Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học - Số 1

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học - Số 1 gồm 5 đề thi được VnDoc.com sưu tầm và tổng hợp từ nhiều trường THPT trong cả nước. Mỗi đề thi đều có đáp án đi kèm, giúp các bạn học sinh ôn tập, cùng cố kiến thức theo cấu trúc đề thi mới của Bộ giáo dục. Mời các bạn cùng tham khảo.

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học - Số 1

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 bài thi Khoa học tự nhiên trường THPT chuyên Longoni Chelsea

Đề thi thử nghiệm kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 - Tất cả các môn

1. Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT Yên Lạc, Vĩnh Phúc (Lần 1)

SỞ GD – ĐT VĨNH PHÚC

TRƯỜNG THPT YÊN LẠC

(Đề thi có 03 trang)

ĐỀ KSCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 1 – LỚP 12

NĂM HỌC: 2016 - 2017

BÀI THI MÔN: HÓA HỌC

Thời gian làm bài: 50 phút; không kể thời gian giao đề

Mã đề thi 132

Cho: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; P = 31; Cl = 35,5; K = 39; Be = 9; Li = 7; Ca = 40; Ba = 137; Cr = 52; F = 19; Mn = 55; Ni =59; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137; I = 127; Si = 28; Rb = 85.

Câu 1: Lên men m gam glucozơ với hiệu suất 72%. Lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào 500 ml dd hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M, sinh ra 9,85 gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 25,00 gam. B. 15,00 gam. C. 12,96 gam. D. 13,00 gam.

Câu 2: Thủy phân 324 g tinh bột với hiệu suất của phản ứng là 75%, khối lượng glucozơ thu được là:

A. 360 gam. B. 270 gam. C. 250 gam. D. 300 gam.

Câu 3: Phương án nào dưới đây có thể phân biệt được saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ ở dạng bột?

A. Cho từng chất tác dụng với dung dịch iot.

B. Cho từng chất tác dụng với dung dịch HNO3/H2SO4.

C. Hoà tan từng chất vào nước, sau đó đun nóng và thử với dung dịch iot.

D. Cho từng chất tác dụng với vôi sữa Ca(OH)2.

Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức, no, bậc 2 thu được CO2 và H2O với tỷ lệ mol tương ứng là 2:3. Tên gọi của amin đó là

A. đimetylamin. B. đietylamin.

C. metyl iso-propylamin. D. etyl metylamin.

Câu 5: Rượu nào sau đây đã dùng để điều chế andehit propionic:

A. etylic B. i-propylic C. n-butylic D. n-propylic

Câu 6: Ion OH- có thể phản ứng được với các ion nào sau đây:

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học có đáp án

Câu 7: Tổng số p, e, n trong hai nguyên tử A và B là 142, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của B nhiều hơn của A là 12. Số hiệu nguyên tử của A và B là

A. 17 và 29 B. 20 và 26 C. 43 và 49 D. 40 và 52

Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn m gam một ancol (rượu) đơn chức X thu được 4,4 gam CO2 và 3,6 gam H2O. Oxi hoá m gam X (có xúc tác) thu được hỗn hợp Y (h = 100%). Cho Y tác dụng hết với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 30,24 gam Ag. Số mol anđehit trong Y là

A. 0,04 mol. B. 0,05 mol. C. 0,06 mol. D. 0,07 mol.

Câu 9: Cho 360 g glucozơ lên men thành ancol etylic và cho toàn bộ khí CO2 sinh ra hấp thụ vào dd NaOH dư được 318 g muối. Hiệu suất phản ứng lên men là

A. 75,0%. B. 80,0%. C. 62,5%. D. 50,0%.

Câu 10: Cho 3,15 gam hỗn hợp X gồm axit axetic, axit acrylic, axit propionic vừa đủ để làm mất màu hoàn toàn dung dịch chứa 3,2 gam brom. Để trung hòa hoàn toàn 3,15 gam hỗn hợp X cần 90 ml dd NaOH 0,5M. Thành phần phần trăm khối lượng của axit axetic trong hỗn hợp X là

A. 35,24%. B. 45,71%. C. 19,05%. D. 23,49%.

Câu 11: Hòa tan hết 7,74 gam hỗn hợp Mg, Al bằng 500ml dung dịch HCl 1M và H2S04 loãng 0,28 M thu được dung dịch X và 8,736 lít H2. Cô cạn dung dịch X thu được khối lương muối là:

