Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học - Số 2

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học - Số 2

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học - Số 2 là bộ đề thi thử đại học môn Sinh gồm 5 đề thi của các trường THPT trong cả nước. Đây là tài liệu tham khảo hay, giúp các bạn ôn tập và nâng cao kỹ năng làm bài thi trắc nghiệm môn Sinh trong kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới. Đề thi có đáp án đi kèm, mời các bạn tham khảo.

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học - Số 1

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học lần 1 năm 2016 trường THPT Chuyên Lào Cai

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Toán - Số 3

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học trường THPT Krông Ana, Đắk Lắk (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học lần 1 năm 2016 trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh

TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ

ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có 06 trang)
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM HỌC 2015-2016
Môn: SINH HỌC; Khối: B
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề
Ngày thi: 8/11/2015

Mã đề thi 356

Câu 1: Cho nhiễm sắc thể có cấu trúc và trình tự gen như sau: ABCDE.GHIK, sau đột biến thành ABCDG.FEHIK hậu quả của dạng đột biến này là

A. Tăng cường hoặc giảm bớt mức biểu hiện của tính trạng

B. Làm thay đổi nhóm gen liên kết

C. Gây chết hoặc giảm sức sống.

D. Ảnh hưởng đến hoạt động của gen.

Câu 2: Thỏ Himalaya bình thường có lông trắng, riêng chòm tai, chóp đuôi, đầu bàn chân và mõm màu đen. Nếu cạo ít lông trắng ở lưng rồi chườm nước đá vào đó liên tục thì:

A. Lông mọc lại ở đó có màu trắng. B. Lông mọc lại ở đó có màu đen.

C. Lông ở đó không mọc lại nữa. D. Lông mọc lại đổi màu khác.

Câu 3: Hoán vị gen có vai trò

1. làm xuất hiện các biến dị tổ hợp. 2. tạo điều kiện cho các gen tốt tổ hợp lại với nhau.

3. sử dụng để lập bản đồ di truyền . 4. làm thay đổi cấu trúc NST.

Phương án đúng

A. 1, 2, 4 B. 2, 3, 4 C. 1, 2, 3 D. 1, 3, 4

Câu 4: Quy luật di truyền làm hạn chế biến dị tổ hợp là:

A. Hoán vị gen. B. Tương tác gen. C. Phân li độc lập. D. Liên kết gen.

Câu 5: Đột biến gen dẫn đến làm thay đổi chức năng của prôtein thì đột biến đó

A. có hại cho thể đột biến. B. không có lợi và không có hại cho thể đột biến.

C. một số có lợi và đa số có hại cho thể đột biến. D. có lợi cho thể đột biến.

Câu 6: Một cơ thể dị hợp 3 cặp gen, khi giảm phân tạo giao tử ABD = 16%. Kiểu gen và tần số hoán gen của cơ thể này là

Câu 7: Phép lai nào dưới đây không cho tỷ lệ kiểu hình ở F1 là 1: 2: 1? Biết mỗi gen quy định một tính trạng và các alen trội là trội hoàn toàn.

Câu 8: Ở người, bệnh điếc bẩm sinh do alen a nằm trên NST thường quy định, alen A quy định tai nghe bình thường; bệnh mù màu do gen alen m nằm trên vùng không tương đồng của NST X quy định, alen M quy định nhìn màu bình thường. Một cặp vợ chồng có kiểu hình bình thường.bên vợ có anh trai bị mù màu, em gái bị điếc bẩm sinh; bên chồng có mẹ bị điếc bẩm sinh. Những người còn lại trong gia đình trên đều có kiểu hình bình thường. Xác suất cặp vợ chồng trên sinh con đầu lòng là gái và không mắc cả 2 bệnh trên là:

A. 43,66% B. 98% C. 41,7% D. 25%

Câu 9: Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có kiểu gen AaBb, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb phân li bình thường; giảm phân II diễn ra bình thường. Ở cơ thể cái có kiểu gen AABb, cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I, cặp AA phân ly bình thường. Theo lí thuyết, phép lai: ♀AABb × ♂AaBb cho đời con có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen?

A. 12. B. 8. C. 14. D. 6.

Câu 10: Điểm khác nhau trong quá trình sao chép của ADN ớ sinh vật nhân chuẩn và sinh vật nhân sơ là

  1. sự sao chép ADN ở sinh vật nhân chuẩn có thể xảy ra đồng thời trên nhiều phân tử ADN.
  2. ở sinh vật nhân chuẩn, có nhiều điểm khởi đầu sao chép trên mỗi phân tử ADN, còn sinh vật nhân sơ chỉ có một điểm.
  3. các đoạn Okazaki được hình thành trong quá trình sao chép ADN ở sinh vật nhân sơ dài hơn các đoạn Okazaki ở sinh vật nhân chuẩn.
  4. mạch ADN mới của sinh vật nhân chuẩn được hình thành theo chiều 5' - 3' còn ở sinh vật nhân sơ là 3' – 5'.

