Các nước Tây Âu

Lý thuyết Lịch sử lớp 9: Các nước Tây Âu được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

Lý thuyết bài: Các nước Tây Âu

I. TÌNH HÌNH CHUNG

1. Tình hình chung

*1939-1945: trong Chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều nước Tây Âu bị tàn phá nặng nề

*1948-1951: nhận viện trợ Mỹ theo “Kế hoạch phục hưng Châu Âu”, kinh tế Châu Âu phục hồi , nhưng lệ thuộc Mỹ như không được quốc hữu hóa, hạ thuế đối với hàng hóa của Mỹ, loại những người cộng sản ra khỏi chính phủ.

+ Đối nội: giai cấp tư sản thu hẹp quyền tự do dân chủ, xóa bỏ cải cách tiến bộ, ngăn cản phong trào công nhân và dân chủ.

+ Đối ngoại: tiến hành chiến tranh xâm lược lại các thuộc địa nhằm khôi phục ách thống trị, nhưng cuối cùng thất bại, phải trả lại độc lập cho các thuộc địa

* 1947-1989: “Chiến tranh lạnh”: Tây Âu tham gia NATO (Quân Sự Bắc Đại Tây Dương), chống lại Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu, chạy đua vũ trang và thiết lập nhiều căn cứ quân sự

2. Nước Đức

- Bốn cường quốc Xô, Mỹ, Anh, Pháp chia Đức thành các khu vực chiếm đóng

- 9-1949: Mỹ - Anh - Pháp thành lập Cộng hòa Liên bang Đức, Mỹ đưa Đức vào khối NATO trở thành xung kích chống Liên Xô và Đông Âu, cho vay 50 tỷ Mác, nền kinh tế phục hồi nhanh chóng, từ những năm 1960 - 1970 công nghiệp Đức đã vươn lên đứng hạng 3 trong thế giới tư bản, sau Mỹ và Nhật.

-10-1949: Nhờ sự giúp đỡ của Liên Xô, Công hòa dân chủ Đức được thành lập

-3-10-1990: CHLB Đức và CHDC Đức đã sáp nhập thành nước Đức thống nhất - một quốc gia có tiềm lực kinh tế và quân sự lớn mạnh nhất Tây Âu.

II. SỰ LIÊN KẾT KHU VỰC

* Quá trình ra đời của cộng đồng Châu Âu - EC.

- Từ 1950 kinh tế Tây Âu khôi phục, xu hướng liên kết khu vực trở thành một xu thế ngày càng nổi bật

- 4-1951: Pháp, Cộng hòa Liên Bang Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua thành lập "Cộng đồng than - thép châu Âu".

- 3-1957: Các nước trên lại cùng nhau thành lập "Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu" "Cộng đồng kinh tế châu Âu" (EEC) - hình thành 1 thị trường chung châu Âu.

- 7-1967 ba Cộng đồng trên sáp nhập thành Cộng đồng Châu Âu (EC)

* Tháng 12-1991 các nước EC họp Hội nghị cấp cao tại Maxtrích (Hà Lan) thông qua hai quyết định quan trọng

- Xây dựng một thị trường nội địa châu Âu với một liên minh kinh tế và tiền tệ Châu Âu, có một đồng tiền chung duy nhất – đồng Ơrô (EURO).

-Xây dựng một liên minh chính trị, mở rộng sang liên kết về chính sách đối ngoại và an ninh , tiên tới một nhà nước chung Châu Âu.

- Đồng thời, Hội nghị cũng quyết định Cộng đồng châu Âu mang tên gọi mới là Liên minh châu Âu (EU)

Cờ liên minh

Cờ của Liên minh châu Âu

* Liên Minh châu Âu - EU: là một liên minh kinh tế -chính trị lớn nhất thế giới và trở thành một trong ba trung tâm kinh tế, tài chính thế giới.

1999 EU gồm 15 nước, Năm 2004, tăng lên thành 25 năm 2007 tăng lên thành 27.

Các nước tây âu

* Nguyên do liên kết kinh tế khu vực:

- Đều có chung 1 nền văn minh , một nền kinh tế không cách biệt nhau lắm.

- Kinh tế phát triển rất nhanh nên muốn thoát dần sự lệ thuộc Mỹ.

- Cùng nhau cạnh tranh với các nước ngoài khu vực.

Câu hỏi thực hành và đáp án bài: Các nước Tây Âu

1/ Trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), các nước Tây Âu bị thiệt hại như thế nào?

Trả lời:

Những thiệt hại của các nước Tây Âu trong Chiến tranh thế giới thứ hai là:

- Trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), nhiều nước Tây Âu bị phát xít chiếm đóng và bị tàn phá nặng nề.

- Ở Pháp, năm 1944, sản xuất công nghiệp giảm 38%, nông nghiệp giảm 60% so với trước chiến tranh.

- Ở Italia, sản xuất công nghiệp giảm khoảng 30%, sản xuất nông nghiệp chỉ đảm bảo 1/3 nhu cầu lương thực trong nước.