A. 25,95 gam B. 38,93 gam C. 103,85 gam D. 77,86 gam

Câu 12: Cho 10,0 lít H2 và 6,72 lít Cl2 (đktc) tác dụng với nhau rồi hoà tan sản phẩm vào 385,4 gam nước ta thu được dung dịch X. Lấy 50,000g dung dịch X tác dụng với dung dịch AgNO3 thu được 7,175 gam kết tủa. Hiệu suất phản ứng giữa H2 và Cl2 là:

A. 33,33%. B. 45%. C. 50%. D. 66,67%.

Câu 13: Cho 6,4 gam Cu vào bình chứa 500 ml dung dịch HCl 1M, sau đó cho tiếp 17 gam NaNO3 thấy thoát ra V lít khí NO ở (đktc). Tính V

A. 1,12lít. B. 11,2lít. C. 22,4 lít. D. 1,49 lít.

Câu 14: Có bao nhiêu este mạch hở có công thức phân tử là C5H8O2 khi bị xà phòng hóa tạo ra một anđêhit? (Không tính đồng phân lập thể)

A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.

Câu 15: Cho sơ đồ: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học có đáp án.

Các chất X, T (đều có chứa nguyên tố C trong phân tử) có thể lần lượt là

A. CO2, NH4HCO3. B. CO, NH4HCO3 C. CO2, (NH4)2CO3. D. CO2, Ca(HCO3)2.

Câu 16: Một pentapeptit được tạo ra từ glyxin và alanin có phân tử khối 345 đvc. Số mắt xích tạo ra từ glyxin và alanin trong chuỗi peptit trên là:

A. 3 và 2. B. 1 và 4. C. 4 và 1. D. 2 và 3.

Câu 17: Dãy các chất đều có phản ứng thuỷ phân là

A. tinh bột, xenlulozơ, protein, saccarozơ, PE.

B. tinh bột, xenlulozơ, protein, saccarozơ, lipit.

C. tinh bột, xenlulozơ, protein, saccarozơ, glucozơ.

D. tinh bột, xenlulozơ, fructozơ.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học

1

A

11

B

21

A

31

A

2

B

12

D

22

C

32

B

3

C

13

D

23

A

33

C

4

D

14

B

24

C

34

C

5

D

15

A

25

D

35

C

6

A

16

A

26

B

36

A

7

B

17

B

27

D

37

D

8

A

18

C

28

D

38

B

9

A

19

D

29

C

39

C

10

C

20

D

30

B

40

B

2. Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học THPT Trần Hưng Đạo, TP. Hồ Chí Minh (Lần 1)

SỞ GD& ĐT TP. HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1

MÔN HÓA HỌC – KHỐI 12

Ngày thi: 15/10/2016

Thời gian làm bài: 50 phút (40 câu trắc nghiệm)

Mã đề thi 135

DÀNH CHO HỌC SINH BAN KHTN

Câu 1: Một dung dịch có các tính chất:

- Hoà tan Cu(OH)2 cho phức đồng màu xanh lam.

- Bị thuỷ phân khi có mặt xúc tác axit hoặc enzim.

- Không khử được dung dịch AgNO3/NH3 và Cu(OH)2 khi đun nóng.

Dung dịch đó là:

A. Mantozơ B. Fructozơ C. Saccarozơ D. Glucozơ

Câu 2: Cho dãy các chất sau: Saccarozơ, glucozơ, xenlulozơ, fructozơ. Số chất tham gia phản ứng tráng gương là:

A. 1 B. 3 C. 4 D. 2

Câu 3: Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ → X → Y → CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là

A. CH3CHO và CH3CH2OH. B. CH3CH2OH và CH3CHO.

C. CH3CH2OH và CH2=CH2. D. CH3CH(OH)COOH và CH3CHO.

Câu 4: Saccarozơ có thể tác dụng với các chất nào sau đây?

A. H2O/H+, to; Cu(OH)2, to thường B. Cu(OH)2, to thường; dd AgNO3/NH3

C. Cu(OH)2, đun nóng; dd AgNO3/NH3 D. Lên men; Cu(OH)2, đun nóng

Câu 5: X là một este no đơn chức, có tỉ khối hơi so với He là 22. Nếu đem đun 4,4 gam este X với dd NaOH dư, thu được 4,1 gam muối. Công thức cấu tạo thu gọn của X là (He = 4, C = 12, H = 1, O = 16):

A. C2H5COOCH3 B. CH3COOC2H5

C. HCOOCH(CH3)2 D. HCOOCH2CH2CH3

Câu 6: Khi đốt cháy hoàn toàn 1 amin đơn chức X, người ta thu được 12,6 g H2O, 8,96 lít khí CO2 và 2,24 lít N2 (các thể tích khí đo ở đktc). X có công thức phân tử là (N = 14, C = 12, H = 1, O = 16):

