Cách học bài mau thuộc lâu quên môn Địa lý

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Cách học bài mau thuộc lâu quên môn Địa lý để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm các cách học thuộc môn Địa lý nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

1. Hãy chép tay thay vì học “thuộc lòng”

Đây là cách học bài “mau thuộc lâu quên” không chỉ dành cho môn Địa mà còn cho tất cả các môn học khác. Khoa học đã chứng minh, thông tin mà chúng ta học thuộc chỉ được bộ não ghi nhớ tạm thời. Nếu không học thường xuyên thì kiến thức sẽ nhanh chóng bị quên đi. Dù tại thời điểm này, các em có thể nhắm mắt đọc hết lý thuyết về Địa lý tự nhiên nhưng một vài tháng sau kiến thức mà các em còn nhớ là rất ít.

Vì vậy, các em hãy bỏ thói quen cầm sách học thuộc bằng việc ghi chép lại. Ghi lại các nội dung lý thuyết, kiến thức bắt buộc phải nhớ vào sổ, hãy cố gắng ghi lại thật ngắn gọn, rõ ràng, sạch đẹp... Nhớ là sẽ chẳng ai muốn ngồi đọc một cuốn sổ tẩy xóa hoặc “chữ bác sĩ” cả.

Ngoài ra, việc ghi chép kiến thức sẽ tạo nên một bộ tài liệu cá nhân giúp các em ôn tập lại bất cứ khi nào cần.

2. Dùng sơ đồ cây để hệ thống kiến thức chính cần nhớ

Sẽ có 3 phần kiến thức chính của môn Địa lý mà học sinh cần chú ý:

  • Địa lý tự nhiên và dân cư.
  • Địa lý các ngành kinh tế.
  • Địa lý vùng kinh tế.

Mỗi phần kiến thức này lại gồm nhiều bài học, mỗi bài lại gồm các ý lớn quan trọng. Các em có thể hình dung khung kiến thức cơ bản mà mình cần ôn tập giống như chiếc rễ cây. Bắt đầu từ gốc tỏa ra những chiếc rễ lớn. Từ rễ lớn lại tỏa ra các rễ nhỏ.

Vì vậy, để nắm rõ được nội dung kiến thức cốt lõi các em nên hệ thống lại phần kiến thức trọng tâm bằng sơ đồ cây. Đọc và tìm các ý chính, gạch chân, xác định từ khóa và phát triển ý trên sơ đồ.

Các em sẽ không còn phải cầm một cuốn sách “nặng trình trịch” để học nữa. Toàn bộ kiến thức của một bài sẽ được thể hiện cô đọng, súc tích, nhìn vào sơ đồ sẽ nắm được ngay đâu là các ý chính quan trọng cần phải nhớ.

Nên chú ý trình bày sơ đồ sao cho thật sáng sủa, khoa học. Để sơ đồ ngắn gọn, dễ nhìn học sinh cũng có thể dùng ký hiệu viết tắt, miễn là các em hiểu được nội dung.

3. Luôn luôn liên tưởng với thực tế

Nếu các em cảm thấy lý thuyết môn Địa lý thật khô khan thì hãy liên tưởng với thực tế. Việc liên tưởng sẽ giúp kiến thức trở nên sinh động dễ nhớ hơn. Ví dụ, học đến phần “Địa lý các vùng kinh tế”, các em có thể liên tưởng đến thực tế. Ở đó có những biểu hiện đặc trưng gì giống với thông tin trong bài học?

Trong bài “Vấn đề khai thác thế mạnh ở trung du và miền núi Bắc bộ”. Các em cần nhớ thế mạnh của vùng là công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, du lịch, thủy điện, nông lâm nghiệp nhiệt đới…

Hãy liên tưởng các thế mạnh trên có xuất hiện đặc trưng ở những đâu. Thế mạnh về thủy điện thì không thể không nghĩ đến nhà máy Thủy điện Hòa Bình. Du lịch thì có Sa Pa, Lào Cai quá nổi tiếng… Như vậy, bằng cách liên tưởng này, các em sẽ dễ dàng ghi nhớ kiến thức hơn.

Cách học bài mau thuộc lâu quên môn Địa lý

4. So sánh sự giống và khác nhau để nhớ được nhiều kiến thức cùng lúc

Cách học bài “mau thuộc lâu quên” môn Địa này rất dễ mà hiệu quả mang lại thì cao không tưởng. Học sinh chỉ đưa ra tiêu chí so sánh chung cho hai hay nhiều sự kiện, sự việc ở cùng thời điểm… Lượng kiến thức lớn cần học tự nhiên sẽ được giảm xuống rất nhiều.

Ví dụ: Hãy so sánh vấn đề phát triển kinh tế ở Bắc Trung bộ và duyên hải Nam Trung bộ. Các tiêu chí mà các em có thể so sánh là:

Vị trí Địa lý.

Điều kiện tự nhiên.

Tài nguyên.Điều kiện xã hội.

Hiện trạng phát triển...

Sau khi đã đưa ra được các điểm giống và khác nhau, tóm gọn các ý giống nhau lại. Các ý khác nhau cần học còn lại sẽ không nhiều, như vậy chỉ cần học một mà học sinh sẽ nhớ được nhiều kiến thức hơn.

5. Tạo ra những thử thách cho học sinh

Tạo thử thách cho học sinh là cách dễ dàng nhất để giải quyết những mâu thuẫn tâm sinh lý lứa tuổi đang có. Vì qua những thử thách, các em sẽ dần hoàn thiện bản thân hơn, học nhiều hơn những gì giáo viên kỳ vọng.

