Các bước soạn giáo án

Soạn giáo án là công việc quen thuộc và quan trọng của mỗi giáo viên để truyền đạt kiến thức một cách đầy đủ, dễ hiểu cho học sinh. Vậy giáo viên cần có các phương pháp soạn giáo án nào vừa hiệu quả lại khiến cho các bài học dễ tiếp thu cho các em học sinh. Bài viết dưới đây hướng dẫn các bạn cách làm giáo án và những điều cần lưu ý khi soạn.

Theo quan điểm công nghệ, quá trình dạy học gồm hai giai đoạn cơ bản là thiết kế và thi công, trong đó giai đoạn thiết kế có tác dụng định hướng cho thi công. Thiết kế bài dạy - Soạn giáo án là khâu đầu tiên có tính quyết định thành công của quá trình dạy học. Soạn bài cách hợp lý sẽ làm cho tiết học có hiệu quả hơn.

I. Căn cứ khi soạn giáo án

  • Phân phối chương chương trình, chuẩn kiến thức kỹ năng, sách giáo viên và tài liệu tham khảo.
  • Điều kiện cơ sở vật chất: lớp học, phòng máy, trang thiết bị dạy học.
  • Đặc điểm nội dung bài học, tiết học
  • Trình độ tiếp thu của học sinh

II. Các bước quan trọng khi soạn giáo án

  • Xác định mục tiêu: kiến thức, kỹ năng, thái độ (dựa vào chuẩn của Bộ GD, đúng trọng tâm, tránh đi sai
    hướng, không rơi vào quá tải nội dung)
  • Xác định phương pháp chủ đạo (tùy theo từng hoàn cảnh, cơ sở vật chất của địa phương, tùy theo khả năng của học sinh, tùy vào nội dung của tiết học)
  • Trình bày từng hoạt động cụ thể (các hoạt động được xây dựng dựa trên mục tiêu của bài học, kết thúc các hoạt động là dần đi đến mục tiêu)

III. Các bước cụ thể khi soạn giáo án theo chương trình mới

Bước 1: Xác định mục tiêu bài học

  • Sau khi kết thúc bài học, tiết học; học sinh đạt được điều gì về: kiến thức, kỹ năng, thái độ.
  • Căn cứ vào chuẩn kiến thức để xác định các mức độ (biết, hiểu, vận dụng) cụ thể của bài học (đặc biệt là chuẩn kiến thức, kỹ năng, SGK, SGV…).

Bước 2: Xác định phương pháp chủ đạo

  • Định hướng Phương pháp chính được áp dụng trong bài dạy.
  • Ngoài phương pháp chính thì đối với từng hoạt động cụ thể của bài học chúng ta có thể đưa ra các phương pháp khác cho phù hợp với đặc thù.
  • Để xác định đúng phương pháp để áp dụng thì chúng ta cần phải căn cứ vào:
    • Điều kiện cơ sở vật chất: lớp học, phòng máy, trang thiết bị dạy học.
    • Đặc điểm nội dung bài học, tiết học
    • Trình độ tiếp thu của học sinh

Bước 3: Chuẩn bị thiết bị dạy - học

  • Chuẩn bị cho giáo viên: Máy tính, máy in, máy chiếu, phần mềm, tranh ảnh, sơ đồ, phiếu học tập,...
  • Chuẩn bị cho học sinh: tài liệu, sưu tầm và nghiên cứu trước tài liệu, ...

Bước 4: Tiến trình Các hoạt động dạy học

  • Phân biệt được hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh trong từng hoạt động một cách chi tiết cụ thể.
  • Không nên tạo ra nhiều hoạt động trong một tiết học, định hướng mục tiêu cho từng hoạt động.
  • Định hướng phân bổ thời lượng cho mỗi hoạt động hợp lý

Bước 5: Tổng kết cuối bài: củng cố, giao nhiệm vụ, đánh giá, ..

  • Tóm tắt, nhấn mạnh các điểm chính của bài học.
  • Có thể dùng phiếu đánh giá cuối bài thay cho tổng kết.
  • Giao nhiệm vụ hoặc bài tập cho học sinh về nhà thực hiện.
  • Giới thiệu tài liệu hoặc các hình thức tham khảo cần thiết khác.
  • Đánh giá, nhận xét tiết học nhằm có được thông tin phản hồi để kịp thời điều chỉnh phương pháp dạy.

IV. Cấu trúc chung của một giáo án theo định hướng phát triển năng lực HS

Mẫu soạn giáo án Số 1

Ngày soạn:……..

Tiết PPCT: ……………. TÊN BÀI HỌC:…….