Phương án đúng là

A. 1, 2 B. 1, 2, 3, 4 C. 1, 2, 3 D. 2, 3

(Còn tiếp)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học lần 1 năm 2016 trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh

SỞ GD&ĐT BẮC NINH

TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN

(Đề có 6 trang)

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1

NĂM HỌC 2015-2016

MÔN: SINH HỌC - LỚP: 12

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

Mã đề thi 132

Câu 1: Cá chép có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là: +20C đến 440C. Cá rô phi có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là: +5,60C đến +420C. Dựa vào các số liệu trên, hãy cho biết nhận định nào sau đây về sự phân bố của hai loài cá trên là đúng?

A. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn.

B. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới cao hơn.

C. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới thấp hơn.

D. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn chịu nhiệt hẹp hơn.

Câu 2: Kĩ thuật di truyền thực hiện ở thực vật thuận lợi hơn ở động vật vì:

A. các tế bào thực vật có nhân lớn hơn

B. các gen ở thực vật không chứa intron

C. có nhiều loại thể truyền sẵn sàng cho việc truyền ADN tái tổ hợp vào tế bào thực vật.

D. các tế bào xoma ở thực vật có thể phát triển thành cây hoàn chỉnh

Câu 3: Trên mạch thứ nhất của gen có hiệu số giữa X với A bằng 10% và giữa G với X bằng 20% số nuclêôtit của mạch. Trên mạch thứ hai của gen có G = 300 nuclêôtit và hiệu số giữa A với G bằng 10% số nuclêôtit của mạch. Chiều dài của gen bằng

A. 2550 μm. B. 0,255 μm. C. 0,51 μm. D. 5100 μm.

Câu 4: Trong đợt rét hại tháng 1-2/2008 ở Việt Nam, rau và hoa quả mất mùa, cỏ chết và ếch nhái ít hẳn là biểu hiện:

A. biến động nhiều năm. B. biến động theo mùa

C. biến động tuần trăng. D. biến động không theo chu kì

Câu 5: Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như sau:

Quần thể đang chịu tác động của những nhân tố tiến hóa nào?

A. Đột biến gen và giao phối không ngẫu nhiên.

B. Các yếu tố ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên.

C. Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên.

D. Đột biến gen và chọn lọc tự nhiên.

Câu 6: Khi nói về vai trò của thể truyền plasmit trong kĩ thuật chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Nếu không có thể truyền plasmit thì gen cần chuyển sẽ tạo ra quá nhiều sản phẩm trong tế bào nhận.

B. Nhờ có thể truyền plasmit mà gen cần chuyển gắn được vào ADN vùng nhân của tế bào nhận.

C. Nếu không có thể truyền plasmit thì tế bào nhận không phân chia được.

D. Nhờ có thể truyền plasmit mà gen cần chuyển được nhân lên trong tế bào nhận.

Câu 7: Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là gì?

A. Prôtêin và cacbohiđrat. B. Prôtêin và lipit.

C. Cacbohyđrat và lipit. D. Prôtêin và axit nuclêic.

Câu 8: Tần số alen a của quần thể X đang là 0,5 qua vài thế hệ giảm bằng 0 nguyên nhân chính có lẽ là do:

A. Kích thước quần thể đã bị giảm mạnh

B. Môi trường thay đổi chống lại alen a

C. Đột biến gen A thành gen a

D. Có quá nhiều cá thể của quần thể đã di cư đi nơi khác.

Câu 9: Những căn cứ nào sau đây được sử dụng để lập bản đồ gen?

1. Đột biến lệch bội. 4. Đột biến chuyển đoạn NST.

2. Đột biến đảo đoạn NST. 5. Đột biến mất đoạn NST.

3. Tần số HVG.

A. 3, 4, 5. B. 2, 3, 5. C. 1, 3, 4. D. 1, 2, 3.

Câu 10: Ở một loài động vật, có một đột biến khi biểu hiện sẽ gây chết. Trường hợp nào sau đây đột biến sẽ bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ hoàn toàn ra khỏi quần thể?

