Đáp án cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai THPT năm 2023 - 2024

VnDoc.com mời các bạn cùng tham khảo Đáp án cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai năm 2023 - 2024 cấp THPT dưới đây. Cuộc thi An toàn giao thông gồm 2 phần thi: trắc nghiệm & tự luận giúp các em học sinh đạt điểm cao trong bài thi chính thức cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai năm 2023. 

Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THPT năm 2023 -2024

CUỘC THI TÌM HIỂU AN TOÀN GIAO THÔNG

"An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai" cấp trung học phổ thông

Dành cho học sinh

Năm học 2023 - 2024

(Bài thi gồm 02 phần: Trắc nghiệm và tự luận)

Họ và tên: ……………….......Giới tính: .........……

Ngày tháng năm sinh: ……………………………..

Lớp:………………………………………….………

Trường: ………………………..……………………

Địa chỉ nhà trường: ……......…..Tỉnh .…...........…

Số điện thoại di động: ………..Nhà riêng…......…

Email (nếu có) …………………..…………………

Phần 1: Câu hỏi trắc nghiệm

(Em hãy khoanh tròn vào 01 phương án đúng nhất)

Câu 1: Hành động nào dưới đây không gây nguy hiểm cho người lái xe và cản trở người tham gia giao thông khác?

A. Đi nhanh, tạt đầu trước các phương tiện khác;

B. Ra tín hiệu báo hướng rẽ, quan sát và rẽ thật nhanh;

C. Giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ khi muốn chuyển hướng;

D. Đu bám, kéo, đẩy xe khác trên đường.

Câu 2. Khi tham gia giao thông đến nơi đường giao nhau, trên làn đường rẽ phải có
vạch kẻ mắt võng, người tham gia giao thông phải dừng xe như thế nào nếu gặp đèn tín
hiệu màu đỏ?

A. Người tham gia giao thông dừng trước vạch dừng;

B. Người tham gia giao thông dừng trước vạch dừng và không được dừng trên phần đường kẻ vạch mắt võng để nhường đường cho phương tiện được rẽ theo tín hiệu đèn;

C. Người tham gia giao thông dừng trên vạch mắt võng;

D. Người tham gia giao thông được dừng trên vạch mắt võng chờ tín hiệu đèn xanh để đi qua.

Câu 3. Anh A điều khiển xe máy điện chạy trong khu vực thị trấn, với tốc độ cho phép, để đảm bảo an toàn giao thông, anh A cần giữ khoảng cách với xe chạy liền trước xe của mình như thế nào?

A. Giữ khoảng cách tối thiểu là 35 mét;

B. Giữ khoảng cách tối thiểu là 55 mét;

C. Chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình; khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế;

D. Với khoảng cách an toàn thích hợp và nhỏ hơn trị số ghi trên biển báo.

Câu 4. Khi điều khiển phương tiện ở khu đô thị và khu đông dân cư từ 22h ngày hôm trước đến 5h ngày hôm sau, người điều khiển phương tiện (trừ các xe ưu tiên) phải báo hiệu bằng cách nào sau đây để xin vượt xe?

A. Báo hiệu bằng tín hiệu đèn và còi xe;

B. Báo hiệu bằng còi xe;

C. Báo hiệu bằng tín hiệu đèn;

D. Không cần báo hiệu, khi thấy đường rộng thì vượt nhanh.

Câu 5: Hãy sắp xếp thứ tự các bước để vượt xe an toàn khi điều khiển xe máy điện:

(1) Kiểm tra an toàn phía trước và phía sau qua gương chiếu hậu

(2) Kiểm tra an toàn một lần nữa khi xe đã nhường đường. Tăng tốc độ để vượt

(3) Bật tín hiệu chuyển hướng bên trái báo hiệu chuyển hướng và dịch chuyển dần sang trái

(4) Duy trì tốc độ ổn định phía sau xe định vượt, giữ khoảng cách an toàn với xe định vượt.

A. 2-3-1-4

B. 1-4-2-3

C. 4-3-1-2

D. 4-1-3-2

Câu 6. Mai là ngày sinh nhật tròn 16 tuổi của B. Chiều nay, B hỏi mượn xe máy điện của anh trai để rủ bạn đi mua quần áo mới mặc trong buổi sinh nhật. Theo em, trong trường hợp này, anh trai B nên sẽ xử lý như thế nào để đảm bảo tuân thủ Luật giao thông đường bộ?

A. Kiên quyết không cho B mượn xe;

B. Cho mượn xe và yêu cầu phải đội mũ bảo hiểm;

C. Cho mượn xe và không yêu cầu đội mũ bảo hiểm;

D. Chỉ cho B mượn xe và không được chở bạn đi cùng.

Câu 7. Đang điều khiển xe đạp điện trên đường đi học về, bạn M nghe thấy tiếng còi của xe cứu hỏa ở phía sau. Trong trường hợp này, bạn M cần điều khiển xe theo phương án nào dưới đây để đảm bảo an toàn và tuân thủ đúng Luật giao thông đường bộ?

A. Phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường cho xe cứu hỏa;

B. Phải nhanh chóng tăng tốc độ, vượt trước để nhường đường cho xe cứu hỏa;

C. Điều khiển xe đi với tốc độ bình thường, tránh sát lề đường bên trái để nhường đường cho xe cứu hỏa;

D. Ngay lập tức dừng xe và dắt xe vào sát lề đường để nhường đường cho xe cứu hỏa.

Câu 8. Biển nào dưới đây báo hiệu cấm các phương tiện rẽ trái?

Câu 8

A. Biển 1;

B. Biển 1 và Biển 3;

C. Biển 2;

D. Biển 2 và Biển 3.

Câu 9. Vạch kẻ đường nào sau đây là vạch phân chia hai chiều xe chạy (vạch tim đường), xe không được lấn làn, không được đè lên vạch?

Câu 9

A. Vạch 1;

B. Vạch 2;

C. Vạch 3;

D. Vạch 2 và 3.

Câu 10. Trong hình dưới đây, các xe đi theo hướng mũi tên, xe nào vi phạm quy tắc giao thông?

Câu 10

A. Xe khách, xe tải;

B. Xe khách, xe con;

C. Xe con, xe tải;

D. Xe khách, xe tải, xe con.

Phần 2: Câu hỏi tự luận

Hãy tóm tắt những kiến thức, kĩ năng về an toàn giao thông mà em đã được học trong chương trình “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” cấp THPT. Bằng những hiểu biết của bản thân và vận dụng những kiến thức đã học, hãy nêu những ý tưởng và hành động để góp phần xây dựng văn hoá giao thông trong trường học của em hoặc nơi em đang sinh sống.

Đáp án cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai THPT năm 2022 - 2023

CUỘC THI TÌM HIỂU AN TOÀN GIAO THÔNG
"An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai" cấp trung học phổ thông
Năm học 2022 - 2023

(Bài thi gồm 02 phần: Trắc nghiệm và tự luận)

Họ và tên: ……………….......Giới tính: .........……

Ngày tháng năm sinh: ……………………………..

Lớp:………………………………………….………

Trường: ………………………..……………………

Địa chỉ nhà trường: ……......…..Tỉnh .…...........…

Số điện thoại di động: ………..Nhà riêng…......…

Email (nếu có) …………………..…………………

PHẦN 1: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

(Em hãy khoanh tròn vào 01 phương án đúng nhất)

Câu 1. Khi tham gia giao thông, hành động nào dưới đây không gây nguy hiểm cho người lái xe và người tham gia giao thông?

A. Đi xe dàn hàng ngang, lạng lách đánh võng.

B. Buông cả hai tay hoặc điều khiển phương tiện bằng một tay.

C. Giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ khi muốn chuyển hướng.Dấu tích

D. Đu bám, kéo, hoặc đẩy xe khác trên đường.

Câu 2. Khi người lái xe ô tô dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình, bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá bao nhiêu mét trong các trường hợp dưới đây để không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông?

A. 0.25 mDấu tích

B. 0.35 m

C. 0.40 m

D. 0.50 m

Câu 3. Đối với người đi bộ, phương án nào sau đây không đúng với quy tắc giao thông đường bộ?

A. Người đi bộ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ.

B. Người đi bộ qua đường nơi có cầu vượt, đường hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.

C. Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy.

D. Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ được đi dưới lòng đường.Dấu tích

Câu 4. Khi có tín hiệu của xe ưu tiên, người tham gia giao thông phải làm gì trong các phương án sau đây?

A. Nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên trái để nhường đường.

B. Nhanh chóng tăng tốc độ, tránh sát lề đường để nhường đường cho xe ưu tiên, không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.

C. Nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường cho xe ưu tiên, không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.Dấu tích

D. Nhanh chóng tăng tốc độ, điều khiển xe vào khoảng trống trên đường nhường đường cho xe ưu tiên, không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.

Câu 5: Người lái xe sử dụng đèn như thế nào khi lái xe trong khu đô thị và đông dân cư vào ban đêm để đảm bảo an toàn?

A. Chỉ bật đèn chiếu xa khi không nhìn rõ đường.

B. Chỉ được bật đèn chiếu gần.Dấu tích

C. Bật đèn chiếu xa khi đường vắng, bật đèn chiếu gần khi có xe đi ngược chiều.

D. Có thể bật bất cứ đèn nào để đảm bảo có thể nhìn rõ phía trước.

Câu 6. Theo quy định hiện hành, người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên sẽ bị xử phạt như thế nào?

A. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

B. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.

C. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.Dấu tích

D. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng và bị tạm giữ phương tiện 07 ngày.

Câu 7. Theo quy định hiện hành, người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô, mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng áp dụng cho hành vi vi phạm nào dưới đây?

A. Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”.

B. Không làm thủ tục đổi lại Giấy đăng ký xe theo quy định khi thay đổi địa chỉ của chủ xe hoặc các trường hợp khác theo quy định.

C. Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa.Dấu tích

D. Vượt rào chắn đường ngang, cầu chung khi chắn đang dịch chuyển; vượt đường ngang, cầu chung khi đèn đỏ đã bật sáng; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của nhân viên gác đường ngang, cầu chung khi đi qua đường ngang, cầu chung.

Câu 8. Hãy lựa chọn phương án đúng trong các phương án dưới đây về nội dung và sắp xếp các bước để điều khiển phương tiện qua đường giao nhau không có tín hiệu đèn giao thông.

(1) Đưa ra tín hiệu báo hướng rẽ nếu chuyển hướng.

(2) Chú ý quan sát an toàn ở mọi phía (trái, phải, trước, sau).

(3) Giảm tốc độ.

(4) Khi thấy không có xe nào đang đến gần mới đi qua nhưng vẫn chú ý quan sát an toàn.

A. 1-2-3-4

B. 2-1-3-4

C. 3-2-1-4Dấu tích

D. 2-3-4-1

Câu 9. Biển nào dưới đây cấm mọi loại xe cơ giới đi vào, trừ xe gắn máy, xe mô tô hai bánh và các loại xe ưu tiên?

Câu 9

A. Biển 1

B. Biển 2

C. Biển 3Dấu tích

D. Biển 4

Câu 10: Vạch kẻ đường dưới đây có tác dụng gì? Đơn vị: mét

Câu 10

A. Dùng để chỉ dẫn khoảng cách đến vị trí nhập làn

B. Dùng để xác định khoảng cách giữa các phương tiện trên đường.Dấu tích

C. Báo hiệu người lái xe chỉ được phép đi thẳng.

D. Dùng để xác định ranh giới làn đường có thể thay đổi hướng xe chạy trên đó.

PHẦN 2: CÂU HỎI TỰ LUẬN

Câu 1. Em hãy phân tích những điểm mạnh và điểm yếu của học sinh trường em khi tham gia giao thông. Theo em làm thế nào để khắc phục những điểm yếu đó?

Bài làm:

Những điểm mạnh của học sinh trường em khi tham gia giao thông

- Học sinh trường em được nhà trường giáo dục, trang bị đầy đủ kiến thức về an toàn giao thông (ATGT) và luật ATGT hiện hành.

- Các học sinh được thực hành, tham gia giao thông dưới sự hướng dẫn, giám sát của cha mẹ, thầy cô và nhà trường.

- Đầu năm học mới nhà trường cần thành lập đội xung kích, đội măng non, cờ đỏ để phối hợp, giữ gìn trật tự ATGT khu vực cổng trường.

Những điểm yếu của học sinh trường em khi tham gia giao thông

- Một số bạn học sinh còn chưa có ý thức cao khi tham gia giao thông: Một số học sinh đi xe đạp hàng hai, hàng ba; một số bạn còn cầm ô khi đi xe đạp và lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ tại các ngã ba, ngã tư.

- Ở một số đơn vị, trường học công tác tuyên truyền về triển khai thực hiện bảo đảm ATGT còn hạn chế dẫn đến ý thức khi tham gia giao thông chưa cao... Thực trạng này dẫn tới những nguy cơ gây mất ATGT, tai nạn giao thông.

- Nhiều học sinh chưa nắm được kiến thức về luật ATGT, chưa nhận biết được ý nghĩa của biển báo giao thông. Còn một số trường hợp học sinh chưa đủ tuổi tham gia điều khiển các phương tiện với tốc độ cao như xe máy.

- Một số học sinh chưa nghiêm túc, còn mải nô đùa, nói chuyện với bạn bè khi tham gia giao thông. Đây chính là lứa tuổi chưa đủ nhận thức về hành vi vi phạm giao thông và rất có thể gây hậu quả nghiêm trọng.

- Các bậc phụ huynh chưa giáo dục, nghiêm khắc với con cái để con nhận thức được hành vi vi phạm giao thông của mình.

- Với các học sinh cấp 2, cấp 3 việc không đội mũ bảo hiểm là do ý thức chấp hành Luật giao thông của các bạn đó còn rất hạn chế.

- Đối với những học sinh ở lứa tuổi Tiểu học, việc không đội mũ bảo hiểm của các em, phần lớn nguyên nhân do các bậc phụ huynh chưa chú ý và chủ quan khi tham gia giao thông.

