệu LG, có thiết kế rất hiện đại. Thuộc thế hệ màn hình phẳng, chỉ dày khoảng 2cm nên nó mỏng và gọn hơn chiếc tivi lồi cũ của nhà em. Toàn thân chiếc tivi được sơn một màu đen bóng loáng, sạch và không hề bị bám bụi, trông rõ nét như một chiếc gương. Tivi có hình chữ nhật, dài khoảng 140cm, chiều rộng 72cm, màn hình 55inch. Em thích chiếc tivi mới này rất nhiều, nó giúp em xem được nhiều chương trình hơn, kết nối được internet để em học bài. Em cảm thấy chiếc ti vi này rất có ích trong cuộc sống.

Mẫu 2:

Bố mới mua một chiếc tủ lạnh. Chiếc tủ của hãng LG. Nó có hình chữ nhật, rất to và nặng. Chiều dài khoảng chín mươi xăng-ti-mét. Chiều rộng khoảng sáu mươi xăng-ti-mét. Chiếc tủ gồm các bộ phận chính là vỏ tủ lạnh, cánh cửa tủ, ngăn làm đá, ngăn mát. Lớp vỏ tủ lạnh được làm từ nhiều chất liệu, với màu sắc khác nhau. Bên trong tủ được chia làm các ngăn khác nhau. Chiếc tủ chạy bằng điện. Tủ lạnh giúp bảo quản thức ăn luôn tươi ngon. Em cảm thấy chiếc tủ lạnh rất có ích trong cuộc sống.

Đề thi Tiếng Việt học kì 1 lớp 3 Số 3

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Đọc bài thơ sau:

ĐÀ LẠT

Đà Lạt nằm ở tỉnh Lâm Đồng với khí hậu mát mẻ và những dòng thác nổi tiếng.

Những du khách đặt chân đến Đà Lạt sẽ bị choáng ngợp bởi vẻ đẹp mộng mơ và rực rỡ của thành phố này. Nơi đây có thời tiết ấm áp vào buổi sáng nhưng lại se lạnh vào buổi tối nên nó được mới được gọi với cái tên mỹ miều là “thành phố của mùa xuân vĩnh cửu”. Ở Đà Lạt có rất nhiều hồ nước đẹp cùng với những khu vườn bạt ngàn hoa. Những thác nước cao vút tuôn trắng xóa mang vẻ đẹp kì ảo cũng là một điểm thu hút khách du lịch ở nơi đây.

Những du khách đến đây rất thích được cưỡi ngựa vòng quanh hồ Xuân Hương hay thưởng thức những bó hoa tươi được người bán hàng gói cẩn thận. Ngoài ra tại Đà Lạt, khách du lịch trong và ngoài nước có thể tham quan những làng dân tộc, cùng người dân bản địa giao lưu và thưởng thức những món ăn truyền thống như thịt lợn rừng hoặc rượu cần…

(Sưu tầm)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Thành phố Đà Lạt nằm ở tỉnh nào nước ta? (0,5 điểm)

A. Đà Lạt

B. Lâm Đồng

C. Đắk Lắk

Câu 2: Những du khách đến Đà Lạt bị choáng ngợp bởi điều gì? (0,5 điểm)

A. Khí hậu mát mẻ

B. Vẻ đẹp mộng mơ và rực rỡ

C. Sự thân thiện, nhiệt tình của người dân

Câu 3: Vì sao Đà Lạt được gọi với cái tên là “thành phố của mùa xuân vĩnh cửu”? (0,5 điểm)

A. Vì nơi đây se lạnh vào buổi tối.

B. Vì nơi đây có các loài hoa mùa xuân nở quanh năm.

C. Vì nơi đây có thời tiết ấm áp vào buổi sáng nhưng se lạnh vào buổi tối.

Câu 4: Những du khách tới Đà Lạt thích làm gì? (0,5 điểm)

A. Du khách thích tham quan những làng dân tộc và thưởng thức những bó hoa tươi được người bán hàng gói cẩn thận.

B. Du khách thích được cưỡi ngựa vòng quanh hồ Xuân Hương và thưởng thức những bó hoa tươi được người bán hàng gói cẩn thận.

C. Du khách thích được cưỡi ngựa vòng quanh hồ Xuân Hương và thưởng thức những món ăn truyền thống như thịt lợn rừng hoặc rượu cần…

Câu 5: Đoạn văn trên đã cung cấp cho em những thông tin gì về Đà Lạt? (1 điểm)

........................................................................................................................

........................................................................................................................

........................................................................................................................

Câu 6: Viết 2 – 3 câu nói về một địa điểm du lịch mà em đã đi đến. (1 điểm)

......................................................................................................................

Câu 7: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp: (0,5 điểm)

Mát mẻ Bó hoa Kì ảo Thành phố Ấm áp

- Từ ngữ chỉ sự vật:..............................................................................................................

- Từ ngữ chỉ đặc điểm:.........................................................................................................

Câu 8: Tìm trong bài thơ một từ có nghĩa trái ngược với từ cẩu thả. (0,5 điểm)

......................................................................................................................

Câu 9: Đặt câu với từ mà em tìm được trong câu 8. (1 điểm)

......................................................................................................................

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

Bãi ngô

Bãi ngô quê em ngày càng xanh tốt. Mới dạo nào cây ngô còn lấm tấm như mạ non. Thế mà chỉ ít lâu sau, ngô đã thành cây rung rung trước gió và ánh nắng. Những lá ngô rộng dài, trổ mạnh mẽ, nõn nà. Trên ngọn, một thứ búp như kết bằng nhung và phấn vươn lên. Những đàn bướm trắng, bướm vàng bay đến, thoáng đỗ rồi bay đi. Núp trong cuống lá, những búp ngô non nhú lên và lớn dần.

(Nguyên Hồng)

2. Luyện tập (6 điểm)

Viết đoạn văn ngắn (5 – 7 câu) kể về một hoạt động khi em ở trường học.

Gợi ý:

  • Giới thiệu về hoạt động (thời gian, nơi diễn ra, người tham gia).
  • Diễn biến của hoạt động đó.
  • Suy nghĩ khi thực hiện hoạt động đó.
  • Nêu cảm xúc của em khi hoàn thành hoạt động đó.

Đáp án:

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm)

B. Lâm Đồng

Câu 2: (0,5 điểm)

B. Vẻ đẹp mộng mơ và rực rỡ

Câu 3: (0,5 điểm)

C. Vì nơi đây có thời tiết ấm áp vào buổi sáng nhưng se lạnh vào buổi tối.

Câu 4: (0,5 điểm)

B. Du khách thích được cưỡi ngựa vòng quanh hồ Xuân Hương và thưởng thức những bó hoa tươi được người bán hàng gói cẩn thận.

Câu 5: (1 điểm)

Đoạn văn cung cấp các thông tin: vị trí, khí hậu, các cảnh đẹp và những hoạt động mà du khách tham quan có thể tham khảo khi đến với Đà Lạt.

Câu 6: (1 điểm)

HS liên hệ bản thân.

Câu 7: (0.5 điểm)

- Từ ngữ chỉ sự vật: thành phố, bó hoa

- Từ ngữ chỉ đặc điểm: mát mẻ, kì ảo, ấm áp.

Câu 8: (0.5 điểm)

Cẩn thận.

Câu 9: (1 điểm)

Ví dụ: Bé Nhiên cẩn thận, nắn nót viết từng chữ,...

B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)

1. Chính tả (4 điểm)

- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):

  • 0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.
  • 0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.

- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):

  • Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm
  • 2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;
  • Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

- Trình bày (0,5 điểm):

  • 0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.
  • 0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.

2. Luyện tập (6 điểm)

Hôm nay, trường em tổ chức một buổi tham quan. Chúng em được đến thăm Làng văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam. Đúng bảy giờ, xe đến nơi. Chúng em đã được tham quan các gian nhà của người dân tộc. Sau đó, cả lớp còn được chơi các trò chơi dân gian. Em đã có một chuyến tham quan rất vui vẻ.

Đề thi Tiếng Việt học kì 1 lớp 3 Số 4

I. Đọc và trả lời

Con heo đất

Tôi đang mong bố mua cho tôi một con rô bốt. Nhưng bố lại mang về một con heo đất. Bố chỉ vào cái khe trên lưng nó, bảo:

- Con cho heo ăn nhé! Con lớn rồi, nên học cách tiết kiệm.

Từ đó, mỗi lần bố mẹ cho tiền ăn quà, mua sách, có chút tiền lẻ thừa ra, tôi lại được gửi heo giữ giúp. Tết đến, có tiền mừng tuổi, tôi cùng dành cho heo luôn. Bố mẹ bảo:

- Chừng nào bụng con heo đầy tiền, con sẽ đập con heo ra, lấy tiền mua rô bốt.

Thật ra con heo cũng dễ thương. Mũi nó mát lạnh và nó mỉm cười khi tôi cho tiền vào lưng nó. Nó mỉm cười cả khi tôi chẳng có đồng nào. Tôi thực sự yêu thương nó.

Thấm thoắt một năm đã trôi qua. Một hôm, bố tôi vào phòng, lật con heo, lắc mạnh và bảo:

- Bụng nó đầy ứ rồi. Con đập vỡ nó được rồi đấy!

Tôi sao nỡ làm vậy! Tôi nói với bố:

- Con không cần rô bốt nữa!

Rồi tôi năn nỉ bố mẹ cho giữ lại con heo. Cuối cùng, bố mẹ cũng chiều ý tôi. Thế là con heo đất còn làm bạn với tôi thêm một thời gian nữa.

Theo ÉT-GA KE-RÉT (Hoàng Ngọc Tuấn dịch)

Câu 1: Bạn nhỏ mong bố mẹ mua cho đồ chơi gì?

A. Bạn nhỏ mong bố mua cho bạn một con rô bốt.

B. Bạn nhỏ mong bố mua cho bạn một con heo đất

C. Bạn nhỏ mong bố mua cho bạn một chú ngựa con

Câu 2. Con heo đất đã đồng hành với bạn nhỏ được bao lâu rồi?

