Câu hỏi ôn tập môn Ngữ Văn lớp 8

Câu hỏi ôn tập môn Ngữ Văn lớp 8 bao gồm 20 câu hỏi ôn tập có đáp án kèm theo, được phân theo các cấp độ, giúp các bạn học sinh tự ôn luyện kiến thức môn văn lớp 8 dễ dàng hơn. Mời các bạn tham khảo nhằm đạt điểm cao trong các bài thi giữa kì, thi cuối kì.

Câu hỏi ôn tập môn Ngữ Văn lớp 8

CÂU HỎI ÔN TẬP VĂN 8

Đề 1:

Câu 1: Văn bản "Chiếu dời đô" Được sáng tác năm nào?

A. 958 B. 1010 C. 1789 D. 1858

Câu 2: Hai câu thơ "Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm - Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ" sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. Hoán dụ B. So sánh C. Ân dụ D. Nhân hóa

Câu 3: Phương tiện dùng để thực hiện hành động nói là gì?

A. Nét mặt B. Cử chỉ C. Ngôn từ D. Điệu bộ

Câu 4: Tập thơ nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh có mấy bài?

A. 123 B. 133 C. 143 D. 153

Câu 5: Trong bốn kiểu câu đã học kiểu câu nào được sử dụng phổ biến nhiều nhất trong giao tiếp?

A. Câu nghi vấn. B. Câu cầu khiến. C. Câu trần thuật D. Câu cảm thán

Câu 6: Việc kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự trong văn nghị luận có tác dụng như thế nào?

A. Làm cho bài văn nghị luận chặt chẽ sắc sảo hơn.

B. Làm cho bài văn nghị luận trở nên cụ thể hơn, sinh động và gợi cảm, do đó có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn.

C. Làm cho bài văn nghị luận giàu màu sắc triết lý.

D. Làm bài văn nghị luận rõ ràng mạch lạc và lô gic hơn.

Câu 7: Bài thơ "Khi con tu hú" Của Tố Hữu được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

A. Khi tác giả vượt ngục để trở về cuộc sống tự do.

B. Khi tác giả bị giải từ nhà lao này đến nhà lao khác.

C. Khi tác giả mới giác ngộ cách mạng

D. Khi tác giả mới bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ.

Câu 8: Tên kinh đô cũ của hai triều Đinh Lê là gì?

A. Huế. C. Hoa Lư. B. Cổ Loa. D. Thăng Long.

Câu 9: Câu sau thuộc kiểu câu nào? "Ông giáo hút trước đi".

a. Nghi vấn. b. Cầu khiến. c. Cảm thán. d. Phủ định.

Câu 10: Tâm trạng người tù - chiến sĩ được thể hiện ở bốn câu cuối trong bài thơ "Khi con tu hú" là?

a. Uất ức, bồn chồn, khao khát tự do đến cháy bỏng.

b. Nung nấu ý chí hành động để thoát khỏi chốn ngục tù.

c. Buồn bực vì con chim tu hú ngoài trời cứ kêu.

d. Mong nhớ da diết cuộc sống ngoài chốn ngục tù.

Câu 11: Phương thức biểu đạt chính của văn bản Hịch tướng sĩ là gì?

a. Tự sự b. Miêu tả c. Nghị luận d. Biểu cảm

Câu 12: Chức năng chính của câu nghi vấn là dùng để:

a. Nghi vấn. b. Hỏi. c. Trả lời. d. Bộc lộ cảm xúc.

Câu 13: Bản nào trong các văn bản sau được xem như một bản tuyên ngôn độc lập?

a. Chiếu dời đô. b. Hịch tướng sĩ. c. Nước Đại Việt ta. d. Thuế máu.

Câu 14: Hành động nói là:

a. Hành động được thực hiện bằng hành động. b. Hàng động được thực hiện bằng cử chỉ.

c. Hàng động được thực hiện bằng lời nói. d. Hành động được thực hiện bằng suy nghĩ.

Câu 15 Trong văn nghị luận thường kết hợp các yếu tố nào?

a. Biểu cảm, tự sự. b. Miêu tả, biểu cảm.

c. Tự sự, miêu tả. d. Miêu tả, tự sự, biểu cảm.

Câu 16: Jắc Ru – xô là nhà văn nước nào?

a. Pháp. b. Mỹ. c. Nga. d. Đan Mạch.

