Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn - Số 3

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn - Số 3 là bộ đề thi thử đại học môn Văn năm 2016 có đáp án và lời giải chi tiết của các trường THPT trong cả nước, bám sát cấu trúc Bộ giáo dục, giúp các bạn ôn thi đại học môn Văn hiệu quả.

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn - Số 1

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn - Số 2

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn - Số 4

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn trường THPT Lục Nam, Bắc Giang

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2016

MÔN VĂN – LỤC NAM 1

Thời gian giao đề: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

Trong dòng đời vội vã có nhiều người dường như đã quên đi tình nghĩa giữa người với người. Nhưng đã là cuộc đời thì đâu phải chỉ trải đầy hoa hồng, đâu phải ai sinh ra cũng có được cuộc sống giàu sang, có được gia đình hạnh phúc toàn diện mà còn đó nhiều mảnh đời đau thương, bất hạnh cần chúng ta sẻ chia, giúp đỡ.Chúng ta đâu chỉ sống riêng cho mình, mà còn phải biết quan tâm tới những người khác. (Đó chính là sự "cho" và "nhận" trong cuộc đời này)

"Cho" và "nhận" là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người cóthể cân bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai cũng có thể nói "Những ai biết yêu thương sẽ sống tốt đẹp hơn" hay "Đúng thế, cho đi là hạnh phúc hơn nhận về". Nhưng tự bản thân mình, ta đã làm được những gì ngoài lời nói? Cho nên, giữa nói và làm lại là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình. Đâu phải ai cũng quên mình vì người khác. Nhưng xin đừng quá chú trọng đến cái tôi của chính bản thân mình. Xin hãy sống vì mọi người để cuộc sống không đơn điệu và để trái tim cỏ những nhịp đập yêu thương.

Cuộc sống này có qua nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là tình yêu thương. Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi. Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất.

(Trích "Lời khuyên cuộc sống...")

[Nguồn: radiovietnam.vn/.../xa.../loi-khuyen-cuoc-song-suy-nghi-ve-cho-va-nhan]

Câu hỏi:

Câu 1. Trong văn bản trên, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,25 điềm)

Câu 2. Nêu nội dung chính của văn bản trên? (0,25 điểm)

Câu 3. Hãy giải thích vì sao người viết cho rằng: "Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình''? (0,5 điểm)

Câu 4. Cho biết suy nghĩ của anh/chị về quan điểm của người viết: "Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất". Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. (0,5 điểm)

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 5 đến câu 8:

Đêm sao sáng
Đêm hiện dần lên những chấm sao
Lòng trời đương thấp bỗng nhiên cao
Sông Ngân đã tỏ đôi bờ lạnh
Ai biết cầu Ô ở chỗ nào?
(...) Chùm sao Bắc Đẩu sáng tinh khôi
Lộng lẫy uy nghi một góc trời
Em ở bên kia bờ vĩ tuyến
Nhìn sao sao thức mấy năm rồi!
Sao đặc trời, sao sáng suốt đêm
Sao đêm chung sáng chẳng chia miền
Trời còn có bữa sao quên mọc
Anh chẳng đêm nào chẳng nhớ em.

Nguyễn Bính, Tháng 12 – 1957.

Câu 5. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ? (0,25 điểm)

Câu 6. Đoạn thơ trên được viết theo thể loại nào? (0,25 điểm)

Câu 7. Nêu tác dụng nghệ thuật của hai biện pháp tu từ được sử dụng ở cuối của đoạn thơ. (0.5 điểm)

Câu 8. Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của nhân vật trữ tình được gửi gắm trong đoạn thơ trích? Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. (0,5 điểm)

Phần II. Làm văn (7.0 điểm)

Câu 1. (3,0 điểm)

Hãy viết bài văn (khoảng 600 từ) bày tỏ suy nghĩ của bản thân về ý kiến sau: "Nơi nào có ý chí và có những con sóng, thì nơi đó có cách để lướt sóng!" (Theo Nick Vujicic)

Câu 2. (4,0 điểm)

Trong tác phẩm Chí Phèo (Nam Cao), sau khi đến với thị Nở; sáng mai ra, Chí Phèo nghe thấy: "Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy... Chao ôi là buồn!" (Trích Chí Phèo của Nam Cao, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr. 149)