A. C3H9N B. C2H7N C. C4H11N D. C5H13N

Câu 7: Trung hòa hoàn toàn 4,44 gam một amin (bậc một, mạch cacbon không phân nhánh) bằng axit HCl, tạo ra 8,82 gam muối. Amin có công thức là (N = 14, C = 12, H = 1)

A. H2NCH2CH2CH-2CH2NH2. B. CH3CH2CH2NH2.

C. H2NCH2CH2NH2 D. H2NCH2CH2CH¬2NH2.

Câu 8: Khi đốt cháy hoàn toàn este no đơn chức, mạch hở thì số mol CO2 sinh ra bằng số mol O2 đã phản ứng. Tên gọi của este là:

A. metyl fomiat. B. propyl axetat. C. metyl axetat. D. etyl axetat.

Câu 9: Thủy phân hoàn toàn 150 gam dung dịch saccarozơ 10,26% trong môi trường axit vừa đủ ta thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 trong NH3 vào dung dịch X và đun nhẹ thì khối lượng Ag thu được là (H = 1; C = 12; O = 16; Ag = 108):

A. 36,94 g B. 19,44 g C. 15,50 g D. 9,72 g

Câu 10: Cho 27,2g hỗn hợp gồm phenylaxetat và metylbenzoat (có tỷ lệ mol là 1:1) tác dụng với 800ml dd NaOH 0,5M thu được dd X. Cô cạn dd X thì khối lượng chất rắn thu được là (C = 12, H = 1, O = 16, Na = 23):

A. 36,4 B. 40,7 C. 38,2 D. 33,2

Câu 11: Cho dãy các chất: C6H5NH2 (1), C2H5NH2 (2), (C6H5)2NH (3), (C2H5)2NH (4), NH3 (5) (C6H5- là gốc phenyl). Dãy các chất sắp xếp theo thứ tự lực bazơ giảm dần là:

A. (4), (1), (5), (2), (3). B. (3), (1), (5), (2), (4).

C. (4), (2), (3), (1), (5). D. (4), (2), (5), (1), (3).

Câu 12: Những phản ứng hóa học nào chứng minh rằng glucozơ có chứa 5 nhóm hiđrôxyl trong phân tử:

A. Phản ứng tạo 5 chức este trong phân tử

B. Phản ứng tráng gương và phản ứng lên men rượu

C. Phản ứng tạo kết tủa đỏ gạch với Cu(OH)2 khi đun nóng và phản ứng lên mên rượu

D. phản ứng cho dung dịch màu xanh lam ở nhiệt độ phòng với Cu(OH)2.

Câu 13: Hợp chất hữu cơ X có CTPT C9H10O2. Đun nóng X với dd NaOH dư thu được hỗn hợp 2 muối. CTCT của X là:

A. CH3CH2COOC6H5 B. CH3-COOCH2C6H5

C. HCOOCH2CH2C6H5 D. HCOOCH2C6H4CH3

Câu 14: Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm hai este đơn chức X, Y là đồng phân cấu tạo của nhau cần 100ml dd NaOH 1M, thu được 7,85g hỗn hợp muối của hai axit là đồng đẳng kế tiếp nhau và 4,95g hai ancol bậc I. CTCT và % khối lượng của 2 este là: (Na = 23; O = 16; C = 12)

A. HCOOC2H5, 45%; CH3COOCH3, 55%

B. HCOOCH2CH2CH3, 75%; CH3COOC2H5, 25%

C. HCOOCH2CH2CH3, 25%; CH3COOC2H5, 75%

D. HCOOC2H5, 55%; CH3COOCH3, 45%

Câu 15: Este có CTPT C4H8O2 tham gia phản ứng tráng bạc có tên là: (1) Etylfomat; (2) metylaxetat; (3) propylfomat; (4) isopropylfomat; (5) etylaxetat

A. 1, 3, 4 B. 3, 4 C. 2, 3, 4 D. 1, 3, 5

Câu 16: Ancol etylic được điều chế từ tinh bột bằng phương pháp lên men với hiệu suất toàn bộ quá trình là 90%, Hấp thụ toàn bộ lượng CO2, sinh ra khi lên men m gam tinh bột vào nước vôi trong, thu được 400 gam kết tủa và dung dịch X. Biết khối lượng X giảm đi so với khối lượng nước vôi trong ban đầu là 259,2 gam. Giá trị của m là (H = 1; C = 12; O = 16; Ca = 40):

A. 405 B. 324 C. 360 D. 288

Câu 17: Cho dãy các chất: stiren, phenol, toluen, anilin, metyl amin. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch brom là

A. 5 B. 3. C. 4. D. 2.

Câu 18: Đun nóng este: CH2=CHCOOCH3 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là:

A. CH3COONa và CH3CHO B. C2H5COONa và CH3OH

C. CH3COONa và CH2=CHOH D. CH2=CHCOONa và CH3OH

Câu 19: Nhận xét nào sau đây đúng?