II. TỰ LUẬN

Câu 1: Qua hai câu thơ:

"Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo"

Em hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì

Câu 2: (1 điểm) Phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong câu sau:

"Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều

Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo"

(Lên Tây Bắc- Tố Hữu)

Câu 3 (1điểm) Đọc và xác định kiểu câu trong các câu sau:

a. U nó không được thế!

b. Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta ấy hả?

c. Ha ha! Trời hôm nay đẹp quá!

d. Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì phải tù, phải tội.

Câu 3: Chép thuộc lòng khổ thơ đầu trong bài Khi con tu hú của nhà thơ Tố Hữu và nêu cảm nhận của em về cảnh mùa hè trong khổ thơ đó?

Câu 4: Hịch tướng sĩ là bài ca của lòng yêu nước. Hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

Câu 5: Em hãy viết bài văn làm rõ "Sự bổ ích của những chuyến tham quan du lịch"

Câu 6: Có ý kiến cho rằng: "Bình Ngô đại cáo" có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc. Dựa vào đoạn trích "Nước Đại Việt ta", Em hãy làm rõ ý kiến trên.

Câu 7: Chứng minh rằng Nước Đại Việt ta (BNĐC) của Nguyễn Trãi tràn đầy niềm tự hào dân tộc

C. ĐÁP ÁN ĐỀ 1:

I. Trắc nghiệm: (2 điểm) Mỗi câu đúng được 0,25 điểm

Câu12345678
Đáp ánBDCBCBDC

II. Tự luận: (8 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

Qua hai câu thơ cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là: "yên dân", "trừ bạo" nghĩa là làm cho dân được an hưởng thái bình, hạnh phúc; muốn yên dân thì phải diệt trừ mọi thế lực tàn bạo.

Câu 2: (1 điểm) Nhấn mạnh hình ảnh đẹp của anh giải phóng quân

Câu 3: (5 điểm)

A. Yêu cầu

a. Hình thức, kĩ năng:

- Thể loại: Nghị luận

- Biết kết hợp các yếu tố tự sự, biểu cảm, miêu tả vào trong bài viết.

- Bố cục phải có đủ 3 phần.

- Không mắc lỗi diễn đạt, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc.

b. Nội dung: Đảm bảo nội dung từng phần như sau:

* Mở bài (1.0 điểm): Nêu lợi ích chung của việc tham quan.

* Thân bài (3.0 điểm): Nêu các lợi ích cụ thể

- Về thể chất: những chuyến tham quan du lịch giúp ta thêm khỏe mạnh.

- Về tinh thần: những chuyến tham quan du lịch giúp:

  • Tìm thêm được nhiều niềm vui cho bản thân.
  • Có thêm tình yêu với thiên nhiên, quê hương, đất nước.

- Về kiến thức:

  • Hiểu được cụ thể hơn, sâu hơn những điều đã được học trong trường lớp qua những điều mắt thấy tai nghe.
  • Đưa lại nhiều bài học có thể chưa có trong sách vở ở trường.

* Kết bài (1.0 điểm): Khẳng định tác dụng của việc tham quan.

B. Biểu điểm

- Điểm 4 - 5: Thực hiện tốt các yêu cầu trên, chữ viết sạch đẹp, không sai chính tả.

- Điểm 3: Thực hiện tương đối đảm bảo yêu cầu trên, sai không quá 5 lỗi chính tả.

- Điểm 1 - 2: Thực hiện sơ sài yêu cầu trên, mắc nhiều lỗi diễn đạt, sai nhiều lỗi chính tả.

- Điểm 0: Bỏ giấy trắng, lạc đề.

* Lưu ý: Trên đây chỉ là hướng dẫn chấm, giáo viên cần căn cứ vào mức độ bài làm của học sinh để ghi điểm cho thích hợp và cần khuyến khích những bài viết có sự sáng tạo trong việc vận dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự.

Đề 2:

HỆ THỐNG ĐỀ KIỂM TRA VĂN 8

CÂU HỎI NHẬN BIẾT:

Chủ đề: Trường từ vựng

Câu 1) Thế nào là trường từ vựng?

Đáp án: là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.

Câu 2) Khi sử dụng trường từ vựng cần lưu ý những gì?

Đáp án:

  • Tuỳ theo ý nghĩa khái quát mà một trường từ vựng có thể bao hàm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.

Ví dụ: Trường từ vựng tay bao gồm các trường nhỏ hơn.