Trong tác phầm Vợ nhặt ( Kim Lân), sau khi có vợ, sáng hôm sau, Tràng:

" ... Bỗng vừa chợt nhận ra, xụng quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. [...]. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này." (Trích Vợ nhặt cùa Kim Lân,Ngữ văn 12,Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr. 30)

Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của hai nhân vật qua hai đoạn văn trên.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên (Lần 1)

SỞ GD & ĐT THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG THPT

LƯƠNG NGỌC QUYẾN

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 - 2016

Môn: Ngữ Văn

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

Phần I: Đọc - hiểu (3,0 điểm)

Anh/ chị hãy đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4.

Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời, khi như mặt trăng.

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.

Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ mong ngày được hái
Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.

(Mẹ và Quả - Nguyễn Khoa Điềm).

1. Bài thơ trên chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nào?

2. Nêu nội dung chính của bài thơ?

3. Xác định biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong hai câu thơ sau và nêu tác dụng nghệ thuật của biện pháp tu từ đó:

"Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống"

4. Viết một đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu bộc lộ cảm xúc của anh/chị khi đọc hai câu thơ cuối bài.

Anh/chị hãy đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến câu 8:

Lễ kỉ niệm 65 năm Ngày truyền thống học sinh – sinh viên tổ chức tại Nhà văn hóa Thanh niên sáng 9 - 1 bắt đầu bằng một tiết mục thật đặc sắc: các ca khúc quen thuộc của ngày xưa và ngày nay được sắp xếp xen kẽ thành liên khúc, và những người biểu diễn thuộc nhiều thế hệ cũng đứng xen kẽ, nối nhau tràn từ sân khấu xuống hàng ghế khán giả.

Tất cả, từ những diễn viên tuổi đôi mươi đến những diễn viên đã từng đôi mươi từ mấy mươi năm trước, đều cùng một màu áo trắng tinh, cùng một lời hát "hát cho dân tôi nghe, tiếng hát tung cờ ngày nào", cùng một ánh mắt bừng sáng...

Người tham dự đứng phía dưới nổi gai ốc. Ý niệm về sự trao truyền, tiếp nối lí tưởng được thể hiện rất rõ.

(Dẫn theo Phạm Vũ, Chờ ở tuổi trẻ, http://www.tuoitre.vn, ngày 10-1-2015)

5. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn?

6. Nêu những ý chính của đoạn văn?

7. Chỉ rõ hiệu quả của những từ ngữ in đậm trong việc thể hiện ý chính của đoạn văn?

8. Viết một đoạn văn ngắn (không quá 05 câu) để trình bày suy nghĩ của anh/chị về lí tưởng của thế hệ cha, anh trưởng thành trong chiến tranh giải phóng dân tộc?

Phần II: Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm)

Nghề nghiệp không làm nên sự cao quí cho con người mà chính con người mới làm nên sự cao quí cho nghề nghiệp.

Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.

Câu 2 (4,0 điểm)

Cảm nhận của anh chị về vẻ đẹp của đoạn văn sau:

Thuyền tôi trôi trên sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái - Lai Châu. Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi lừ lừ trôi trên một mũi đò. Hươu vểnh tai, nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành: "Hỡi ông khách sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương?". Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến. Thuyền tôi trôi trên" Dải Sông Đà bọt nước lênh bênh – Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình" của "một người tình nhân chưa quen biết" (Tản Đà). Dòng sông quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc. Và con sông như đang trôi những con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển trên dòng trên.

(Nguyễn Tuân, Người lái đò sông Đà Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr.191 -192)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn trường THPT Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh (Lần 1)

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 1– THPT PHÚ NHUẬN - 2015-2016

Môn VĂN - Khối D

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

PHẦN I: Đọc hiểu (3.0 điểm)

Đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi (từ câu 1 đến câu 4)

