Các ngày cúng giỗ tổ nghề ở Việt Nam

Cúng tổ nghề Việt Nam đó là ngày những người làm việc trong các ngành nghề đặc thù tưởng nhớ, tôn vinh những người đã có công sáng lập và phát triển ra những ngành nghề để người đời sau có được kinh nghiệm và việc làm ổn định. Sau đây là một số bài cúng tổ nghề cơ bản và lễ vật cúng tổ nghề.

Ý nghĩa cúng giỗ tổ nghề

Tổ nghề hay còn gọi là Đức Thánh Tổ hoặc Tổ Sư là người có nhiều công lao trong việc sáng lập, truyền bá, phát triển một ngành nghề nào đó. Phần lớn ngày giỗ tổ các ngành nghề không phải mới ra đời từ thời có người sáng lập mà có thể là đã có từ trước vì vậy, có thể nói phong tục làm lễ cúng giỗ tổ nghề không chỉ dành cho người tạo nên nghề mà còn là người phát triển, có công lớn, gìn giữ nghề nghiệp cho đời sau.

Vì vậy, các thế hệ sau nhằm tôn vinh và tưởng nhớ ghi công ơn những người có công đối với việc xây dựng, phát triển gìn giữ nghề cho thế hệ sau mà tổ chức ngày giỗ tổ nghề truyền thống của địa phương.

Đồng thời, cách cúng tổ nghề bên cạnh việc tỏ lòng biết ơn thì còn cầu mong cho công việc làm nghề được suôn sẻ, buôn bán may mắn, tránh rủi ro. Do đó các ngày giỗ tổ của các ngành nghề tại các phường nghề còn được gọi là ngày giỗ phường.

Trong một năm sẽ có ngày mà cả phường nghề sẽ tổ chức lễ cúng tổ nghề dựa theo ngày kỵ nhật của vị tổ nghề nếu biết. Hoặc nếu không biết ngày kỵ nhật thì sẽ là một ngày nhất định mà mọi người trong phường, trong làng cùng theo một nghề để chọn làm ngày giỗ tổ nghề chung.

- Các nghề đều có tổ nghề và không nhất thiết chỉ có một tổ nghề mà có thể nhiều vị tổ nghề cùng một nghề như: có 3 vị tổ nghề sân khấu (tam vị thánh tổ) và các vị tổ ở nhiều thời điểm khác nhau là Phạm Thị Trân, Đào Tấn, Cao Văn Lầu…

- Có thể người có thể trở thành nhiều vị tổ nghề của các ngành nghề khác nhau như: Trần Ứng Long tổ nghề đan thuyền thúng, thuyền nan và cũng là ông tổ nghề sơn

- Có thể một nghề nhưng mỗi địa phương lại có các vị tổ nghề khác nhau.

Ví dụ:

  • Làng đá Non Nước ở quận Ngũ Hành Sơn - Đà Nẵng: tổ nghề là Huỳnh Bá Quát
  • Làng đá Bửu Long, Biên Hòa Đồng Nai: tổ nghề là Ngũ Đinh
  • Làng đá ở Ninh Vân, Hoa Lư, Ninh Bình: tổ nghề là Hoàng Sùng

Cách lập bàn thờ tổ nghề

Đối với những làng nghề, ngành nghề thì thờ tổ nghề được xem là một truyền thống uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo. Thường những người làm nghề sẽ sinh sống thành làng nghề, phường nghệ và cùng nhau lập bàn thờ tổ nghề. Cách lập bàn thờ tổ nghề có thể lập tại gia và cúng tổ nghề vào các ngày tuần, tiết, sóc, vọng, giỗ Tết.

Nhưng phổ biến và quan trọng nhất đó là cách lập bàn thờ tổ nghề chung ở có phường nghề, làng nghề đó là lập miếu, đến, định riêng để thờ tổ nghề của mình và có thể nhiều vị tổ nghề được thờ làm thành hoàng làng tức người khai sinh là làng nghề.

