Cách phòng tránh bệnh tiêu chảy trong dịp Tết

Cách phòng tránh bệnh tiêu chảy trong dịp Tết

Trong mỗi dịp Tết đến, thói quen ăn uống thường ngày bị thay đổi hẳn. Dạ dày làm việc quá sức và khó tránh khỏi những rối loạn tiêu hóa đặc biệt là tiêu chảy cấp. Vậy làm sao để tránh bị tiêu chảy ngày Tết. Tham khảo các cách phòng tránh sau đây giúp bạn yên tâm về sức khỏe vui chơi ngày Tết.

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm ngày Tết

Bí quyết chọn thực phẩm an toàn ngày Tết

Tuyệt chiêu trị ho ngày Tết cho cả gia đình

Tại sao Tết dễ bị tiêu chảy?

Cách phòng tránh bệnh tiêu chảy trong dịp Tết

Vào dịp Tết, các gia đình thường chế biến sẵn thức ăn dự trữ và dùng trong vài ngày. Thức ăn dù đã nấu chín nhưng nếu để lâu trong nhiệt độ phòng lại là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Vì thế ngộ độc thức ăn và tiêu chảy cấp là những bệnh rất thường gặp trong mùa Tết.

Tùy theo tác nhân gây ngộ độc mà triệu chứng nôn nhiều hay tiêu chảy nhiều hơn. Sau khi ăn từ 1 giờ trở đi, người bệnh sẽ có những triệu chứng rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn, bụng đau quặn từng cơn sau đó bị tiêu chảy, có thể kèm theo sốt, môi khô, lưỡi bẩn.

Biện pháp phòng bệnh tiêu chảy

Trữ thức ăn vừa đủ dùng

Bạn nên mua thức ăn trữ trong tủ lạnh vừa đủ chỉ nên sử dụng trong khoảng 2 ngày 30 Tết và mùng 1 Tết. Việc trữ thức ăn vừa đủ dùng sẽ giúp bạn chế biến ra nhiều món ăn ngon hơn. Việc trữ thức ăn lâu sẽ làm món ăn bị mất chất và bạn có thể bị tiêu chảy nếu để thức ăn quá lâu. Việc trữ 1 lượng thức ăn vừa đủ là cách phòng tránh tiêu chảy tốt trong dịp Tết này.

Không nên ăn giò sống nhiều

Cách phòng tránh bệnh tiêu chảy trong dịp Tết

Nếu được nhận quà biếu tặng là các loại thịt nguội, chả lụa, giò sống,... quá nhiều thì tốt nhất bạn hãy nên chia sẻ cho người thân trong nhà dùng. Nếu gia đình ít người, mà bạn muốn trữ những thức ăn đó để dùng trong 1 tuần thì nên tăng nhiệt độ tủ lạnh lên và kiểm tra nhiệt độ tủ lạnh thường xuyên, để tránh thức ăn bị nhiễm khuẩn,....bị hỏng có thể gây ra tiêu chảy.

Nấu vừa đủ

Trong những ngày Tết bạn không nên nấu quá nhiều chỉ nên nấu vừa phải. Việc bạn nấu quá nhiều và mỗi ngày bạn ăn mang ra kho đi kho lại nhiều lần. Thức ăn dùng quá lâu sẽ dễ bị nhiễm khuẩn. Nếu bạn ăn thức ăn để quá lâu có thể dễ bị bệnh tiêu chảy. Nấu vừa đủ là cách phòng tránh tiêu chảy tốt nhất.

Chế độ ăn cân đối và hợp lý

Và để bảo vệ sức khỏe tốt trong những ngày Tết, bạn cần phải có chế độ ăn cân đối và hợp lý, chế độ ngủ nghỉ đúng giờ,... có thể kết hợp tập thể dục vận động mỗi ngày giúp tiêu hao năng thừa trong cơ thể,... Nếu áp dụng một cách sinh hoạt lành mạnh như thế, mình tin chắc những ngày nghỉ Tết sẽ trở thành những ngày nghỉ tuyệt vời, giúp mọi người xả stress và có phong độ khởi động cho công việc và học tập một cách hoàn hảo hơn! Hãy chú ý tới chế độ ăn uống và phòng tránh tiêu chảy trong những ngày Tết này!