(1) Nhìn chung trong thơ cổ điển của nước ta, bao gồm từ Chu Mạnh Trinh trở lên, nếu xét về khía cạnh có tính dân tộc hơn cả, có lẽ thơ Hồ Xuân Hương "Thì treo giải nhất chi nhường cho ai!". Thơ Hồ Xuân Hương Việt Nam hơn cả, vì đã thống nhất đến cao độ hai tính dân tộc và đại chúng. Xuân Hương cũng là một "nhà nho" chẳng kém ai, cũng giỏi chữ Hán, khi cần cũng ra được câu đối "mặc áo giáp dài cài chữ đinh", cũng giỏi chiết tự "duyên thiên đầu dọc, phận liễu nét ngang" và dùng tên thuốc bắc một cách tài tình. Nhưng Xuân Hương không chịu khoe chữ. Xuân Hương đối lập hẳn với thái cực Ôn Như Hầu, bài Cung oán ngâm khúc của ông: "Áng đào kiểm đâm bông não chúng - Khóe thu ba dợn sóng khuynh thành" lổn nhổn những chữ Hán nặng trình trịch.

(2) Nội dung thơ Hồ Xuân Hương toát ra từ đời sống bình dân, hằng ngày và trên đất nước nhà. Xuân Hương nói ngay những cảnh có thực của núi sông ta, vứt hết sách vở khuôn sáo, lấy hai con mắt của mình mà nhìn. Cái đèo Ba Dội của Xuân Hương rõ là đèo Ba Dội, ba đèo tùm hum nóc, lún phún rêu, gió lắt lẻo, sương đầm đìa, phong cảnh sống cứ cựa quậy lên chứ chẳng phải chiếu lệ như cái Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, tuy có thanh nhã, xinh đẹp nhưng bị đạp bẹp cho vào đứng im như một bức tranh in ở ấm chén hay lọ cổ. Dễ ít có thi sĩ nào để lại dấu ấn thơ trên nước ta nhiều như Xuân Hương: chợ Trời, Kẽm Trống, Quán Khánh, động Hương Tích... Dễ ít có thi sĩ nào là người Hà Nội như Xuân Hương, xưa đâu ở gần Lí Quốc Sư, đã từng đi dạo cảnh Hồ Tây, ghé chơi chùa Trấn Quốc, từng hoài cổ trước cung Thái Hòa nhà Lí, tới đài Khán Xuân và còn để lại thơ hay thách cả sự lãng quên của thời gian. Xuân Hương vĩnh viễn hóa cái chùa Quán Sứ của thời nàng.

----- Xuân Diệu -----

Câu 1: Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn văn bản trên (0,25 điểm)

Câu 2: Trong đoạn (1), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,25 điểm)

Câu 3: Câu "Thơ Hồ Xuân Hương Việt Nam hơn cả, vì đã thống nhất đến cao độ hai tính dân tộc và đại chúng." là câu có hình thức: (0,5 điểm)

a. Câu đơn.

b. Câu đơn đặc biệt.

c. Câu ghép chính phụ.

d. Câu ghép đẳng lập.

Câu 4: "Dễ ít thi sĩ nào để lại dấu ấn thơ trên nước ta nhiều như Xuân Hương: chợ Trời, Kẽm Trống, Quán Khánh, động Hương Tích...Dễ ít thi sĩ nào là người Hà Nội như Xuân Hương, xưa đâu gần Lí Quốc Sư, đã từng đi dạo cảnh Hồ Tây, ghé chơi chùa Trấn Quốc, từng hoài cổ trước cung Thái Hòa nhà Lí, tới đài Khán Xuân và còn để lại thơ hay thách cả sự lãng quên của thời gian."

Đoạn văn trên khẳng định điều gì ở Hồ Xuân Hương và thơ của bà? Để làm nổi bật nội dung này, tác giả bài viết đã sử dụng hình thức nghệ thuật nào? (0,5 điểm)

Đọc hai văn bản sau và trả lời và trả lời câu hỏi từ câu 5 đến câu 8.

a. "Tre là loại cây thân cứng, rỗng ở các gióng, đặc ở mấu ở mấu, mọc thành bụi, thường dùng để làm nhà và đan lát".

(Từ điển Tiếng Việt)

b. "Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc, tre nhường cho con."