A. Glucozơ tác dụng được với dung dịch nước brom tạo thành muối amoni gluconat

B. Glucozơ có rất nhiều trong mật ong (khoảng 40%)

C. Xenlulozo tan được trong dung dịch Cu(OH)2/NaOH tạo dung dịch xanh lam vì trong mỗi mắt xích của xenlulozo có 3 nhóm OH tự do

D. Đốt cháy saccarozơ thu được số mol CO2 lớn hơn số mol H2O

Câu 20: Để phân biệt tinh bột và xenlulozơ ta dùng:

A. phản ứng màu với dung dịch I2

B. phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng

C. phản ứng tráng bạc

D. phản ứng thủy phân

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học có đáp án

3. Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học THPT Trần Hưng Đạo, TP. Hồ Chí Minh (Lần 2)

SỞ GD& ĐT TP. HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 2

MÔN HÓA HỌC – KHỐI 12 (BAN A+B)

Ngày thi: 14/11/2016

Thời gian làm bài: 50 phút

(40 câu trắc nghiệm)

Mã đề thi 145

Câu 1: Có bao nhiêu amin bậc 2 có cùng công thức phân tử C4H11N?

A. 3 B. 8 C. 4 D. 1

Câu 2: Cho một đipeptit Y có công thức phân tử C6H12N2O3. Số đồng phân peptit của Y (chỉ chứa gốc -aminoaxit) mạch hở là:

A. 5 B. 4 C. 7 D. 6

Câu 3: Cho các nhận định sau:

(1) Alanin làm quỳ tím hóa xanh.

(2) Axit glutamic làm quỳ tím hóa đỏ.

(3) Lysin làm quỳ tím hóa xanh.

(4) Axit ađipic và hexametylenđiamin là nguyên liệu để sản xuất tơ nilon-6,6

(5) Methionin là thuốc bổ thận.

Số nhận định đúng là:

A. 2 B. 5 C. 3 D. 4

Câu 4: Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-S là:

A. CH2=C(CH3)-CH=CH2, C6H5CH=CH2. B. CH2=CH-CH=CH2, C6H5CH=CH2.

C. CH2=CH-CH=CH2, lưu huỳnh. D. CH2=CH-CH=CH2, CH3-CH=CH2.

Câu 5: Cho các chất sau

I. H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH

II. H2N-CH2CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-COOH

III. H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-COOH

Chất nào là tripeptit?

A. III B. I C. II D. I, II

Câu 6: Các dung dịch đều tác dụng được với Cu(OH)2 là:

A. glucozơ, xenlulozơ, glixerol B. fructozơ, saccarozơ, tinh bột.

C. glucozơ, glixerol, tinh bột D. fructozơ, saccarozơ, glixerol

Câu 7: Poli (vinyl clorua) (PVC) được điều chế từ khí thiên nhiên (chứa 95% thể tích khí metan) theo sơ đồ chuyển hóa và hiệu suất mỗi giai đoạn như sau:

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học có đáp án

Muốn tổng hợp 3,125 tấn PVC thì cần bao nhiêu m3 khí thiên nhiên (đo ở đktc)? (H = 1, C = 12, O = 16, Cl = 35,5)

A. 17466 m3 B. 18385 m3 C. 2358 m3 D. 5580 m3

Câu 8: Thủy phân este C4H6O2 trong môi trường axit thì ta thu được một hỗn hợp các chất đều có phản ứng tráng gương. Vậy công thức cấu tạo của este có thể là ở đáp án nào sau đây?

A. H-COO-CH=CH-CH3 B. CH2=CH-COO-CH3

C. CH3-COO-CH=CH2 D. H-COO-CH2-CH=CH2

Câu 9: Để trung hòa 200 ml dung dịch aminoaxit 0,5 M cần 100 g dung dịch NaOH 8%, cô cạn dung dịch được 16,3 g muối khan. X có công thức cấu tạo (cho H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23):

A. (H2N)2CH-COOH B. H2N-CH2-CH(COOH)2

C. H2NCH(COOH)2 D. H2N-CH2-CH2-COOH

Câu 10: Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:

(a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn, màu trắng, có vị ngọt, dễ tan trong nước.