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Kiến thức

- Kĩ năng

- Thái độ

- Định hướng năng lực cần hình thành và phát triển:

  • Năng lực chung
  • Năng lực chuyên biệt

- Phẩm chất

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của giáo viên

2. Chuẩn bị của học sinh

III. CÁC HOẠT ĐỘNG

A. KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu (MT cần đạt của hoạt động):…………

Phương pháp/kĩ thuật dạy học

Hình thức tổ chức

Phương tiện dạy học

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Chuyển giao nhiệm vụ học tập Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ học sinh thực hiện nhiệm vụ Kết thúc hoạt động, Gv kết luận vấn đề để HS lĩnh hội, ghi vào vởThực hiện nhiệm vụ GV phân công Trao đổi, thảo luận, nhận xét Báo cáo kết quả học tập. Trình bày sản phẩm của hoạt động học

SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động:

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Mục tiêu (MT cần đạt của hoạt động)

Phương pháp/kĩ thuật dạy học

Hình thức tổ chức

Phương tiện dạy học

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Chuyển giao nhiệm vụ học tập Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ học sinh thực hiện nhiệm vụ Kết thúc hoạt động, Gv kết luận vấn đề để HS lĩnh hội, ghi vào vởThực hiện nhiệm vụ GV phân công Trao đổi, thảo luận Báo cáo kết quả học tập. Trình bày sản phẩm của hoạt động học

Dự kiến SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động

C. LUYỆN TẬP

Mục tiêu (MT cần đạt của hoạt động) Phương pháp/kĩ thuật dạy học Hình thức tổ chức Phương tiện dạy học

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Chuyển giao nhiệm vụ học tập Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ học sinh thực hiện nhiệm vụ Kết thúc hoạt động, Gv kết luận vấn đề để HS lĩnh hội, ghi vào vởThực hiện nhiệm vụ GV phân công Trao đổi, thảo luận Báo cáo kết quả học tập. Trình bày sản phẩm của hoạt động học

Dự kiến SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động:

D. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG

Mục tiêu (MT cần đạt của hoạt động)

Phương pháp/kĩ thuật dạy học

Hình thức tổ chức

Phương tiện dạy học

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Chuyển giao nhiệm vụ học tập Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ học sinh thực hiện nhiệm vụ Kết thúc hoạt động, Gv kết luận vấn đề để HS lĩnh hội, ghi vào vở

- Thực hiện nhiệm vụ GV phân công

- Trao đổi, thảo luận

- Báo cáo kết quả học tập. Trình bày sản phẩm của hoạt động học

Dự kiến SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động:

E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Hướng dẫn học bài ở nhà (Nội dung, câu hỏi bài tập ở nhà)

- Hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới …

Mẫu soạn giáo án Số 2

TÊN BÀI DẠY: …………………………………..

Môn học/Hoạt động giáo dục: ……….; lớp:………

Thời gian thực hiện: (số tiết)

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức: Nêu cụ thể nội dung kiến thức học sinh cần học trong bài theo yêu cầu cần đạt của nội dung giáo dục/chủ đề tương ứng trong chương trình môn học/hoạt động giáo dục.

2. Về năng lực: Nêu cụ thể yêu cầu học sinh làm được gì (biểu hiện cụ thể của năng lực chung và năng lực đặc thù môn học cần phát triển) trong hoạt động học để chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức theo yêu cầu cần đạt của chương trình môn học/hoạt động giáo dục.

3. Về phẩm chất: Nêu cụ thể yêu cầu về hành vi, thái độ (biểu hiện cụ thể của phẩm chất cần phát triển gắn với nội dung bài dạy) của học sinh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

Nêu cụ thể các thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng trong bài dạy để tổ chức cho học sinh hoạt động nhằm đạt được mục tiêu, yêu cầu của bài dạy (muốn hình thành phẩm chất, năng lực nào thì hoạt động học phải tương ứng và phù hợp).

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập/Mở đầu (Ghi rõ tên thể hiện kết quả hoạt động)

a) Mục tiêu: Nêu mục tiêu giúp học sinh xác định được vấn đề/nhiệm vụ cụ thể cần giải quyết trong bài học hoặc xác định rõ cách thức giải quyết vấn đề/thực hiện nhiệm vụ trong các hoạt động tiếp theo của bài học.

b) Nội dung: Nêu rõ nội dung yêu cầu/nhiệm vụ cụ thể mà học sinh phải thực hiện (xử lí tình huống, câu hỏi, bài tập, thí nghiệm, thực hành…) để xác định vấn đề cần giải quyết/nhiệm vụ học tập cần thực hiện và đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề/cách thức thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Trình bày cụ thể yêu cầu về nội dung và hình thức của sản phẩm hoạt động theo nội dung yêu cầu/nhiệm vụ mà học sinh phải hoàn thành: kết quả xử lí tình huống; đáp án của câu hỏi, bài tập; kết quả thí nghiệm, thực hành; trình bày, mô tả được vấn đề cần giải quyết hoặc nhiệm vụ học tập phải thực hiện tiếp theo và đề xuất giải pháp thực hiện.

