Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật Lý - Số 3

Đề thi thử THPT Quốc gia 2016 môn Vật Lý

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật Lý - Số 3 được VnDoc.com sưu tầm và tổng hợp, là tài liệu luyện thi Đại học, Cao đẳng, ôn thi THPT Quốc gia môn Vật Lý (Vật Lí) hữu ích dành cho các bạn học sinh, giúp các bạn luyện tập và củng cố kiến thức hiệu quả. Mời các bạn tham khảo.

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật Lý - Số 1

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật Lý - Số 2

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học - Số 1

Tuyển tập 20 đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2016

Đề thi thử Đại học môn Lý có đáp án

Chi tiết: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý trường THPT Lý Tự Trọng, Bình Định

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH

TRƯỜNG THPT LÝ TỰ TRỌNG

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA LẦN II

MÔN: VẬT LÝ. NĂM HỌC 2014-2015

Thời gian làm bài: 90 phút

Mã đề thi 001

Họ và tên: .......................................................Số báo danh........

Câu 1. Cho mạch điện như hình vẽ: R = 90Ω, C = 10-3/9π F, X là đoạn mạch gồm hai trong ba phần tử R0, L0, C0 nối tiếp. Đặt vào hai đầu A , B một hiệu điện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng UAB không đổi thì uAM = 180√2 cos(100πt - π/2) (V); uMB = 60√2cos100πt (V). Phần tử X là:

A. R0 = 30Ω, L0 = 0,096 H B. R0 = 20Ω, L0 = 0,096 H

C. R0 = 30Ω, L0 = 0,069 H D. C0 = 10-3/π F, L0 = 0,096 H

Câu 2. Tại một buổi thực hành tại phòng thí nghiệm bộ môn Vật lý Trường THPT Lý Tự Trọng, một học sinh dùng đồng hồ bấm giây để đo chu kỳ dao động điều hòa T của một con lắc đơn bằng cách đo thời gian mỗi dao động. Ba lần đo cho kết quả thời gian của mỗi dao động lần lượt là 2,01s; 2,12s; 1,99s. Thang chia nhỏ nhất của đồng hồ là 0,01s. Kết quả của phép đo chu kỳ được biểu diễn bằng

A.T = (6,12 ± 0,05)s B. T = (2,04 ± 0,05)s C. T = (6,12 ± 0,06)s D. T = (2,04 ± 0,06 )s

Câu 3. Trong phản ứng hạt nhân: 2512Mg + X → 2211Na +α và 105B + Y → α + 84Be. Thì X và Y lần lượt là:

A. proton và electron B. electron và đơtơri C. proton và đơrơti D. triti và proton

Câu 4. Một hạt nhân mẹ có số khối A, đứng yên phân rã phóng xạ tạo ra 2 hạt nhân con B và C có vận tốc lần lượt là vB và vC và động năng là KB và KC (bỏ qua bức xạ γ). Biểu thức nào sau đây là đúng:

A. mB.KB = mC.KC và mB.vB = mC.vC B. vB.KB = vC.KC và mB.vB = mC.vC

C. mB.KC = mC.KB và vB.KB = vC.KC D. vB.KB = vC.KC và mB.vC = mC.vB

Câu 5. Hạt nhân urani 23892U đứng yên, phân rã α và biến thành hạt nhân thôri (Th). Động năng của hạt α bay ra chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm năng lượng phân rã?

A. 1,68%. B. 98,3%. C. 16,8%. D. 96,7%.

Câu 6. Hạt nhân có độ hụt khối càng lớn thì:

A. Càng dễ phá vỡ B. Năng lượng liên kết càng lớn.

C. Năng lượng liên kết càng bé D. Số lượng các nuclôn càng lớn.

Câu 7. Tìm phát biểu sai về sóng điện từ:

A. Sóng điện từ có thể xẩy ra các hiện tượng: phản xạ, nhiễu xạ, giao thoa...

B. Giống như sóng cơ học, sóng điện từ cần môi trường vật chất đàn hồi để lan truyền.

C. Sóng điện từ mang năng lượng.

Câu 8. Một mạch dao động LC có L=2mH, C=8pF, lấy π2 = 10. Thời gian từ lúc tụ bắt đầu phóng điện đến lúc có năng lượng điện trường bằng ba lần năng lượng từ trường là:

A. 2.10-7 s B. 10-6/15 s C. 10-5/75 s D. 10-7 s

Câu 9. Vệ tinh Vinasat-2 của Việt Nam có khả năng truyền dẫn tương đương 13.000 kênh thoại/internet/truyền số liệu hoặc khoảng 150 kênh truyền hình. Vậy việc kết nối thông tin giữa mặt đất và vệ tinh VINASAT-2 được thông qua bằng loại sóng điện từ nào sau đây?