(b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit.

(c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hoà tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam.

(d) Khi thuỷ phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và xenlulozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất.

(e) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag.

(f) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.

Số phát biểu đúng là

A. 5. B. 6. C. 4. D. 3.

Câu 11: Clo hoá PVC thu được một polime chứa 63,96% clo về khối lượng, trung bình 1 phân tử clo phản ứng với k mắt xích trong mạch PVC. Giá trị của k là (cho H = 1, C = 12, Cl = 35,5)

A. 6. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 12: Để phân biệt glucozơ với etanal ta dùng cách nào sau đây?

A. tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ cao B. tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng

C. thực hiện phản ứng tráng gương D. dùng dung dịch Br2

Câu 13: Cho m gam glucozơ lên men thành ancol etylic với H = 75%. Toàn bộ khí CO2 sinh ra được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 lấy dư tạo ra 500g kết tủa. Giá trị của m là: (C = 12; H = 1, O = 16; Ca = 40)

A. 720 B. 540 C. 1080 D. 600

Câu 14: Chọn câu sai:

A. xenlulozơ và tinh bột không phản ứng được với dung dịch AgNO3/NH3

B. tinh bột và xenlulozơ có tính chất của ancol đa chức, tác dụng với Cu(OH)2 tạo thành dung dịch phức chất màu xanh lam

C. tinh bột và xenlulozơ là những polime thiên nhiên có khối lượng phân tử rất lớn

D. ở điều kiện thường, tinh bột và xenlulozơ là những chất rắn màu trắng không tan trong nước

Câu 15: Fructozơ không phản ứng được với:

A. dung dịch Br2. B. H2/Ni, to.

C. dung dịch AgNO3/NH3. D. Cu(OH)2.

Câu 16: Cho các loại tơ: bông, tơ capron, tơ xenlulozơ axetat, tơ tằm, tơ nitron, nilon-6,6. Số tơ tổng hợp là

A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.

Câu 17: Nhóm các vật liệu được chế tạo từ polime trùng ngưng là

A. tơ axetat, nilon-6,6, poli(vinylclorua) B. cao su, nilon-6,6; tơ nitron

C. nilon-6,6; tơ lapsan; thủy tinh Plexiglas D. nilon-6,6; tơ lapsan; nilon-6

Câu 18: Đun nóng x gam hỗn hợp A gồm 2a mol tetra peptit mạch hở X và a mol tri peptit mạch hở Y với 550 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ). Sau khi các phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 45,5 gam muối khan của các amino axit đều có 1-COOH và 1-NH2 trong phân tử. Mặt khác thuỷ phân hoàn toàn x gam hỗn hợp A trên bằng dung dịch HCl dư thu được m gam muối. Giá trị của m là? (cho C = 12, H = 1; O = 16, N = 14, Na = 23)

A. 56,125 B. 56,175 C. 46,275 D. 53,475

Câu 19: Các este có công thức C4H6O2 được tạo ra từ axit và ancol tương ứng có thể có công thức cấu tạo như thế nào?

A. CH2=CH-COO-CH3;H-COO-CH2-CH=CH2; H-COO-CH=CH-CH3

B. CH2=CH-COO-CH3; CH3COO-CH=CH2; H-COO-CH2-CH=CH2

C. CH2=CH-COO-CH3; H-COO-CH2-CH=CH2

D. CH2=CH-COO-CH3; CH3COO-CH=CH2; H-COO-CH2-CH=CH2; H-COO-C(CH3)=CH2.

Câu 20: Trong các chất dưới đây, chất nào là glyxin?

A. H2N-CH2-COOH B. CH3–CH(NH2)–COOH

C. HOOC-CH2CH(NH2)COOH D. H2N–CH2-CH2–COOH

4. Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT Hà Trung, Thanh Hóa (Lần 1)

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT HÀ TRUNG

Đề có 04 trang

(40 câu trắc nghiệm)

KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN THỨ I

NĂM HỌC 2016-2017

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề

Ngày thi: 04/12/2016

Mã đề thi 302

Câu 1: Dãy gồm các ion cùng tồn tại được trong một dung dịch là

A. Al3+, PO43–, Cl, Ba2+. B. K+, Ba2+, OH, Cl.

C. Ca2+, Cl, Na+, CO32–. D. Na+, K+, OH, HCO3.

Câu 2: Cho các hợp kim sau: Cu–Fe (1); Zn–Fe (2); Fe–C (3); Al–Fe (4). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì số lượng hợp kim mà trong đó Fe bị ăn mòn trước là

A. 1. B. 3. C. 4 D. 2.

Câu 3: Cho phản ứng: NaCrO2 + Br2 + NaOH → Na2CrO4 + NaBr + H2O. Khi cân bằng hệ số cân bằng nguyên tối giản của NaCrO2

A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.

