Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Cách ghép cải tạo giống hồng

Với kỹ thuật ghép cải tạo giống hồng của viện nghiên cứu rau quả nhập nội dưới đây đã tạo ra giống hồng giòn " Fuyu" có nguồn gốc từ Nhật Bản. Với kỹ thuật ghép này đã giúp người nông dân nước ta tăng được năng suất của giống hồng của mình.

Cách ghép cải tạo giống hồng

Trong khuôn khổ chương trình của dự án hợp tác với ACIAR (Ôxtrâylia), mới đây Viện Nghiên cứu Rau quả đã phối hợp với Hội làm vườn huyện Lục Ngạn triển khai mô hình ghép cải tạo giống hồng ăn quả tại 2 xã Thanh Hải và Tân Quang, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.

Kỹ thuật ghép cải tạo giống hồng: Ghép đoạn cành giống hồng giòn “Fuyu” và “Jiro” trên gốc ghép là giống hồng Nhân Hậu địa phương đã già cỗi hoặc bị sâu bệnh và các giống hồng chát, hồng địa phương cho năng suất, chất lượng kém để có một vườn hồng giống mới cho năng suất, chất lượng cao hơn, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng, bán được giá, cho thu nhập nhiều hơn. Giống hồng giòn “Fuyu” có nguồn gốc từ Nhật Bản, được Viện Nghiên cứu Rau quả nhập nội, trồng thử nghiệm thành công ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta như Mộc Châu (Sơn La), Bắc Hà, Sa Pa (Lào Cai), Đà Bắc (Hòa Bình)...

Giống hồng này có dạng quả dẹt, hơi vuông, khi chín có màu vàng cam, thịt quả màu vàng sáng, ăn giòn, không chát, bảo quản được lâu. Thời gian ra hoa vào cuối tháng 3, thu hoạch từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10. Hồng “Fuyu” thuộc nhóm không chát PCNA được trồng phổ biến ở nhiều nước có khí hậu ôn đới và á nhiệt đới, dùng ăn tươi và làm nguyên liệu chế biến. Giống có nhiều ưu điểm như chịu rét, chịu hạn tốt, có khả năng chống chịu sương muối và gió mùa.

Ngoài quả to, mẫu mã đẹp, hồng giòn có thời gian chín kéo dài 15 ngày, khi chín, quả có thể để thêm 10 ngày nữa mà vẫn giữ được độ cứng nên rất thuận tiện cho việc vận chuyển đi xa. Nông dân tham gia mô hình được cung cấp mắt ghép và một số vật tư thiết yếu miễn phí, được hướng dẫn kỹ thuật ghép và chăm sóc.

Quy trình ghép cải tạo có thể thực hiện như sau:

Ghép trực tiếp: Cành ghép này chỉ áp dụng cho những cây còn nhỏ dưới 6 năm tuổi, gồm các bước:

  • Tỉa thưa, chỉ để lại những cành bánh tẻ, xanh tốt có đường kính nhỏ hơn 1cm. Tỉa bỏ tất cả các cành trong tán, các cành già, cành sâu bệnh. Số cành còn lại để ghép tối đa 100 cành được phân bố đều.
  • Ghép: Sử dụng ghép đoạn cành có từ 2 - 3 mắt, cành ghép cũng phải là những cành bánh tẻ, đủ tiêu chuẩn. Dây ghép sử dụng dây nilon mỏng 0,04mm để mầm ghép có thể xuyên thủng không cần phải cởi. Khi ghép xong cần phun ngay thuốc trừ kiến vào cành vừa ghép để phòng kiến cắn phá dây nilon.
  • Chăm sóc sau khi ghép: Cây sau khi ghép được chăm sóc bón phân, tưới nước theo đúng quy trình, đặc biệt là phải tưới nước thường xuyên và tỉa bỏ mầm mới mọc từ cành và thân để cành ghép nhanh tiếp hợp và bật mầm.
  • Khi mầm ghép bật cao, lá bắt đầu chuyển từ màu xanh nõn chuối sang màu xanh lục có thể bổ sung dinh dưỡng bằng phân bón lá.
  • Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh định kỳ và kịp thời khi phát hiện thấy sâu, bệnh xuất hiện.

Thông thường nếu ghép vào tháng 4, tháng 5 thì cành có đủ thời gian thành thục và phân hóa mầm hoa, sang năm tiếp theo ra hoa quả bình thường.

Đánh giá bài viết
4 2.696
Sắp xếp theo

    Tài liệu Nông - Lâm - Ngư Nghiệp

    Xem thêm