A. Sóng dài B. Sóng ngắn C. Sóng trung D. Sóng cực ngắn

Câu 10. Một đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R, cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp, trong đó R, L và C có giá trị không đổi. Đặt vào hai đầu đoạn mạch trên hiệu điện thế u = U0sinωt , với ω có giá trị thay đổi còn U0 không đổi. Khi ω = ω1 = 200π rad/s hoặc ω = ω2 = 50π rad/s thì dòng điện qua mạch có giá trị hiệu dụng bằng nhau. Để cường độ dòng điện hiệu dụng qua mạch đạt cực đại thì tần số ω bằng:

A. 40π rad/s B. 100π rad/s C. 250π rad/s D. 125π rad/s

(Còn tiếp)

Chi tiết: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý trường THPT Chuyên Đại học Vinh, Nghệ An

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRƯỜNG THPT CHUYÊN

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA, LẦN I NĂM 2015

Môn: VẬT LÍ (Thời gian làm bài: 90 phút, 50 câu trắc nghiệm)

Mã đề thi 135

Họ, tên thí sinh:......................................................Số báo danh ...................

Câu 1: Tại thời điểm t = 0, đầu O của sợi dây cao su đàn hồi dài, căng ngang bắt đầu dao động đi lên với biên độ a, tần số f = 2 Hz. Vận tốc truyền sóng v = 24 cm/s và coi biên độ sóng không đổi khi truyền. Gọi P, Q là hai điểm trên dây cách O lần lượt 6 cm và 9 cm. Sau bao lâu kể từ khi O dao động (không kể khi t = 0), ba điểm O, P, Q thẳng hàng lần thứ hai

A. 0,387 s. B. 0, 375 s. C. 0,463 s. D. 0,5 s.

Câu 2: Mạch dao động điện từ LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Phát biểu nào sau đây là Sai?

A. Khi điện tích của tụ điện cực đại thì dòng điện qua cuộn dây bằng không.

B. Khi dòng điện qua cuộn dây cực đại thì điện áp giữa hai bản tụ bằng không.

C. Khi điện áp giữa hai bản tụ cực đại thì điện áp hai đầu cuộn dây bằng không.

D. Khi điện áp giữa hai bản tụ cực đại thì điện áp hai đầu cuộn dây cực đại.

Câu 3: Một người quan sát sóng nước lan truyền trên mặt hồ thấy khoảng cách giữa hai ngọn sóng liên tiếp nhau bằng 2 m và có 6 ngọn sóng đi qua trước mặt mình trong 8 s. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước bằng

A. 2,67 m/s. B. 1,25 m/s. C. 3,33 m/s. D. 2,5 m/s.

Câu 4: Một mạch dao động điện từ lí tưởng LC. Dùng nguồn điện một chiều có suất điện động 10 V cung cấp cho mạch một năng lượng 25μJ bằng cách nạp điện cho tụ. Sau đó, ngắt tụ ra khỏi nguồn và cho tụ phóng điện qua mạch LC, dòng điện tức thời trong mạch cứ sau khoảng thời gian π/4000 s lại bằng không. Độ tự cảm L của cuộn dây là

A. 0,125 H. B. 0,5 H. C. 1 H. D. 0,25 H.

Câu 5: Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng, gốc O ở VTCB. Tại các thời điểm t1, t2, t3 lò xo giãn a cm, 2a cm, 3a cm tương ứng với tốc độ của vật là v√8 cm/s, v√6 cm/s, v√2 cm/s. Tỉ số giữa thời gian lò xo nén và lò xo giãn trong một chu kỳ gần với giá trị nào nhất?

