Bộ đề thi học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt năm học 2018 - 2019

Bộ đề thi học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt năm học 2018 - 2019 có bảng ma trận chuẩn kiến thức theo Thông tư 22 và đáp án chi tiết cho từng dạng bài tập giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, chuẩn bị cho bài thi cuối học kì 2 đạt kết quả cao. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết.

Đề bài: Đề thi học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt - Đề 1

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

1. Đọc thành tiếng (3 điểm)

2. Kiểm tra đọc kết hợp với kiểm tra kiến thức tiếng việt (7 điểm) Thời gian 35 phút

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

Chuyện loài hoa

Trước cửa ngôi nhà có một bồn hoa xinh xinh. Sống ở đó có cây Hoa Giấy nhút nhát và cây cúc Đại Đoá.

Cô Hoa Giấy suốt ngày chỉ mặc mỗi một chiếc áo nâu, còn cô cúc Đại Đoá thì lộng lẫy trong chiếc áo xanh mượt như nhung. Đêm ngày cô soi gương, thoa phấn lên những cánh hoa của mình. Phải công nhận là cô thoa phấn rất khéo. Cô đã xinh lại càng xinh hơn.

Còn cô Hoa Giấy thì chẳng có lấy một bông hoa. Tranh thủ mùa ẩm, đất mềm, cô đâm rễ xuống ngày một sâu, len lỏi ngày rộng khắp phần đất của mình. Hoa Giấy thương cúc Đại Đoá vì cô bám vào đất hời hợt quá. Nơi mình sống mà không gắn chặt mình vào thì làm sao mà bền vững được. Hoa Giấy lựa lời nói với bạn:

- Bạn Cúc ơi, sao bạn không chịu khó đâm sâu xuống đất một tí nữa cho chắc chắn nhỡ gió bão…

Cúc bỏ chiếc gương xuống bực dọc ngắt lời:

- Tôi có thân tôi lo. Cậu giỏi giang hãy làm cho cậu xinh đẹp hơn nữa đi!

Cúc lại soi gương và dướn những cánh hoa phơn phớt tím lên hãnh diện.

Mùa khô đến lúc nào không biết. Từng đợt gió hầm hập nóng thổi tới. Mặt đất nứt nẻ, khô cong. Cô hoa Cúc mới giật mình hoảng hốt vứt bỏ gương lược đi, để cố đâm sâu rễ xuống tìm nước. Nhưng đã muộn rồi mặt đất đã rắn chắc lại khiến cô khát khô cổ.

Sưu tầm

Câu 1. Điều gì khiến Hoa Giấy không bị khát khi mùa khô đến? Ghi lại đáp án đúng:

A. Cô mặc chiếc áo giản dị.

B. Cô biết khuyên bạn tìm nước uống.

C. Cô nhút nhát.

D. Cô biết đâm rễ sâu và len lỏi xuống để phòng xa.

Câu 2. Vì sao Cúc Đại Đoá lại bị khát khi mùa khô về?

Viết câu trả lời của em vào giấy ô ly.

Câu 3. Viết lại câu sau và nhớ điền vào chỗ chấm từ ngữ nói lên tính cách của hai cô:

Cúc Đại Đoá …………..bao nhiêu còn Hoa Giấy lại ………….bấy nhiêu.

Câu 4. Vì sao những con người sống như Hoa Giấy lại đáng quý ?

Viết câu trả lời của em vào giấy ô ly.

Câu 5. Em học được điều gì về cách sống từ câu chuyện trên?

Viết câu trả lời của em vào giấy ô ly.

Câu 6. Câu: “Còn cô cúc Đại Đoá thì lộng lẫy trong chiếc áo xanh mượt như nhung.” có sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

Câu 7. Tìm chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ có trong câu: Hoàng hôn, áp phiên của phiên chợ thị trấn, người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt.

Câu 8. Chọn các tính từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ chấm rồi viết lại vào giấy ô ly.

a) Dòng sông chảy …………………………………

b) Bạn Lan lớp em rất ……………………………..

c) Cô giáo luôn nhìn em với cặp mắt ……………………….

d) Em nhớ nhất bà nội em có nụ cười ……………………….

(hiền hậu, hiền lành, hiền từ, hiền hoà)

Câu 9. Trong bữa ăn cơm cùng gia đình, có ông bà, bố mẹ và chị em của em ăn cùng. Em sẽ mời thế nào? Ghi lại câu mời của em.