Các ngày giỗ tổ nghề lớn tại Việt Nam

Hiện nay, trên cả nước có rất nhiều các ngành nghề truyền thống và có khoảng hơn 60% có tổ chức ngày giỗ tổ của các ngành nghề truyền thống đó như:

  • Cúng tổ nghề buôn bán, kinh doanh
  • Ngày giỗ tổ nghề cơ khí
  • Ngày giỗ tổ nghề kim hoàn
  • Cúng giỗ tổ thợ may
  • Ngày giỗ tổ nghề mộc (gỗ)
  • Ngày giỗ tổ nghề sân khấu
  • Ngày giỗ ông tổ nghề thêu
  • Ngày giỗ tổ nghề xây dựng (thợ hồ, thợ nề)
  • Giỗ tổ nghề đá, gốm
  • Ngày giỗ tổ nghề in, cơ khí

Hay có rất nhiều ngành mới ra đời và phát triển trong những năm gần đây như: Ngày giỗ tổ nghề rèn, sửa xe, lái xe, nghề điện, nghề bánh, nghề bếp … tới các ngày giỗ tổ nghề thẩm mỹ như: ngày giỗ tổ nghề tóc, xăm, trang điểm - makeup, nghề nail, spa, thậm chí là cờ bạc…

>> Chi tiết: Văn khấn Thánh sư - Ông Tổ một nghề

Dưới đây là một số ngày giỗ tổ nghề tại Việt Nam được nhiều người trong nghề tổ chức long trọng bạn có thể tham khảo:

1. Ngày giỗ tổ nghề sân khấu

Ngày giỗ tổ nghề sân khấu hay còn gọi là ngày giỗ tổ nghề nghệ sĩ là ngày giỗ chung của những người có công xây dựng, phát triển trong lĩnh vực ngành nghề sân khấu.

Giỗ tổ nghề sân khấu ngày bao nhiêu?

Theo truyền thống xưa thì ngày 12/8 âm lịch hàng năm sẽ là ngày giỗ tổ nghề sân khấu,. Ngày này cũng được chính phủ Việt Nam chính là lựa chọn là ngày truyền thống Sân khấu Việt Nam từ năm 2011.

Cách cúng giỗ tổ nghề sân khấu

Tục xưa thì vào ngày 12/8 âm lịch các gánh hát rong sẽ tìm nơi tạm nghỉ và lập thỉnh bàn thờ tổ nghiệp Sân khấu ra giữa sân khấu và tiến hành làm lễ giỗ tổ nghề với việc chuẩn bị bày mâm cúng giỗ tổ sân khấu và đọc bài cúng giỗ tổ sân khấu. Sau khi hành lễ xong thì chia lộc cho cả đoàn và vấn còn lưu giữ đến ngày nay.

>> Chi tiết: Văn khấn tổ nghề sân khấu

2. Ngày giỗ tổ nghề thêu

Nghề thêu Việt Nam đã có từ thế kỷ 16 và ông tổ nghề thêu đó là ông Lê Công Hành, tên thật Trần Quốc Khải, (sinh 18/1/1606 và mất 12/6/1661) quê ở làng Quất Động, Thường Tín, tỉnh Hà Tây.

Bởi vậy hàng năm vào ngày mất của ông tổ nghề thêu 12/6 âm lịch những người trong nghề thêu đều tổ chức lễ cúng ông tổ nghề có truyền thống hơn 300 năm.

3. Cúng tổ nghề buôn bán

Tổ nghề buôn bán

Chử Đồng Tử là thương nhân đầu tiên của nước người Việt và còn là vị thần linh bảo hộ nghề buôn bán. Mỗi lần đi qua miếu thờ Chử Đồng Tử – Tiên Dung đều dừng thuyền và lên bờ thắp hương cầu khấn được phù hộ.

Giỗ tổ nghề buôn bán ngày nào?

Theo truyền thống thì ngày giỗ tổ nghề kinh doanh là ngày mùng 10 - 15/3 Âm lịch tại làng Đa Hòa, huyện Châu Giang (Hưng Yên) diễn ra nhiều nghi thức cúng tổ nghề buôn bán.

>> Chi tiết: Văn khấn cho người làm ăn, kinh doanh buôn bán

4. Cúng giỗ tổ thợ may

Ngày giỗ tổ nghề may là ngày nào?

Tương truyền vào ngày 12/12 (tháng Chạp) hàng năm thì mọi thợ may trên cả nước sẽ thành tâm chuẩn bị mâm cúng giỗ tổ ngành may và làm lễ cúng.

Bà tổ nghề may là ai?

Người được tôn sư là Tổ nghề may là bà Nguyễn Thị Sen và cũng là tứ phi Hoàng Hậu Cồ Quốc của Vua Đinh Tiên Hoàng. Và bà mất vào ngày 12 tháng chạp nên được chọn là ngày giỗ tổ nghề may.

Cách cúng giỗ tổ thợ may

Lễ cúng giỗ tổ thợ may diễn ra vào buổi sáng sẽ bao gồm phần chuẩn bị mâm cúng giỗ tổ nghề may và thành tâm dâng hương và đọc văn khấn cúng giỗ tổ thợ may.

* Đối với những thợ may cúng tổ nghề thì mâm cúng giỗ tổ ngành may gồm những gì?

