Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Cách chuẩn bị mâm cúng thôi nôi cho bé

Cách chuẩn bị mâm cúng thôi nôi cho bé

Để tổ chức lễ thôi nôi cho bé thì không thể thiếu được mâm cúng thôi nôi để trình báo với tổ tiên và thần linh. Dưới đây là cách chuẩn bị mâm cúng thôi nôi cho bé VnDoc xin được gợi ý để các bạn cùng nghiên cứu và tham khảo. Hy vọng rằng, qua bài viết các bạn có thêm kiến thức hữu ích chuẩn bị lễ thôi nôi cho bé được trọn vẹn và nhiều niềm vui.

Hướng dẫn làm lễ thôi nôi cho bé

Văn khấn cúng đầy tháng - cúng thôi nôi cho bé

1. Lễ thôi nôi là gì

Thôi nôi có ý nghĩa quan trọng đối với các bậc cha mẹ. Với mục đích cầu mong những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với bé. Đây là phong tục, nét văn hóa đẹp của người Việt Nam. Mặt khác nó thể hiện một nét văn hóa đặc trưng, thể hiện niềm tin của cha mẹ về một tương lai tươi sáng cho những đứa con yêu của mình.

Cách chuẩn bị mâm cúng thôi nôi cho bé
Lễ thôi nôi là gì?

Giải nghĩa từ thôi nôi: Từ thôi trong dân gian có nghĩa là dừng lại, bỏ đi và từ nôi là cái nôi, cái giường nhỏ để đong đưa trẻ chưa tròn năm, vì vậy cụm từ thôi nôi có nghĩa là bỏ cái nôi, không nằm trong giường nhỏ bé nữa mà chuyển sang nằm gường lớn.

2. Khi nào làm thôi nôi cho bé

Khi trẻ vượt qua 12 tháng đầu đời khỏe mạnh - từ khi sinh ra đến mốc thời gian này, bé học được nhiều bài học mới lạ và hòa nhập vào cuộc sống thế giới bên ngoài đầy sinh động thì các bậc cha, mẹ, ông bà đều vui mừng và tổ chức lễ cúng đầy năm, cúng cho con cháu mình vừa tròn một tuổi khỏe mạnh hay còn gọi là lễ cúng thôi nôi. Đây là một sự kiện lớn của con người, và ngày của sự kiện này sẽ trở thành ngày sinh nhật của mỗi người sau này.

3. Hướng dẫn chuẩn bị mâm cúng thôi nôi

Cúng thôi nôi theo ngày âm lịch.

Theo từng vùng miền thì có lễ vật cúng khác nhau nên có thể gia giảm tùy theo.

Về cơ bản, nhà có bao nhiêu bàn thờ thì đặt bấy nhiêu mâm:

Cách chuẩn bị mâm cúng thôi nôi cho bé
Lễ cúng thôi nôi

Mâm cúng ông Địa, ông Thần Tài, gồm:

  • 1 Đĩa trái cây
  • 1 Chén chè (con gái cúng chè trôi nước, con trai cúng chè đậu trắng)
  • 1 Đĩa xôi
  • 1 Bộ tam sên: trứng, tôm, cua luộc, trong đó có 1 thứ to hơn chẳng hạn tôm nhỏ thì phải có 1 con cua to, mua không được cua to thì thay bằng 3 con cua nhỏ.
  • 3 ly nước, hoa, nhang.

Dưới bếp đặt 1 mâm cúng Ông táo

Lễ vật cúng giống như mâm cúng ông Địa, Thần Tài.

Bàn thờ thiên và bàn thờ Phật:

Hoa, trái cây, xôi, chè, nhang, nước ...

Mâm cúng thôi nôi, bao gồm:

  • 1 con gà luộc (gà cúng lễ nguyên con đầy đủ đầu đuôi chân cánh, tạo thế đẹp đầu ngẩng lên).
  • 1 Đĩa trái cây.
  • 12 chén chè nhỏ và 1 chén chè lớn, xôi và cháo cũng vậy 12 chén nhỏ 1 chén lớn (đậu trắng nếu làm lễ thôi nôi cho cho bé trai, nếu làm lễ thôi nôi cho bé gái thì chè trôi nước) cúng 12 bà mụ.
  • 1 tô cháo và 3 chén cháo cúng 3 Đức thầy 1 ly nước hoặc rượu nhỏ (dùng để rưới lên hoa sau khi cúng)
  • 1 bình hoa tươi, 2 cây đèn cầy cúng sao + 3 cây nhang
  • 12 miếng trầu đã têm + 1 lá nguyên + 1 trái cau
  • 1 bộ đồ hình nam (nữ) thế, viết tên ngày tháng năm sinh của bé, cúng xong sẽ đốt bỏ giải hạn cho bé.
  • Bộ lễ cúng thôi nôi gồm 12 đôi hài xanh, váy áo xanh, trầu cánh phượng...
Đánh giá bài viết
1 1.911
Sắp xếp theo

    Phong thủy & Đời sống

    Xem thêm