A. Thấm thoắt một năm đã trôi qua

B. Thấm thoắt hai năm đã trôi qua

C.Thấm thoắt ba năm đã trôi qua

Câu 3. Tìm trong truyện trên những từ chỉ các bộ phận của con heo đất

A. Mũi, lưng, miệng, bụng, chân, tai, mắt

B. lưng, miệng, bụng, chân

C. Mũi, lưng, miệng, bụng

II. Bài tập về chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn

1. Chính tả

Nghe - viết đoặn văn sau:

Có lần, cô giáo ra cho chúng tôi một đề văn ở lớp: “Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?”.

Tôi loay hoay mất một lúc, rồi cầm bút và bắt đầu viết: “Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và rửa bát đĩa. Đôi khi, em giặt khăn mùi soa.”.

Đến đấy, tôi bỗng thấy bí. Quả thật, ở nhà, mẹ thường làm mọi việc. Thỉnh thoảng, mẹ bận, định bảo tôi giúp việc này việc kia, nhưng thấy tôi đang học, mẹ lại thôi.

2. Bài tập: Điền vào chỗ trống l hoặc n:

Trên sân, các em nhỏ tung tăng …..ô đùa. Ai cũng vui vẻ, sung sướng. Trên cành cao, chú chim nhỏ cũng nhảy nhót, hót …..íu …..o. Có …..ẽ vì hôm nay là ngày tựu trường, …..ên ai cũng vui tươi, háo hức.

3. Tập làm văn

Đề bài: Viết một đoạn văn kể chuyện em nuôi con heo đất

Đáp án:

I. Đọc và trả lời

Câu 1:

A. Bạn nhỏ mong bố mua cho bạn một con rô bốt.

Câu 2.

A. Thấm thoắt một năm đã trôi qua

Câu 3.

A. Mũi, lưng, miệng, bụng, chân, tai, mắt

II. Bài tập về chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn

1. Chính tả

2. Điền như sau:

Trên sân, các em nhỏ tung tăng nô đùa. Ai cũng vui vẻ, sung sướng. Trên cành cao, chú chim nhỏ cũng nhảy nhót, hót líu lo. Có lẽ vì hôm nay là ngày tựu trường, nên ai cũng vui tươi, háo hức.

3. Món quà năm mới mà em yêu thích nhất là chú heo đất đáng yêu được bố mẹ tặng. Con heo đất của em có màu xanh nước biển, bụng nó tròn vo, nó có chiếc mũi hếch lên và miệng nó mỉm cười. Đặc biệt heo đất của em còn có thể phát bài Con heo đất của Xuân Mai cực hay. Khi được bố mẹ cho tiền tiêu vặt hay tiền mua đồ dùng học tập còn thừa, em đều nhét vào lưng heo đất. Nhờ nuôi heo đất mà em đã tiết kiệm được tiền để mua chiếc xe đạp.

>> Viết một đoạn văn kể chuyện em nuôi con heo đất

Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 1 Số 5

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT. LỚP 3

SÁCH CÁNH DIỀU

Kĩ năng

NỘI DUNG

Số điêm

MỨC 1

MỨC 2

MỨC 3

Tổng điểm

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc tiếng &

Đọc hiểu

Đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe, nói.

- Đọc văn bản 150-180 tiếng

3

- Sau khi HS đọc thành tiếng xong, GV đặt 01 câu hỏi để HS trả lời (Kiểm tra kĩ năng nghe, nói)

1

Đọc hiểu văn bản

Câu 1,2,3

Câu4

Câu 8

6

Vận dụng hiểu biết vào thực tiễn

Câu 9

Câu Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?

Câu 5

Từ ngữ : thuộc các chủ điểm trong CHKI

Câu 6

Câu 7

Viết

(CT-TLV)

Chính tả

Viết bài

Nghe – viết một bài thơ khoảng 50- 60 chữ.

3

Bài tập

Điền đúng dấu hỏi, dấu ngã.

1

Viết đoạn văn

Viết đoạn văn ngắn 7-8 câu theo chủ đề đã học.

6

TRƯỜNG TIỂU HỌC……..
Lớp: 3/.. . . .

KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022 – 2023

Môn kiểm tra: ĐỌC HIỂU

Thời gian làm bài: 30 phút

A. Kiểm tra đọc (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm)

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu (6 điểm)

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Chia sẻ niềm vui

Mấy ngày liền, báo chí liên tục đưa tin về thiệt hại do cơn bão mới nhất gây ra. Có một bức ảnh làm tôi rất xúc động: Một phụ nữ trẻ ngồi thẫn thờ trước ngôi nhà đổ nát của mình. Đứng cạnh chị là một bé gái đang bám chặt lấy mẹ, mắt mở to, sợ hãi.

Con trai tôi sốt sắng nói:

- Trường con đang quyên góp sách vở, quần áo giúp các bạn vùng bị bão, mẹ ạ.

- Bố mẹ giúp con chuẩn bị nhé? Mẹ còn muốn đóng một thùng riêng gửi tặng hai mẹ con trong bức ảnh này.

Chúng tôi cùng cậu con trai chất vào hai chiếc thùng các tông quần áo, sách vở, đồ dùng…Đứng nhìn bố mẹ và anh sắp xếp, con gái tôi có vẻ nghĩ ngợi. Nó chạy vào phòng, rồi trở ra ngay. Tay nó ôm chặt con búp bê tóc vàng. Đó là món đồ chơi nó yêu thích nhất. Nó hôn tạm biệt con búp bê rồi bỏ vào thùng. Tôi bảo:

- Con gửi cho em thứ khác cũng được. Đây là con búp bê mà con thích nhất mà.

Con gái tôi gật đầu:

- Em bé nhận được sẽ rất vui, mẹ ạ.

Tôi xúc động nhìn con. Ôi, con gái tôi đã biết chia sẻ niềm vui để em bé kia cũng được vui!

MINH THƯ

Khoanh vào chữ cái trước ý đúng nhất và trả lời các câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Ở đoạn 1, điều gì khiến người mẹ trong câu chuyện xúc động? (0.5 điểm)

A. Những thông tin từ các bài báo về một cơn bão mới.

B. Bức ảnh người mẹ và bé gái trước một ngôi nhà mới.

C. Bức ảnh người mẹ và bé gái trước một ngôi nhà đổ nát.

Câu 2. Gia đình hai bạn nhỏ làm gì để giúp đỡ đồng bào vùng bị bão tàn phá? (0.5 điểm)

A. Cậu con trai sốt sắng báo tin nhà trường đang quyên góp và cùng bố mẹ chuẩn bị sách vở, quần áo, đồ dùng…giúp đồng bào bị bão tàn phá.

B. Cả nhà tham gia vận động mọi người giúp đỡ đồng bào vùng bị bão tàn phá.

C. Bé gái tặng em nhỏ một chú gấu bông.

Câu 3. Bé gái tặng gì cho em nhỏ ? (0.5 điểm)

A. Quần áo, sách vở, một số đồ dùng cá nhân.

B. Con búp bê mà bé yêu thích nhất.

C. Con gấu bông mà bé yêu thích nhất.

Câu 4. Em có nhận xét gì về hành động của bé gái trong câu chuyện? (0.5 điểm)

A. Bé gái tối bụng, biết cùng cả nhà chia sẻ đồ dùng cho đồng bào vùng bị bão tàn phá.

B. Bé gái tốt bụng, biết tặng món đồ chơi yêu thích nhất cho em nhỏ ở vùng bị bão tàn phá.

C. Bé gái tốt bụng, biết chia sẻ niềm vui của mình cho em nhỏ ở vùng bị bão tàn phá.

Câu 5. Cho biết câu văn sau đây thuộc kiểu câu nào ? (0,5 điểm)

Nó chạy vào phòng, rồi trở ra ngay.

A. Ai làm gì?

B. Ai thế nào?

C. Ai là gì?

Câu 6. Nhóm từ ngữ nào sau đây không phải là nhóm từ ngữ chỉ cộng đồng: (0,5 điểm)

A. Bản làng, dòng họ, lớp học, trường học.

B. Thôn xóm, dòng họ, trường học, khu phố.

C. Bản làng, đoàn kết, dòng họ, lớp học.

Câu 7. Đặt một câu có từ ngữ chỉ cộng đồng ? (1 điểm)

……………………………………………………………………………………………………

Câu 8. Nêu ý nghĩa của bài đọc Chia sẻ niềm vui ? (1 điểm)

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

Câu 9. Qua bài đọc Chia sẻ niềm vui, em rút ra được bài học gì? (1 điểm)

..............................................................................................................................................

B. Kiểm tra viết

I. Bài viết - nghe - viết (3 điểm): Trong đêm bé ngủ. (SGK TV 3 - trang 53)

Bài tập: Điền dấu hỏi hay dấu ngã vào chữ in đậm sau: (1 điểm)

Nếu nhắm mắt nghi về cha mẹ

Đa nuôi em khôn lớn từng ngày

Tay bồng bế sớm khuya vất va

Mắt nhắm rồi lại ra ngay

II. Bài viết: (6 điểm)

Em hãy viết một đoạn văn kể về việc em giữ lời hứa với cha mẹ (người thân) khuyên bảo em những điều hay lẽ phải.

Gợi ý:

  • Câu chuyện xảy ra khi nào?
  • Cha mẹ (người thân) đã khuyên em điều gì?
  • Em đã nghe lời khuyên bảo của cha mẹ (người thân) thế nào
  • Em đã hứa với cha mẹ (người thân) điều gì?
  • Qua việc làm của em, thái độ của cha mẹ (người thân) thế nào?

Đáp án:

I. Bài kiểm tra đọc:

* Kiểm tra đọc thành tiếng: 4 điểm

GV cho học sinh đọc và trả lời câu hỏi các bài tập đọc:

1. Chia sẻ niềm vui (trang 74)

2. Nhà rông (trang 77)

3. Ông Trạng giỏi tính toán (trang 81)

4. Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục (trang 98)

5. Người trí thức yêu nước (trang 86)

* Yêu cầu:

  • Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm
  • Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm
  • Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm
  • Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm

* Kiểm tra đọc hiểu, kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: 6 điểm

  • Đọc hiểu văn bản 3 điểm.
  • Kiến thức, kĩ năng tiếng Việt 3 điểm.

