Cách chuẩn bị mâm cơm cúng Ông Công Ông Táo

Cách chuẩn bị mâm cơm cúng Táo quân trong ngày cúng tiễn ông Táo về trời được VnDoc hướng dẫn chi tiết trong bài viết dưới đây nhằm giúp các gia đình chuẩn bị sắm lễ đầy đủ. 

1. Lễ vật cúng Táo quân

Lễ vật cúng ông Táo truyền thống gồm có

  • Mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: Hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Nhiều người chỉ cúng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) để tượng trưng.
  • Cá chép: Tượng trưng cho phương tiện di chuyển của ông Công, ông Táo. Bạn có thể sử dụng cá chép giấy hoặc cá chép thật đều được. Thường ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép sống thả trong chậu nước ngụ ý "cá chép hóa rồng" nhưng tại Nam Bộ thường dùng cá chép giấy nhiều hơn.
  • Tiền vàng.
  • 1 chiếc áo.
  • 1 đôi hia bằng giấy.

Với những gia đình có trẻ em, người dân còn cúng ông Công ông Táo một con gà luộc. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo Quân xin với Ngọc Hoàng thượng đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy.

Trong khi đó, tại miền Nam, tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính theo từng miền, các gia đình tại miền Nam có thể làm lễ mặn với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu canh… hoặc lễ chay (với trầu cau, hoa quả, giấy vàng, giấy bạc…) để tiễn Táo Quân.

Khi mua đồ cúng ông Công ông Táo cần lưu ý màu sắc của mũ, áo hay hia ông Công thay đổi hàng năm theo ngũ hành:

Năm hành kim thì dùng màu vàng

Năm hành mộc thì dùng màu trắng

Năm hành thủy thì dùng màu xanh

Năm hành hỏa thì dùng màu đỏ

Năm hành thổ thì dùng màu đen.

Sau khi thực hiện lễ cúng, những lễ vật vàng mã này sẽ được đốt đi. Tại miền Bắc có tục thờ cá chép sống, sau khi hóa vàng, cá chép sẽ được thả xuống sông suối, ao hồ để làm phương tiện cho Táo quân lên trời.

2. Cúng ông Công, ông Táo ngày mấy?

Ngày đẹp cúng ông Công ông Táo 2022

Xem ngày tốt xấu theo Lịch vạn niên 2022, các gia đình có thể tiến hành cúng Táo quân vào các ngày sau đây:

  • Ngày 21 tháng Chạp (tức 23/1/2022 dương lịch): Ngày Bính Tý, niên mệnh Giản Hạ Thủy, Lục nhâm Lưu niên.
  • Ngày 23 tháng Chạp (tức 25/1/2022 dương lịch): Ngày Mậu Dần, Hoàng Đạo, niên mệnh Thành Đầu Thổ, Lục nhâm Xích khẩu.

Giờ tốt cúng ông Công ông Táo năm 2022

+ Với ngày 21 tháng Chạp: Các khung giờ đẹp gồm: Mão (5h-7h), Ngọ (11h-13h), Thân (15h-17h), Dậu (17h-19h).

Trong đó, giờ Ngọ ngày 21 tháng Chạp là giờ Tốc hỷ, là khung giờ đẹp nhất để cúng Táo quân.

Dân gian lưu truyền bài thơ sau về giờ Tốc hỷ:

Tốc hỷ mọi việc mỹ miều
Cầu tài cầu lộc thì cầu phương Nam
Mất của chẳng phải đi tìm
Còn trong nhà đó chưa đem ra ngoài
Hành nhân thì được gặp người
Việc quan việc sự ấy thời cùng hay
Bệnh tật thì được qua ngày
Gia trạch đẹp đẽ tốt thay mọi bề.

Nếu tiến hành cúng ông Công ông Táo vào khung giờ này, hứa hẹn năm mới gặp nhiều niềm vui, may mắn, xuất hành thuận lợi, dễ dàng hóa giải những xui xẻo, bệnh tật có thể gặp phải cho mọi thành viên trong nhà.

+ Với ngày 23 tháng Chạp: Các khung giờ đẹp gồm Thìn (7h-9h), Tị (9h-11h).