  • 1 cành hoa
  • 1 con gà hoặc đầu heo, heo quay tùy ý
  • 1 đĩa trầu cau
  • 1 ly rượu
  • 1 chén nước lã.

Mâm lễ cúng giỗ tổ ngành may được lập nơi khang trang gần ở bàn may.

* Đối với những làng nghề lâu năm như làng Trạch Xá cái nôi của nghề may thì lễ cúng giỗ Tổ nghề may được tổ chức cầu kỳ hơn gồm có:

Đồ cúng giỗ tổ ngành may gồm có:

  • Hoa lay ơn
  • Nhang rồng phụng 5 tất, đèn cầy
  • Gạo và muối hủ
  • Trà pha sẵn
  • Rượu nếp
  • Trầu cau
  • Giấy cúng giỗ tổ ngành may
  • Mâm lễ trái cây ngũ quả
  • Mâm lễ mặn: xôi gà hoặc heo quay, bánh bao/ bánh chưng, tét, chả lụa…

Cách lập bàn thờ tổ nghề may được sơn son thếp vàng, cùng bức hoành phi với những câu thơ tôn vinh nghề may truyền thống ở Trạch Xá.

Văn khấn cúng giỗ tổ thợ may

Lễ cúng sẽ được thực hiện khi đã chuẩn bị xong mâm lễ và lên hương đèn. Các nghệ nhân trong làng trang phục chỉnh tề là chủ bái và đọc bài cúng giỗ tổ nghề may với nội dung cảm tạ công ơn tổ nghề và các bậc tiền bối và cầu mong phù hộ cho phường may mặc của mình đời đời sung túc, phát đạt cùng nhau chia lộc và trò chuyện, trao đổi công việc.

>> Chi tiết: Văn khấn cúng giỗ Tổ nghề May

5. Cúng giỗ tổ ngành mộc

Ngày giỗ tổ nghề mộc là ngày nào?

Giỗ tổ thợ mộc ngày nào thì theo truyền thuyết về lịch sử ngày ngày giỗ tổ ngành gỗ - mộc diễn ra 2 đợt trong năm.

  • Đợt 1: ngày 13/6 âm lịch hàng năm
  • Đợt 2: ngày 20/12 âm lịch.

Lễ cúng giỗ tổ ngành mộc

Cúng giỗ tổ nghề thợ mộc hàng năm được tổ chức tại nhà người thợ mộc, nơi làm việc.

Mâm cúng giỗ tổ thợ mộc

Bàn hương án tổ sư chỉ là chiếc bàn nhỏ, có bài vị sơn màu đỏ đề chữ “Tiên sư” và 1 bát nhang, bình hoa, và mâm lễ vật cúng giỗ tổ nghề mộc.

Mâm cúng ngày giỗ tổ nghề thợ mộc thường có:

  • Trái cây ngũ quả
  • Nhang, đèn cây, trà, rượu, nước
  • Bình hoa tươi
  • Dĩa bánh kẹo
  • Giấy cúng, vàng bạc
  • Chè xôi: mỗi loại 5 phần
  • Bộ tam sên gồm: 1 quả trứng, 1 miếng thịt luộc, 1 con cua hoặc 3-5 con tôm
  • Gà trống tơ luộc, chéo cánh đẹp
  • Heo quay, bánh hỏi

Văn khấn, bài cúng giỗ tổ nghề thợ mộc

Trước bàn hương án những người thợ ăn mặc chỉnh chủ và đúng trước đó hướng về hương án. Sau đó người thợ chính hoặc chủ cơ sở làm lễ dâng hương đọc văn khấn giỗ tổ nghề mộc cảm tạ tổ nghề và mong tổ sư giúp đỡ những người làm nghệ thợ mộc được nhiều sức khỏe, làm ăn thuận lợi.

Sau khi thợ chính đọc bài cúng giỗ tổ thợ mộc xong thì lần lượt những người thợ phụ, học nghề có mặt thắp hương vái lạy trước bàn thờ tổ sư.

>> Chi tiết: Bài cúng giỗ tổ nghề mộc

6. Cúng giỗ tổ xây dựng

Giỗ tổ nghề xây dựng ngày nào?

Ngày giỗ tổ xây dựng hay còn gọi là ngày giỗ tổ ngành, nghề xây dựng, thợ hồ, thợ nề được tổ chức vào ngày 20 tháng Chạp hàng năm. Vào ngày giỗ tổ nghề xây dựng ngành xây dựng và các công ty sẽ tổ chức cúng giỗ tổ ngành xây dựng.