Câu 10. Viết lại câu văn sau để gợi tả hơn bằng cách sử dung các biện pháp so sánh, nhân hoá, từ ngữ gợi tả.

Trường em có một cây bàng già.

B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

Học sinh viết trên giấy ô ly

1. Chính tả nghe – viết (2 điểm):

Bài viết: Vương quốc vắng nụ cười (SGK Tiếng Việt 4 - tập 2, trang 132).

Giáo viên đọc cho học sinh viết đoạn: “ từ đầu đến những mái nhà.”

II. Tập làm văn (8 điểm)

Đề bài: Em hãy tả một con vật mà em yêu thích.

Đáp án Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 - Đề 1

A. Kiểm tra đọc

1. Đọc thành tiếng: 3 điểm

2. Đọc hiểu và kiến thức

Câu số

Điểm

Đáp án hoặc hướng dẫn

1

1

D

2

1

Vì nó mải chơi, chỉ thích ngắm vuốt, không nghe lời khuyên…

3

1

đỏng đảnh ……. khiêm tốn Hoặc: lười biếng …. chăm chỉ.

4

0,5

Vì hoa giấy giản dị, biết lo xa, biết quan tâm đến người khác.

5

0,5

Cần phải biết giản dị, khiêm nhường, biết tính lâu dài cho cuộc sống của mình và quan tâm đến người khác.

6

0,5

so sánh

7

1

CN: người ngựa: 0,5 điểm

VN: dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt.

TN: Hoàng hôn, áp phiên của phiên chợ thị trấn, : 0,5 điểm

8

0,5

a) hiền hòa; b) hiền lành; c) hiền từ; d) hiền hậu

9

0,5

Câu mời phải thể hiện được sự kính trọng, lễ phép với người trên và mời được mọi thành viên trong gia đình.

10

0,5

Thay từ già bằng cách diễn đạt cho hay hơn.

B. Phần kiểm tra viết: 10 điểm

Chính tả: 2 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng cỡ chữ, trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp (1 điểm)

- Viết đúng chính tả, không mắc quá 5 lỗi (1 điểm)

Tập làm văn (8 điểm)

TT

Điểm thành phần

Điểm

1

Mở bài

Giới thiệu được con vật yêu thích em định tả.

1

2

Thân bài (4 điểm)

Nội dung: Tả được đặc điểm ngoại hình, một số hoạt động thể hiện tính nết con vật

1,5

Kĩ năng: Viết đúng kiểu bài tả con vật, mỗi đoạn phải đảm bảo được yêu cầu của đoạn.

1,5

Cảm xúc: Có tình cảm yêu thương con vật bằng việc làm cụ thể.

1

3

Kết bài

Nêu được tình cảm, sự chăm sóc con vật và ngược lại tình cảm của con vật với người nuôi, người tả.

1

4

Chữ viết, chính tả

Chữ viết đúng mẫu, cỡ chữ, không sai chính tả.

0,5

5

Dùng từ đặt câu

Dùng từ đúng, câu đúng ngữ pháp.

0,5

6

Sáng tạo

Bài viết có sáng tạo trong việc sử dụng hình ảnh, có các biện pháp tu từ, văn viết sinh động.

1

Ma trận đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4

1. Ma trận nội dung

Mạch kiến thức, kĩ năng

Số câu

Số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

Kiến thức tiếng Việt

- Hiểu nghĩa và sử dụng được một số từ ngữ thuộc chủ điểm Nhân hậu,đoàn kết.

- Sử dụng được dấu chấm, dấu hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm tuỳ thuộc vào văn bản.

- Nhận biết và bước đầu cảm nhận được cái hay của những câu văn có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá; biết sử dụng so sánh, nhân hoá để viết thành câu văn hay.

- Biết xác định được các thành phần của câu: Chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ.

- Biết sử dụng tính từ phù hợp với từng sự vật.

- Biết giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị.

Số câu

2

1

1

1

5

Số điểm

1,5

0.5

0.5

0.5

3

Đọc hiểu văn bản:

- Xác định được hình ảnh, nhân vật, chi tiết có ý nghĩa trong bài đọc cho sẵn.

- Hiểu nội dung của các đoạn, bài đọc, hiểu ý nghĩa của bài đọc cho sẵn.

- Giải thích được các chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra thông tin từ bài đọc.

- Nhận xét được tính cách của các nhân vật có trong bài đọc, chi tiết trong bài đọc, biết liên hệ với bản thân về cách sống và thực tế.