Đặc biệt, trong ngày 23 tháng Chạp năm Tân Sửu, giờ Thìn là giờ Tốc hỷ, rất thích hợp để các gia đình tiến hành nghi lễ cúng tiễn Táo quân về trời (như đã nêu phía trên).

+ Riêng với giờ Ngọ:

Theo tín ngưỡng dân gian, giờ Ngọ (từ 11h – 13h) ngày 23 tháng Chạp là thời điểm các Thần bếp quy tụ để chuẩn bị về trời. Nên đây được coi là khung giờ tối linh thiêng, thích hợp để đưa tiễn ông Công, ông Táo về chầu trời hơn cả (tốt hơn hết là trước 12h trưa).

Tuy nhiên, trong ngày 23 tháng Chạp năm Tân Sửu, giờ Ngọ là giờ Hắc đạo. Vì thế, tùy quan niệm mỗi gia đình mà có thể đưa ra lựa chọn phù hợp. Không nhất thiết phải cúng Táo quân vào lúc giữa trưa (chính Ngọ), mà có thể cúng vào các khung giờ đẹp nêu trên (như giờ Thìn hoặc Tị).

3. Cách chuẩn bị mâm cơm cúng Táo quân

Cách chuẩn bị mâm cơm cúng Táo quân

Mâm cỗ cúng Táo công

  • 1 tập giấy tiền, vàng mã
  • 1 lọ hoa cúc (hoặc nhánh hoa đào nhỏ
  • 1 đĩa muối
  • 1 đĩa gạo
  • 1 đĩa trầu cau
  • 3 chén rượu
  • 1 đĩa thịt gà luộc (hoặc thịt heo luộc)
  • 1 bát canh (có thể là củ cải hoặc nấm)
  • 1 đĩa xào thập cẩm
  • 1 con cá rán (hoặc chả rán)
  • 1 đĩa xôi
  • 1 chén chè
  • 1 đĩa hoa quả
  • 1 ấm trà

Lưu ý: Việc chuẩn bị mâm cỗ mặn tùy theo điều kiện của gia chủ, không nhất thiết phải câu nệ quá.

Trên mâm cỗ cúng Táo quân ngày nay thì thường không quá câu nệ, chủ yếu là các gia đình thành tâm dâng lễ vật lên các Táo. Mâm cỗ cúng Táo quân thường có bánh chưng, xôi gấc, xôi vò, xôi chè, thịt đông, nem rán, cá kho riềng, giò xào, giò nạc, món xào, canh măng, hành muối, gia vị mắm muối, trà, rượu, hoa, trầu cau... Tuy nhiên ngày nay tùy theo điều kiện gia đình mà mâm cơm cúng sẽ được chuẩn bị khác nhau. Dưới đây là cách nấu những món chủ đạo trong mâm cúng ông Công ông Táo VnDoc xin được gửi đến các bạn.

1. Cách nấu xôi gấc cúng Táo quân

Nguyên liệu nấu xôi gấc

  • Thịt gấc: 200g
  • Gạo nếp: 2 bát
  • Đường: 4 thìa cà phê
  • Muối: 2 thìa cà phê
  • Nước cốt dừa: 5 thìa
  • Rượu trắng: 1 thìa
  • Dừa bào: 60g

Bước 1: Gạo nếp vo sạch, ngâm qua đêm với 2 thìa muối. Chọn gạo nếp ngon để món xôi gấc dẻo và thơm

Bước 2: Gấc bổ đôi, lấy thịt gấc. Nên chọn gấc đỏ và đều hạt sẽ ngon.

Bước 3: Trộn gấc với một thìa rượu trắng, bóp tách hạt, ngâm qua đêm. Ngâm rượu với gấc sẽ làm cho màu đỏ của gấc tươi hơn, màu sắc cũng sẽ được bền hơn.

Cách chuẩn bị mâm cơm cúng Táo quân

Bước 4: Trộn gấc với gạo nếp, cho thêm 1 thìa muối để xôi được đậm đà hơn.

Bước 5: Đổ nước cốt dừa lên trên, trộn đều với gạo gấc. Lúc này, tất cả các hạt gạo đều đã được phủ bởi màu đỏ tươi bắt mắt, từng hạt gạo bóng bẩy, thơm mùi nước dừa.

