Cách phân biệt mũ bảo hiểm thật giả

Hiện nay tình trạng mũ bảo hiểm hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng đang được bày bán trên thị trường ngày càng nhiều. Vậy cách phân biệt mũ bảo hiểm thật giả như thế nào, mời các bạn tham khảo bài viết.

1. Kiểm tra mũ bảo hiểm bằng mắt thường

Một trong các bước kiểm tra mũ bảo hiểm có chất lượng hay không đơn giản nhất là kiểm tra thông qua quan sát bằng mắt thường, cách kiểm tra như sau:

- Mũ bảo hiểm chất lượng phải có tem hợp quy CR (QCVN) được in rõ ràng, sắc nét của Bộ KH&CN, đáp ứng được các quy chuẩn an toàn về cấu tạo, về kỹ thuật, về khả năng chịu được va đập,… và được phép lưu hành trên thị trường, còn mũ kém chất lượng thì không có hoặc có thì cũng là tem giả rất sơ sài, mờ và dễ bong tróc.

- Mũ phải có đầy đủ các bộ phận: vỏ mũ, mút xốp giảm chấn, lớp lót, dây mũ và khóa an toàn. Tất cả các chi tiết nhỏ như nút mũ, khóa an toàn, lớp lót,… đều sẽ được khắc, in hay thêu logo hoặc tên thương hiệu vô cùng sắc nét.

- Mũ phải có tem của nhà sản xuất ghi rõ các thông tin của mũ như trọng lượng, kích cỡ, nhà sản xuất,…

Cách phân biệt mũ bảo hiểm thật giả

2. Cảm giác khi đội thử mũ đạt chuẩn?

Mũ đạt chuẩn khi đội sẽ cảm thấy rất chắc chắn, êm thoải mái nhờ trọng lượng được tính toán thiết kế để phân chia đều lên toàn mũ, tránh nặng đầu, đau đầu trong quá trình sử dụng.

Sờ vào phần vỏ mũ sẽ thấy khá dày, trơn nhẵn, không gồ ghề, không có vết nứt, cứng cáp và khó vỡ khi va đập trong khi mũ kém chất lượng thì vỏ ngoài lớp sơn có nổi hạt cát, không được trơn tru, phần sơn mỏng qua loa, dễ bong tróc.

Bạn có thể dùng tay ấn mạnh vào để kiểm tra lớp mút xốp giảm chấn có đạt chất lượng hay không, nếu lớp mút xốp của mũ bị lún xuống hoặc mũ không có mút xốp thì mũ bạn đang cầm là mũ bảo hiểm chất lượng thấp.

Ở các mũ bảo hiểm đạt chuẩn, phần khóa cũng sẽ rất nhạy khi mở, đóng và có độ giữ rất chắc chắn khi đóng khóa, giúp mũ không bị bung ra khi có sự cố ngoài ý muốn.

Cách nhận biết nón bảo hiểm thật, giả

3. Trọng lượng tiêu chuẩn

Với chiếc mũ bảo hiểm đạt chuẩn phải đảm bảo kết cấu cũng như những chất liệu cấu thành. Vì vậy, khi cầm mũ bảo hiểm sẽ cảm thấy hơi nặng tay.

Trọng lượng tiêu chuẩn của mũ bảo hiểm đạt tiêu chuẩn thường dao động khoảng 0.5 - 0.7 kg. Nếu nhẹ hơn con số này thì chắc chắn là chiếc mũ bảo hiểm bạn đang chọn không hề đảm bảo chất lượng.

4. Giá thành

Các mũ bảo hiểm chất lượng có giá thành thường từ 200.000 VNĐ trở lên. Nếu giá từ 200.000 VNĐ trở xuống thì chắc chắn là mũ không bảo chất lượng. Người dùng phải cực kỳ sáng suốt khi mua mũ, để không mua nhầm các loại mũ kém chất lượng.

5. Bảng so sánh mũ bảo hiểm thật giả

Dưới đây là bảng so sánh mũ bảo hiểu kém chất lượng và mũ bảo hiểm đạt chất lượng:

Mũ bảo hiểm thật/đạt chất lượngMũ bảo hiểm giả/kém chất lượng

Có dán tem hợp quy CR, đầy đủ thông tin về nhà sản xuất, lô gô được dập ở hầu hết các chi tiết của mũ như vỏ, lớp xốp, quai mũ.

Không có tem chuẩn CR, nhãn hàng hóa hoặc có thì không sắc nét, in bị nhòe, bề mặt ngoài của mũ không thực sự trơn tru, dễ trầy xước, lớp sơn dễ bong tróc.

Vỏ mũ làm bằng nhựa ABS,dày, cứng, nhựa PVC, bề mặt nhẵn mịn, khó vỡ ngay cả khi va đập, thường thiết kế theo những kiểu truyền thống.Vỏ mũ làm bằng nhựa mỏng, giòn, dễ vỡ khi va chạm mạnh, những mũ giả thường được thiết kế theo kiểu thời trang (mũ lưỡi trai, mũ rộng vành, mũ phớt,…)
Lõi xốp dày dặn và chắc chắn, không bị lún khi ấn ngón tay vào, thường được dán chắc chắn với vỏ mũ.Lõi xốp phía trong mũ mỏng và mềm, ấn tay vào bị lún, dễ dàng tháo rời khỏi mũ. Một số loại không có lõi xốp mà chỉ có lớp vải mỏng bên trong

Dây quai có nhiều lớp, chắc chắn, chịu lực kéo tốt.

Khóa mũ và các đai nhựa giữ dây mũ được sản xuất từ nhựa tốt, khi cài và điều chỉnh thì mũ rất ôm vào đầu.

Dây quai mũ mỏng, dễ bị dãn khi kéo căng và dễ đứt.

Khóa mũ làm bằng nhựa kém chất lượng nên dễ gãy sau vài lần sử dụng, khi kéo căng quai có thể bị bung ra khỏi mũ.

Kính chắn gió của mũ thì kính sẽ trong, dẻo, có thể chịu uốn cong hoặc thậm chí là chịu được lực dẫm đạp.

Khớp nối với mũ chắc chắn, gió mạnh cũng khó làm bật kính.

Kính chắn gió của mũ thường mờ, chất liệu làm kính khá giòn dễ gãy.

Khớp nối kinh với mũ không chắc chắn.

Giá bán thường cao hơn, khoảng từ 200 ngàn đồng đến cả triệu đồng.Giá bán thường rất rẻ, từ vài chục ngàn đến vì trăm ngàn.
Đánh giá bài viết
1 69
Sắp xếp theo

    Kỹ năng sống

    Xem thêm