Số câu

1

2

1

1

5

Số điểm

1

2

0.5

0.5

4

Tổng

Số câu

3

3

2

2

10

Số điểm

2.5

2.5

1

1

7

2. Ma trận câu hỏi đề kiểm tra Tiếng việt 4

TT

Chủ đề

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu văn bản

Số câu

01

01

01

01

01

5

Câu số

1

3

2

4

5

2

Kiến thức tiếng việt

Số câu

02

01

01

01

5

Câu số

6,8

7

9

10

Tổng số câu

03

02

01

01

01

02

Tổng số

03

03

02

02

10

Đề bài: Đề thi học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt - Đề 2

Phần I: Đọc thầm và khoanh tròn vào đáp án đứng trước câu trả lời đúng:

SỰ SẺ CHIA BÌNH DỊ

Thanh đứng xếp hàng ở bưu điện để mua tem gửi thư. Ngay sau Thanh là một người phụ nữ với hai đứa con còn rất nhỏ. Hai đứa nhỏ khóc lóc, không chịu đứng yên trong hàng. Bà mẹ trông cũng mệt mỏi và nhếch nhác như mấy đứa trẻ. Thấy thế, Thanh liền nhường chỗ của mình cho bà. Bà cảm ơn rồi vội vã bước lên.

Nhưng đến lượt Thanh thì bưu điện đóng cửa. Khi đó Thanh cảm thấy thực sự rất bực mình và hối hận vì đã nhường chỗ cho người khác. Chợt người phụ nữ quay sang Thanh nói: “Tôi cảm thấy rất ái ngại! Chỉ vì nhường chỗ cho tôi mà cô lại gặp khó khăn như vậy. Cô biết không, nếu hôm nay tôi không gửi phiếu thanh toán tiền gas, thì công ti điện và gas sẽ cắt hết nguồn sưởi ấm của gia đình tôi.”

Thanh sững người, không ngờ rằng chỉ đơn giản bằng một hành động nhường chỗ của mình, Thanh đã giúp người phụ nữ ấy và hai đứa trẻ qua được một đêm giá rét. Thanh rời khỏi bưu điện với niềm vui trong lòng. Thanh không còn có cảm giác khó chịu khi nghĩ đến việc lại phải lái xe đến bưu điện, tìm chỗ đậu xe và đứng xếp hàng nữa mà thay vào đó là cảm giác thanh thản, phấn chấn.

Kể từ ngày hôm đó, Thanh cảm nhận được sự quan tâm của mình đến mọi người có giá trị như thế nào. Thanh bắt đầu biết quên mình đi và biết chia sẻ với người khác vì Thanh nhận ra đôi khi chỉ một cử chỉ nhỏ, bình dị của mình cũng có thể làm ấm lòng, làm thay đổi hoặc tạo nên sự khác biệt và ý nghĩa cho cuộc sống của một người khác.

Ngọc Khánh

Câu 1. Vì sao nhân vật “Thanh” trong câu chuyện lại nhường chỗ xếp hàng cho mẹ con người phụ nữ đứng sau?

a. Vì thấy mình chưa vội lắm.

b. Vì người phụ nữ trình bày lí do của mình và xin được nhường chỗ.

c. Vì thấy hoàn cảnh của mẹ con người phụ nữ thật đáng thương.

Câu 2. Sau khi nhường chỗ, vì sao nhân vật “Thanh” lại cảm thấy bực mình và hối hận?

a. Vì thấy mẹ con họ không cảm ơn mình.

b. Vì thấy mãi không đến lượt mình.

c. Vì bưu điện chỉ làm việc đến mẹ con người phụ nữ là họ đóng cửa.

Câu 3. Việc gì xảy ra khiến nhân vật “Thanh” lại rời khỏi bưu điện với “niềm vui trong lòng”?

a. Vì biết rằng việc làm của mình đã giúp cho một gia đình tránh được một đêm đông giá rét.

b. Vì đã mua được tem thư.

c. Vì đã không phải quay lại bưu điện vào ngày hôm sau.

Câu 4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

a. Cần phải biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ người khác.

b. Muốn được người khác quan tâm, cần phải biết quan tâm giúp đỡ người khác.

c. Giúp đỡ người khác sẽ được trả ơn.

Câu 5. Từ nào viết sai chính tả?

A. con nai

B. hẻo lánh

C. lo toan

D. lo ấm

Câu 6. Từ nào là từ ghép?

A. cần mẫn

B. học hành

C. róc rách

D. thúng mủng

Câu 7. Gạch chân dưới trạng ngữ trong câu sau:

Khi mùa hè đến, hoa phượng đỏ rực.