A. 0,6. B. 0,8. C. 0,7. D. 0,5.

Câu 6: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng với bức xạ đơn sắc có bước sóng 0,6μm, khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2,5 m. Trên màn, điểm M và N nằm cùng một phía so với vân trung tâm, cách vân trung tâm lần lượt là 2 mm và 8 mm. Tổng số vân sáng và vân tối trong khoảng MN là

A. 8. B. 10. C. 7. D. 9.

Câu 7: Một chất điểm dao động điều hoà trên trục Ox có vận tốc bằng 0 tại hai thời điểm liên tiếp t1 = 1,75s và t2 = 2,5s, đồng thời tốc độ trung bình trong khoảng giữa hai thời gian này bằng 16 cm/s. Tọa độ chất điểm tại thời điểm t = 0s là

A. -4 cm. B. -3 cm. C. 4 cm. D. 0 cm.

Câu 8: Biên độ của một dao động cơ cưỡng bức không phụ thuộc vào

A. biên độ của ngoại lực tuần hoàn. B. lực cản môi trường.

C. pha ban đầu của ngoại lực. D. tần số của ngoại lực tuần hoàn.

Câu 9: Các con dơi bay và tìm mồi bằng cách phát và sau đó thu nhận các sóng siêu âm phản xạ từ con mồi. Giả sử một con dơi và một con muỗi bay thẳng đến gần nhau với tốc độ so với Trái Đất của dơi là 19 m/s, của muỗi là 1 m/s. Ban đầu, từ miệng con dơi phát ra sóng âm, ngay khi gặp con muỗi sóng phản xạ trở lại, con dơi thu nhận được sóng này sau 1/6 s kể từ khi phát. Tốc độ truyền sóng âm trong không khí là 340 m/s. Khoảng thời gian để con dơi gặp con muỗi (kể từ khi phát sóng) gần với giá trị nào nhất sau đây?

A. 1,49 s. B. 3,12 s. C. 1,81 s. D. 3,65 s

(Còn tiếp)

Chi tiết: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh

Sở GD& ĐT Bắc Ninh

TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN

ĐỀ THI THỬ KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015

Môn: VẬT LÍ

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

Mã đề thi 132

(Cho: h = 6,625.10-34Js; c = 3.108m/s; g = π2 = 10m/s2; NA =6,02.1023 mol-1; 1u =1,66055.10-27kg)

Họ, tên thí sinh:.............................................................. Số báo danh: ...................

Câu 1: Chiếu các bức xạ điện từ: Tia X, tia tử ngoại, bức xạ vàng, bức xạ tím vào dung dịch fluorexein là chất phát quang ánh sáng màu lục. Số bức xạ có thể gây ra hiện tượng quang phát quang là

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 2: Cho mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R = 60 Ω , cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp theo thứ tự L, R, C. Lần lượt đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U vào các đoạn mạch nối tiếp RL hoặc RC thì biểu thức cường độ dòng điện trong mạch lần lượt là: i1 = √2cos(100πt - π/12) (A) và i2 = √2cos(100πt + 7π/12) (A). Nếu đặt điện áp trên vào hai dầu mạch LRC nối tiếp thì dòng điện qua mạch có biểu thức:

A. i = 2√2 cos(100πt + π/3) (A) B. i = 2 cos(100πt + π/3) (A)

C. i = 2√2 cos(100πt + π/4) (A) D. i = 2 cos(100πt + π/4) (A)

Câu 3: Khi nói về sóng âm, phát biểu nào sau đây sai?

A. Siêu âm có tần số lớn hơn 20000 Hz

B. Hạ âm có tần số nhỏ hơn 16 Hz

C. Đơn vị của mức cường độ âm là W/m2

D. Sóng âm không truyền được trong chân không

Câu 4: Chọn phát biểu SAI?

A. Phản ứng nhiệt hạch là quá trình trong đó hai hay nhiều hạt nhân nhẹ hợp lại thành một hạt nhân nặng hơn.

B. Phản ứng phân hạch là sự vỡ của một hạt nhân nặng thành hai hạt nhân trung bình (kèm theo một vài notron phát ra)

C. Năng lượng nhiệt hạch trên Trái đất, với những ưu việt không gâygây ô nhiễm (sạch) và nguyên liệu dồi dào đang là nguồn năng lượng của thế kỉ XXI.

