Cách trồng bí đỏ an toàn

Bạn muốn tự trồng bí đỏ tại nhà nhưng lại chưa nắm rõ cách trồng và chăm sóc loại cây này. Hãy tham khảo bài : Cách trồng bí đỏ an toàn dưới đây sẽ giúp bạn hiểu và có thể tự trồng tại nhà.

Cách trồng bí đỏ an toàn

Bí đỏ Tên khoa học: Cucurbita pepo, Cucurbita moschata Họ bầu bí: Cucurbitaceae.

Trong số các loại quả, bí đỏ là nhà vô địch về hàm lượng sắt, giàu vitamin, muối khoáng cũng như các axít hữu cơ. Axit ascorbin có trong bí đỏ giúp tránh cảm, vitamin nhóm B giúp đấu tranh với mệt mỏi, cáu giận và mất ngủ, củng cố tóc và móng chân, tay.

1.Giống bí đỏ:

Các giống địa phương trồng phổ biến. Hai giống được ưa chuộng nhất là:

  • Giống Bí đỏ Vàm Răng: Trồng phổ biến ở Kiên Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng. Trái tròn dẹp, có khía, nặng 3 – 5 kg, trái già màu vàng, vỏ hai da, thịt dầy, dẻo, màu vàng tươi, phẩm chất ngon.
  • Giống Bí đỏ trái dài Ban Mê Thuộc: Trồng phổ biến ở miền Đông Nam Bộ và cao nguyên. Trái bầu dục dài, nặng 1 – 2 kg, vỏ vàng xanh hay vàng, trơn láng hay sần sùi, thịt mỏng, màu vàng tươi đến vàng cam, ít dẻo, ngon ngọt.

2. Thời vụ: Có thể trồng được quanh năm.

3. Mật độ khoảng cách:

Liếp rộng 3 – 3,5m (trồng 1 hàng), hoặc 6 – 7m (trồng 2 hàng), cây cách cây trên hàng 50– 80cm (tùy theo giống). Mùa mưa nên làm rãnh sâu giữa 2 liếp và làm mương thoát quanh ruộng để nước thoát đi dễ dàng sau mỗi cơn mưa.

4. Phân bón cho bí đỏ:

  • Lượng phân bón cho 1 ha: Phân chuồng: 30 tấn, Supe lân/lân vi sinh: 300 – 500 kg, NPK: 400 kg, Urê: 120 kg, Kali:150 kg.
  • Cách bón:
    • Bón lót: Bón toàn bộ phân chuồng, phân lân khi chuẩn bị đất.
    • Bón thúc: Có thể chia đều lượng phân còn lại thành 4 – 5 lần tùy theo mùa vụ và chân đất (mùa mưa và chân đất thịt nhẹ: bón nhiều lần). Nên bón vùi phân vào đất để phân không bị bốc hơi, rửa trôi.
Đánh giá bài viết
1 529
Sắp xếp theo

    Tài liệu Nông - Lâm - Ngư Nghiệp

    Xem thêm