Từ câu 01 đến câu 6, mỗi câu 0, 5 điểm.

Từ câu 7,8,9. Mỗi câu 1 điểm

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

C

A

B

C

A

C

Câu 7: (Mức 2) 0,5 điểm. Đặt câu : Nếu đầu câu không viết hoa, cuối câu không có dấu chấm trừ 0,25 điểm. VD: Trong gia đình em, ai cũng yêu thương nhau.

Câu 8: 1 điểm. (Mức 2) Ý nghĩa: Trước những khó khăn của đồng bào bị bão lũ, từ người lớn đến bé gái nhỏ trong gia đình đều xúc động, muốn góp phần đem niềm vui cho mọi người.

Câu 9: 1 điểm. (Mức 3).

Biết yêu thương, chia sẻ và đem lại niềm vui cho mọi người…..

II. Bài kiểm tra viết:

* Kiểm tra viết chính tả: (3 điểm)

Giáo viên đọc cho học sinh viết đoạn chính tả: (Trang 53 SGK - TV 3 tập 1)

Trong đêm bé ngủ

Trong đêm bé ngủ
Cây dâu ngoài bãi
Nảy những búp non
Con gà trong ổ

Đẻ trứng ấp con
Cây chuối cuối vườn
Nhắc hoa mở cánh

Ngôi sao lấp lánh
Sáng hạt sương rơi
Con cá quả mẹ
Ao khuya đớp mồi…

PHẠM HỔ

Bài tập: Điền dấu hỏi hay dấu ngã vào chữ in đậm sau: (1 điểm). Sai mỗi chỗ trừ 0,25 điểm.

Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ

Đã nuôi em khôn lớn từng ngày

Tay bồng bế sớm khuya vất vả

Mắt nhắm rồi lại mở ra ngay

  • Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm
  • Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm
  • Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm
  • Trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp: 1 điểm
  • Từ lỗi thứ 6 trở lên mỗi lỗi trừ 0.25 điểm.

* Kiểm tra viết đoạn văn: 6 điểm

Nội dung (ý): 4 điểm

Học sinh viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài.

  • Câu chuyện xảy ra khi nào? (0.5 điểm)
  • Cha mẹ (người thân) đã khuyên em điều gì? (0,5 điểm)
  • Em đã nghe lời khuyên bảo của cha mẹ (người thân) thế nào (1,5 điểm)
  • Em đã hứa với cha mẹ (người thân) điều gì? (1 điểm)
  • Qua việc làm của em, thái độ của cha mẹ (người thân) thế nào? (0, 5 điểm)

Kỹ năng: 2 điểm

Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 0,5 điểm

Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 0,5 điểm

Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm

(Lưu ý: Tùy theo kỹ năng của từng học sinh giáo viên cho điểm kỹ năng phù hợp)

* Kiểm tra đọc thành tiếng:

  • Hình thức: giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.
  • Thời gian không quá 1 phút / HS.
  • Nội dung kiểm tra đọc: Học sinh bốc thăm rồi đọc thành tiếng một đoạn văn trong một số bài tập đọc dưới đây. Sau đó yêu cầu học sinh trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc.

1. Bạn mới (trang 11)

2. Nhớ lại buổi đầu đi học (trang 19)

3. Giặt áo (trang 25)

4. Chú gấu Mi-sa (trang 38)

5. Cha sẽ luôn ở bên con (trang 49)

Phần tập làm văn:

Dịp Tết Nguyên Đán vừa qua, em cùng bố mẹ đi du lịch nên không thể về quê thăm ông bà ngoại. Vì không để ông bà buồn lòng, em đã hứa sẽ về thăm ông bà vào dịp nghỉ hè năm nay. Để mang thật nhiều điểm 10 và giấy khen về tặng ông bà, em đã rất chăm chỉ và cố gắng học tập. Em cũng cố gắng tham gia các chuyến dã ngoại với bạn bè trước khi kì nghỉ hè đến. Ngoài ra, em cũng tự tay làm những đồ vật nhỏ xinh. Ngày về quê hôm đó, em đã mang rất nhiều giấy khen, điểm 10 cùng các món đồ đã làm để tặng ông bà. Ông bà rất vui mừng và hạnh phúc khi em về thăm và ở lại trong suốt kỳ nghỉ hè.

>> Chi tiết: Kể một câu chuyện về việc em giữ lời hứa với cha mẹ (người thân)

2. Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 1 Chân trời sáng tạo

Đề thi Tiếng Việt học kì 1 lớp 3 Số 1

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

AI ĐÁNG KHEN NHIỀU HƠN?

Ngày nghỉ, thỏ Mẹ bảo hai con:

- Thỏ Anh lên rừng kiếm cho mẹ mười chiếc nấm hương, Thỏ Em ra đồng cỏ hái giúp mẹ mười bông hoa thật đẹp!

Thỏ Em chạy tới đồng cỏ, hái được mười bông hoa đẹp về khoe với mẹ. Thỏ Mẹ nhìn con âu yếm, hỏi:

- Trên đường đi, con có gặp ai không?

- Con thấy bé Sóc đứng khóc bên gốc ổi, mẹ ạ.

- Con có hỏi vì sao Sóc khóc không?

- Không ạ. Con vội về vì sợ mẹ mong.

Lát sau, Thỏ Anh về, giỏ đầy nấm hương. Thỏ Mẹ hỏi vì sao đi lâu thế, Thỏ Anh thưa:

- Con giúp cô Gà Mơ tìm Gà Nhép bị lạc nên về muộn, mẹ ạ.

Thỏ Mẹ mỉm cười, nói:

- Các con đều đáng khen vì biết vâng lời mẹ. Thỏ Em nghĩ đến mẹ là đúng, song Thỏ Anh còn biết nghĩ đến người khác nên đáng khen nhiều hơn!

(Theo Phong Thu)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Ngày nghỉ, Thỏ Mẹ bảo hai con làm việc gì giúp mẹ ? (0,5 điểm)

A. Thỏ Anh lên rừng hái hoa; Thỏ Em ra đồng kiếm nấm hương

B. Thỏ Em kiếm mười chiếc nấm hương; Thỏ Anh hái mười bông hoa.

C. Thỏ Anh kiếm mười chiếc nấm hương; Thỏ Em hái mười bông hoa.

Câu 2: Thỏ em làm gì khi đến đồng cỏ? (0,5 điểm)

A. Chạy nhảy tung tăng trên đồng cỏ.

B. Hái những bông hoa đẹp nhất.

C. Hái được mười bông hoa đẹp nhất.

Câu 3: Vì Sao Thỏ Anh đi hái nấm về muộn hơn Thỏ em? (0,5 điểm)

A. Vì Thỏ Anh đi đường xa hơn.

B. Vì Thỏ Anh bị lạc đường.

C. Vì Thỏ Anh giúp cô Gà Mơ tìm Gà Nhép bị lạc.

Câu 4: Vì sao Thỏ Mẹ nói Thỏ Anh đáng khen nhiều hơn? (0,5 điểm)

A. Vì Thỏ Anh biết vâng lời mẹ.

B. Vì Thỏ Anh biết vâng lời mẹ và còn biết nghĩ đến người khác.

C. Vì Thỏ Anh hái được nhiều nấm hương.

Câu 5: Theo em, nếu Thỏ Em làm thêm việc gì nữa thì cũng sẽ được khen như Thỏ Anh? (1 điểm)

Theo em, nếu Thỏ Em làm thêm việc..................................................

..................................................................................................................

..................................................................................................................

Câu 6: Nhập vai Thỏ Anh: Em hãy viết lời cảm ơn gửi đến Thỏ mẹ sau lời khen về việc làm của mình. (1 điểm)

..................................................................................................................

..................................................................................................................

Câu 7: Dấu gạch ngang ở các câu trong đoạn văn được dùng để làm gì? (0.5điểm)

Công dụng dấu gạch ngang:..................................................................

...................................................................................................................

Câu 8: Điền từ ngữ chỉ đặc điểm thích hợp với các hình ảnh trong bài sau: (0,5 điểm)

Giọt mưa: .................................................................................................

Bầu trời: ...................................................................................................

Câu 9: Đặt một câu có sử dụng từ ngữ ở câu 8. (1 điểm)

..................................................................................................................

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT : (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

Cánh rừng trong nắng

Khi nắng đã nhạt màu trên những vòm cây, chúng tôi ra về trong tiếc nuối. Trên đường, ông kể về những cánh rừng thuở xưa. Biết bao cảnh sắc hiện ra trước mắt chúng tôi: bày vượn tinh nghịch đánh đu trên cành cao, đàn hươu nai xinh đẹp và hiền lành rủ nhau ra suối, những vạt cỏ đẫm sương long lanh trong nắng.

(Vũ Hùng)

2. Luyện tập (6 điểm)

Viết đoạn văn ngắn nêu tình cảm của em với thầy cô giáo hoặc một người bạn

Đáp án:

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm)

C. Thỏ Anh kiếm mười chiếc nấm hương; Thỏ Em hái mười bông hoa.

Câu 2: (0,5 điểm)

C. Hai được mười bông hoa đẹp nhất.

Câu 3: (0,5 điểm)

C. Vì Thỏ Anh giúp cô Gà Mơ tìm Gà Nhép bị lạc.

Câu 4: (0,5 điểm)

B. Vì Thỏ Anh biết vâng lời mẹ và còn biết nghĩ đến người khác.

Câu 5: (1 điểm)

Theo em, nếu Thỏ Em làm thêm việc: hỏi bé Sóc vì sao lại khóc để có thể giúp đỡ được cho Sóc thì cũng sẽ được khen như Thỏ Anh.

Câu 6: (1 điểm)

Ví dụ: Con cảm ơn mẹ ạ, con sẽ tiếp tục phát huy ạ!, Con cảm ơn mẹ đã dành lời khen cho con ạ!,...

