Cách chặt thịt gà, vịt đẹp mắt và không nát

Trong mâm cỗ, mâm cúng ngày lễ Tết đều không thể thiếu đĩa gà luộc, nhưng làm sao để có thể một đĩa gà luộc thực sự đẹp mắt mà lại không tốn quá nhiều công sức. VnDoc mời các bạn cùng tham khảo bài viết Cách chặt thịt gà, vịt đẹp mắt và không nát dưới đây để biết mẹo chọn gà, luộc gà và chặt gà không bị vỡ.

Cách chặt thịt gà, thịt vịt thịt ngan tương đối là giống nhau nên các bạn có thể áp dụng cách chặt này cho cả ngan và vịt nhé.

1. Chọn gà như thế nào là hợp lý?

Khi chọn gà để luộc trong những bữa cơm ngày Tết, bạn nên chú ý một số đặc điểm bên ngoài như màu đỏ tươi của mào gà, lông mượt, trông gà khỏe mạnh, mỏ không có hiện tượng chảy nhớt, chân gà thẳng, sáng bóng và có màu vàng đều.

Nếu có thể, bạn nên vạch lông để kiểm tra da gà. Da gà mềm mại, bóng bẩy, nhìn dưới cánh có thể thấy được thịt, tia máu và dưới cánh gà không có mỡ là gà ngon. Đặc biệt, bạn nên xem dưới cánh gà có bị tiêm thuốc không. Nếu dưới cánh gà có chấm đỏ, xung quanh bị phồng lên, có vệt đen thì không nên chọn.

2. Luộc gà làm sao để cho thịt căng đẹp?

Mẹo luộc gà không bao giờ lo “bị sống”

Sau khi làm sạch gà, bạn nên luộc gà ngay khi nước còn lạnh sẽ làm cho thịt gà chín đều hơn. Trong lúc luộc gà, bạn hãy cho thêm vài lát gừng tươi vào nồi để khử mùi và làm thịt gà thơm hơn. Sau khi nước sôi lại khoảng 10 phút, tắt bếp và đậy kín nắp trong khoảng 20 phút. Sau đó, bạn hãy vớt gà ra, cho ngay vào nồi nước sôi để nguội hoặc nước lạnh và đợi gà nguội hẳn rồi mới được vớt ra, việc này sẽ làm cho thịt gà căng bóng và có màu sáng rất đẹp.

3. Cách chặt thịt gà luộc đẹp, không bị nát

Cách chặt thịt gà, vịt đẹp mắt và không nát

  • Nên đợi gà luộc nguội hẳn như vậy miếng thịt sẽ gọn gàng sắc nét, không bị nát. Sau khi đã chuẩn bị dụng cụ chặt, các bạn tiến hành chặt thịt gà theo các bước sau:
  • Dùng dao sắc chặt cổ gà để riêng, nếu muốn bày cho đĩa thịt gà đẹp mắt có thể bày cả cổ cánh, còn nếu muốn để nhắm rượu bạn có thể bày riêng đĩa cổ cánh, đầu gà.
  • Cắt cánh gà theo nách nhưng hơi phạm vào ức (ngực) một ít để cho phần cánh thêm ngon.
  • Cắt đùi gà theo phần nách tiến tới lưng gà sao cho phần đùi của gà thành hình chữ nhật là đẹp.
  • Bổ thân gà làm đôi rồi chặt từng miếng đã cắt ra. Khi chặt thịt gà nhớ là phải chặt dứt khoát không chặt nhiều lần sẽ khiến thịt gà nát vụn ra, tuột hết da. Để đĩa gà luộc đẹp mắt hơn nên chặt thịt gà thành miếng hình chữ nhật, hoặc hoặc hình bình hành là đẹp nhất.

4. Cách xếp thịt gà vào đĩa sao cho đẹp

Cần có 2 cái đĩa để xếp gà. Dùng cái đĩa có lòng xếp ngược miếng gà với cách thức: mặt da vàng phía dưới đáy, miếng thịt gà nào bị tuột da trong quá trình chặt thì nhét ở giữa, miếng nạc làm lớp trước xong mới đến miếng xương, sau cùng và trên cùng là cổ cánh chân. Phải xếp làm sao cho đĩa vừa đầy vòng tròn của đĩa lại vừa đủ độ dầy, chứ đừng tiết kiệm thì trông đĩa thịa gà rất mỏng và ko ngon mắt. Lấy cái đĩa còn lại úp chặt vào đĩa vừa xếp và lật ngược lại (tay phải giữ chặt), ta sẽ được một đĩa thịt gà đậỳ đặn và ngon mắt đấy. Sau đó thái nhỏ chút lá chanh rắc lên đĩa gà luộc.

Cách chặt thịt gà, vịt đẹp mắt và không nát

Bạn cũng có thể úp trực tiếp những miếng gà luộc lên đĩa mà không cần dùng đến 2 cái đĩa, tuy nhiên cách này chỉ khi nào chặt quen, bạn đã nhớ những vị trí của con gà, mới có thể chặt đẹp mắt được. Vậy là đã hoàn thiện xong đĩa gà luộc rồi đấy. Cách chặt thịt gà không khó nhưng đòi hỏi người chặt phải cận thẩn, quyết đoán và dứt khoát. Muốn chặt thịt gà đẹp thì dao, thớt là yếu tố vô cùng quan trọng, vì vậy sẽ dễ hiểu khi chặt thịt gà thường bị nát, không liền miếng là do thớt yếu, dao cùn.

Hy vọng với những hướng dẫn chặt thịt gà đẹp mắt trong bài này các bạn đã biết cách chặt gà, vịt đẹp không thua đầu bếp nhà hàng đâu. Chúc các bạn thành công.

Video hướng dẫn cách chặt thịt gà luộc ngon không bị nát:

Trong ngày tết cổ truyền của dân tộc ta, ngoài lễ cúng tất niên giao thừa, thì lễ cúng giỗ ông bà tổ tiên trong 3 ngày đầu năm luôn là việc không thể thiếu. Mời các bạn tham khảo Văn khấn gia tiên mùng 1, Văn khấn mùng 2 Tết Văn khấn mùng 3 Tết để thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với các bậc thần phật, ông bà tổ tiên.

Mời tham khảo những bài văn khấn thường dùng trong dịp Tết nguyên đán cổ truyền:

  1. Bài Cúng ông Công ông Táo
  2. Bài Cúng Giao Thừa Ngoài Trời
  3. Bài Cúng Giao Thừa Trong Nhà
  4. Bài cúng Tất Niên
  5. Cách bày mâm ngũ quả đúng phong tục truyền thống
Đánh giá bài viết
2 9.917
Sắp xếp theo

    Món ngon mỗi ngày

    Xem thêm