Câu 4: Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư; (b) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2; (c) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO đun nóng; (d) Cho Ba vào dung dịch CuSO4 dư; (e) Nhiệt phân AgNO3. Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là

A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Sản phẩm của phản ứng xà phòng hoá chất béo là axit béo và glixerol.

B. Số nguyên tử hiđro trong phân tử este đơn và đa chức luôn là một số chẵn.

C. Nhiệt độ sôi của este thấp hơn hẳn so với ancol có cùng phân tử khối.

D. Trong công nghiệp có thể chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn.

Câu 6: Cho dung dịch A chứa a mol ZnSO4; dung dịch B chứa b mol AlCl3; dung dịch C chứa KOH.

Thí nghiệm 1: cho từ từ dung dịch C vào dung dịch A.

Thí nghiệm 2: cho từ từ dung dịch C vào dung dịch B.

Lượng kết tủa trong hai thí nghiệm được mô tả theo đồ thị (ở hình dưới)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học có đáp án

(1): đồ thị biểu diễn kết tủa ở thí nghiệm 1.

(2): đồ thị biểu diễn kết tủa ở thí nghiệm 2.

Tổng khối lượng kết tủa ở hai thí nghiệm khi dùng x mol KOH trong mỗi thí nghiệm là:

A. 8,496 gam. B. 10,620 gam. C. 25,488 gam. D. 11,286 gam.

Câu 7: Hòa tan hết 3 kim loại Mg, Al, Zn trong dung dịch HNO3 loãng, vừa đủ thu được dung dịch X không thấy có khí thoát ra. Cô cạn X được m gam muối khan trong đó phần trăm khối lượng của nguyên tố Oxi là 54%. Nung m gam muối khan nói trên tới khối lượng không đổi thu được 70,65 gam chất rắn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 210. B. 200. C. 195. D. 185.

Câu 8: Chất nào sau đây thuộc loại đipeptit?

A. H2N-CH2-CONH-CH2-CONH-CH2-COOH. B. H2NCH2CH2CONH-CH2COOH.

C. H2NCH2CH2CONH-CH2 CH2COOH. D. H2N-CH2CONH-CH(CH3)-COOH.

Câu 9: Dung dịch A gồm: Ba2+; Ca2+; Mg2+; 0,3 mol NO3-; 0,5 mol Cl-. Để kết tủa hết tất cả các ion trong A cần dùng tối thiểu V (ml) dung dịch hỗn hợp gồm K2CO3 1M và Na2CO3 1,5M. Giá trị của V là

A. 320. B. 600. C. 300. D. 160.

Câu 10: Kim loại có những tính chất vật lý chung nào sau đây?

A. Tính dẻo, tính dẫn nhiệt, nhiệt độ nóng chảy cao.

B. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt và có ánh kim.

C. Tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, có khối lượng riêng lớn, có ánh kim.

D. Tính dẻo, có ánh kim, tính cứng.

Câu 11: Hợp chất hữu cơ A (chứa 3 nguyên tố C, H, O) chỉ chứa một loại nhóm chức. Cho 0,005 mol A tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch NaOH (D = 1,2 g/ml) thu được dung dịch B. Làm bay hơi dung dịch B thu được 59,49 gam hơi nước và còn lại 1,48 gam hỗn hợp các chất rắn khan D. Nếu đốt cháy hoàn toàn chất rắn D thu được 0,795 gam Na2CO3; 0,952 lít CO2 (đktc) và 0,495 gam H2O. Nếu cho hỗn hợp chất rắn D tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư, rồi chưng cất thì được 3 chất hữu cơ X, Y, Z chỉ chứa các nguyên tố C, H, O. Biết X, Y là 2 axit hữu cơ đơn chức và MZ < 125 Số nguyên tử H trong Z là

A. 12. B. 6. C. 8. D. 10.

Câu 12: Hỗn hợp X gồm Mg và MgO được chia thành 2 phần bằng nhau. Cho phần 1 tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 3,136 lít khí (đktc); cô cạn dung dịch và làm khô thì thu được 14,25g chất rắn khan A.Phần trăm khối lượng của Mg trong hỗn hợp X là

A. 10,64%. B. 89,36%. C. 44,68%. D. 55,32%.

Câu 13: Trong số các loại tơ sau: tơ nitron, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat. Có bao nhiêu loại tơ thuộc loại tơ nhân tạo?