Câu 7: (0.5 điểm)

Công dụng dấu gạch ngang: đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật.

Câu 8: (0.5 điểm)

Câu 9: (1 điểm)

Ví dụ: Mẹ đi làm từ sáng sớm, Bạn Lan thật xinh đẹp và dịu dàng,...

B. KIỂM TRA VIẾT : (10 điểm)

1. Chính tả (4 điểm)

- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):

● 0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.

● 0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.

- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):

● Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm

● 2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;

● Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

- Trình bày (0,5 điểm):

● 0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.

● 0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.

2. Luyện tập (6 điểm)

Kể về tình cảm của em với thầy cô giáo - Mẫu 1

Cô giáo đã dạy em năm lớp 2 là cô Thảo. Cô có mái tóc dài ngang lưng và khuôn mặt rất xinh đẹp. Cô luôn ân cần, dịu dàng và quan tâm đến chúng em. Trong mỗi giờ học, em luôn cảm thấy thích thú bởi lời giảng của cô. Có một lần bố mẹ em chưa kịp đến đón khi tan học, cô Thảo đã chở em về nhà. Mặc dù đã không học cô nữa nhưng em vẫn rất yêu quý cô Thảo. Em sẽ luôn nhớ đến người cô giáo đón em vào lớp 2.

Kể về tình cảm của em với thầy cô giáo - Mẫu 2

Cô giáo mà em muốn kể là cô Hằng. Cô là cô giáo chủ nhiệm của em hồi lớp Một. Cô Hằng rất hiền và kiên nhẫn. Chính nhờ cô cầm tay em nắn nót từng nét chữ, mà giờ em mới có thể viết chữ đẹp như thế này. Em yêu quý cô Hằng nhiều lắm.

Kể về tình cảm của em với thầy cô giáo - Mẫu 3

Mỗi người đều được đến trường, đều nhận được sự yêu thương của thầy cô, nhận được sự yêu quý của bạn bè. Thầy cô như một người cha, người mẹ thân thương mà suốt cuộc đời này tôi sẽ không bao giờ quên. Người mẹ thứ hai mà tôi đang nói đến ấy chính là cô Oanh – cô giáo chủ nhiệm lớp tôi năm lớp Hai. Cô có mái tóc dài suôn mượt và làn da trắng. Điều tôi thích nhất ở cô đó là cô luôn mỉm cười với chúng tôi mỗi ngày đến lớp. Cô là một người cô luôn yêu thương học sinh của mình, có trách nhiệm với công việc và luôn hăng say trong mỗi bài giảng khiến cho tôi và các bạn thích thú vô cùng mỗi khi nghe cô giảng. Cô ơi! Cô có biết rằng chúng em thương cô nhiều lắm không!

>> Xem thêm: Viết đoạn văn nêu tình cảm với thầy cô giáo hoặc một người bạn lớp 3

Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 1 Số 2

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

NHÀ RÔNG

Đến Tây Nguyên, từ xa nhìn vào các buôn làng, ta dễ nhận ra ngôi nhà rông có đôi mái dựng đứng, vươn cao lên trời như một cái lưỡi rìu lật ngược. Nước mưa đổ xuống chảy xuôi tuồn tuột. Buôn làng nào có mái rông càng cao, nhà càng to, hẳn là nơi đó dân đông, làm ăn được mùa, cuộc sống no ấm.

Nhà rông là nơi thờ cúng chung, hội họp chung, tiếp khách chung, vui chung của tất cả dân làng. Kiến trúc bên trong nhà rông khá đặc biệt: nhà trống rỗng, chẳng vướng víu một cây cột nào, có nhiều bếp lửa luôn đượm khói, có nơi dành để chiêng trống, nông cụ,...Đêm đêm, bên bếp lửa bập bùng, các cụ già kể lại cho con cháu nghe biết bao kỉ niệm vui buồn ngôi nhà rông đã từng chứng kiến. Vì vậy, nhà rông đối với tuổi trẻ Tây Nguyên thân thương như cái tổ chim êm ấm.

Người Tây Nguyên nào cũng yêu thích nhà rông, ngôi nhà chung có sự góp sức xây dựng của tất cả mọi người.

(Theo Ay Dun và Lê Tấn)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Đặc điểm nổi bật về hình dạng của nhà rông ở Tây Nguyên là gì? (0,5 điểm)

A. Có đôi mái dựng đứng, vươn cao lên trời và thẳng tuột xuống hai bên.

B. Có đôi mái dựng xòe sang hai bên, cong cong như con tôm.

C. Có đôi mái dựng đứng, vươn cao lên trời như cái lưỡi rìu lật ngược.

Câu 2: Buôn làng có mái nhà rông cao, to mang ý nghĩa gì? (0,5 điểm)

A. Dân làng làm ăn được mùa, cuộc sống ấm no.

B. Dân làng tránh được những điều xui rủi, cuộc sống ấm no.

C. Buôn làng đó sẽ được thần linh phù trợ.

Câu 3: Những thông tin sau được nêu ở đoạn văn nào? Nối đúng: (0,5 điểm)

a) Tình cảm của người dân Tây Nguyên đối với nhà rông 1) Đoạn 1

b) Hình dạng bên ngoài của nhà rông 2) Đoạn 2

c) Kiến trúc bên trong và những sinh hoạt cộng đồng ở nhà rông 3) Đoạn 3

Câu 4: Vì sao người dân Tây Nguyên yêu thích nhà rông? (0,5 điểm)

A. Vì nhà rông là ngôi nhà chung, nơi đây có sự góp sức xây dựng của tất cả mọi người trong buôn làng.

B. Vì nhà rông có kiến trúc đặc biệt do chính người trong buôn làng xây nên.

C. Vì nhà rông là nơi sinh sống và làm việc của tất cả mọi người trong buôn làng.

Câu 5: Hình ảnh nào miêu tả kiến trúc bên trong nhà rông? (1 điểm)

..................................................................................................................

..................................................................................................................

..................................................................................................................

..................................................................................................................

Câu 6: Bài đọc giúp em biết thêm những thông tin gì về nhà rông? (1 điểm)

..................................................................................................................

..................................................................................................................

..................................................................................................................

..................................................................................................................

Câu 7: Từ ngữ in đậm trong câu “Đêm đêm, bên bếp lửa bập bùng, các cụ già kể lại cho con cháu nghe biết bao kỉ niệm vui buồn ngôi nhà rông đã từng chứng kiến.” trả lời cho câu hỏi nào? (0,5 điểm)

A. Khi nào?

B. Ở đâu?

C. Vì sao?

Câu 8: Chỉ ra sự vật được so sánh và từ ngữ dùng để so sánh trong câu văn sau: (0,5 điểm)

Nhà rông đối với tuổi trẻ Tây Nguyên thân thương như cái tổ chim êm ấm.

- Sự vật được so sánh:.............................................................................

- Từ ngữ dùng để so sánh:.......................................................................

Câu 9: Đặt dấu câu thích hợp trong câu dưới đây: (1 điểm)

Nhà Rông là ngôi nhà cộng đồng nơi tụ họp trao đổi thảo luận của dân làng trong các buôn làng trên Tây Nguyên.

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

Mặt trời sau mưa


Ngủ trốn mưa mấy hôm

Bữa nay dậy sớm thế?

Tròn như chiếc mâm cơm

Chui lên từ ngấn bể.


Mặt trời phơi giúp mẹ

Hạt múa thêm mẩy mẩy tròn

Mặt trời hong giúp con

Sạch sẽ đường tới lớp.

2. Luyện tập (6 điểm)

Viết đoạn văn ngắn (5 – 7 câu) tả một món đồ chơi em yêu thích, trong đoạn văn có hình ảnh so sánh.

Đáp án:

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm)

C. Có đôi mái dựng đứng, vươn cao lên trời như cái lưỡi rìu lật ngược.

Câu 2: (0,5 điểm)

A. Dân làng làm ăn được mùa, cuộc sống ấm no.

Câu 3: (0,5 điểm)

a – 3; b – 1; c – 2

Câu 4: (0,5 điểm)

A. Vì nhà rông là ngôi nhà chung, nơi đây có sự góp sức xây dựng của tất cả mọi người trong buôn làng.

Câu 5: (1 điểm)

Kiến trúc nhà rông: nhà trống rỗng, không vướng víu cây cột nào, có nhiều bếp lửa đượm khói, có nơi dành để chiêng trống và nông cụ.

Câu 6: (1 điểm)

Bài đọc giúp em biết thêm thông tin về kiến trúc nhà rông, những sinh hoạt cộng đồng và tình cảm của người dân Tây Nguyên đối với nhà rông.

Câu 7: (0,5 điểm)

B. Ở đâu

Câu 8: (0,5 điểm)

- Sự vật được so sánh: nhà rông

- Từ ngữ dùng để so sánh: cái tổ chim êm ấm.

Câu 9: (1 điểm)

Nhà Rông là ngôi nhà cộng đồng: nơi thờ cúng, nơi tụ họp trao đổi, thảo luận của dân làng trong các buôn làng trên Tây Nguyên.

B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)

1. Chính tả (4 điểm)

- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):

● 0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.

● 0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.

- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):

● Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm

● 2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;

● Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

- Trình bày (0,5 điểm):

● 0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.

● 0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.

2. Luyện tập (6 điểm)

Mẫu 1:

Vào dịp sinh nhật, em đã được tặng một con búp bê. Nó được đặt trong một hộp quà xinh xắn. Con búp bê giống như một công chúa vậy. Em đã đặt tên cho nó là Anna. Khuôn mặt của Anna rất xinh đẹp. Mái tóc dài vàng óng, mềm mượt. Nước da trắng hồng, và đôi mắt màu xanh dương. Nó mặc bộ váy dạ hội màu đỏ. Trên váy có đính những hạt kim tuyến lấp lánh. Chân đi đôi giày cao gót màu trắng. Tay của Anna có đeo một chiếc túi màu hồng. Mỗi buổi tối, em sẽ chơi cùng với Anna. Em rất yêu thích món đồ chơi này.