A. Đột biến gen trội và biểu hiện ở giai đoạn trước tuổi sinh sản.

B. Đột biến gen lặn và biểu hiện ở giai đoạn sau tuổi sinh sản.

C. Đột biến gen lặn và biểu hiện ở giai đoạn trước tuổi sinh sản.

D. Đột biến gen trội và biểu hiện ở giai đoạn sau tuổi sinh sản.

(Còn tiếp)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2016 trường THPT Chuyên Đại học Vinh (Lần 2)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRƯỜNG THPT CHUYÊN

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA, LẦN 2 NĂM 2016

MÔN SINH HỌC (Thời gian làm bài: 90 phút)

Mã đề thi 132

Câu 1: Ở một loài thực vật, tính trạng hình dạng quả do 2 gen (A, a và B, b) quy định. Kiểu gen có cả hai alen trội A và B quy định quả tròn, kiểu gen chỉ có một alen trội A hoặc B quy định quả dài, các kiểu gen còn lại quy định quả dẹt. Cho (P) cây quả tròn lai với cây quả dài thu được đời con F1 có 4 kiểu tổ hợp khác nhau. Theo lí thuyết, trong những nhận định sau có bao nhiêu nhận định đúng?

(1) Ở F1 có thể tạo ra tối đa 9 loại kiểu gen.

(2) Ở (P) có 6 phép lai phù hợp với kết quả trên.

(3) Có 2 phép lai (P) thu được tỉ lệ phân li kiểu hình 3 cây quả tròn : 1 cây quả dài.

(4) Ở F1 cây quả dẹt chiếm tỉ lệ 25%.

A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.

Câu 2: Quá trình dịch mã không thực hiện được khi đột biến gen xảy ra ở vị trí

A. bộ ba liền kề trước bộ ba kết thúc. B. bộ ba kết thúc.

C. bộ ba mở đầu. D. bộ ba thứ 10.

Câu 3: Ở bò, kiểu gen AA quy định lông đen; kiểu gen Aa quy định lông đốm; kiểu gen aa quy định lông vàng; alen B quy định không sừng trội hoàn toàn so với alen b quy định có sừng; alen D quy định chân cao trội hoàn toàn so với alen d quy định chân ngắn. Biết các cặp gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau. Để đời con thu được kiểu hình phân li theo tỉ lệ 18 : 9 : 9 : 6 : 6 : 3 : 3 : 3 : 3 : 2 : 1 : 1. Kiểu gen của bố mẹ là

A. AaBbdd × aaBbDd. B. AaBbDd × AaBbDd.

C. AabbDd × AaBbDd. D. AaBbDd × AaBbdd.

Câu 4: Trong những cơ chế hình thành loài sau:

(1) Hình thành loài bằng cách li địa lí.

(2) Hình thành loài bằng cách li tập tính.

(3) Hình thành loài bằng cách li sinh thái.

(4) Hình thành loài bằng lai xa kèm đa bội hóa.

Có bao nhiêu cơ chế có thể xảy ra ở cả động vật và thực vật?

A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.

Câu 5: Khi tiến hành thí nghiệm lai một tính trạng, Menđen đã phát hiện ra sự tương tác giữa các alen của cùng một gen trong quá trình hình thành kiểu hình là

A. tương tác bổ sung. B. tương tác cộng gộp.

C. trội không hoàn toàn. D. trội hoàn toàn.

Câu 6: Trong một chuỗi thức ăn, mối quan hệ giữa các loài sinh vật ở các bậc dinh dưỡng liền kề là

A. sinh vật này ăn sinh vật khác. B. cạnh tranh.

C. vật dữ - con mồi. D. ức chế - cảm nhiễm.

Câu 7: Ở người, alen a gây bệnh máu khó đông nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể X; alen A quy định máu đông bình thường. Trong một gia đình, bố mẹ (P) bình thường sinh một đứa con bị hội chứng Claiphentơ đồng thời mắc bệnh máu khó đông. Nhận xét nào sau đây đúng?

A. Kiểu gen của (P): XAXa × XAY; cặp NST giới tính của mẹ không phân li trong giảm phân I, bố giảm phân bình thường.

B. Kiểu gen của (P): XAXa × XAY; cặp NST giới tính của mẹ không phân li trong giảm phân II, bố giảm phân bình thường.

C. Kiểu gen của (P): XAXa × XaY; cặp NST giới tính của bố không phân li trong giảm phân I, mẹ giảm phân bình thường.

D. Kiểu gen của (P): XAXa × XaY; cặp NST giới tính của mẹ không phân li trong giảm phân I, bố giảm phân bình thường.

Câu 8: Một phân tử 5 - brôm uraxin tác động vào lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử gây đột biến gen, số lượng nhiễm sắc thể của hợp tử 2n = 4. Khi kết thúc 5 lần nguyên phân, trong tất cả các tế bào con số nhiễm sắc thể mang gen đột biến là