- Các nước đều bị mắc nợ (nước Anh nợ tới 21 tỉ bảng Anh thời điểm tháng 6-1945)

2/ Để khôi phục kinh tế, các nước Tây Âu đã làm gì?

Trả lời:

Để khôi phục kinh tế, năm 1948, các nước Tây Âu như Anh, Pháp, Tây Đức, I-ta-li-a....đã nhận viện trợ kinh tế của Mĩ theo "Kế hoạch phục hưng châu Âu" (Còn gọi là kế hoạch Mac-san) do Mĩ vạch ra. Kế hoạch này được thực hiện từ năm 1948 đến 1951 với tổng số tiền khoảng 17 tỉ USD.

3/ Để nhận viện trợ kinh tế của Mĩ, các nước Tây Âu phải tuân thủ điều gì?

Trả lời:

Để nhận viện trợ kinh tế của Mĩ, các nước Tây Âu phải tuân thủ những điều kiện do Mĩ đặt ra:

- Không được tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp

- Hạ thuế quan đối với hàng hóa Mĩ nhập vào

- Gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ (như ở Pháp, I-ta-li-a...)

4/ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), các nước Tây Âu thực hiện chính sách đối nội như thế nào?

Trả lời:

- Thu hẹp các quyền tự do dân chủ

- Xóa bỏ các cải cách tiến bộ đã thực hiện trước đây như ngừng quốc hữu hóa các xí nghiệp tư bản và trả lại những xí nghiệp đã quốc hữu hóa cho các chủ cũ, giảm trợ cấp phúc lợi xã hội....

- Ngăn cản các phong trào công nhân và dân chủ.

5/ Chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) như thế nào?

Trả lời:

- Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), nhiều nước Tây Âu đã tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược nhằm khôi phục ách thống trị đối với các thuộc địa trước đây. Nhưng cuối cùng, các nước thực dân Tây Âu đã thất bại, phải công nhận quyền độc lập của các dân tộc ở những nước này.

- Trong bối cảnh "chiến tranh lạnh" gay gắt giữa hai phe, các nước Tây Âu đã tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ lập ra (4-1949), chạy đua vũ trang, thiết lập nhiều căn cứ quân sự nhằm chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

6/ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), tình hình Đức có gì nổi bật?

Trả lời:

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), bốn cường quốc Đồng minh là Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp đã phân chia lãnh thổ nước Đức thành 4 khu vực chiếm đóng và kiểm soát.

- Trong sự đối đầu gay gắt giữa Liên Xô và Mĩ, các khu vực chiếm đóng của Mĩ, Anh, Pháp đã hợp nhất lại thành lập Nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức (9-1949). Ở phía đông, tháng 10-1949, Nhà nước Cộng hòa dân chủ Đức được thành lập.

- Để thực hiện ý đồ biến Tây Đức thành một lực lượng xung kích chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, Mĩ, Anh, Pháp đã tích cực giúp đỡ Cộng hòa Liên bang Đức khôi phục nền kinh tế vào đưa Cộng hòa Liên bang Đức vào khối quân sự Bắc Đại Tây Dương. Nhờ đó, nền kinh tế Cộng hòa Liên bang Đức được phục hồi và phát triển nhanh chóng, vươn lên đứng hàng thứ ba trong thế giới tư bản chủ nghĩa.

- Cùng với sự khủng hoảng của Liên Xô và Đông Âu, ngày 3-10-1990, Công hòa Dân chủ Đức đã sáp nhập vào Cộng hòa Liên bang Đức thành một nước Đức thống nhất.

7/ Những nét nổi bật nhất của tình hình các nước Tây Âu từ sau năm 1945 là gì?

Trả lời:

- Để khôi phục kinh tế, năm 1948, 16 nước Tây Âu đã nhận viện trợ của Mĩ theo "Kế hoạch phục hưng châu Âu" và ngày càng lệ thuộc vào Mĩ.

- Về đối nội, do được củng cố thế lực, giai cấp tư sản cầm quyền ở các nước Tây Âu tìm cách thu hẹp các quyền tự do dân chủ, xóa bỏ các cải cách tiến bộ, ngăn cản các phong trào công nhân và dân chủ.

- Về đối ngoại, ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều nước Tây Âu đã tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược nhằm khôi phục ách thống trị đối với các thuộc địa trước đây nhưng cuối cùng đã thất bại, phải công nhận quyền độc lập của các dân tộc ở những nước này.

- Trong bối cảnh "chiến tranh lạnh", các nước Tây Âu đã tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương do Mĩ lập ra (4-1949) nhằm chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nước Đức bị phân chia thành hai nhà nước với hai chế độ chính trị khác nhau là Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức) và Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức)

- Được sự giúp đỡ của Mĩ, Anh, Pháp, nền kinh tế Cộng hòa Liên bang Đức được phục hồi, phát triển nhanh chóng và đã vươn lên đứng hàng thứ ba trong thế giới tư bản chủ nghĩa, sau Mĩ và Nhật Bản.