Mẫu 2:

(1) Nhân dịp Trung Thu, em được bố mua cho một món đồ chơi mới là chiếc đèn ông sao. (2) Chiếc đèn gồm phần ngôi sao năm cánh lớn với phần khung được làm từ các thanh tre được tước mỏng. (3) Sau đó người ta dán các mảnh giấy bóng kính màu đỏ và xanh lá cây lên, tạo hiệu ứng lấp lánh khi có ánh đèn chiếu vào. (4) Bao quanh ngôi sao đó, là một đường cung hình tròn, được cuốn bởi các sợi tua rua lấp lánh nhiều màu. (4) Nối với phần ngôi sao là cây gậy cầm nhỏ, dài chừng một cánh tay của em. (5) Đây là món đồ chơi truyền thống có từ lâu nay của trẻ em vào ngày Tết Trung Thu. (6) Cầm món đồ chơi này trên tay em thích lắm, chỉ mong sao nhanh đến đêm hội để được đi chơi cùng các bạn.

>> Xem thêm: Viết đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) tả một món đồ chơi em thích lớp 3

Đề thi Tiếng Việt học kì 1 lớp 3 Số 3

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Đọc bài thơ sau:

HÀNH TRÌNH CỦA HẠT MẦM

Mảnh đất ẩm ướt bao phủ tôi. Nơi đây tối om. Tôi thức dậy khi những hạt mưa rơi xuống mặt đất chật chội. Lúc ấy, tôi bắt đầu tò mò. Tôi tò mò về độ lớn của bầu trời, tò mò về mọi thứ ngoài kia. Trời lại đổ nhiều mưa hơn. Những giọt mưa mát lạnh dội vào người tôi, thật thoải mái! Sau cơn mưa ấy, tôi đã cố gắng vươn lên được một chút. Giờ đây, tôi đã có một chiếc áo màu xanh khoác trên người. Sau một tuần, tôi đã là một mầm cây, sự khởi đầu to lớn của cuộc đời tôi. Trên người tôi giờ có một chiếc lá xanh, xanh mát. Bây giờ, tôi biết được thế giới bên ngoài. Bầu trời bao la rộng lớn có màu xanh biếc xinh đẹp. Mát lạnh những giọt mưa, mát lạnh những giọt nước mọi người dành cho tôi. Nhưng những điều ấy không phải tất cả tôi cần. Tôi cũng cần tình yêu thương quý báu của con người.

(Tiệp Quyên)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Nhân vật “tôi” trong câu chuyện là ai? (0.5 điểm)

A. Đất

B. Hạt mầm

C. Hạt mưa

Câu 2: Hạt mầm tò mò về điều gì? (0,5 điểm)

A. Độ lớn của bầu trời

B. Thế giới bên ngoài

C. Độ lớn của bầu trời và thế giới bên ngoài

Câu 3: Mầm cây đã phát triển, thay đổi như thế nào? (0,5 điểm)

A. Từ hạt mầm, được ngâm ủ trong nước rồi nảy lên những lá vàng.

B. Từ hạt mầm nhú thành mầm cây với những chiếc lá xanh.

C. Từ hạt mầm được rang chín nhú thành mầm cây xanh tốt.

Câu 4: Điều hạt mầm thực sự cần là gì? (0,5 điểm)

A. Tình yêu thương của con người

B. Những giọt mưa mát lạnh

C. Ánh nắng ấm áp

Câu 5: Theo em, vì sao cây lại cần tình yêu thương quý báu của con người? (1 điểm)

..................................................................................................................

..................................................................................................................

..................................................................................................................

Câu 6: Em đã làm gì để góp phần chăm sóc, bảo vệ cây xanh? (1 điểm)

..................................................................................................................

..................................................................................................................

..................................................................................................................

Câu 7: Tìm hai từ có nghĩa giống với từ “xanh” xuất hiện trong bài đọc. (0,5 điểm)

..................................................................................................................

..................................................................................................................

Câu 8: Điền tiếp từ ngữ chỉ sự vật để mỗi dòng sau thành câu văn có hình ảnh so sánh các sự vật với nhau. (0.5 điểm)

- Tiếng suối ngân nga như……………………..

Câu 9: Điền dấu câu thích hợp vào ô trống: (1 điểm)

Trong vườn ☐ muôn hoa đua sắc ☐ quả sai trĩu cành ☐ chim ríu rít hát ca ☐ một dạo ☐ cứ tan học là bọn trẻ lại đến vườn hoa chơi đùa thỏa thích.

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

Tiếng bom Phạm Hồng Thái

Anh Phạm Hồng Thái được giao nhiệm vụ tiêu diệt toàn quyền Pháp Méc-lanh. Sát giờ ăn, anh bận đồ tây, xách cặp da và bước vào phòng tiệc rất bình thản. Trái bom hẹn giờ trong cặp anh nổ tung, tiêu diệt và làm bị thương nhiều tên địch. Anh đã dũng cảm gieo mình xuống dòng sông Châu Giang để không bị sa vào tay địch.

2. Luyện tập (6 điểm)

Viết đoạn văn kể lại hoạt động đã làm cùng người thân

Mẫu 1:

Tết sắp đến, em cảm thấy rất háo hức và mong đợi. Mọi người trong gia đình cùng chuẩn bị đón Tết. Người lớn chuẩn bị mua sắm đồ Tết. Trẻ con háo hức mong từng ngày được nghỉ học. Ngày cuối năm, bố mẹ dọn dẹp nhà cửa. Em cũng giúp đỡ bố mẹ những việc nhỏ. Em đã quét nhà, lau bàn ghế và tưới cây. Chiều ba mươi Tết, cả nhà sum vầy bên mâm cơm giao thừa. Cả gia đình vừa ăn uống, vừa trò chuyện với nhau về những điều đã xảy ra trong một năm vừa qua. Đêm giao thừa cả nhà ngồi xem chương trình “Táo Quân”. Đến đúng mười hai giờ, em cùng với chị gái lên tầng để xem pháo hoa. Đến sáng mùng một một Tết, cả nhà em cùng nhau đi chúc Tết họ hàng. Mọi người đều mặc những bộ quần áo đẹp nhất. Những câu chúc tốt lành, những phong bao lì xì đỏ thắm đem lại may mắn cho một năm mới. Đối với em, những ngày tết thật vui vẻ và hạnh phúc.

Mẫu 2:

Nghỉ hè năm nay, em được đi du lịch ở Đà Nẵng. Bố đã đặt vé máy bay cho cả nhà. Từ tuần trước, mẹ đã chuẩn bị đồ dùng cho chuyến đi. Sáng sớm, mọi người thức dậy để ăn sáng. Sau đó, cả nhà bắt xe ra sân bay. Sân bay lúc này rất đông đúc. Em và chị Phương đứng chờ bố mẹ làm thủ tục. Sau đó, cả nhà cùng lên máy bay. Đây là lần đầu tiên em được đi máy bay. Em cảm thấy rất háo hức và sung sướng. Mẹ nói rằng sẽ mất khoảng gần hai tiếng để bay đến Đà Nẵng. Khi máy bay cất cánh, em đã nhìn ra bên ngoài cửa sổ. Mọi vật trên mặt đất đều trở nên bé xíu. Thật thú vị biết bao! Em mong gia đình mình sẽ có một chuyến đi thật vui vẻ.

Đề thi Tiếng Việt học kì 1 lớp 3 Số 4

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Đọc bài thơ sau:

Một mái nhà chung

(Trích)

Mái nhà của chim

Lợp nghìn lá biếc

Mái nhà của cá

Sóng xanh rập rình.

Mái nhà của dím

Sâu trong lòng đất

Mái nhà của ốc

Tròn vo bên mình.

Mái nhà của em

Nghiêng giàn gấc đỏ

Mái nhà của bạn

Hoa giấy lợp hồng.

Mọi mái nhà riêng

Có mái nhà chung

Là bầu trời xanh

Xanh đến vô cùng.

Mọi mái nhà riêng

Có mái nhà chung

Rực rỡ vòm cao

Bảy sắc cầu vồng.

Bạn ơi, ngước mắt

Ngước mắt lên trông

Bạn ơi, hãy hát

Hát câu cuối cùng :

Một mái nhà chung

Một mái nhà chung…

ĐỊNH HẢI

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Dím là con vật có tên gọi khác là gì? (0,5 điểm)

A. Con châu chấu

B. Con dế mèn

C. Con nhím

Câu 2: Bài thơ nói đến “những mái nhà riêng” nào? (0,5 điểm)

A. Chim, dím, cá, ốc, em và bạn.

B. Chim, cá, ốc, dế mèn, em và bạn.

C. Chim, cá, ốc, châu chấu, em và bạn.

Câu 3: “Mái nhà chung” của muôn loài là gì? (0,5 điểm)

A. Bầu trời rực rỡ và bảy sắc cầu vồng.

B. Bầu trời xanh đến tận cùng và vòm trời cao rực rỡ bảy sắc cầu vồng

C. Bầu trời xanh đến tận cùng và vòm trời cao.

Câu 4: Ngôi nhà chung của muôn loài dưới mái nhà ấy là gì? (0,5 điểm)

A. Cầu vồng

B. Trái Đất

C. Môi trường

Câu 5: Em thích hình ảnh nào trong bài thơ? Vì sao? (1 điểm)

..................................................................................................................

..................................................................................................................

..................................................................................................................

Câu 6: Em muốn nói gì với những người bạn chung một mái nhà? (1 điểm)

..................................................................................................................

..................................................................................................................

..................................................................................................................

Câu 7: Tìm trong bài thơ từ ngữ có nghĩa giống với từ lấp lánh. (0,5 điểm)

..................................................................................................................

..................................................................................................................

Câu 8: Tìm 2 từ ngữ chỉ đặc điểm của một ngôi nhà. (0,5 điểm)

..................................................................................................................

..................................................................................................................

Câu 9: Đặt một câu có sử dụng từ ngữ tìm được ở câu 8. (1 điểm)

..................................................................................................................