    • Bộ phận của tay: Cánh tay, khuỷu tay, bàn tay, ngón tay...
    • Hoạt động của tay: Chặt, viết, ném, cầm...
    • Đặc điểm của tay: Dài, ngắn, to, nhỏ, khéo, vụng...
  • Các trường từ vựng nhỏ trong trường từ vựng lớn có thể thuộc nhiều từ loại khác nhau.

Ví dụ:

    • Bộ phận của tay: Cánh tay, cẳng tay, khuỷu tay, bàn tay, ngón tay... (danh từ)
    • Hoạt động của tay: Chặt, viết, ném, cầm... (động từ)
    • Đặc điểm của tay: Dài, ngắn, to, nhỏ, khéo, vụng... (tính từ)
  • Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau.

Ví dụ.

    • Trường mùi vị: Chua, cay, đắng, chua ngọt...
    • Trường âm thanh: chua, êm dịu, ngọt, chối tai...

Chủ đề: Từ tượng hình, từ tượng thanh

Câu 3) Hãy nêu đặc điểm, công dụng của từ tượng thanh, từ tượng hình.

Đáp án:

  • Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.

Ví dụ: Móm mém, xộc xệch, vật vã, rũ rượi, thập thò...

  • Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.

Ví dụ: Hu hu, ư ử, róc rách, sột soạt, tí tách...

  • Từ tượng hình, từ tượng thanh gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao, thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự.

Chủ đề: Trợ từ, thán từ

Câu 4: Hãy nêu đặc điểm, công dụng của trợ từ, thán từ.

Đáp án:

  • Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.
  • Thán từ là những từ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi nó được tách ra thành một câu đặc biệt.
  • Thán từ được chia làm hai loại.

Chủ đề: Nói giảm, nói tránh

Câu 5: Thế nào là nói giảm nói tránh? Cách sử dụng nói giảm nói tránh

  • Là dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, thô tục, thiếu lịch sự.
  • Cần sử dụng linh hoạt đúng lúc, đúng chỗ.

CÂU HỎI THÔNG HIỂU:

Chủ đề: Trường từ vựng

Câu 1.

Có bao nhiêu trường từ vựng trong các từ được in đậm ở đoạn văn sau:

Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một ly sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên ngối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo.

Đáp án

- Trường từ vựng quan hệ ruột thịt: Mẹ, con.

- Trường từ vựng hoạt động của người: Ngủ, uống, ăn.

- Trường từ vựng hoạt động của môi: Hé mở, chúm, mút.

Câu 2.

Từ nghe trong câu sau đây thuộc trường từ vựng nào?

Nhà ai vừa chín quả đầu

Đã nghe xóm trước vườn sau thơm lừng.

Đáp án

- Ở câu thơ này do phép chuyển nghĩa ẩn dụ, nên từ nghe thuộc trường từ vựng khứu giác.

Chủ đề: Từ tượng hình, từ tượng thanh

Câu 3:

Tìm các từ tượng hình trong đoạn thơ sau đây và cho biết giá trị gợi cảm của mỗi từ.

Bác Hồ đó, ung dung châm lửa hút

Trán mênh mông, thanh thản một vùng trời

Không gì vui bằng mắt Bác Hồ cười

Quên tuổi già, tươi mãi tuổi đôi mươi!

Người rực rỡ một mặt trời cách mạng

Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng

Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người

(Tố Hữu)

Đáp án

- Từ tượng hình: Ung dung, mênh mông, thanh thản, rực rỡ.

-> Các từ tượng hình trên được đặt trong ngữ cảnh gắn liền với sự vật, hành động làm cho sự vật hành động trở nên cụ thể hơn, tác động vào nhận thức của con người mạnh mẽ hơn.

Chủ đề: Từ ngữ địa phương:

Câu 4: Tìm từ toàn dân tương ứng với những từ địa phương được in đậm trong câu sau:

Chị em du như nước lã.

Đáp án:

- Du -> dâu.

- Bù -> bầu.

Chủ đề: Trợ từ

Câu 5:

Tìm trợ từ trong các câu sau:

a. Những là rày ước mai ao.

b. Cái bạn này hay thật.

c. Mà bạn cứ nói mãi điều mà tôi không thích làm gì vậy.

d. Đích thị là Lan được điểm 10.

e. Có thế tôi mới tin mọi người.

Đáp án

  • Các từ đứng đầu trong mỗi câu đều là trợ từ.

CÂU HỎI VẬN DỤNG THẤP:

Chủ đề: Nói quá

Câu 1: Chỉ rõ và nêu tác dụng của phép nói quá trong câu:

- Hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực.