A. 16. B. 32. C. 15. D. 60.

Câu 9: Ở đậu Hà lan, alen A quy định hoa vàng; alen a quy định hoa xanh. Cho hai cây đậu lưỡng bội tự thụ phấn thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình 3 cây hoa vàng : 5 cây hoa xanh. Biết rằng không có đột biến xảy ra và hai cây tạo ra số lượng cá thể ở đời con như nhau. Kiểu gen của hai cây trên là

A. Aa và aa. B. AA và aa. C. Aa và Aa. D. Aa và AA.

Câu 10: Cho sơ đồ phả hệ

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học

Nhận xét nào sau đây chính xác?

A. Có 5 người trong dòng họ xác định được kiểu gen.

B. Cặp vợ chồng 8 – 9 sinh con có nhóm máu B với xác suất 20,8%.

C. Cặp vợ chồng 6 – 7 có thể sinh con có nhóm máu O.

D. Cặp vợ chồng 10 – 11 chắc chắn sinh con có nhóm máu B.

(Còn tiếp)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2016 trường THPT Chuyên Nguyễn Quang Diêu, Đồng Tháp (Lần 1)

TRƯỜNG THPT CHUYÊN

NGUYỄN QUANG DIÊU

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1-2016

MÔN: SINH HỌC

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

Mã đề thi 132

(Đề thi gồm 07 trang)

Câu 1: Nhiễm sắc thể dài gấp nhiều lần so với đường kính tế bào, nhưng vẫn được xếp gọn trong nhân vì

A. đường kính của nó rất nhỏ.

B. nó được cắt thành nhiều đoạn.

C. nó được dồn nén lai thành nhân con.

D. nó được đóng xoắn ở nhiều cấp độ.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về vai trò của giao phối đối với quá trình tiến hoá?

A. Giao phối trung hoà tính có hại của đột biến.

B. Giao phối tạo nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hoá.

C. Giao phối phát tán đột biến trong quần thể.

D. Giao phối tạo alen mới trong quần thể.

Câu 3: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, ở kỉ Tam điệp (Triat) có lục địa chiếm ưu thế, khí hậu khô. Đặc điểm sinh vật điển hình ở kỉ này là:

A. Cây hạt trần ngự trị. Phân hoá bò sát cổ. Cá xương phát triển. Phát sinh thú và chim.

B. Cây hạt trần ngự trị. Bò sát cổ ngự trị. Phân hoá chim.Xuất hiện loài linh trưởng.

C. Dương xỉ phát triển mạnh. Thực vật có hạt xuất hiện. Lưỡng cư ngự trị. Phát sinh bò sát.

D. Phân hoá cá xương. Phát sinh lưỡng cư và côn trùng. Phát sinh bò sát.

Câu 4: Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng; alen B quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và các cây tứ bội giảm phân bình thường cho các giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Cho cây tứ bội có kiểu gen AAaaBBbbDdddEeee tự thụ phấn. Theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là

A. (35:1).(35:1).(3:1).(3:1).

B. (3:1).(35:1).(35:1).(35:1).

C. (35:1).(35:1).(1:1).(3:1).

D. (35:1).(3:1).(3:1).(3:1).

Câu 5: Cây có mạch và động vật lên cạn vào kỉ nào?

A. Silua B. Cacbon C. Đêvôn D. Pecmi

Câu 6: Cho các phương pháp sau:

(1) Tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ.

(2) Dung hợp tế bào trần khác loài.

(3) Lai giữa các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau để tạo ra F1.

(4) Nuôi cấy hạt phấn rồi tiến hành lưỡng bội hoá các dòng đơn bội.

Các phương pháp có thể sử dụng để tạo ra dòng thuần chủng ở thực vật là:

A. (1), (3). B. (2), (3). C. (1), (4). D. (1), (2).

Câu 7: Thành phần nào sau đây không thuộc opêron Lac?

A. Vùng vận hành (O).

B. Các gen cấu trúc (Z, Y, A).

C. Vùng khởi động (P).

D. Gen điều hoà (R).

Câu 8: Trong thí nghiệm thực hành lai giống để nghiên cứu sự di truyền của một tính trạng ở một số loài cá cảnh, công thức lai nào sau đây đã được một nhóm học sinh bố trí đúng?