..................................................................................................................

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

Cái răng sư tử

Trên cánh đồng nọ có một loài cây có những chiếc lá dài, xanh thẫm với những chiếc răng cưa nhọn hoắt như những chiếc răng nanh sư tử. Người ta gọi nó là cây răng sư tử. Tay nó ôm bông hoa có cánh vàng như nắng. Hạ đến bông hoa trút bỏ trâm cài đầu vàng óng, chiếc áo màu nắng được thay bằng cái áo trắng muốt, mịn như lông ngỗng, trông đầy kiêu hãnh.

2. Luyện tập (6 điểm)

Viết đoạn văn ngắn (5 – 7 câu) cho biết em yêu thích nhân vật nào trong một câu chuyện em đã đọc và vì sao em yêu thích nhân vật đó.

Gợi ý:

  • Em muốn nói về nhân vật nào? Nhân vật đó ở trong câu chuyện nào?
  • Đặc điểm nhân vật đó (tính cách, lời nói, hành động).
  • Nêu lí do em yêu thích nhân vật đó.
  • Nêu cảm nhận của em về nhân vật đó trong câu chuyện.

Bài làm:

Em rất thích nghe các câu chuyện cổ tích. Tuy được nghe rất nhiều, nhưng em vẫn luôn đặc biệt ấn tượng với câu chuyện Thạch Sanh. Đó thực sự là một câu chuyện rất hay và hấp dẫn. Chàng Thạch Sanh tuy sớm mồ côi cha mẹ, phải sống cuộc sống nghèo khổ, cô đơn dưới gốc đa, nhưng chưa bao giờ có lòng tham, hay suy nghĩ xấu xa cả. Khi học được một thân bản lĩnh tài giỏi, chàng đã dùng nó để diệt ác, giúp dân, chứ không dùng nó để mưu hại người khác. Tấm lòng nhân hậu, đức độ của chàng khiến em nể phục vô cùng. Hình ảnh chàng Thạch Sanh quên mình chiến đấu với chằn tinh, đại bàng tinh để cứu người, không mong chờ hồi đáp gì luôn là bức tượng vàng chói lọi. Chàng ấy thực sự là một người anh hùng vĩ đại. Dù sau này, được biết đến thêm nhiều người anh hùng khác, vẫn không có ai thay thế được Thạch Sanh trong lòng em.

3. Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 1 Kết nối tri thức

Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 1 Số 1

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

NGƯỜI BẠN NHỎ, TÁC ĐỘNG LỚN

Vào một ngày trời nóng nực, sư tử mệt mỏi sau một ngày dài kiếm ăn, nó nằm ngủ dưới một gốc cây. Một chú chuột nhắt đi ngang qua, trông thấy sư tử ngủ say liền nhảy múa đùa nghịch trên lưng sư tử.

Sư tử tỉnh giấc, nó khá giận dữ và túm lấy chuột nhắt mắng:

- Con vật bé nhỏ kia, sao ngươi dám đánh thức chúa tế rừng xanh? Ta sẽ nghiền nát ngươi bằng móng vuốt của ta.

Chuột nhắt sợ hãi van xin:

- Xin ngài tha cho tôi, tôi sẽ không bao giờ quên ơn, tôi hứa sẽ trả ơn ngài vào một ngày nào đó.

Sư tử thấy buồn cười với lời van xin đó của chuột nhắt, nhưng nó cũng thấy tội nghiệp và thả cho chuột nhắt đi. Chuột nhắt mừng quá vội vã chạy đi.

Ít lâu sau, khi đang săn mồi trong rừng, sư tử vướng vào lưới của thợ săn. Nó không thể nào thoát được. Sư tử gầm lên kêu cứu vang động khắp khu rừng.

Bỗng chú chuột lần trước được sư tử tha mạng nghe thấy, nó vội chạy đến xem sao. Thấy sư tử mắc trong lưới, nó bảo: “Ông đừng lo, tôi sẽ giúp!”. Chuột lấy hết sức gặm đứt các dây lưới để sư tử chạy thoát. Lúc này, sư tử mới thấy rằng làm điều tốt cho người khác sẽ luôn được nhớ công ơn.

(Sưu tầm)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Sư tử đã có thái độ như nào khi bị một chú chuột nhắt nhảy múa, đùa nghịch trên lưng nó? (0,5 điểm)

A. Sư tử vui vẻ, đùa giỡn cùng chú chuột.

B. Sư tử giận dữ, túm lấy chuột nhắt mắng.

C. Sư tử buồn bã, kể chuyện với chuột.

Câu 2: Vì sao chú chuột nhắt lại sợ hãi van xin sư tử? (0,5 điểm)

A. Vì bị dọa sẽ nghiền nát bằng móng vuốt của sư tử.

B. Vì không cho chú về nhà với mẹ.

C. Vì sẽ bị sư tử nhai nghiền nát.

Câu 3: Chuột nhắt đã van xin điều gì khiến sư tử thấy buồn cười và tội nghiệp mà thả nó đi? (0,5 điểm)

A. Chuột nhắt sẽ làm nô lệ cho sư tử.

B. Chuột nhắt sẽ dâng hết thức ăn cho sư tử.

C. Chuột hứa sẽ trả ơn sư tử vào một ngày nào đó.

Câu 4: Chú chuột đã có hành động nào để giúp sư tử chạy thoát? (0,5 điểm)

A. Chuột kêu cứu và được các bạn chuột khác đến giúp đỡ.

B. Chuột nhờ bác gấu đến hù dọa thợ săn.

C. Chuột gặm đứt các dây lưới.

Câu 5: Em có suy nghĩ gì về hành động, việc làm của chú chuột nhắt? (1 điểm)

.....................................................................................................................

.....................................................................................................................

.....................................................................................................................

Câu 6: Em rút ra bài học gì cho mình từ câu chuyện trên? (1 điểm)

....................................................................................................................

....................................................................................................................

...................................................................................................................

Câu 7. Tìm và viết lại từ ngữ chỉ sự vật trong câu sau: (0,5 điểm)

Sư tử gầm lên kêu cứu vang động khắp khu rừng.

Từ ngữ chỉ sự vật:.....................................................................................

Câu 8. Tìm câu kể trong những câu dưới đây: (0,5 điểm)

a. Con vật bé nhỏ kia, sao ngươi dám đánh thức chúa tế rừng xanh?

b. Ông đừng lo, tôi sẽ giúp!

c. Ta sẽ nghiền nát ngươi bằng móng vuốt của ta.

Câu kể:......................................................................................................

Câu 9. Viết một câu có từ chỉ đặc điểm của chú sư tử. (1 điểm)

..................................................................................................................

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

Ông ngoại

Ông chậm rãi nhấn từng nhịp chân trên chiếc xe đạp cũ, đèo tôi tới trường. Trong cái vắng lặng của ngôi trường cuối hè, ông dẫn tôi lang thang khắp các căn lớp trống. Ông còn nhấc bổng tôi trên tay, cho gõ thử vào mặt da loang lổ của chiếc trống trường. Tiếng trống buổi sáng trong trẻo ấy là tiếng trống trường đầu tiên, âm vang mãi trong đời đi học của tôi sau này.

(Theo Nguyễn Việt Bắc)

2. Luyện tập (6 điểm)

Nói về ngôi trường của em hoặc ngôi trường mà em mơ ước

Đáp án:

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm)

B. Sư tử giận dữ, túm lấy chuột nhắt mắng.

Câu 2: (0,5 điểm)

A. Vì bị dọa sẽ nghiền nát bằng móng vuốt của sư tử.

Câu 3: (0,5 điểm)

C. Chuột hứa sẽ trả ơn sư tử vào một ngày nào đó.

Câu 4: (0,5 điểm)

C. Chuột gặm đứt các dây lưới.

Câu 5: (1 điểm)

Chú chuột nhắt là người có trách nhiệm, biết giữ lời hứa. Đó cũng là một phẩm chất cao đẹp mà chúng ta cần có.

Câu 6: (1 điểm)

Bài học: trong cuộc sống, khi làm được việc tốt cho người khác, chúng ta sẽ luôn được nhớ công ơn và đền đáp lại.

Câu 7: (0,5 điểm)

Từ ngữ chỉ sự vật: sư tử, khu rừng.

Câu 8: (0,5 điểm)

Câu kể: Ta sẽ nghiền nát ngươi bằng móng vuốt của ta.

Câu 9: (1 điểm)

Ví dụ: Chú sư tử dũng mãnh, uy nghiêm,...

B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Chính tả (4 điểm)

- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):

● 0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.

● 0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.

- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):

● Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm

● 2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;

● Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

- Trình bày (0,5 điểm):

● 0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.

● 0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.

2. Luyện tập (6 điểm)

Mẫu 1:

(1) Từ nhỏ, em luôn ao ước về một ngôi trường có thật nhiều cây xanh. (2) Khắp sân trường là những thân cây cao lớn, tán lá che xanh um, mát rượi. (3) Dọc theo các hành lang, là thật nhiều các chậu hoa xinh xắn, nở rực rỡ. (4) Phía sau trường là những hồ nước trong xanh, có từng đàn cá bơi lội tung tăng. (5) Đó sẽ là một ngôi trường hòa mình trọn vẹn với thiên nhiên, đem đến cho các bạn học sinh sự thoải mái và thích thú.

Mẫu 2:

(1) Ngôi trường mơ ước của em là ngôi trường có thư viện thật lớn. (2) Ở đó sẽ có thật nhiều sách về thế giới tự nhiên, về các loài vật và các vùng đất rộng lớn. (3) Trường cũng sẽ có một khu vườn ở sau dãy lớp học, với các luống hoa xinh xắn và cái ao cá nhỏ cho chúng em ra chăm sau các giờ học căng thẳng. (4) Ở lớp học, chúng em sẽ được học những điều hay từ các thầy cô giáo và được dành nhiều thời gian để tham gia các hoạt động tập thể thú vị. (5) Đó sẽ là một ngôi trường tuyệt vời đối với em và các bạn nhỏ khác.