(Trích: Tre Việt Nam - Nguyễn Duy)

Câu 5: Xác định phương thức biểu đạt của hai văn bản trên (0,25 điểm)

Câu 6: Xác định phong cách ngôn ngữ của hai văn bản trên (0,25 điểm)

Câu 7: Xác định biện pháp tu từ chính và nêu tác dụng của văn bản b. (0,5 điểm)

Câu 8: Qua hình ảnh tre Việt Nam trong đoạn thơ trên anh (chị) hãy viết một đoạn văn (khoảng từ 57 dòng) bày tỏ suy nghĩ về hình ảnh con người Việt Nam (0,5 điểm)

PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1: (3.0 điểm)

Tràn ngập Facebook giả mạo của người Việt: "Việc lập tài khoản Facebook ăn theo các sự kiện, nhân vật thu hút sư chú ý của dư luận khá phổ biến trong thời gian gần đây. Chủ nhân của các tài khoản này có thể thu hút được lượng lớn "thích" hoặc "theo dõi"... Tuy nhiên, sự việc lần này được đánh là rất phản cảm bởi liên quan đến vụ khủng bố ở Pari (Pháp) nhiều đau thương"...

(Theo tin tức pháp luật báo Vnexpress.net)

Từ sự kiện một số người giả mạo tài khoản của nhóm khủng bố IS, anh (chị) hãy viết bài văn (khoảng 600 từ) nêu lên suy nghĩ của bản thân về hiện tượng trên.

Câu 2: (4.0 điểm)

Cảm nhận của anh (chị) về hai đoạn thơ sau:

"Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu...."

(Trích: Việt Bắc - Tố Hữu)

"Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm..."

(Trích: Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn trường THPT Yên Thế, Bắc Giang (Lần 3)

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG THPT YÊN THẾ

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 3 NĂM 2015 -2016

Môn: Ngữ văn 12

Thời gian làm bài: 180 phút

Phần I. Đọc hiểu (3.0 điểm).

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4.

..."Tôi muốn nhấn mạnh rằng, Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng. Chúng tôi luôn mong muốn có hoà bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hoà hình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó." (Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng).

Câu 1: Nội dung cơ bản của đoạn trích là gì? (0.25 điểm)

Câu 2: Nội dung đó được thể hiện chủ yếu qua phép liên kết nào? (0.25 điểm)

Câu 3: Trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ".

Anh/ chị hãy tìm ra thông điệp chung của hai văn bản? Thông điệp đó đã thể hiện sâu sắc truyền thống cao quí nào trong đời sống tinh thần, tình cảm của dân tộc? (0.25 điểm)

Câu 4: Viết một đoạn văn ngắn khoảng 15 câu trình bày suy nghĩ của anh/ chị về sức mạnh của truyền thống yêu nước (0.75 điểm).

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 5 đến câu 7.

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

Rải bước biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu, anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.

Phù Lưu Chanh, 1948
Tây Tiến, Quang Dũng

Câu 5. Anh (chị) hãy nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ trên (0,25 điểm).

Câu 6. Từ "Tây Tiến" được lặp lại bao nhiêu lần trong đoạn trích? Tác dụng của phép điệp ấy là gì? (0,25 điểm).

Câu 7. Từ hai câu thơ Áo bào thay chiếu, anh về đất/ Sông Mã gầm lên khúc độc hành, anh (chị) hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 20 dòng giấy thi) trình bày cảm nhận về vẻ đẹp của người lính thời kì kháng chiến chống Pháp và sự phát huy tư tưởng yêu nước trong thời điểm hiện tại (1 điểm).

Phần II: Làm văn (7.0 điểm).

Câu 1. (3.0 điểm).

Theo anh (chị), người Việt Nam hiện nay có nhược điểm cơ bản gì cản trở tiến bộ xã hội ?

Câu 2. (4.0 điểm).

Người ta từng đặt cho Nguyễn Tuân danh hiệu "Người suốt đời đi tìm cái đẹp". Viết bài văn nêu cảm nhận của anh (chị) về một "cái đẹp" được Nguyễn Tuân tìm kiếm, khám phá và thể hiện trong đoạn trích Người lái đò Sông Đà.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn trường THPT Yên Thế, Bắc Giang (Lần 2)

TRƯỜNG THPT YÊN THẾ

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 2 NĂM HỌC 2015 – 2016

MÔN: NGỮ VĂN 12

Thời gian làm bài: 180 phút

I- Phần 1 – Đọc hiểu (3 điểm):

Câu 1 (2 điểm):

Ngày 1-1947 – Trong khi đợi anh em công nhân thu xếp cơ quan in, Khang và tôi in đã. Nhưng mới làm việc được độ một tuần thì Tư lại lên, bàn nên thiên lại chỗ nhà đồng chí Chẩn, liên lạc ở dưới tiện hơn.