A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.

Câu 14: Để bảo vệ vỏ tàu biển, người ta thường dung phương pháp nào sau đây?

A. Dùng chất ức chế sự ăn mòn. B. Dùng phương pháp điện hóa.

C. Cách li kim loại với môi trường bên ngoài. D. Dùng hợp kim chống gỉ.

Câu 15: Cho các chất: etyl axetat, anilin, axit acrylic, phenol, glyxin, tripanmitin. Trong các chất này, số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là

A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.

Câu 16: Hòa tan hết 9,1 gam X gồm Mg, Al, Zn vào 500 ml dung dịch HNO3 4M thu được 0,448 lít N2 (đktc) và dung dịch Y. Chia Y thành 2 phần bằng nhau. Phần 1: Tác dụng vừa đủ với 530 ml dung dịch NaOH 2M được 2,9 gam kết tủa. Phần 2: Đem cô cạn thì được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 38,40. B. 25,76. C. 33,79. D. 32,48.

Câu 17: Este X no, đơn chức, mạch hở, không có phản ứng tráng bạc. Đốt cháy 0,1 mol X rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch nước vôi trong có chứa 0,22 mol Ca(OH)2 thì vẫn thu được kết tủa. Thuỷ phân X bằng dung dịch NaOH thu được 2 chất hữu cơ có số nguyên tử cacbon trong phân tử bằng nhau. Phần trăm khối lượng của oxi trong X là

A. 36,36%. B. 53,33%. C. 37,21%. D. 43,24%.

Câu 18: Cho các chất sau: (1) C6H5NH2; (2) C2H5NH2; (3) (C6H5)2NH; (4) (CH3)2NH; (5) NH3. Chiều giảm dần lực bazơ của các chất là

A. (4) > (2) > (5) > (3) > (1). B. (4) > (2) > (5) > (1) > (3).

C. (2) > (4) > (5) > (3) > (1). D. (5) > (4) > (1) > (2) > (3).

Câu 19: Dãy các ion xếp theo chiều giảm dần tính oxi hóa là

A. Ag+, Cu2+, Fe3+, Fe2+. B. Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+.

C. Fe3+, Ag+, Cu2+, Fe2+. D. Fe3+, Cu2+, Ag+, Fe2

Câu 20: Hoà tan m gam bột nhôm bằng dung dịch HCl dư thu được 3,36 lít khí (ở đktc). Giá trị m là

A. 6,075. B. 2,7. C. 4,05. D. 3,6.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học

1

B

11

C

21

A

31

C

2

D

12

B

22

D

32

A

3

A

13

B

23

D

33

C

4

B

14

B

24

B

34

C

5

A

15

D

25

C

35

D

6

A

16

C

26

C

36

A

7

C

17

A

27

C

37

A

8

D

18

B

28

A

38

D

9

D

19

B

29

C

39

D

10

A

20

B

30

D

40

B

5. Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

MÃ ĐỀ: 135

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THPT QUỐC GIA

NĂM HỌC 2016 - 2017 – MÔN HÓA HỌC 12

Thời gian làm bài: 50 phút (40 câu trắc nghiệm)

Họ, tên thí sinh:.....................................................................Số báo danh: .............................

Thí sinh không được sử dụng tài liệu, kể cả bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

Cho biết khối lưng nguyên tử (theo đvC) của các nguyên t:

H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137.

Câu 1: Trong điều kiện thường, X là chất rắn, dạng sợi màu trắng. Phân tử X có cấu trúc mạch không phân nhánh, không xoắn. Thủy phân X trong môi trường axit, thu được glucozơ. Tên gọi của X là

A. saccarozơ. B. fructozơ. C. amilopectin. D. xenlulozơ.

Câu 2: Xà phòng hóa tristearin bằng NaOH, thu được glixerol và chất X. Chất X là

A. CH3[CH2]16 (COONa)3. B. CH3[CH2]16(COOH)3.

C. CH3[CH2]16COONa. D. CH3[CH2]16COOH.

Câu 3: Chất ở trạng thái lỏng điều kiện thường là

A. natri axetat. B. natri fomat. C. tripanmitin. D. triolein.

Câu 4: Hợp chất không làm đổi màu giấy quỳ tím ẩm là

A. CH3COOH. B. CH3NH2. C. H2NCH2COOH. D. NH3.

Câu 5: Khi thay thế nguyên tử H trong phân tử NH3 bằng gốc hiđrocacbon, thu được

A. este. B. lipit. C. amin. D. amino axit.

Câu 6: Polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh?