Ý nghĩa của trạng ngữ trên là:

…………………………………………………………………………………….

Câu 8. Tìm từ láy có trong đoạn văn sau.

Tôi đứng xếp hàng ở bưu điện để mua tem gửi thư. Ngay sau tôi là một người phụ nữ với hai đứa con còn rất nhỏ. Hai đứa nhỏ khóc lóc, không chịu đứng yên trong hàng. Bà mẹ trông cũng mệt mỏi và nhếch nhác như mấy đứa trẻ. Thấy thế, tôi liền nhường chỗ của tôi cho bà. Bà cảm ơn tôi rồi vội vã bước lên.

Câu 9: Câu sau thuộc kiểu câu gì? Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu?

Đã sang tháng ba, đồng cỏ vẫn giữ nguyên vẻ đẹp như hồi đầu xuân.

…………………............…………………………………………………..

…………………............…………………………………………………..

Câu 10: Em có nhận xét và cảm nhận điều gì về nhân vật “Thanh” đã nhường chỗ cho mẹ con người phụ nữ đứng xếp hàng trong bài văn trên.

…………………............…………………………………………………..

…………………............…………………………………………………..

…………………............…………………………………………………..

…………………............…………………………………………………..

…………………............…………………………………………………..

Phần II.

1. Chính tả (15 phút): Nghe – viết

Mẹ con bác Lê ở một căn nhà cuối phố, một căn nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác, có mỗi một chiếc giường nan đã gãy nát. Mùa rét thì rải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó. Từ sáng sớm tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta phải trở dậy đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng kia đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ, bác Lê lo sợ vì không ai mướn làm việc gì nữa. Thế là cả nhà chịu đói. Mấy đứa nhỏ nhất khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét. Bác Lê ôm lấy con trong ổ rơm lấy cái hơi ấm của mình ấp ủ cho nó.

2. Tập làm văn: Tả lại hình dáng và hoạt động của một con vật mà em yêu thích (12 đến 15 câu)

Đáp án và hướng dẫn chấm đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 - Đề 2

Phần I

Từ câu 1 đến câu 6 mỗi câu đúng được 0,5 điểm

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

C

C

A

A

D

D

Câu 7 ( 1đ)

Nêu được trạng ngữ được 0.5đ: Khi mùa hè đến

Nêu được ý nghĩa được 0.5đ: Trạng ngữ chỉ thời gian

Câu 8: (1đ) Các từ láy là: khóc lóc, nhếc nhác, vội vã

Câu 9 (1đ)

- Câu trên thuộc kiểu câu Ai thế nào? (0,5 điểm)

Đã sang tháng ba, đồng cỏ vẫn giữ nguyên vẻ đẹp như hồi đầu xuân.

TN CN VN ( 0,5 đ)

Câu 10: (1đ) Thanh đã có một hành động rất tốt thể hiện tấm lòng thương người, biết chia sẻ giúp đỡ người khác, một việc làm tuy nhỏ nhưng đã đem lại niềm hạnh phúc cho người khác. Em khâm phục Thanh và sẽ cố gắng làm được nhiều việc tốt cho mọi người.

Phần II

1/ Chính tả nghe- viết (5 điểm)

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn 5 điểm.

- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết sai, không viết hoa đúng quy định trừ: 0,25 điểm.

2 /Tập làm văn

- Viết được mở bài 1 đ

- Tả được hình dáng 1,5đ

- Tả 1 số hoạt động 1đ

- Kết bài 1đ

- Chữ viết rõ ràng, sạch đẹp 0,5 đ

Đề bài: Đề thi học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt - Đề 3

I. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp trả lời câu hỏi: (3 điểm)

Học sinh đọc một đoạn văn khoảng 70 chữ thuộc các bài tập đọc đã học (GV chọn các đoạn văn trong SGK Tiếng Việt Tập 2 - ở các tuần từ tuần 29 đến tuần 33 ghi tên bài, số trang trong SGK vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng đoạn văn đã được đánh dấu; trả lời 1 câu hỏi do GV yêu cầu.)

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiến thức Tiếng Việt: (7 điểm) - 35 phút

Bài đọc: Đỉnh Fasipan Sa Pa

Trong năm 2017, Sapa là một trong những điểm du lịch trong nước và quốc tế đặc biệt yêu thích. Nơi đây sở hữu những dãy núi hùng vĩ hay ruộng lúa bậc thang uốn lượn hút tầm mắt. Đặc biệt nhất trong đó là đỉnh Fansipan với độ cao 3143m và được mệnh danh là “Nóc nhà Đông Dương”. Đỉnh Fansipan thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn, nằm cách trung tâm thị trấn Sapa chừng 5km.