Lại chuyển vận gạo, muối, vải, đá luôn hai ngày. Mình khuân vác đã khá khoẻ rồi. Đi núi, cũng nhanh hơn, đỡ mệt hơn. Đường đi đến nhà đồng chí Chẩn, bấy giờ mình thấy thường rồi. Nhưng đường lên cơ thì thật là cơ cực. Hoàn toàn không có đường đi. Dốc chết người. Nhiều chỗ phải bám lấy cây, đánh đu lên. Thế mà mình vẫn đeo nửa bị dó gạo, cố đi cho bằng được. Đi ba, bốn chuyến liền, mỗi chuyến vừa lên vừa xuống đến một giờ. Lúc này mình mới biết được sức của mình. Thì ra mình cũng khoẻ chẳng kém gì ai. Thường thường, người ta chưa bao giờ dùng đến tất cả sức lực của mình. Một phần khả năng của người ta vẫn bỏ phí hoài, đến nỗi ta không biết rằng ta có nó. Tôi thấy rằng sau kháng chiến, nếu tôi thích đi cày, đi cuốc hơn cầm bút, tôi có thể đi cày, đi cuốc được. Cực nhọc không đáng sợ.

Anh bạn hỡi ! Hôm đi Phú Thọ, mới phải ngồi thuyền chật, anh đã cằn nhằn suốt cuộc hành trình. Anh thật là thảm hại !

Thiên ơi ! Cha sẽ mạnh dạn ném con vào cuộc đời và cuộc đời sẽ luyện cho con chóng hơn cha luyện. Con sẽ không chế. Con sẽ thành cứng rắn.

(Nhật ký Ở rừng, Nam Cao).

Đọc đoạn văn trên và thực hiện những yêu cầu sau:

  1. Đoạn trích được viết bằng thể nhật ký. Để viết thành công thể văn này, nhà văn Nam Cao đã dùng phương thức biểu đạt nào là chủ đạo? Tại sao ? (0.5 điểm).
  2. Chỉ ra phương thức liên kết chính của đoạn trích. (0.5 điểm).
  3. Tư tưởng mà người cha nói với con ở cuối đoạn trích: Thiên ơi ! Cha sẽ mạnh dạn ném con vào cuộc đời và cuộc đời sẽ luyện cho con chóng hơn cha luyện. Con sẽ không chết. Con sẽ thành cứng rắn đem đến cho anh (chị) nhận thức gì ? (Viết đoạn văn khoảng 20 dòng giấy thi) (1 điểm).

II – Phần làm văn (7 điểm).

Câu 1 (3 điểm):

Suy nghĩ của anh/ chị về bài học được rút ra từ câu chuyện sau:

TRƯỚC KIA VÀ BÂY GIỜ

Một lần đi thăm thầy giáo lớn tuổi, trong lúc tranh luận về quan điểm sống, một sinh viên đã nói:

- Sở dĩ có sự khác biệt là vì thế hệ các thầy sống trong những điều cũ kĩ của một thế giới lạc hậu, ngày nay chúng em được tiếp xúc với những thành tựu khoa học tiên tiến, thế hệ các thầy đâu có máy tính, không có Internet, vệ tinh viễn thông và các thiết bị thông tin hiện đại như bây giờ...

Người thầy giáo trả lời:

- Những phương tiện hiện đại giúp chúng ta nhưng không làm thay đổi chúng ta. Còn điều em nói là đúng. Thời trẻ, những người như chúng tôi không có những thứ em vừa kể nhưng chúng tôi đã phát minh ra chúng và đào tạo những con người thừa kế và áp dụng chúng.

Cậu sinh viên chợt cúi đầu, im lặng.

(Theo Hạt giống tâm hồn, tập 5, NXB Tổng hợp TP.HCM).

Câu 2 (5 điểm):

Cảm nhận về nhân vật trữ tình Em trong bài thơ "Sóng" của Xuân Quỳnh.

Đánh giá bài viết
5 8.560
Sắp xếp theo

    Môn Văn khối D

    Xem thêm