D. Phản ứng phân hạch và phản ứng nhiệt hạch đều là các phản ứng thu năng lượng.

Câu 5: Chiếu vào mặt bên của một lăng kính có góc chiết quang A = 600 một chùm tia sáng trắng hẹp. Biết góc lệch của tia màu vàng là cực tiểu. Chiết suất của lăng kính đối với tia vàng là nv = 1,52 và tia tím nt = 1,54. Góc lệch của tia màu tím là

A. 43,860 B. 48,500 C. 36,840. D. 40,720

Câu 6: Vật nặng của con lắc lò xo dao động điều hòa có vận tốc cực đại bằng 3m/s và gia tốc cực đại bằng 30π (m/s2). Thời điểm ban đầu vật có vận tốc 1,5m/s và thế năng đang tăng. Hỏi vào thời điểm nào sau đây vật có gia tốc bằng 15π (m/s2):

A. 0,10s; B. 0,15s; C. 0,20s D. 0,05s;

Câu 7: Hai con lắc đơn thực hiện dao động điều hòa tại cùng 1 địa điểm trên mặt đất, cùng khối lượng và cùng năng lượng, con lắc 1 có chiều dài L1=1m và biên độ góc là α01,của con lắc 2 là L2=1,44m, biên độ góc là α02 .tỉ số biên độ góc α0102 là:

A. 0,69 B. 1,44 C. 1,2 D. 0,83

Câu 8: Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn kết hợp A, B cách nhau 10 cm, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình lần lượt là uA =3cos(40πt+π/6)cm và uB=4cos(40πt + 2π/3) (cm). Cho biết tốc độ truyền sóng là 40 cm/s. Một đường tròn có tâm là trung điểm của AB, nằm trên mặt nước, có bán kính R=4cm. Giả sử biên độ sóng không đổi trong quá trình truyền sóng. Số điểm dao động với biên độ 5 cm có trên đường tròn là

A. 30 B. 32 C. 34 D. 36

Câu 9: Một vật dao động cưỡng bức do tác dụng của ngoại lực F = 0,5cos10πt (F tính bằng N, t tính bằng s). Vật dao động với

A. tần số góc 10 rad/s B. chu kì 2 s C. biên độ 0,5 m D. tần số 5 Hz

Câu 10: Mức năng lượng của các trạng thái dừng trong nguyên tử hiđrô En = -13,6/n2 (eV); với n = 1, 2, 3... Một electron có động năng bằng 12,6 eV đến va chạm với nguyên tử hiđrô đứng yên, ở trạng thái cơ bản. Sau va chạm nguyên tử hiđrô vẫn đứng yên nhưng chuyển lên mức kích thích đầu tiên. Động năng của electron sau va chạm là

A. 2,4 eV B. 1,2 eV C. 10,2 eV D. 3,2 eV

(Còn tiếp)

Chi tiết: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý trường THCS&THPT Nguyễn Bình, Quảng Ninh

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NINH

Trường THCS-THPT Nguyễn Bình

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015

MÔN: VẬT LÝ

Thời gian làm bài: 90 phút, không tính thời gian phát đề

Mã đề thi 121

Cho hằng số Plang là h=6,625.10-34 Js và tốc độ ánh sáng trong chân không là c = 3.108 m/s

Câu 1: Một con lắc đơn có chiều dài 1m dao động điều hòa xung quanh vị trí cân bằng. Sau thời gian 20 s con lắc thực hiện 10 dao động toàn phần. Lấy thì gia tốc trọng trường nơi đó có giá trị là:

A. 10 m/s2. B. 9,86 m/s2. C. 9,80 m/s2. D. 9,78 m/s2.

Câu 2: Cho một đoạn mạch điện gồm điện trở R = 50 Ω mắc nối tiếp với một tụ điện dung C = 2.10-4/π (F). Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều uAB = 100cos(100πt + π/4) (V). Biểu thức của cường độ dòng điện qua đoạn mạch là:

A. i = √2cos(100πt + π/4) (A). B. i = √2cos(100πt + π/2) (A).

C. i = 2cos(100πt + π/2) (A). D. i = √2cos(100πt) (A).

Câu 3. Cho mạch điện LRC nối tiếp theo thứ tự trên. Biết R là biến trở, cuộn dây thuần cảm có L = 4/(H), tụ có điện dung C = 10-4/(F). Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế xoay chiều ổn định có biểu thức: u = U0.cos100πt (V). Để hiệu điện thế uRL lệch pha π/2 so với uRC thì R bằng bao nhiêu?