Fansipan theo tiếng địa phương có nghĩa là “phiến đá khổng lồ chênh vênh”. Trước đây, để chạm tay vào nóc nhà Fansipan, du khách phải có sự can đảm, ý chí và quan trọng nhất là một thể trạng sức khỏe tốt. Bởi điều đó đồng nghĩa với việc du khách sẽ phải băng qua những cánh rừng, vượt qua những con suối với thời gian tối thiểu để chinh phục là những bốn đến năm ngày (Tùy thể trạng sức khỏe và tốc độ).

Thế nhưng giờ đây việc chinh phục đã trở nên đơn giản hơn rất nhiều nhờ hệ thống cáp treo nối tuyến thẳng chỉ mất 15 phút di chuyển nên đây càng được xem là điểm đến yêu thích nhất của năm 2017. Fansipan phù hợp cho những du khách đi du lịch một mình, du lịch cặp đôi, du lịch cùng gia đình,… theo hướng trải nghiệm và khám phá.

Theo “Văn hóa, phong tục Việt Nam”

Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và hoàn thành các bài tập sau:

Câu 1: (0,5đ) Đến Sapa, du khách được chiêm ngưỡng những cảnh đẹp nào?

Trả lời: ……………………………………………………………………………………

………………………………………………………………..……………………………

Câu 2: (1đ) Đỉnh Fansipan có độ cao bao nhiêu mét và còn được gọi với cái tên nào khác?

Trả lời: ……………………………………………………………………………………

………………………………………………………………..……………………………

Câu 3: (0,5đ) Đỉnh Fansipan thuộc dãy núi nào?

Trả lời: ……………………………………………………………………………………

………………………………………………………………..……………………………

Câu 4: (0,5đ) Theo tiếng địa phương Fansipan có nghĩa là gì?

a. Nóc nhà Đông Dương

b. Phiến đá khổng lồ chênh vênh

c. Những thửa ruộng bậc thang

d. Tất cả các ý trên

Câu 5: (1đ) Trước đây, để lên đỉnh Fansipan, du khách cần có những tố chất gì?

Trả lời: ……………………………………………………………………………………

………………………………………………………………..……………………………

Câu 6: (0,5đ) Dòng nào nêu đúng bộ phận chủ ngữ của câu sau:

“Trong năm 2017, Sapa là một trong những điểm du lịch được khách du lịch trong nước và quốc tế đặc biệt yêu thích.”

a/ Trong năm 2017, Sapa;

b/ Một trong những điểm du lịch.

c/ Sapa;

d/ Khách du lịch trong nước và quốc tế

Câu 7: (1đ) Câu sau đây có mấy trạng ngữ:

“Trước đây, để chạm tay vào nóc nhà Fansipan, du khách phải có sự can đảm, ý chí và quan trọng nhất là một thể trạng sức khỏe tốt.”

a/ Một trạng ngữ, đó là: ……………………………………………………………………

b/ Hai trạng ngữ, đó là: ……………………….……………………………………………

…….………………………….…………………………………………………………….

Câu 8: (0,5đ) Gạch dưới bộ phận vị ngữ trong câu sau:

“Nơi đây sở hữu những dãy núi hùng vĩ hay ruộng lúa bậc thang uốn lượn hút tầm mắt.”

Câu 9: (0,5đ) Những hoạt động nào được gọi là du lịch?

a. Đi chơi ở công viên, bể nước gần nhà

b. Đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh

c. Đi làm việc xa nhà một thời gian

d. Thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn

Câu 10: (1đ) Cho câu kể: “Ngân chăm chỉ học tập.” Em hãy chuyển câu kể ấy thành câu hỏi, câu cảm, câu cầu khiến.

Câu hỏi: ………………….…………………...………………………………………….

Câu cảm: ………………….……………..……………………………………………….

Câu khiến: ………………….…………………………………………………………….

II. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Chính tả (nghe - viết): (2 điểm) - 20 phút

Bài viết: Con chuồn chuồn nước (Đoạn viết từ: Rồi đột nhiên ... đến hết.)

(Tiếng Việt lớp 4, tập 2, trang 127)

2. Tập làm văn: (8 điểm) - 35 phút

Đề: Em hãy tả một con vật nuôi trong nhà mà em yêu thích.