Cách phòng tránh bệnh tiêu chảy trong dịp Tết

Lưu ý

  • Trong ngày Tết luôn phải thực hiện "ăn chín, uống sôi", rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn uống, sau khi đi vệ sinh. Bảo quản tốt thực phẩm đã chế biến, chống ruồi, gián, bụi bặm. Xử lý phân, chất thải đảm bảo vệ sinh chung.
  • Để phòng chứng khó tiêu đầy bụng, nên ăn chậm, nhai kỹ, tránh dùng các thực phẩm khó tiêu như thức ăn rán quá nhiều dầu mỡ; không lạm dụng rượu, cà phê, thuốc lá, gia vị gây kích thích quá đáng; nên dùng gừng giã nhỏ hòa với nước ấm uống.
  • Những ngày Tết, hầu hết các hiệu thuốc đều đóng cửa vì vậy để phòng bệnh tiêu chảy, chứng khó tiêu, đầy bụng, hãy chuẩn bị một số thuốc sẵn sàng trong tủ thuốc gia đình của bạn: vài gói oresol hoặc viên hydrite dùng để bù nước trong trường hợp nôn, tiêu chảy; motilum dùng trong trường hợp đầy hơi, khó tiêu; smecta dùng khi tiêu chảy, trà gừng để chữa buồn nôn, chậm tiêu...

Cách phòng tránh tiêu chảy cho trẻ em

Cách phòng tránh bệnh tiêu chảy trong dịp Tết

Khi đưa trẻ ra ngoài chơi, nên chuẩn bị sẵn một số đồ ăn vặt yêu thích của bé để hạn chế tình trạng mua đồ ăn sẵn tại hàng quán vỉa hè.

  • Nên cho trẻ ăn no trước khi ra ngoài chúc Tết để tránh tình trạng trẻ ăn vồ vập khi thấy đồ ăn lạ ở nhà khác.
  • Duy trì bữa ăn dinh dưỡng: Có thể bạn sẽ không có nhiều thời gian để chuẩn bị riêng khẩu phần ăn cho trẻ, tuy nhiên trong bữa ăn của gia đình nên đa dạng các món ăn giúp trẻ kích thích ăn ngon thay vì biếng ăn do không hợp khẩu vị.
  • Ăn đúng giờ, đúng bữa: Nếu đã đến giờ ăn của trẻ bạn cần cân nhắc có nên tiếp tục đi chơi hay đưa trẻ về để kịp chuẩn bị bữa ăn. Trẻ được ăn no đúng giờ, đúng bữa sẽ không quấy khóc hoặc đòi ăn vặt.
  • Nghiêm khắc quản lý: Bố mẹ cần đưa ra những quy tắc nhất định như trẻ không được ăn bánh kẹo trước bữa ăn, nếu đến chúc Tết nhà người khác cần xin phép bố mẹ khi ăn đồ ăn lạ. Không nên để trẻ tự do, thoái mái thái quá trong việc ăn uống dù là ngày nghỉ Tết.
  • Chuẩn bị sẵn thuốc tiêu hóa: Gia đình nên chuẩn bị sẵn một số loại thuốc tiêu hóa thông thường như men tiêu hóa, viên bù nước,... để đề phòng trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy để điều trị kịp thời.
  • Kịp thời đi khám: Nếu thấy trẻ có biểu hiện ngộ độc thực phẩm hoặc tiêu chảy kéo dài cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để điều trị.
Đánh giá bài viết
1 122
Sắp xếp theo

Lễ Tết Cổ Truyền

Xem thêm