>> Đoạn văn Nói về ngôi trường của em hoặc ngôi trường mà em mơ ước

Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 1 Số 2

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

CON GẤU ĐÃ NÓI GÌ VỚI ANH

Một hôm, hai người bạn đang đi trong rừng, thì họ thấy có một con gấu to đi ngang qua. Một người liền chạy trốn ngay, anh ta trèo lên cây nấp. Người còn lại không chạy kịp, anh ta phải đối mặt với con gấu đang đến gần. Anh ta đành nằm xuống, nín thở giả vờ chết. Con gấu lại gần và ngửi vào mặt anh ta, nhưng thấy anh như chết rồi nên nó bỏ đi, không làm hại anh ta.

Khi con gấu đã bỏ đi xa, người bạn ở trên cây tụt xuống. Anh ta hỏi bạn:

- Con gấu nói thầm gì vào tai bạn đấy?.

Người kia nghiêm trang trả lời:

- Nó đã cho tôi một lời khuyên: đừng bao giờ đồng hành cùng một người bỏ rơi anh trong lúc hoạn nạn.

Người kia xấu hổ quá, xin lỗi bạn vì mình đã bỏ bạn lại chạy trốn.

(Nguồn Internet)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Khi gặp con gấu to, hai người bạn đã có hành động như thế nào?(0,5 điểm)

A. Cả hai người chạy trốn không kịp nên đành đối mặt với con gấu.

B. Một người chạy nhanh nên trèo lên cây nấp, người còn lại chạy không kịp nên đành đối mặt với con gấu.

C. Một người trèo lên cây nấp, người còn lại chạy nhanh bỏ trốn.

Câu 2: “Anh” đã làm gì để thoát chết khỏi con gấu? (0,5 điểm)

A. Giấu mình trong nhánh cây rậm rạp

B. Nằm xuống, nín thở giả vờ chết

C. Rón rén bước, núp vào sau bụi cây.

Câu 3: Vì sao người bạn núp trên cây lại cảm thấy xấu hổ với bạn của mình?(0,5 điểm)

A. Vì đã không trung thực với bạn của mình

B. Vì đã bỏ rơi bạn của mình trong lúc gặp hoạn nạn

C. Vì đã nghi ngờ lòng tốt của bạn.

Câu 4: Trong câu “Người kia xấu hổ quá, xin lỗi bạn vì mình đã bỏ bạn lại chạy trốn.”, có thể thay từ xấu hổ bằng từ nào? (0,5 điểm)

A. Hổ thẹn

B. Chê trách

C. Gượng ngạo

Câu 5: Qua câu chuyện, em rút ra bài học gì cho bản thân? (1 điểm)

...............................................................................................................

...............................................................................................................

...............................................................................................................

Câu 6: Thế nào là một người bạn tốt? Viết 2 – 3 câu nêu suy nghĩ của em. (1 điểm)

...............................................................................................................

...............................................................................................................

...............................................................................................................

Câu 7: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp. (0.5 điểm)

Chạy trốn Con gấu Ngửi Nín thở Rừng

Từ ngữ chỉ sự vật:..................................................................................

Từ ngữ chỉ hoạt động:.............................................................................

Câu 8. Xác định công dụng của dấu hai chấm trong câu văn dưới đây: (0,5 điểm)

Nó đã cho tôi một lời khuyên: đừng bao giờ đồng hành cùng một người bỏ rơi anh trong lúc hoạn nạn.

Công dụng của dấu hai chấm:...............................................................

Câu 9: Tìm một câu ca dao hoặc tục ngữ chứa cặp từ có nghĩa trái ngược nhau. (1 điểm)

...............................................................................................................

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

Quà của bố

Bố em là bộ đội

Ở tận vùng đảo xa

Chưa lần nào về phép

Mà luôn luôn có quà.


Bố gửi nghìn cái nhớ

Gửi cả nghìn cái thương

Bố gửi nghìn lời chúc

Gửi cả nghìn cái hôn.


Bố cho quà nhiều thế

Vì biết em rất ngoan

Vì em luôn giúp bố

Tay súng luôn vững vàng.

(Sưu tầm)

2. Luyện tập (6 điểm)

Viết đoạn văn kể về việc đi du lịch, tham quan cùng người thân

Đáp án:

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm)

B. Một người chạy nhanh nên trèo lên cây nấp, người còn lại chạy không kịp nên đành đối mặt với con gấu.

Câu 2: (0,5 điểm)

B. Nằm xuống, nín thở giả vờ chết

Câu 3: (0,5 điểm)

A. Vì con gấu tưởng rằng anh ta đã chết.

Câu 4: (0,5 điểm)

A. Hổ thẹn

Câu 5: (1 điểm)

Bài học: Một người bạn tốt luôn quan tâm, giúp đỡ bạn mình trong những lúc khó khăn, hoạn nạn, không bỏ rơi bạn.

Câu 6: (1 điểm)

Ví dụ: Trong cuộc sống, một người bạn tốt là người biết giúp đỡ, quan tâm, chia sẻ và dành cho nhau những lời khuyên tốt nhất,...

Câu 7: (0,5 điểm)

- Từ ngữ chỉ sự vật: con gấu, rừng.

- Từ ngữ chỉ hoạt động: chạy trốn, ngửi, nín thở.

Câu 8: (0,5 điểm)

Công dụng của dấu hai chấm: báo hiệu lời nói trực tiếp.

Câu 9: (1 điểm)

Ví dụ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng,...

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Chính tả (4 điểm)

- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):

● 0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.

● 0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.

- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):

● Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm

● 2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;

● Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

- Trình bày (0,5 điểm):

● 0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.

● 0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.

2. Luyện tập (6 điểm)

Bài tham khảo 1:

Hè năm ngoái, cả gia đình em đi tham quan vườn bách thú. Bố lái xe đưa ba mẹ con em đến đó. Sau khi đỗ xe, cả gia đình em cùng nhau đi xem từng loài vật. Sau đó, bố mẹ cho em chơi trò đu quay và tàu lượn. Cuối cùng, cả gia đình em cùng ăn bữa trưa mà mẹ đã chuẩn bị. Em thích nhất là được đi tham quan các con vật quý hiếm trong sở thú. Chúng rất đáng yêu và dễ thương. Em vui vì cả gia đình đã có một chuyến đi ý nghĩa.

Bài tham khảo 2:

Dịp Tết vừa rồi, cả gia đình em cùng đi chúc Tết họ hàng. Sáng mùng 1 Tết, em háo hức thức dậy từ rất sớm, mặc quần áo đẹp rồi cùng bố mẹ qua nhà họ hàng chúc Tết. Đầu tiên, gia đình em đến nhà bác Vũ. Tiếp đến là nhà cô Hoa. Cuối cùng, gia đình em đến nhà chú Hải. Cả ngày hôm đó, em được nhận rất nhiều lì xì từ các bác, các cô, các chú. Em rất thích được đi chúc Tết họ hàng.

Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 1 Số 3

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

KIẾN VÀ CHÂU CHẤU

Vào một ngày hè nắng chói chang và gió thổi mát rượi, một chú châu chấu xanh nhảy tanh tách trên cánh đồng, miệng chú ca hát ríu ra ríu rít. Bỗng chú bắt gặp bạn kiến đi ngang qua, bạn ấy đang còng lưng cõng một hạt ngô để tha về tổ.

Châu chấu cất giọng rủ rê: “Bạn kiến ơi, thay vì làm việc cực nhọc, chi bằng bạn hãy lại đây trò chuyện và đi chơi thoả thích cùng tớ đi!”. Kiến trả lời: “Không, tớ bận lắm, tớ còn phải đi kiếm thức ăn để dự trữ cho mùa đông sắp tới. Bạn cũng nên làm như vậy đi bạn châu chấu ạ”.

“Còn lâu mới tới mùa đông, bạn chỉ khéo lo xa”. Châu chấu mỉa mai.

Kiến dường như không quan tâm tới những lời của châu chấu xanh, nó tiếp tục tha mồi về tổ một cách chăm chỉ và cần mẫn. Thế rồi mùa đông lạnh lẽo cũng tới, thức ăn trở nên khan hiếm, châu chấu xanh vì mải chơi không chuẩn bị lương thực nên giờ sắp kiệt sức vì đói và rét. Còn bạn kiến thì có một mùa đông no đủ với một tổ đầy những ngô, lúa mì mà bạn ấy đã chăm chỉ tha về suốt cả mùa hè.

(Sưu tầm)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Vào ngày hè, chú châu chấu đã làm gì? (0,5 điểm)

A. Chú rủ rê các bạn đi chơi cùng với mình.

B. Chú nhảy tanh tách trên cánh đồng, miệng chú ca hát ríu ra ríu rít.

C. Chú chăm chỉ đi kiếm thức ăn để chuẩn bị cho mùa đông tới.

Câu 2: Gặp bạn kiến, châu chấu đã rủ rê điều gì? (0,5 điểm)

A. Châu chấu rủ kiến trò chuyện và đi chơi thỏa thích cùng nó.

B. Châu chấu rủ kiến cùng nhau đi kiếm thức ăn.

C. Châu chấu rủ kiến cùng xây nhà tránh rét.

Câu 3: Vì sao kiến lại từ chối lời rủ rê của châu chấu? (0,5 điểm)

A. Vì kiến không thích đi chơi với châu chấu.

B. Vì kiến đang bận đi kiếm thức ăn để dự trữ cho mùa đông sắp tới.

C. Vì kiến còn phải giúp bố mẹ dọn dẹp nhà cửa.

Câu 4: Vì sao châu chấu lại mỉa mai lời kiến nói? (0,5 điểm)

A. Vì châu chấu nghĩ rằng kiến tham ăn nên chuẩn bị thức ăn từ mùa hè.

B. Vì châu chấu nghĩ rằng kiến chọc đểu mình.

C. Vì châu chấu nghĩ rằng kiến lo xa khi chuẩn bị thức ăn từ mùa hè.

Câu 5: Kiến và châu chấu đã trải qua mùa đông như thế nào? (1 điểm)

...............................................................................................................

...............................................................................................................