- Có một số bạn, nhất là các bạn nam còn hay phóng nhanh vượt ẩu và không đội mũ bảo hiểm, bất chấp nguy hiểm đến tính mạng của bản thân và những người tham gia giao thông khác.

Biện pháp khắc phục những điểm yếu của học sinh trường em khi tham gia giao thông

Để khắc phục những điểm yếu của học sinh trường em khi tham gia giao thông thì:

* Trước tiên các học sinh cần có trách nhiệm về việc tham gia giao thông:

- Cần chấp hành đúng quy định của các biển báo khi đi đường.

- Lái xe an toàn, phù hợp với lứa tuổi quy định.

- Có ý thức nhường đường, tránh xe đúng quy định.

- Rèn tính kiên nhẫn, chờ đợi khi gặp đèn tín hiệu giao thông hoặc tắc đường.

- Khi tham gia giao thông không gây ồn, mất trật tự, đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy, mô tô

- Luôn chấp hành đúng quy định khi tham gia giao thông

- Tuyên truyền vận động người thân và mọi người xung quanh thực hiện nghiêm chỉnh khi luật tham gia giao thông.

* Tiếp theo, trách nhiệm thuộc về nhà trường:

- Các đơn vị, nhà trường cần tiến hành giáo dục, tuyên truyền việc chấp hành các quy định pháp luật khi tham gia giao thông đến các học sinh nhiều hơn.

- Tổ chức các cuộc thi, các hoạt động về ATGT trong trường học, vận động các em học sinh và phụ huynh cùng tham gia để từ đó nâng cao nhận thức, giáo dục và hình thành văn hóa giao thông cho các bạn học sinh.

* Tiếp theo nữa, trách nhiệm thuộc về các phụ huynh:

Ngoài sự tuyên truyền của nhà trường, các bậc phụ huynh cần nghiêm khắc và kiên quyết hơn trong việc không để các bạn học sinh điều khiển các phương tiện khi chưa đủ tuổi bằng cách tạo điều kiện cho các em đi học bằng xe đạp, đi xe của trường, xe bus hoặc đi bộ nếu nhà gần. Như vậy, không những đảm bảo an toàn cho bản thân mà còn giúp các em có ý thức tuân thủ các quy định khi tham gia giao thông.

>> Chi tiết: Em hãy phân tích những điểm mạnh và điểm yếu của học sinh trường em khi tham gia giao thông. Theo em làm thế nào để khắc phục những điểm yếu đó?

Câu 2. Hãy phân tích và đánh giá hiệu quả của một biện pháp mà trường em đã thực hiện để nâng cao ý thức tham gia giao thông an toàn cho học sinh.

Bài làm:

Để nâng cao ý thức tham gia giao thông an toàn cho học sinh, hằng năm trường em đã tổ chức rất nhiều hoạt động bổ ích như:

  • Tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật về an toàn giao thông;
  • In banner, áp phích tuyên truyền về an toàn giao thông dán ở các lớp;
  • Tổ chức các buổi học ngoại khóa có sự tham gia của các chú CSGT;

Thông qua các hoạt động trên, em cảm thấy đây là những việc làm rất thiết thực giúp học sinh chúng em được tiếp cận tốt hơn với các quy định về Luật giao thông đường bộ. Khi tham gia cuộc thi về an toàn giao thông, học sinh có thêm cơ hội tìm tòi nghiên cứu để đưa ra các câu trả lời đúng, từ đó giúp chúng em tích lũy thêm được nhiều hiểu biết pháp luật về an toàn giao thông. Ngoài ra thường xuyên tiếp xúc với các banner, hình ảnh tuyên truyền về rèn luyện nếp sống văn hoá trong giao thông sẽ giúp chúng em có ý thức hơn tham gia giao thông trên đường. Việc được giao lưu, học hỏi cùng với các chú cảnh sát giao thông khiến nội dung các buổi học trở nên trực quan và rất dễ hiểu giúp chúng em nhỡ lâu hơn. Em cảm thấy đây đều là các hoạt động rất bổ ích. Em mong muốn thầy cô và nhà trường có thể tổ chức thêm nhiều hoạt động hơn để chúng em được biết, được hiểu và cùng nhau chia sẻ, rút kinh nghiệm, từ đó có sự cải thiện trong tư duy, cải thiện về ý thức tham gia giao thông.

>> Chi tiết: Hãy phân tích và đánh giá hiệu quả của một biện pháp mà trường em đã thực hiện để nâng cao ý thức tham gia giao thông an toàn cho học sinh

Đánh giá bài viết
39 101.284
Sắp xếp theo

Biểu mẫu Giáo dục - Đào tạo

Xem thêm