Bước 6: Hấp cách thủy từ 30 – 40 phút.

Lưu ý: Sau khoảng 20 phút hấp thì mở nắp nồi, xới đều xôi lên để xôi được tơi và chín đều.

Bước 7: Khi xôi đã chín mềm, dẻo và thơm mùi nước cốt dừa béo ngậy thì lấy xôi ra cho bay bớt hơi nước rồi cho đường vào trộn đều.

Bước 8: Cuối cùng để hoàn thành cách nấu xôi gấc các bạn cho xôi gấc vào khuôn, đóng thành hình, rắc dừa bào lên trên.

Cách chuẩn bị mâm cơm cúng Táo quân

2. Cách làm nấm sò xào cay

Nguyên liệu:

  • 300g nấm sò
  • 1 quả ớt chuông đỏ
  • 3 quả ớt xanh
  • 5g nước tương
  • 8g nước xốt mận
  • 10g dầu hào
  • 1 củ tỏi

Nấm là nguyên liệu bổ dưỡng vì thế đừng quên món này trong thực đơn của bạn nhé!

Cách làm:

Nấm sò rửa nhẹ nhàng dưới vòi nước cho sạch cát bẩn. Sau đó cắt nấm thành khối cỡ 1.5cm.

Ớt chuông bổ đôi, bỏ hạt, thái hạt lựu. Ớt xanh cắt khoanh nhỏ.

Tỏi bóc vỏ, một nửa thái lát, một nửa bằm nhuyễn.

Cho xì dầu, xốt mận, dầu hào vào bát nhỏ, trộn đều.

Đun nóng dầu trong chảo, cho tỏi thái lát vào phi thơm. Lần lượt trút nấm, ớt thái miếng và ớt khoanh vào đảo nhanh tay.

Đổ bát gia vị trộn ở bước 1 vào, đảo đều một lúc cho thấm vị. Cuối cùng trút tỏi bằm vào, đảo trong khoảng 1 phút cho dậy mùi rồi tắt bếp.

Cách chuẩn bị mâm cơm cúng Táo quân

3. Cách luộc gà ngon cúng Táo quân

Mời các bạn tham khảo cách luộc gà ngon mà không bị nát.

4. Cách làm nem rán giòn

5. Cách làm giò lụa

Các bạn có thể tự tay làm giò lụa để vừa thắp hương ông Công ông Táo, vừa đảm bảo an toàn thực phẩm cho cả gia đình. Còn nếu như quá bận rộn thì các bạn cũng có thể tranh thủ mua ở ngoài.

6. Cách nấu canh măng ngon

Trên đây là một số món ăn cơ bản để chuẩn bị mâm cỗ cúng Táo quân, ngoài ra những món ăn khác như bánh chưng, xôi chè... Các bạn có thể mua ở các cửa hàng bán đồ cúng lễ cũng rất đơn giản mà không phải mất công chuẩn bị quá nhiều.

4. Bài cúng Táo quân ngày 23 tháng Chạp

Sau khi chuẩn bị lễ vật cúng Táo quân thì gia chủ bày biện lên ban thờ và chuẩn bị bài cúng tiên Táo công lên chầu trời để tiến hành làm lễ.

Chi tiết bài cúng ông Táo mời các bạn tham khảo:

Cuối năm cũng là thời điểm có nhiều lễ cúng quan trọng để chuẩn bị đón Tết nguyên đán như cúng tất niên, cúng giao thừa. Đây đều là các nghi lễ quan trọng trong những ngày Tết cổ truyền của người Việt nên các bạn nhớ chuẩn bị sao cho thành kính. Nếu như các bạn chưa nắm rõ cách chuẩn bị cúng lễ giao thừa hay đọc văn khấn tất niên thì có thể tham khảo trên VnDoc:

Và còn rất nhiều bài viết hay về Tết âm lịch mời các bạn xem thêm trên chuyên mục Tết nguyên đán 2022 của VnDoc.

Đánh giá bài viết
5 6.927
Sắp xếp theo

    Lễ Tết Cổ Truyền

    Xem thêm