Ngoài ra, còn có một ngày lễ cúng vào 13/6 âm lịch hàng năm diễn ra tại nơi làm việc của những người thợ xây, thợ nền hoặc những công trình đang thi công với phần lễ đơn giản là 01 quả trứng luộc, 01 con tôm luộc và 01 miếng thịt heo luộc cùng chai rượu nếp trắng. Khác với ngày cúng lễ tổ ngành xây dựng vào ngày 20/12 với thủ tục cúng, mâm lễ linh đình và có cả lễ nhập môn cho người mới vào nghề.

Lễ cúng ngày 20/12 thường tổ chức theo kiểu làng nghề. Tức là trong một làng làm nghề xây dựng thì sẽ phân công ra từng nhóm khác nhau mang lễ vật đến giao cho người chủ lễ và người chủ lễ sẽ đáp lễ lại trong lễ cúng.

Vật lễ cúng là bộ Tam sên gồm 01 con gà trống trắng, 01 con heo đực và 01 vò rượu nếp trắng thơm ngon. Từng tốp thợ sẽ tiến vào lễ đường hành lễ, có thể làm cả lễ nhập môn cho những người mới vào nghề tại ngày giỗ tổ.

Mâm cúng tổ ngành xây dựng

Theo hướng dẫn cách cúng giỗ tổ thợ hồ thì cần chuẩn bị lễ vật cúng giỗ tổ ngành xây dựng như sau:

  • Trái cây
  • Hoa Lay ơn
  • Nhang rồng phụng 5 tất
  • Đèn cầy
  • Gạo, muối hủ
  • Trà pha sẵn
  • Rượu nếp, trầu cau
  • Nước chai
  • Giấy cúng Giỗ tổ ngành xây dựng (không thể thiếu)
  • Xôi, gà luộc
  • Heo quay con
  • Bánh bao
  • Bánh chưng/bánh tét
  • Chả lụa

Chuẩn bị mâm lễ là thủ tục cúng giỗ tổ xây dựng không thể thiếu để tỏ lòng thành và chuẩn bị vào phần lễ cúng chu đáo.

Cách cúng giỗ tổ ngành xây dựng nên chọn giờ cúng giỗ tổ xây dựng là giờ tốt trong buổi sáng để tổ chức lễ. Người đúng chủ và các thành viên ăn mặc chỉnh tề. Sau khi bày lễ cúng ở bàn thờ tại vị trí nghiêm trang thì người đứng chủ đơn vị đứng ta đọc bài cúng giỗ tổ thợ hồ.

>> Chi tiết: Văn khấn cúng giỗ Tổ ngành Xây dựng

7. Ngày giỗ tổ nghề tóc

Giỗ tổ nghề tóc ngày mấy?

Ngày giỗ tổ nghề tóc là ngày nào trong truyền thống nghề là câu hỏi của rất nhiều người trong nghề đưa ra. Dựa theo nguồn gốc xưa kể lại thì ngày giỗ tổ nghề tóc là ngày 20 tháng Giêng (16/3 âm lịch hàng năm) nhằm tưởng nhớ ghi công của người. Vào những ngày này thì những người làm nghề tóc sẽ chuẩn bị mâm cúng giỗ tổ nghề tóc và bài văn cúng giỗ tổ nghề.

>> Chi tiết: Văn khấn cúng giỗ Tổ nghề Tóc

Văn khấn cúng giỗ tổ nghề

Theo truyền thống mỗi nghề có một vị tổ nghề là người có công dạy nghề và được tôn thờ. Do đó việc thờ cúng giỗ tổ nghề sẽ tương đối như nhau, chỉ khác nhau đa phần ở phần sắm lễ giỗ tổ nghề, nhưng cốt ở thành tâm.

Dưới đây là bài văn khấn cúng ngày giỗ tổ nghề dành cho tất cả các ngành nghề khác nhau. Tín chủ đọc bài văn cúng chỉ thay đổi các phần về nội dung mời thánh tổ nghề gì và đúng ngày cúng giỗ tổ nghề đó.

Mời các bạn cùng tham khảo bài văn khấn tổ nghề, tổ nghiệp ngay tại đây:

“Nam mô A Di Đà Phật! ((3 lần)

– Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.

– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quan trong xứ này.

Tín chủ con là ………

Ngụ tại……………

Hôm nay là ngày .... tháng .... năm … ÂL

Tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần.

Con kính mời Thánh tổ nghề …..

Cúi xin Chư vị Tôn thần thánh tổ nghề… thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù Trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! ((3 lần)".

Tham khảo chi tiết các bài văn khấn Cổ truyền của Việt Nam chi tiết.

Đánh giá bài viết
1 147
Sắp xếp theo

    Văn khấn cổ truyền

    Xem thêm