A. R = 100Ω. B. R = 100√2Ω. C. R = 200Ω. D. R = 300Ω.

Câu 4: Dùng hạt α có động năng 4 (MeV) bắn vào hạt nhân 147N đang đứng yên, sau phản ứng sinh ra 2 hạt nhân X và hạt proton. Biết hạt nhân proton có động năng 5 (MeV), góc hơp bởi vecto vận tốc hạt proton và hạt α là 1200, coi khối lượng các hạt gần bằng số khối của chúng tính theo đơn vị u. Phản ứng này toả hay thu bao nhiêu năng lượng?

A. Toả năng lượng, E = 2.7614 (MeV) B. Thu năng lượng, E = - 2.526 (MeV)

C. Toả năng lượng, E = 2.145 (MeV) D. Thu năng lượng, E = - 2.475 (MeV)

Câu 5: Cho phản ứng hạt nhân: 21H + 21H → 32He + 10n. Biết độ hụt khối của 21H là 0.0024u, năng lượng toả ra từ phản ứng bằng 3.25 (MeV), 1u = 931 MeV/c2. Năng lượng liên kết của hạt nhân là:

A. 6.6189 (MeV) B. 5.1233 (MeV) C. 7.7188 (MeV) D. 4.6852 (MeV)

Câu 6: Trên cùng một đường dây tải điện, nếu dùng máy biến áp để tăng điện áp ở hai đầu dây dẫn lên 100 lần thì công suất hao phí trên đường dây sẽ

A. tăng 100 lần. B. giảm 100 lần. C. tăng lên 104 lần. D. giảm đi 104 lần.

Câu 7. Mạch RLC nối tiếp. Khi tần số của dòng điện là f thì ZL = 25(Ω) và ZC = 75(Ω) nhưng khi dòng điện trong mạch có tần số f0 thì cường độ hiệu dụng qua mạch có giá trị lớn nhất. Biểu thức giữa f0 và f là:

A. f = 25√3f0. B. f0 = √3f. C. f0 = 25√3f. D. f = √3f0.

Câu 8: Chiếu bức xạ λ1 vào 1 tấm kim loại bị cô lập về điện thì điện thế cực đại là V1 và động năng ban đầu cực đại bằng công thoát electron. Thay bức xạ λ1 bằng bức xạ λ2 thì điện thế cực đại là 9V1. Thay bức xạ λ2 bằng 1 bức xạ khác có bước sóng bằng hiệu 2 bước sóng trên thì điện thế cực đại là :

A. 8V1 B. 5V1 C. 4 V1 D. 1.5 V1

Câu 9: Khi electron từ quỹ đạo P về quỹ đạo M thì phát ra 1 phô ton có bước sóng λ1, khi electron từ quỹ đạo O về quỹ đạo L thì phát ra phô

A. 25λ1 = 63λ2 B. 256λ1 = 675λ2 C. 63λ1 = 25λ2 D. 675λ1 = 256λ2

Câu 10: Gọi A là biên độ dao động, ω là tần số góc của một vật dao động điều hòa. Vận tốc và gia tốc trong dao động điều hòa liên hệ với nhau bởi phương trình

A. v2ω2 + a2 = A2ω4 B. v2ω2 - a2 = A2ω4 C. v2ω2 + a2 = A2ω2 D. v2 + a2ω2 = A2ω2

(Còn tiếp)

Chi tiết: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội

SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO HÀ NỘI

TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN HUỆ

Mã đề thi 130

KÌ THI THỬ QUỐC GIA LẦN THỨ 4 NĂM 2014 - 2015

MÔN VẬT LÝ

Thời gian làm bài: 90 phút;

(50 câu trắc nghiệm)

Cho biết hằng số Plăng h = 6,625.10-34J.s; độ lớn điện tích nguyên tố e = 1,6.10-19 C; Tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s, 1u = 931,5 (MeV/c2), số Avôgađrô NA = 6,022.1023 hạt/mol.