d) Tổ chức thực hiện: Trình bày cụ thể các bước tổ chức hoạt động học cho học sinh từ chuyển giao nhiệm vụ, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ thông qua sản phẩm học tập.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực thi nhiệm vụ đặt ra từ Hoạt động 1 (Ghi rõ tên thể hiện kết quả hoạt động).

a) Mục tiêu: Nêu mục tiêu giúp học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập để chiếm lĩnh kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực hiện nhiệm vụ đặt ra từ Hoạt động 1.

b) Nội dung: Nêu rõ nội dung yêu cầu/nhiệm vụ cụ thể của học sinh làm việc với sách giáo khoa, thiết bị dạy học, học liệu cụ thể (đọc/xem/nghe/nói/làm) để chiếm lĩnh/vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề/nhiệm vụ học tập đã đặt ra từ Hoạt động 1.

c) Sản phẩm: Trình bày cụ thể về kiến thức mới/kết quả giải quyết vấn đề/thực hiện nhiệm vụ học tập mà học sinh cần viết ra, trình bày được.

d) Tổ chức thực hiện: Hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện hoạt động của học sinh.

3. Hoạt động 3: Luyện tập

a) Mục tiêu: Nêu rõ mục tiêu vận dụng kiến thức đã học và yêu cầu phát triển các kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh.

b) Nội dung: Nêu rõ nội dung cụ thể của hệ thống câu hỏi, bài tập, bài thực hành, thí nghiệm giao cho học sinh thực hiện.

c) Sản phẩm: Đáp án, lời giải của các câu hỏi, bài tập; các bài thực hành, thí nghiệm do học sinh thực hiện, viết báo cáo, thuyết trình.

d) Tổ chức thực hiện: Nêu rõ cách thức giao nhiệm vụ cho học sinh; hướng dẫn hỗ trợ học sinh thực hiện; kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện.

4. Hoạt động 4: Vận dụng

a) Mục tiêu: Nêu rõ mục tiêu phát triển năng lực của học sinh thông qua nhiệm vụ/yêu cầu vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn (theo từng bài hoặc nhóm bài có nội dung phù hợp).

b) Nội dung: Mô tả rõ yêu cầu học sinh phát hiện/đề xuất các vấn đề/tình huống trong thực tiễn gắn với nội dung bài học và vận dụng kiến thức mới học để giải quyết.

c) Sản phẩm: Nêu rõ yêu cầu về nội dung và hình thức báo cáo phát hiện và giải quyết tình huống/vấn đề trong thực tiễn.

d) Tổ chức thực hiện: Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp báo cáo để trao đổi, chia sẻ và đánh giá vào các thời điểm phù hợp trong kế hoạch giáo dục môn học/hoạt động giáo dục của giáo viên.

Ghi chú:

1. Mỗi bài dạy có thể được thực hiện trong nhiều tiết học, bảo đảm đủ thời gian dành cho mỗi hoạt động để học sinh thực hiện hiệu quả. Hệ thống câu hỏi, bài tập luyện tập cần bảo đảm yêu cầu tối thiểu về số lượng và đủ về thể loại theo yêu cầu phát triển các kĩ năng. Hoạt động vận dụng được thực hiện đối với những bài hoặc nhóm bài có nội dung phù hợp và chủ yếu được giao cho học sinh thực hiện ở ngoài lớp học.

2. Trong Kế hoạch bài dạy không cần nêu cụ thể lời nói của giáo viên, học sinh mà tập trung mô tả rõ hoạt động cụ thể của giáo viên: giáo viên giao nhiệm vụ/yêu cầu/quan sát/theo dõi/hướng dẫn/nhận xét/gợi ý/kiểm tra/đánh giá; học sinh thực hiện/đọc/nghe/nhìn/viết/trình bày/báo cáo/thí nghiệm/thực hành/.

3. Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện trong quá trình tổ chức các hoạt động học và được thiết kế trong Kế hoạch bài dạy thông qua các hình thức: hỏi - đáp, viết, thực hành, thí nghiệm, thuyết trình, sản phẩm học tập. Đối với mỗi hình thức, khi đánh giá bằng điểm số phải thông báo trước cho học sinh về các tiêu chí đánh giá và định hướng cho học sinh tự học; chú trọng đánh giá bằng nhận xét quá trình và kết quả thực hiện của học sinh theo yêu cầu của câu hỏi, bài tập, bài thực hành, thí nghiệm, thuyết trình, sản phẩm học tập đã được nêu cụ thể trong Kế hoạch bài dạy.