Các hoạt động tạo thử thách trong học tập cho học sinh đã được ứng dụng như:

Biến các học sinh thành “chuyên gia” trong một vấn đề: Ở đây, nhìn bề ngoài hoạt động mang tính khu biệt đối tượng. Tuy nhiên, người giảng dạy sẽ rất ngạc nhiên khi thấy học sinh có nhiều tiềm năng đến thế nào nếu yêu cầu các em thuyết trình về một đề tài theo nhóm hoặc cá nhân. Các em sẽ cảm thấy hứng thú và có trách nhiệm khi trở thành chuyên gia trong một vấn đề cụ thể. Và đây cũng là một cách hay để bạn làm mới chương trình học và tạo sự thú vị cho buổi học. Có rất nhiều hoạt động tạo sự yêu thích cho học sinh theo định hướng này, như: “Một giờ làm giáo viên”, “Lớp học đảo ngược”… ngay cả đây chỉ là hoạt động thảo luận nhóm. Và hình thức này trong giáo dục hiện đại ngày nay là khá phổ biến. Vì thế, đối với môn Địa lý, việc ứng dụng cần dần dần mang tính chiều sâu hơn.

Khuyến khích học sinh làm việc theo nhóm: Trong môn học Địa lý, người giáo viên cần tạo điều kiện cho người học có sự cạnh tranh nhất định khi học tập. Chẳng hạn như thảo luận nhóm và tích điểm thưởng cho mỗi cá nhân để từ đó nêu lên nhận xét, đánh giá chung cho từng nhóm, từng cá nhân. Trong hình thức này, cần cố gắng hạn chế nêu khuyết điểm của học sinh ngay trên lớp hay trên điểm chấm – trừ trường hợp tái phạm nhiều lần cần nghiêm khắc. Giáo viên cần linh hoạt trên từng đối tượng cụ thể, tránh tình trạng mất niềm tin và nghị lực phấn đấu do quá nhiều sai phạm, nhiều điểm trừ.

Cung cấp các lựa chọn: Sự thành công của việc dạy học được đánh giá ở thái độ học tập của học sinh. Để học sinh có thái độ tốt, trước hết, bản thân giáo viên cần có những định hướng, hoạt động giúp các em hoàn thành tốt nhiệm vụ của bản thân trong tâm thế nhẹ nhàng, thoải mái. Một trong những cách thức dễ dàng để người giáo viên thực hiện đó là cung cấp sự lựa chọn cho học sinh. Học sinh sẽ có động lực hơn nếu được lựa chọn trong quá trình học. Các lựa chọn giúp học sinh cảm thấy mình có quyền quyết định việc học cũng như động lực của mình. Hãy cho học sinh chọn bạn cùng làm thảo luận nhóm, làm sản phẩm học tập hay cho các em một số lựa chọn khi giao bài về nhà… Hoặc giáo viên vẫn có thể cung cấp cho học sinh rất nhiều cấu trúc mà vẫn cho phép học sinh được lựa chọn. Chẳng hạn như, khi yêu cầu thực hiện dự án dạy học như: “ An toàn đến trường” của học sinh lớp 6 thông qua hệ thống kiến thức “Ôn tập kể chuyện”, học sinh có thể chọn nhóm bạn thực hiện, chọn cách thức thực hiện, chọn loại sản phẩm thực hiện và cách trình bày. Từ đó, tiết học trở nên sinh động, hấp dẫn rất nhiều, không còn khô khan, giáo điều, lý thuyết nữa.

6. Phân bài học ra thành từng phần

Rất nhiều em thường bị nhầm lẫn giữa các mốc thời gian, địa điểm diễn ra sự kiện… Để tránh nhầm lẫn, các em nên phân bài học của mình ra từng phần. Một bài học dài sẽ rất khó nhớ, nhưng khi chia thành các phần nhỏ thì sẽ nhớ nhanh hơn.

Mỗi phần các em nên viết ra giấy những ý chính. Đánh dấu những phần quan trọng bắt buộc phải nhớ. Học đến đâu chắc đến đấy để không bỏ sót kiến thức.

7. Trao đổi với bạn bè

Nếu việc học một mình khiến em cảm thấy chán nản thì hãy học nhóm cùng bạn. Các em nên tạo thành một nhóm khoảng 3-4 bạn để cùng nhau học tập. Các em có thể giúp đỡ bổ sung những phần kiến thức bạn mình còn thiếu hay chưa hiểu. Hãy đặt ra mục tiêu cho mỗi buổi học.

Thực hiện hỏi đáp để kiểm tra kiến thức của mình cũng như của bạn đã đúng chưa.

Học nhóm mang lại một lợi thế là các em sẽ cảm thấy tích cực khi học tập. Hơn nữa các em cũng sẽ học được cách ghi nhớ kiến thức hay từ bạn bè. Tuy nhiên việc học nhóm cần diễn ra nghiêm túc để mang lại hiệu quả tốt nhất.

8. Củng cố kiến thức bằng cách làm bài thi trắc nghiệm

Thêm một cách hiệu quả để giúp các bạn học sinh kiểm tra lại kiến thức của mình, ngoài ra việc thực hành sẽ giúp học sinh nhớ lâu hơn so với chỉ học như bình thường.

Qua bài thi trắc nghiệm cũng giúp các em đánh giá được lượng kiến thức của mình cũng như giúp thầy cô giáo đánh giá được chất lượng học sinh như thế nào để có chương trình giảng dạy phù hợp.

Mong rằng qua đây các bạn có thể học tập tốt hơn môn Địa lý nhé.

Đánh giá bài viết
1 120
Sắp xếp theo

    Địa lý lớp 12

    Xem thêm