Bộ đề trắc nghiệm ôn thi THPT Quốc gia môn Giáo dục công dân lớp 12

Bộ đề trắc nghiệm ôn thi THPT Quốc gia môn Giáo dục công dân lớp 12

Bộ đề trắc nghiệm ôn thi THPT Quốc gia môn Giáo dục công dân lớp 12 có cấu trúc gồm 3 phần: Bảng mô tả cho ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm, tóm tắt lí thuyết từ bài 1 đến bài 9; hệ thống câu hỏi trắc nghiệm gồm 397 câu /9 bài; có phần đáp án riêng cho mỗi bài. Mời quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo.

Câu hỏi trắc nghiệm môn Giáo dục công dân lớp 12

Bài tập trắc nghiệm môn Giáo dục công dân lớp 12: Công dân với các quyền tự do cơ bản

Đề thi minh họa và đáp án kì thi THPT quốc gia 2017 môn Giáo dục công dân

PHẦN I: LÍ THUYẾT

BÀI 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG

I. BẢNG MÔ TẢ:

Cấp độ

Nhận biết

MĐ1

Số câu: 9 câu

Tỉ lệ %: 30%

Thông hiểu

MĐ2

Số câu: 9 câu

Tỉ lệ %: 30%

Vận dụng

MĐ3

Số câu: 6 câu

Tỉ lệ %: 20%

Vận dụng cao

MĐ4

Số câu: 6 câu

Tỉ lệ %: 20%

Chủ đề

Khái niệm pháp luật.

Trình bày khái niệm pháp luật, các đặc trưng của PL.

- Phân tích khái niệm pháp luật. Cho ví dụ.

- Phân tích các đặc trưng của pháp luật.

Vận dụng một số nội dung để phân biệt với các quy phạm xã hội khác.

Liên hệ thực tiễn các vấn đề liên quan đến nội dung pháp luật.

Bản chất của pháp luật

Nắm rõ bản chất của pháp luật

Phân tích bản chất xã hội và bản chất giai cấp của pháp luật.

Vận dụng một số nội dung bài học vào các vấn đề xã hội.

Liên hệ một số nội dung vào trong thực tiễn cuộc sống.

Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức

Nêu mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức

Phân tích mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức.

Phân biệt pháp luật với đạo đức.

Liên hệ thực tiễn

II. TÓM TẮT NỘI DUNG:

1. Khái niệm pháp luật

a. Pháp luật là gì?

  • Từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) cho đến nay, nước ta đã ban hành 5 bản hiến pháp, đó là những bản hiến pháp (HP): HP 1946, HP 1959, HP 1980, HP 1992, HP 2013. HP 2013 là bản hiến pháp mới nhất và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014.
  • Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

b. Các đặc trưng của pháp luật:

  • Tính quy phạm phổ biến:
    • Pháp luật được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội.
  • Tính quyền lực, bắt buộc chung:
    • Pháp luật được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh quyền lực nhà nước, bắt buộc đối với tất cả mọi đối tượng trong xã hội.
  • Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức:
    • Các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Quốc hội ban hành Hiến pháp.
    • Các văn bản quy phạm pháp luật luôn chính xác, rõ ràng, được quy định chặt chẽ trong Hiến pháp và luật ban hành.

2. Bản chất của pháp luật.

a. Bản chất giai cấp của pháp luật.

  • PL mang bản chất giai cấp sâu sắc vì PL do nhà nước ban hành – mà nhà nước đại diện cho giai cấp cầm quyền, thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
  • PL của nhà nước ta mang bản chất của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, thể hiện ý chí của giai cấp công nhân.

b. Bản chất xã hội của pháp luật.

  • Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội, do các thành viên trong xã hội thực hiện.
  • Các qui phạm PL được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội vì sự phát triển của xã hội

3. Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức:

a. Quan hệ giữa pháp luật với kinh tế: (giảm tải)

b. Quan hệ giữa pháp luật với chính trị: (giảm tải)

c. Quan hệ giữa pháp luật với đạo đức:
­

Nhà nước luôn cố gắng chuyển những quy phạm đạo đức có tính phổ biến, phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội thành các quy phạm pháp luật.
­

Khi ấy, các giá trị đạo đức không chỉ được tuân thủ bằng niềm tin, lương tâm của cá nhân hay do sức ép của dư luận xã hội mà còn được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh quyền lực nhà nước.

Mời các bạn tải file đầy đủ về tham khảo.

Đánh giá bài viết
1 4.517
Sắp xếp theo

Luyện thi đại học

Xem thêm