Đáp án Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 - Đề 3

I. KIỂM TRA ĐỌC:

1. Phần đọc tiếng: 3 điểm

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng từ (Không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm

2. Phần đọc hiểu: 7 điểm

Câu 1: (0,5đ) Đến Sapa, du khách được chiêm ngưỡng những cảnh đẹp nào?

Trả lời: Đến Sapa, du khách được chiêm ngưỡng những cảnh đẹp: Những dãy núi hùng vĩ hay ruộng lúa bậc thang uốn lượn hút tầm mắt; đặc biệt nhất là đỉnh Fansipan.

Câu 2: (1đ) Đỉnh Fansipan có độ cao bao nhiêu mét và còn được gọi với cái tên nào khác?

Trả lời: Đỉnh Fansipan cao 3143m. Đỉnh Fansipan còn được gọi là “Nóc nhà Đông Dương”.

Câu 3: (0,5đ) Đỉnh Fansipan thuộc dãy núi nào?

Trả lời: Đỉnh Fansipan thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn.

Câu 4: (0,5đ) Theo tiếng địa phương Fansipan có nghĩa là gì?

b. Phiến đá khổng lồ chênh vênh

Câu 5: (1đ) Trước đây, để lên đỉnh Fansipan, du khách cần có những tố chất gì?

Trả lời: Trước đây, để chạm tay vào nóc nhà Fansipan, du khách phải có sự can đảm, ý chí và quan trọng nhất là một thể trạng sức khỏe tốt.

Câu 6: (0,5đ) Dòng nào nêu đúng bộ phận chủ ngữ của câu sau:

“Trong năm 2017, Sapa là một trong những điểm du lịch được khách du lịch trong nước và quốc tế đặc biệt yêu thích.”

c/ Sapa ;

Câu 7: (1đ) Câu sau đây có mấy trạng ngữ:

“Trước đây, để chạm tay vào nóc nhà Fansipan, du khách phải có sự can đảm, ý chí và quan trọng nhất là một thể trạng sức khỏe tốt.”

b/ Hai trạng ngữ, đó là: Trước đây, để chạm tay vào nóc nhà Fansipan.

Câu 8: (0,5đ) Gạch dưới bộ phận vị ngữ trong câu sau:

“Nơi đây sở hữu những dãy núi hùng vĩ hay ruộng lúa bậc thang uốn lượn hút tầm mắt.”

Câu 9: (0,5đ) Những hoạt động nào được gọi là du lịch?

b. Đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh

Câu 10: (1đ) Cho câu kể: “Ngân chăm chỉ học tập.” Em hãy chuyển câu kể ấy thành câu hỏi, câu cảm, câu cầu khiến.

Câu hỏi: Ngân chăm chỉ học tập không?

Câu cảm: Ồ, Ngân chăm chỉ học tập ghê!

Câu khiến: Ngân hãy chăm chỉ học tập đi!

II. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Chính tả: 2 điểm

- Tốc độ viết đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cữ chữ; trình bày đúng quy định, bài viết sạch, đẹp: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,… bị trừ 0,25 điểm toàn bài

2. Tập làm văn: 8 điểm

A - Yêu cầu:

- Học sinh viết được bài văn tả con vật với bố cục rõ ràng: dàn ý có đủ 3 phần gồm mở bài, thân bài, kết bài. (Khuyến khích những em biết mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng)

- Dùng từ chính xác, biết dùng từ gợi tả, biết sử dụng các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa,… khi miêu tả, viết câu đúng ngữ pháp, đúng chính tả.

- Diễn đạt lưu loát.

- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.

B - Biểu điểm:

- Mở bài: 1 điểm

- Thân bài: 4 điểm

+ Nội dung: 1,5 điểm;

+ Kỹ năng: 1,5 điểm; Cảm xúc: 1 điểm

- Kết bài: 1 điểm

- Chữ viết: 0,5 điểm

- Sáng tạo: 1 điểm.

Ngoài ra các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm đề thi học kì 2 lớp 4 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh theo chuẩn thông tư 22 của bộ Giáo Dục và các dạng bài ôn tập môn Tiếng Việt 4, và môn Toán 4. Những đề thi này được VnDoc.com sưu tầm và chọn lọc từ các trường tiểu học trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 4 những đề ôn thi học kì 1 chất lượng nhất. Mời các em cùng quý phụ huynh tải miễn phí đề thi về và ôn luyện.

Đánh giá bài viết
55 21.351
Sắp xếp theo

    Đề thi học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt

    Xem thêm