Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học trường THPT Krông Ana, Đắk Lắk (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia 2016 môn Sinh

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học trường THPT Krông Ana, Đắk Lắk (Lần 1) gồm 4 đề với 50 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đi kèm. Đây là tài liệu luyện tập hữu ích dành cho các bạn thí sinh đăng ký thi THPT Quốc gia môn Sinh, luyện thi Đại học, Cao đẳng khối B. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học trường THPT Chuyên Đại học Vinh

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học trường THPT Mỹ Đức A, Hà Nội

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học trường THPT Phú Nhuận, TP. HCM

TRƯỜNG THPT KRÔNG ANA

ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 (2016)

Môn: SINH HỌC

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

Mã đề: 146

Câu 1. Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt; alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Thực hiện phép lai Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh có đáp án thu được F1. Trong tổng số các ruồi ở F1, ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 52,5%. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết,ở F1 tỉ lệ ruồi đực thân xám, cánh cụt, mắt đỏ là:

A. 1,25% B. 3,75% C. 7,5% D. 2,5%

Câu 2. Ở một loài động vật, màu sắc lông do một gen có hai alen nằm trên NST thường quy định. Kiểu gen AA quy định lông xám, kiểu gen Aa quy định lông vàng và kiểu gen aa quy định lông trắng. Cho các trường hợp sau:

(1) Các cá thể lông xám có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh sản bình thường
(2) Các cá thể lông vàng có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh sản bình thường
(3) Các cá thể lông trắng có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh sản bình thường
(4) Các cá thể lông trắng và các cá thể lông xám đều có sức sống và khả năng sinh sản kém như nhau,các cá thể lông vàng có sức sống và khả năng sinh sản bình thường

Giả sử môt quần thể thuộc loài này có thành phần kiểu gen là 0,25AA + 0,5Aa + 0,25aa = 1. Chọn lọc tự nhiên sẽ nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể trong trường hợp:

A. (1), (3) B. (2), (4) C. (3), (4) D. (1), (2)

Câu 3. Cho sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền một bệnh ở người do môt trong hai alen của một gen quy định, alen trội là trội hoàn toàn.

Biết rằng không xảy ra đột biến và bố của người đàn ông ở thế hệ thứ III không mang alen gây bệnh. Xác suất người con đầu lòng của cặp vợ chồng ở thế hệ thứ III bị bệnh là:

Đề thi thử THPT Quốc gia 2016 môn Sinh

Biết rằng không xảy ra đột biến và bố của người đàn ông ở thế hệ thứ III không mang alen gây bệnh. Xác suất người con đầu lòng của cặp vợ chồng ở thế hệ thứ III bị bệnh là:

A. 1/9 B. 1/4 C. 1/32 D. 1/18

Câu 4. Trong quần thể của loài động vật lưỡng bội, xét 1 lôcut có 3 alen nằm trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, số lượng kiểu gen tối đa về lôcut trên trong quần thể là:

A. 6 B. 15 C. 12 D. 9

Câu 5. Loại nucleotit nào sau đây không phải là đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN?

A. Xitozin B. Adenine C. Uraxin D. Timin

Câu 6. Các nhà khoa học Việt Nam đã tạo được giống dâu tằm tam nội (3n) bằng phương pháp nào sau đây?

A. Tạo ra giống dâu tứ bội (4n), sau đó cho lai các giống dâu tứ bội với nhau để tạo ra giống dâu tam bội (3n)
B. Cho lai giữa các cây dâu lưỡng bội (2n) với nhau tạo ra hợp tử và xử lí 5-brom uraxin (5BU) ở những giai đoạn phân bào đầu tiên của hợp tử để tạo ra các giống dâu tam bội (3n)
C. Đầu tiên tạo ra giống dâu tứ bội (4n), sau đó cho lai với dang lưỡng bội (2n) để tạo ra giống dâu tam bội (3n)
D. Xử lí 5-brom uraxin (5BU) lên quá trình giảm phân của giống dâu lưỡng bội (2n) để tạo ra giao tử 2n, sau đó cho giao tử này thụ tinh với giao tử n để tạo ra giống dâu tam bội (3n)

Câu 7. Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với aken b quy định hoa vàng. Biết không có đột biến xảy ra. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBb x Aabb cho đời con có kiểu hình thân cao, hoa đỏ chiếm tỷ lệ:

A. 6,25% B. 18,75% C. 56,25% D. 37,50%

Câu 8. Những tính trạng có mức phản ứng rộng thường là những tính trạng:

A. Số lượng B. trội lặn không hoàn toàn
C. trội lặn hoàn toàn D. chất lượng

Câu 9. Ở người, một gen trên NST thường có hai alen: alen A quy định thuận tay phải trội hoàn toàn so với alen a quy định thuận tay trái. Một quần thể người đang ở trạng thái cân bằng di truyền có 64% số người thuận tay phải. Một người phụ nữ thuận tay trái kết hôn với một người đàn ông thuận tay phải thuộc quần thể này. Xác suất để người con đầu lòng của cặp vợ chồng này thuận tay phải là:

A. 62,5% B. 50% C. 37,5% D. 43,75%

Câu 10. Cho các thành tựu:

(1) Tạo chủng vi khuẩn E-coli sản xuất insulin của người
(2) Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất tăng cao hơn so với dạng lưỡng bội bình thường
(3) Tạo ra giống bông và giống đậu tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ của thuốc lá cảnh Petunia
(4) Tạo ra giống dưa hấu tam bội không có hạt, hàm lượng đường cao

Số thành tựu đạt được do ứng dụng kĩ thuật di truyền là:

A. 4 B. 3 C. 1 D. 2

Câu 11. Cho biết A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a quy định hoa trắng. Một quần thể đang cân bằng di truyền có tần số A = 0,4 và tần số a = 0,6. Lấy ngẫu nhiên 5 cây hoa đỏ, xác suất để thu được 3 cá thể thuần chủng là bao nhiêu?

A. 90/512. B. 25/512. C. 81/512. D. 45/512.

Câu 12. Theo quan niệm hiện đại về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Chon lọc tự nhiên quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
B. Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến đổi tần số alen theo một hướng xác định.
C. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
D. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên từng alen, làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể.

Câu 13. Người ta tiến hành nuôi các hạt phấn của cây có kiểu gen AabbDDEeGg thành các dòng đơn bội, sau đó lưỡng bội hóa để tạo các dòng thuần chủng. Theo lí thuyết, quá trình này sẽ tạo ra tối đa bao nhiêu dòng thuần có kiểu gen khác nhau?

A. 5 B. 8 C. 32 D. 16

Câu 14. Ở một quần thể, cấu trúc di truyền của 4 thế hệ liên tiếp như sau:

F1: 0,12AA : 0,56Aa : 0,32aa
F2: 0,18AA : 0,44Aa : 0,38aa
F3: 0,24A : 0,32Aa : 044aa
F4: 0,28AA : 0,24Aa : 0,48aa

Cho biết các kiểu gen khác nhau có sức sống và khả năng sinh sản như nhau. Quần thể có khả năng đang chịu tác động của nhân tố nào sau đây?

A. Các yếu tố ngẫu nhiên B. Đột biến gen
C. Giao phối không ngẫu nhiên D. Giao phối ngẫu nhiên

Câu 15. Ở một loài thực vật, cho hai cây thuần chủng đều có hoa màu trắng lai với nhau thu được F1 100% cây hoa đỏ. Cho F1 lai với cây có kiểu gen đồng hợp lặn, F2 phân li theo tỉ lệ 3 cây hoa màu trắng : 1 cây hoa màu đỏ. Màu sắc hoa di truyền theo quy luật:

A. Tương tác bổ sung B. Ngoài nhiễm sắc thể (di truyền ngoài nhân)
C. Phân li D. Tương tác cộng gộp

(Còn tiếp)

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh năm 2016

1. A

2. A

3. D

4. B

5. C

6. C

7. D

8. A

9. A

10. A

11. D

12. D

13. B

14. C

15. A

16. A

17. B

18. B

19. A

20. C

21. A

22. C

23. B

24. B

25. D

26. D

27. C

28. D

29. A

30. C

31. A

32. B

33. D

34. A

35. D

36. D

37. A

38. A

39. C

40. B

41. A

42. B

43. A

44. D

45. D

46. A

47. C

48. D

49. C

50. A

Đánh giá bài viết
1 509
Sắp xếp theo

    Sinh học lớp 12

    Xem thêm