...............................................................................................................

Câu 6: Qua bài đọc, em rút ra được bài học gì trong cuộc sống? (1 điểm)

...............................................................................................................

...............................................................................................................

...............................................................................................................

Câu 7: Chỉ ra một câu kể trong đoạn văn trên. (0,5 điểm)

...............................................................................................................

...............................................................................................................

Câu 8: Gạch chân từ ngữ chỉ hoạt động trong câu văn sau: (0,5 điểm)

Châu chấu cất giọng rủ rê: “Bạn kiến ơi, thay vì làm việc cực nhọc, chi bằng bạn hãy lại đây trò chuyện và đi chơi thoả thích cùng tớ đi!”.

Câu 9: Đặt một câu với từ em tìm được ở câu 8. (1 điểm)

...............................................................................................................

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

Tôi đi học

Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và đầy gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần. Nhưng lần này, tôi tự nhiên thấy lạ. Cảnh xung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

(Thanh Tịnh)

2. Luyện tập (6 điểm)

Kể về người em yêu quý nhất trong gia đình

Bài tham khảo 1:

Mẹ là người mà em yêu quý nhất trong nhà. Mẹ em là bác sĩ. Ngoài những lúc làm việc tại bệnh viện, mẹ luôn dành thời gian để chăm sóc cho gia đình. Mẹ nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa và giặt quần áo. Mẹ em nấu ăn rất ngon. Món nào em thích mẹ cũng có thể làm được. Em rất thương mẹ vì công việc của mẹ rất bận rộn. Em sẽ làm việc nhà giúp mẹ nhiều hơn để mẹ đỡ vất vả.

Bài tham khảo 2:

Mẹ là người mà em yêu quý nhất trong nhà. Hằng ngày, mẹ phải dậy từ sớm để chuẩn bị bữa sáng cho cả gia đình. Mẹ vừa đi làm ở cơ quan, vừa chăm sóc cho gia đình em. Em biết mẹ rất vất vả nên mỗi lúc rảnh rỗi em lại giúp đỡ mẹ làm việc nhà. Em rất yêu mẹ của em. Em mong mẹ có thật nhiều sức khỏe và luôn vui vẻ, hạnh phúc.

Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 1 Số 4

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Đọc bài thơ sau:

CÁO VÀ QUẠ

Một hôm, Cáo thấy đói tới mức bụng sôi lên ùng ục, nó bèn mò ra khỏi hang để đi tìm thức ăn. Nó nhìn thấy một chú Quạ đang đậu trên cành cây cao, trong miệng ngậm một miếng pho mát vừa mới kiếm được. Cáo thèm đến chảy cả nước miếng, nó đảo mắt một lượt, thấy xung quanh không có ai, liền nói với Quạ: “Bạn Quạ thân mến

ơi, bạn có khỏe không?” Quạ chỉ liếc Cáo một cái nhưng không trả lời. Cáo lại vẫy vẫy

đuôi nói: “Bạn Quạ thân mến ơi, tiếng hát của bạn mới hay làm sao, cảm động làm sao,

ai cũng thích nghe bạn hát, bạn hãy hát một bài đi nào.” Quạ nghe thấy Cáo khen thì thích chí quá, kêu lên một tiếng “Quạ..." thế nhưng vừa mở miệng thì miếng pho mát rơi xuống. Cáo liền nhanh chóng đớp lấy pho mát và bỏ chạy.

(Theo truyện ngụ ngôn Aesop)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Cáo mò ra khỏi cửa hang để làm gì? (0,5 điểm)

A. Cáo đi tìm thức ăn.

B. Cáo đi chơi cùng Quạ

C. Cáo đi ngao du đến vùng đất mới.

Câu 2: Cáo hỏi thăm Quạ với mục đích gì? (0,5 điểm)

A. Muốn Quạ chia sẻ miếng pho mát cho mình ăn.

B. Muốn chiếm lấy miếng pho mát của Quạ.

C. Muốn xin Quạ nửa miếng pho mát để đem về cho con ăn.

Câu 3: Vì sao Quạ lại kêu lên một tiếng “quạ” sau lời khen của Cáo? (0,5 điểm)

A. Vì nghĩ Cáo chọc đểu mình nên muốn dọa nạt Cáo.

B. Vì thích chí với lời khen của Cáo nên muốn chứng tỏ mình có giọng hát hay.

C. Vì khó chịu với lời khen của muốn xua đuổi Cáo.

Câu 4: Kết thúc câu chuyện đã cho em thấy Cáo là con vật như thế nào? (0,5 điểm)

A. Hiền lành, tốt bụng.

B. Ngốc nghếch, tham lam.

C. Thông minh, xảo quyệt.

Câu 5: Cáo đã bày ra mưu kế gì để có được miếng pho mát? (1 điểm)

...............................................................................................................

...............................................................................................................

...............................................................................................................

Câu 6: Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì cho bản thân? (1 điểm)

...............................................................................................................

...............................................................................................................

...............................................................................................................

Câu 7: Câu “Bạn Quạ thân mến ơi, bạn có khỏe không?” thuộc kiểu câu nào? (0,5 điểm)

...............................................................................................................

...............................................................................................................

Câu 8: Chỉ ra công dụng của dấu hai chấm trong câu sau: (0,5 điểm)

Cáo lại vẫy vẫy đuôi nói: “Bạn Quạ thân mến ơi, tiếng hát của bạn mới hay làm sao, cảm động làm sao, ai cũng thích nghe bạn hát, bạn hãy hát một bài đi nào.”

Công dụng của dấu hai chấm:...............................................................

Câu 9: Đặt một câu nói về một con vật, trong câu sử dụng từ ngữ chỉ đặc điểm. (1 điểm)

...............................................................................................................

...............................................................................................................

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

Vườn dừa của ngoại

Quanh nhà ông bà ngoại là vườn dừa, là những bờ đất trồng dừa có mương nước hai bên. Vườn dừa rất mát vì tàu dừa che hết nắng, vì có gió thổi vào. Và mát vì có những trái dừa cho nước rất trong, cho cái dừa mỏng mỏng mềm mềm vừa đưa vào miệng đã muốn tan rượi. Vườn dừa là chỗ mấy đứa con trai, con gái, trong xóm ra chơi nhảy dây, đánh đáo, đánh đũa.

(Diệp Hồng Phương)

2. Luyện tập (6 điểm)

Viết đoạn văn (5 – 7 câu) kể về một đồ dùng trong nhà.

Gợi ý:

● Đó là đồ dùng gì?

● Đặc điểm (màu sắc, hình dáng, kích thước) và ích lợi của nó như thế nào?

● Nêu cảm nghĩ của em về đồ dùng đó.

Bài làm:

Mẫu 1:

Trong bếp, em thích nhất là chiếc tủ lạnh. Tủ nhà em có hai ngăn là ngăn đá và ngăn mát. Ngăn đá nhỏ, để làm đá, kem, và cất thịt cá dùng lâu ngày. Còn ngăn mát thì lớn hơn nhiều, có thể trữ rất nhiều thứ khác như trứng, sữa, hoa quả, rau dưa… Nhờ chiếc tủ lạnh mà đồ ăn có thể cất lâu mà không bị hỏng. Thật là tuyệt vời!

Mẫu 2:

Đồng hồ là dụng cụ hữu ích giúp con người biết được thời kì. Đồng hồ có hình dáng tròn và được làm từ nhiều chất liệu không giống nhau, trong đó chủ yếu là kim loại. Được sơn một lớp sơn rất bền, nhiều màu sắc như xanh, đỏ, vàng … đồng hồ có từ 2-3 kim. Kim ngắn chỉ giờ, kim dài chỉ phút, và tay còn lại chỉ giây. Đồng hồ là một đồ vật tiện lợi của con người.

Mẫu 3:

Phòng khách nhà em có một chiếc tivi rất lớn. Nó có hình chữ nhật, to phải gấp hơn mười lần chiếc máy tính của bố. Và nó còn siêu mỏng nữa, bề dày hỉ chừng hơn một xăng-ti-mét thôi. Không chỉ có màn hình lớn, tivi còn có thể kết nối internet để xem đủ các bộ phim nữa. Em rất tự hào về chiếc tivi nhà mình.

Mẫu 4:

Trong gia đình của em có rất nhiều đồ dùng. Và chiếc nồi cơm điện là món đồ rất tiện ích. Chiếc nồi cơm điện của hãng Cuckoo. Các bộ phận chính gồm có vỏ nồi, nắp nồi, xoong, bộ phận điều khiển. Nó có hình trụ, kích thước khá to. Vỏ nồi được làm bằng nhựa, có nhiều màu sắc khác nhau. Nắp nồi có tay cầm để đóng hoặc mở. Bên trong là xoong được làm bằng nhôm. Bộ phận điều khiển thường nằm ở mặt trước. Các nút bấm giúp điều chỉnh chế độ nấu cơm. Chiếc nồi cơm điện giúp nấu cơm nhanh hơn. Nồi cơm điện là một đồ vật có ích.

Tải về để lấy trọn 14 đề thi mới nhất!

.................

Bộ 15 Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 1 có đáp án hay nhất, chọn lọc, có đáp án được chúng tôi tổng hợp giúp thầy/cô đánh giá được chất lượng học sinh trong cả kì 1. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 chính thức.

4. Đề thi học kì 1 lớp 3 Môn khác

Ngoài Bô đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 theo Thông tư 27, các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm đề thi học kì 2 lớp 3 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh theo thông tư 22 để giúp các em học tốt các môn học lớp 3 hơn.

Đánh giá bài viết
787 550.125
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Nguyễn Đỗ Văn Thích
    Nguyễn Đỗ Văn Thích

    đề thi hay quá và rất bổ ích

    Thích Phản hồi 08/01/23

    Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt

    Xem thêm
    Chỉ từ 79.000đ trải nghiệm VnDoc không quảng cáotải toàn bộ tài liệu trên VnDoc với tốc độ cao. Tìm hiểu thêm
    Hoặc không cần đăng nhập và tải nhanh tài liệu 15 đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2022-2023