A. Xenlulozơ. B. PVC. C. Amilopetin. D. Cao su isopren.

Câu 7: Glucozơ lên men thành ancol etylic theo phản ứng sau:

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học có đáp án

Để thu được 92 gam C2H5OH cần dùng m gam glucozơ. Biết hiệu suất của quá trình lên men là 60%. Giá trị của m là

A. 360. B. 300. C. 270. D. 108.

Câu 8: Ở điều kiện thường, amin X là chất lỏng, dễ bị oxi hoá khi để ngoài không khí. Dung dịch X không làm đổi màu quỳ tím nhưng tác dụng với nước brom tạo kết tủa trắng. Amin X là

A. benzylamin. B. anilin. C. metylamin. D. đimetylamin.

Câu 9: Đun nóng 14,6 gam Gly-Ala với lượng dư dung dịch NaOH. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

A. 16,8. B. 18,6. C. 20,8. D. 22,6.

Câu 10: Polime nào sau đây là polime thiên nhiên?

A. Cao su isopren. B. Amilozơ. C. Cao su buna. D. Nilon-6,6.

Câu 11: Cho 9,0 gam glucozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 (đun nóng), thu được m gam Ag. Giá trị của m là

A. 16,2. B. 10,8. C. 5,4. D. 21,6.

Câu 12: Hợp chất nào dưới đây thuộc loại amino axit?

A. H2NCH2COOH. B. CH3COOC2H5. C. C2H5NH2. D. HCOONH4.

Câu 13: Tiến hành phản ứng khử oxit X thành kim loại bằng khí CO (dư) theo sơ đồ hình vẽ:

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học có đáp án

Oxit X là

A. K2O. B. CuO. C. MgO. D. Al2O3.

Câu 14: Khi nói về kim loại, phát biểu nào sau đây sai?

A. Kim loại có độ cứng lớn nhất là Cr. B. Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là Li.

C. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là W. D. Kim loại dẫn điện tốt nhất là Cu.

Câu 15: Cho C2H4(OH)2 phản ứng với hỗn hợp gồm CH3COOH và HCOOH trong môi trường axit (H2SO4), thu được tối đa số este thuần chức là

A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.

Câu 16: Cho dãy các kim loại: Na, Ca, Cu, Fe, K. Số kim loại trong dãy không tác dụng với H2O tạo thành dung dịch bazơ là

A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.

Câu 17: Đường Fructozơ có nhiều trong mật ong, ngoài ra còn có trong các loại hoa quả và rau xanh như ổi, cam, xoài, rau diếp xoắn, cà chua… rất tốt cho sức khỏe. Công thức phân tử của fructozơ là

A. C6H10O5. B. C6H12O6. C. CH3COOH. D. C12H22O11.

Câu 18: Trong những năm 30 của thế kỷ XX, các nhà hóa học của hãng Du Pont (Mỹ) đã thông báo phát minh ra một loại vật liệu "mỏng hơn tơ nhện, bền hơn thép và đẹp hơn lụa”. Theo thời gian, vật liệu này đã có mặt trong cuộc sống hàng ngày của con người, phổ biến trong các sản phẩm như lốp xe, dù, quần áo, tất, … Hãng Du Pont đã thu được hàng tỷ đôla mỗi năm bằng sáng chế về loại vật liệu này. Một trong số vật liệu đó là tơ nilon-6. Công thức một đoạn mạch của tơ nilon-6 là

A. (-NH-[CH2]5-CO-)n. B. (-NH-[CH2]6-NH-CO-[CH2]4-CO-)n.

C. (-NH-[CH2]6-CO-)n. D. (-CH2-CH=CH-CH2-)n.

Câu 19: Một đoạn mạch PVC có 1000 mắt xích. Khối lượng của đoạn mạch đó là

A. 62550 đvC. B. 12500 đvC. C. 25000đvC. D. 62500 đvC.

Câu 20: Thuỷ phân 8,8 gam etyl axetat bằng 200 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 8,56. B. 8,20. C. 10,40. D. 3,28.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học

1

D

11

B

21

A

31

D

2

C

12

A

22

C

32

A

3

D

13

B

23

A

33

B

4

C

14

D

24

C

34

C

5

C

15

A

25

B

35

A

6

C

16

D

26

B

36

A

7

B

17

B

27

D

37

D

8

B

18

A

28

A

38

C

9

C

19

D

29

B

39

D

10

B

20

D

30

A

40

C

Mời các bạn tải trọn bộ đáp án và đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa về tham khảo.

Đánh giá bài viết
1 329
Sắp xếp theo

    Môn Hóa khối B

    Xem thêm