A. Cá mún mắt xanh × Cá khổng tước đực có vây lưng hình dải dài.

B. Cá kiếm mắt đen × cá khổng tước cái không có vây lưng hình dải dài..

C. Cá khổng tước có chấm màu × Cá kiếm mắt đen.

D. Cá khổng tước có chấm màu × cá khổng tước không có chấm màu.

(Còn tiếp)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2016 trường THPT Chuyên Đại học Vinh (Lần 3)

ĐẠI HỌC VINH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 3 NĂM 2016
MÔN: SINH HỌC
Thời gian làm bài 90 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu 1: Ở một loài tv, mỗi tính trạng đều do một gen có 2 alen quy định. Cho cây quả đỏ bầu dục giao phấn với cây quả trắng tròn (P) thu được F1 toàn cây quả hồng tròn. Cho F1 lai với 1 cây khác cùng loài thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 12,5% đỏ tròn: 25% hồng tròn: 25% hồng bầu dục: 12,5% trắng tròn : 12,5% trắng bầu dục: 12,5% đỏ bầu dục. Theo lí thuyết, kết luận nào sau đây về F2 đúng:

A. Có 4 kiểu gen.

B. Có 2 KG quy định cây quả trắng bầu dục.

C. Có 2 KG quy định cây quả hồng tròn.

D. Tỉ lệ phân li kiểu gen bằng tỉ lệ phân li kiểu hình.

Câu 2: Ở svns, 1 phân tử tARN có tỉ lệ các loại nucleotit A:U:G:X = 2:3:5:7. Phân tử AND được dùng làm khuôn để tổng hợp nên pt tARN có tỉ lệ A/G là:

A. 5/12. B. 5/17. C. 2/7. D. 3/7

Câu 3: trong hệ sinh thái, về quan hệ dinh dưỡng thứu tự nào sau đây đúng:

A. Sv sản xuất => sv tiêu thụ => sv phân giải

B. Sv phân giải => sv tiêu thụ => sv sản xuất

C. Sv sản xuất => sv phân giải => sv tiêu thụ

D. Sv tiêu thụ => sv sản xuất => sv phân giải

Câu 4: Giai đoạn nào sau đây không có ở diễn thế nguyên sinh?

A. Giai đoạn giữa có sự biến đổi tuần tự của các quần xã trung gian

B. Giai đoạn cuối hình thành một quần xã tương đối ổn định

C. Giai đoạn tiên phong là giai đoạn các sv phát tán đầu tiên hình thành quần xã tiên phong

D. Giai đoạn khởi đầu từ môi trường có sẵn một quần xã ổn định

Câu 5: Một loài sv có bộ nst 2n = 6 kí hiệu AaBbDD. Trong các dạng cơ thể sau đây, các dạng đb lệch bội là:

(1) AaaBbdd (2) AABBBDdd (3) AaaBbbddd

(4) AabbDd (5) aBbDD (6) AAaaBbbbDDDd

(7) BbDd

A. 3, 4, 6, 7 B. 1, 2, 5, 7 C. 2, 3, 5, 7 D. 1, 2, 3, 5

Câu 6: Loài nào sau đây có sự phân bố đồng đều?

A. Cây cỏ lào B. Chim hải âu C. Cây gỗ lim D. Trâu rừng

Câu 7: Theo quan điểm của Đacuyn, nội dung của chọn lọc tự nhiên là:

A. Từ các dạng hoang dại ban đầu tạo ra nhiều giống mới

B. Đào thải các biến dị có hại, tích lũy các biến dị có lợi

C. Đào thải các biến dị có hại, tích lũy các biến dị có lợi phù hợp với muc tiêu của con người

D. Hình thành nhiều loài mới mang nhiều đặc điểm thích nghi

Câu 8: Biện pháp nào không góp phần bảo vệ vốn gen của con người?

A. Tạo môi trường sống trong sạch

B. Sàng lọc trước khi sinh

C. Kế hoạch hóa gia đình

D. Hạn chế các tác nhân gây đột biến

Câu 9: Độ da dạng di truyền cao nhất biểu hiện ở quần thể:

A. Giao phối cận huyết

B. Giao phối có lựa chọn

C. Tự thụ phấn

D. Ngẫu phối

Câu 10: Một đoạn pt pro có trình tự a.a Val-Tyr-IIe-Lys. Biết các a.a được quy định bởi:

Val: GUU, GUX, GUA, GUG Tyr: UAU, UAX IIe: AUU, AUX, AUA Lys: AAA.AAG

Theo lí thuyết có bao nhiêu đoạn pt AND khác nhau cùng quy định đoạn phân tử pro nói trên:

A. 24 B. 11 C. 48 D. 32

(Còn tiếp)

Đánh giá bài viết
1 491
Sắp xếp theo

    Môn Sinh khối B

    Xem thêm