- Ngày 3-10-1990, Cộng hòa Dân chủ Đức đã sáp nhập vào Cộng hòa Liên bang Đức thành một nước Đức thống nhất có tiềm lực kinh tế, quân sự lớn mạnh nhất Tây Âu.

8/ Xu hướng mới của các nước Tây Âu từ năm 1950 trở đi là gì?

Trả lời:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đặc biệt là từ năm 1950 trở lại đây, khi nền kinh tế các nước Tây Âu được khôi phục, xu hướng mới ngày càng nổi bật đó là sự liên kết kinh tế giữa các nước trong khu vực.

9/ Em hãy cho biết vì sao các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau?

Trả lời:

Các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau bởi vì:

- Có chung một nền văn minh, có nền kinh tế không cách biệt nhau lắm và từ lâu đã liên hệ mật thiết. Sự hợp tác thật sự rất cần thiết để mở rộng thị trường, giúp các nước Tây Âu tin cậy nhau hơn về chính trị, khắc phục những nghi kỵ, chia rẽ đã xảy ra nhiều lần trong lịch sử.

- Từ năm 1950, sau khi đã khôi phục, nền kinh tế bắt đầu phát triển nhanh, các nước Tây Âu muốn thoát dần sự lệ thuộc Mĩ. Nếu đứng riêng lẻ, các nước Tây Âu không thể đọ sức với Mĩ, họ cần liên kết để cạnh tranh với

10/ Hãy cho biết những mốc thời gian thành lập các tổ chức liên kết kinh tế ở khu vực Tây Âu?

Trả lời:

Những mốc thời gian thành lập các tổ chức liên kết kinh tế ở khu vực Tây Âu:

- Tháng 4-1957: "Cộng đồng than, thép châu Âu" ra đời

- Tháng 3 -1957: Sáu nước trên lại cùng nhau thành lập "Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu" và "Cộng đồng kinh tế châu Âu" (EEC)

- Tháng 7-1967 "ba cộng đồng trên sáp nhập với nhau thành Cộng đồng châu Âu (viết tắt theo tiếng Anh là EC)

- Tháng 1-1993, Cộng đồng châu Âu đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU)

11/ Vì sao nói Hội nghị cấp cao tại Ma-xtrích (Hà Lan), tháng 11-1991, đánh dấu một mốc mang tính đột biến của quá trình liên kết quốc tế ở châu Âu?

Trả lời:

Tại Hội nghị cấp cao tại Ma-a-xtơ-rích (Hà Lan), tháng 11-1991, các nước EC đã thông qua những quyết định quan trọng:

- Xây dựng một thị trường nội địa châu Âu với một liên minh kinh tế và tiền tệ châu Âu, có một đồng tiền chung duy nhất là đồng Ơrô (Euro).

-Xây dựng một liên minh chính trị, mở rộng sang liên kết về chính sách đối ngoại và an ninh, tiến tới một nhà nước chung châu Âu

- Hội nghị cũng quyết định Cộng đồng châu Âu mang tên mới là Liên minh châu Âu (Viết tắt theo tiếng Anh là EU)

12/ Sáu nước đầu tiên của Liên minh châu Âu (EU) là những nước nào?

Trả lời:

Sáu nước đầu tiên của Liên minh châu Âu (EU) là: Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan và Lúc - xăm - bua.

13/ Lập bảng thời gian của 27 quốc gia tham gia Liên minh châu Âu theo thứ tự từ trước đến sau?

Trả lời:

STT

Quốc gia

Năm tham gia Liên minh Châu Âu

1

Pháp

1957

2

CHLB Đức

1957

3

Italia

1957

4

Bỉ

1957

5

Hà Lan

1957

6

Lúc-xăm-bua

1957

7

Anh

1973

8

Đan Mạch

1973

9

Ai-len

1973

10

Hi Lạp

1981

11

Tây Ban Nha

1986

12

Bồ Đào Nha

1986

13

Áo

1995

14

Phần Lan

1995

15

Thụy Điển

1995

16

E-xtô-ni-a

2004

17

Lat-vi-a

2004

18

Lít-va

2004

19

Ba Lan

2004

20

Séc

2004

21

Slô-va-ki-a

2004

22

Hung ga ri

2004

23

Slô-vê-ni-a

2004

24

Síp

2004

25

Man-ta

2004

26

Ru-ma-ni

2007

27

Bun-ga-ri

2007

Trên đây là bài Các nước Tây Âu được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Giải bài tập Lịch sử 9 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Lịch sử lớp 9 và một số bài Giải bài tập Lịch Sử 9 ngắn nhất,Giải Vở BT Lịch Sử 9. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 9, đề thi học kì 2 lớp 9 mới nhất cũng sẽ được chúng tôi cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Đánh giá bài viết
3 974
Sắp xếp theo

Lý thuyết Lịch sử 9

Xem thêm