4. Các bước tổ chức thực hiện một hoạt động học

- Giao nhiệm vụ học tập: Trình bày cụ thể nội dung nhiệm vụ được giao cho học sinh (đọc/nghe/nhìn/làm) với thiết bị dạy học/học liệu cụ thể để tất cả học sinh đều hiểu rõ nhiệm vụ phải thực hiện.

- Thực hiện nhiệm vụ (học sinh thực hiện; giáo viên theo dõi, hỗ trợ): Trình bày cụ thể nhiệm vụ học sinh phải thực hiện (đọc/nghe/nhìn/làm) theo yêu cầu của giáo viên; dự kiến những khó khăn mà học sinh có thể gặp phải kèm theo biện pháp hỗ trợ; dự kiến các mức độ cần phải hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu.

- Báo cáo, thảo luận (giáo viên tổ chức, điều hành; học sinh báo cáo, thảo luận): Trình bày cụ thể giải pháp sư phạm trong việc lựa chọn các nhóm học sinh báo cáo và cách thức tổ chức cho học sinh báo cáo (có thể chỉ chọn một số nhóm trình bày/báo cáo theo giải pháp sư phạm của giáo viên).

- Kết luận, nhận định: Phân tích cụ thể về sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành theo yêu cầu (làm căn cứ để nhận xét, đánh giá các mức độ hoàn thành của học sinh trên thực tế tổ chức dạy học); làm rõ những nội dung/yêu cầu về kiến thức, kĩ năng để học sinh ghi nhận, thực hiện; làm rõ các nội dung/vấn đề cần giải quyết/giải thích và nhiệm vụ học tập mà học sinh phải thực hiện tiếp theo./.

>> Tham khảo thêm: Khung kế hoạch bài dạy theo công văn 5512

V. Những điều cần lưu ý khi soạn giáo án

Việc soạn giáo án không phải là điều dễ dàng, đôi khi là vất vả đối với những giáo viên phải dạy nhiều lớp có trình độ khác nhau, thậm chí một giáo viên dạy nhiều môn. Với những giáo viên mới, giáo viên trẻ chưa có kinh nghiệm nhiều, dưới đây là một số lưu ý khi soạn giáo án cho các bạn cùng tham khảo

Một số lời khuyên dưới đây sẽ giúp ích cho giáo viên trẻ khi thực hiện soạn giáo án:

  • Lồng ghép các thông tin liên quan trong giáo án, biết cách khiến các em tập trung vào bài học.
  • Có thể thường xuyên gọi trả lời với những em rụt rè.
  • Xem trước tài liệu học tập cùng học sinh và xây dựng mục tiêu cho tuần tới.
  • Giảng dạy đúng trọng tâm, dễ hiểu
  • Xem lại kế hoạch giảng dạy sau mỗi buổi học để rút kinh nghiệm và xem mình cần thay đổi gì không.
  • Xây dựng khung bài dạy học theo đúng yêu cầu của Bộ Giáo dục.

VI. 5 bước thiết kế hoạt động dạy-học

Thiết kế hoạt động dạy học là một công việc cần sự đầu tư kỹ lưỡng của giáo viên. Đây là phần trọng tâm, thể hiện toàn bộ kịch bản của giờ dạy. Những phương pháp nào cần phải vận dụng, những tình huống học tập nào cần đưa vào bài… được thể hiện ở phần này.

Để thiết kế hoạt động dạy - học cho giờ học, chia sẻ quy trình 5 bước:

Bước 1: Phân tích nội dung học tập.

Bước 2: Phân tích kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm hiện có của người học.

Bước 3: Xây dựng tình huống học tập.

Bước 4: Thiết kế hoạt động của người học.

Bước 5: Thiết kế hoạt động tổ chức và hướng dẫn.

Khi thể hiện trong giáo án, giáo viên nêu cụ thể cách thức triển khai hoạt động cụ thể của giáo viên và học sinh, đồng thời nêu rõ mục tiêu của các hoạt động đó, tránh việc chỉ nêu tên phương pháp.

Trong quá trình thực hiện các hoạt động dạy học, giáo viên cần sử dụng nhiều kỹ thuật dạy học khác nhau, tránh gây nhàm chán cho người học, đồng thời phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm của từng phương pháp, kỹ thuật.

Tham khảo thêm các tài liệu soạn giáo án sau đây:

Đánh giá bài viết
23 92.651
Sắp xếp theo

    Mẹo dạy học hay

    Xem thêm