Câu 1: Đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp của máy biến áp lí tưởng một điện áp xoay chiều có giá trị không đổi thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn sơ cấp để hở là 100V. Ở cuộn sơ cấp, khi ta giảm bớt n vòng dây thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn sơ cấp để hở là U, nếu tăng n vòng dây ở cuộn sơ cấp thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn sơ cấp để hở là U/2. Giá trị của U là:

A. 100V; B. 200V; C. 150V; D. 173V;

Câu 2: Một vật dao động điều hòa dọc theo trục Ox chiều dài quỹ đạo là 10cm, chu kì 2s. Tại thời điểm t = 2,5s vật đi qua vị trí biên dương. Phương trình dao động của vật là:

A. x = 5cos(2πt + π)cm B. x = 1cos(πt + π/2)cm

C. x = 5cos(2πt - π/)cm D. x = 5cos(πt - π/2)cm

Câu 3: Hai nguồn âm đồng bộ giống hệt nhau đặt tại A và B trong không khí cách nhau 5m, âm có tần số 680Hz, tốc độ truyền âm trong không khí là 340m/s. Điểm M, N cách nguồn âm các khoảng AM=3m, MB=2m; AN = 5,75m, NB = 6,5m; Phát biểu nào sau đây là đúng.

A. M không nghe thấy âm, N nghe thấy âm. B. cả M, N đều không nghe thấy âm.

C. M nghe thấy âm, N không nghe thấy âm. D. cả M, N đều nghe thấy âm.

Câu 4: Trong thí nghiệm Yâng về giao thoa ánh sáng, chiếu sáng hai khe bằng ánh sáng trắng có bước sóng từ 0,38 μm đến 0,76 μm. Khoảng cách từ hai khe đến màn 1,25 m, khoảng cách giữa hai khe sáng là 0,76 mm. Vùng chồng lên nhau giữa quang phổ bậc 4 và quang phổ bậc 5 ở một bên vân trung tâm là

A. 1,875 mm. B. 1,25 mm. C. 3,75 mm. D. 2,5 mm.

Câu 5: Khi nói về dao động cơ, phát biểu nào dưới đây là không đúng:

A. Bản chất của hiện tượng sóng dừng là hiện tượng giao thoa sóng.

B. Dao động của các phần tử vật chất môi trường truyền sóng là dao động duy trì.

C. Sóng gặp vật cản tự do thì tại điểm phản xạ sóng, sóng phản xạ cùng pha với sóng tới.

D. Năng lượng sóng tại một điểm tỉ lệ với bình phương biên độ sóng tại điểm đó.

Câu 6: Một photon có bước sóng λ trong chân không. Tính khối lượng của photon trong môi trường chiết suất n:

A. m = h/cλ. B. m = cλ/h C. m = h.n/c.λ D. m = 0;

Câu 7: Cho hai nguồn sóng kết hợp trên mặt nước, cùng pha có biên độ 4 cm tại hai điểm A và B cách nhau 31 cm. Cho bước sóng là 12 cm. O là trung điểm AB. Trên đoạn OB có hai điểm M và N cách O lần lượt 1 cm và 4 cm. Khi N có li độ 2√3 cm thì M có li độ

A. 2 cm B. –2 cm C. 4√3 cm D. –6 cm

Câu 8: Một chất điểm dao động điều hòa có khối lượng 500g, dao động theo phương trình x = 4cos 2π/3 t (x tính bằng cm; t tính bằng s). Kể từ t = 0, chất điểm đi qua vị trí có lực tác dụng lên vật hướng cùng chiều dương và có độ lớn 0,04N lần thứ 2015 tại thời điểm

A. 6031 s. B. 3016 s. C. 3015 s. D. 3022 s.

Câu 9: Cho mạch điện xoay chiều gồm RLC mắc nối tiếp, cuộn dây thuần cảm. Tần số dòng điện đặt và mạch thay đổi được. Khi tần số của dòng điện trong mạch là f1 và 4.f1 thì công suất trong mạch bằng nhau và bằng 80% công suất cực đại mà mạ
ch có thể đạt được. Khi tần số dòng điện trong mạch là 3f1 thì hệ số công suất của mạch điện là:

A. 0,80; B. 0,53; C. 0,96; D. 0,47;

Câu 10: Sóng điện từ

A. là những dao động điện từ lan truyền trong không gian.

B. là sóng dọc hoặc sóng ngang lan truyền trong một môi trường vật chất.

C. lan truyền nhờ có lực liên kết giữa các phần tử môi trường.

D. có thành phần điện trường và thành phần từ trường tại một điểm dao động cùng phương.

(Còn tiếp)

Đánh giá bài viết
1 1.883
Sắp xếp theo

    Vật lý lớp 12

    Xem thêm