Cách giải bài toán tính nhanh ở Tiểu học

Cách giải bài toán tính nhanh ở Tiểu học

Cách giải bài toán Tính nhanh ở Tiểu học bao gồm cách giải các dạng bài tập Tính nhanh từ cơ bản đến nâng cao, giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức các dạng bài tập này, ôn thi cuối học kì hiệu quả. Sau đây mời các em cùng tham khảo.

Các dạng Toán tính nhanh

A. Tính tổng nhiều số: Chú ý những cặp số hạng có tổng tròn chục, tròn trăm, … Dùng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp trong phép cộng để sắp xếp một cách hợp lí.

* Một số trừ đi một tổng: [a – b – c = a – (b + c)]

* Trong biểu thức có phép cộng, phép trừ không theo một thứ tự nhất định: Hướng dẫn học sinh hiểu phép cộng là thêm vào, phép trừ là bớt ra, mà vận dụng một cách phù hợp, để thực hiện các phép tính một cách hợp lí.

(Tính chất giao hoán trong phép cộng đại số)

B. Tính giá trị biểu thức trong đó có phép nhân và phép cộng (phép trừ): Chú ý việc vận dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng (phép trừ).

a x (b + c) = a x b + a x c

a x (b – c) = a x b – a x c

C. Tính tích nhiều thừa số: Chú ý trong đó có một thừa số bằng 0 thì tích bằng 0. Ngoài ra ta còn chú ý những cặp số có tích tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, … như:

2x5=10; 50x2=100; 20x5=100; 25x4=100; 125x8=1 000; …

D. Một số dạng bài tính nhanh khác:

- Nếu là phép chia có số bị chia và số chia là những biểu thức phức tạp ta chú ý những trường hợp sau:

*Số bị chia bằng 0 thì thương bằng 0 (Không cần xét số chia).

*Số bị chia và số chia bằng nhau thì thương bằng 1.

*Số chia bằng 1 thì thương bằng số bị chia.

*Dạng phân số có tử số (số bị chia) và mẫu số (số chia) là những biểu thức phức tạp.

Bài tập áp dụng

Bài 1: (Liên quan đến số thập phân)

Tính nhanh:

a/. 51,8 + 3,9 + 8,2

b/. 8,57 + 5,68 + 1,25

c/. (5,26 + 8,85 ) + (1,15 + 4,74)

d/. (4,91 + 12,57) + (5,09 + 7,43)

e/.* 72,64 - (18,35 + 13,29)

f/.* 45,83 - 8,46 - 7,37

Giải

a/. 51,8 + 3,9 + 8,2 = 51,8 + 8,2 + 3,9 = 60 + 3,9 = 63,9

b/. 8,57 + 5,68 + 1,25 = 8,57 + 1,25 + 5,68 = 10 + 5,68 = 15,68

c/. (5,26 + 8,85 ) + (1,15 + 4,74) = (5,26 + 4,74) + (8,85 + 1,15) = 10 + 10 = 20

d/. (4,91 + 12,57) + (5,09 + 7,43) = (4,91 + 5,09) + (12,57 + 7,43) = 10 + 20 = 30

e/.* 72,64 - (18,35 + 13,29) = 72,64 - 31,64 = 41

f/.* 45,83 - 8,46 - 7,37 = 45,83 - (4,46 + 7,37) = 45,83 -11,83 = 34

Bài 2: Tính nhanh

a/. 1,47 x 3,6 + 1,47 x 6,4

b/. 25,8 x 1,02 - 25,8 x 0,02

Giải

a/. 1,47 x 3,6 + 1,47 x 6,4 = 1,47 x (3,6 + 6,4) = 1,47 x 10 = 14,7

b/. 25,8 x 1,02 - 25,8 x 0,02 = 25,8 x (1,02 - 0,02) = 25,8 x 1 = 25,8

Bài 3: Tính nhanh

a/. 5,67 x 2,5 x 0,4

b/. 0,25 x 0,68 x 40

Giải

a/. 5,67 x 2,5 x 0,4 = 5,67 x (2,5 x 0,4) = 5,67 x 1 = 5,67

b/. 0,25 x 0,68 x 40 = 0,25 x 40 x 0,68 = 10 x 0,68 = 6,8

Bài tập nâng cao

Bài tập:

1-. Tính nhanh.

a). (12 x 2 + 12 x 4 – 12 x 6) : (2 + 4 +…….+12 + 14)

b). (1+3+5+7+9+11+13+15) : (32 x 2)

c). (24 x 6 + 4 x 24) : (49 – 24 x 2)

Giải

a) Ta thấy số bị chia: 12 x 2 + 12 x 4 – 12 x 6 =12 x ( 2 + 4 – 6) = 12 x 0 = 0

Vậy: (12 x 2 + 12 x 4 – 12 x 6) : (2 + 4 +….. + 12 + 14) = 0

Đáp số = 0

b) Số bị chia là một tổng dãy số cách đều nhau 2 đơn vị, có 8 số hạng, số đầu là 1 và số cuối là 15.

Số bị chia là: 1+3+5+7+9+11+13+15 = (1 + 15) x 8 : 2 = 64

số chia: 32 x 2 = 64

Vậy: (1+3+5+7+9+11+13+15) : (32 x 2) 64 : 64 = 1

Đáp số: 1

c). Số bị chia: 24 x 6 + 4 x 24 =

24 x (6 + 4) = 24 x 10 = 240

Số chia: 49 – 24 x 2 =

49 – 48 = 1

Vậy: (24 x 6 + 4 x 24) : (49 – 24 x 2) =

240 : 1 = 240

2-. Tính nhanh (1+2+3+…..+98+99+100) : 5050

Giải

Số bị chia là tổng của dãy số tự nhiên từ 1 đến 100 có 100 số hạng.

(1 + 100) x 100 : 2 = 5050

Vậy số bị chia bằng số chia, nên:

(1+2+3+…+98+99+100) : 5050 =

5050 : 5050 = 1

Đáp số: 1

3-. So sánh A và B biết. A = 1995 x 1995

B = 1994 x 1996

Giải

Ta có thể viết lại như sau:

A = 1995 x 1995 = 1995 x (1994 + 1) = 1994 x 1995 + 1995

B = 1994 x 1996 = 1994 x (1995 + 1) = 1994 x 1995 + 1994

Ta thấy: 1994 x 1995 = 1994 x 1995 và 1995 > 1994

Nên 1994 x 1995 + 1995 > 1994 x 1995 + 1994

Vậy: A > B

4-. 35 x 11 x 0,1 x 0,25 x 100 x (3 : 0,4 – 7,5)

Hường dẫn: 3:0,4 – 7,5 = 0; tích có 1 thừa số bằng 0.

5-. (128,36 x 0,25 + 128,36 x 0,75) x (11 x 9 – 900 x 0,1 – 9)

Hường dẫn: 11 x 9 – 900 x 0,1 – 9 = 0; tích có 1 thừa số bằng 0.

Bài tập tham khảo:

1- 24,369 x 999 + 24,369

2- 26 x 1000 – 1000 x 100 + 74 x 1000

3- 249 x 6 + 250 x 4.

4- 1 phút 45 giây x 5 – 1,75 phút – 105 giây x 4

5- 1 giờ 24 phút x 8 + 1,4 giờ x 7 + 84 phút x 5

Đánh giá bài viết
39 6.689
Sắp xếp theo

Học tập

Xem thêm