(Ai-ma-tốp – Người thầy đầu tiên)

Đáp án.

Hình ảnh nói quá: “reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực”. Nói quá như vậy để diễn tả màu đỏ và âm thanh gió thổi vào hai cây phong rất mạnh.

Câu 2.

Tìm bp nói quá trong câu sau:

Giá những cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.

Đáp án.

Cách nói quá thể hiện ở cụm từ: mà cắn, mà nhai, mà nghiến kì nát vụn mới thôi.

Chủ đề: Dấu ngoặc kép

Câu 3. Viết đọan văn ngắn, chủ đề tự chọn. Trong đoạn có dùng dấu ngoặc kép.

Đoạn văn tham khảo:

Em rất kính yêu mẹ. Bố thì nghiêm, mẹ thì hiền. Mẹ giống bà ngoại, từ nét mặt, nụ cười đôn hậu đến đôi bàn tay nhỏ nhắn, khéo léo. Mẹ đã về hưu được vài năm nay. Mẹ thức khuya, dậy sớm lo cho các con được ăn ngon, mặc đẹp, được học hành giỏi giang. Đứa con nào bị ốm, mẹ thở dài lo lắng, chăm sóc từng viên thuốc, từng bát cháo… Mẹ luôn dặn các con: Nhà ta còn khó khăn, các con phải ngoan và chăm chỉ học hành”. Mỗi lần đi xa một hai ngày, em nhớ mẹ lắm!

Chủ đề: Cách trình bày nội dung đoạn văn trong văn bản:

Câu 4: Viết một đoạn văn (6-8 câu), trình bày theo kiểu quy nạp, nêu quan niệm của em về tình bạn.

Đoạn văn tham khảo:

Tình bạn phải chân thành, tôn trọng nhau, hết lòng yêu thương, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Lúc vui, lúc buồn, khi thành đạt, khi khó khăn, bạn bè phải san sẻ cùng nhau. Có bạn chí thiết, có bạn tri âm, tri kỉ… Nhân dân ta có nhiều câu tục ngữ rất hay nói về tình bạn như: “giàu vì bạn, sang vì vợ” hay “Học thầy không tày học bạn”, nhà thơ Nguyễn Khuyến có bài “bạn đến chơi nhà” được nhiều người yêu thích. Trong đời người, hầu như ai cũng có bạn. Bạn học thời tuổi thơ, thời cắp sách là trong sáng nhất, hồn nhiên nhất. Thật vậy, tình bạn là một trong những tình cảm cao đẹp của chúng ta.

Chủ đề: Câu ghép:

Câu 5. Viết đoạn văn khoảng 4-5 câu nêu cảm nhận của em về cuộc đời của lão Hạc, trong đó có dùng câu ghép.

Đoạn văn tham khảo:

Cuộc đời của lão Hạc đầy nước mắt, nhiều đau khổ và bất hạnh. Khi còn sống thì lão sống âm thầm, nghèo đói, cô đơn và đến khi lão chết thì lão quằn quại, đau đớn vô cùng đáng thương. Tuy thế, lão Hạc lại có bao phẩm chất tốt đẹp như hiền lành, chất phác, nhân hậu, trong sạch và tự trọng... Lão Hạc là một điển hình về người nông dân Việt Nam trong xã hội cũ được Nam Cao miêu tả chân thực, với bao trân trọng, xót thương, thấm đượm một tinh thần nhân đạo thống thiết.

CÂU HỎI VẬN DỤNG CAO

Chủ đề: Văn nghị luận

Câu 1: Cho đề bài: "Trang phục và văn hóa"

Một số bạn đang đua đòi theo những lối ăn mặc không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh, truyền thống văn hóa của dân tộc và hoàn cảnh của gia đình. Em hãy viết một bài văn nghị luận để thuyết phục các bạn đó thay đổi cách ăn mặc cho đúng đắn hơn.

Lập dàn bài

a. Mở bài: Giới thiệu tầm quan trọng và ý nghĩa của trang phục đối với nền văn hóa của mõi quốc gia, thể hiện tính cách của mỗi người.

b. Thân bài: Trang phục là gì? Trang phục là những vật dụng che chắn, sưởi ấm cho cỏ thể, là những bộ trang phục bao gồm: quần áo, dày dép, mũ nón.... Văn hóa là gì? Văn hóa là phong tục, tập quán của từng vùng, là tính cách, phẩm chất của con người, là cách cư xử của một người với mọi người xung quanh.

Từ ý nghĩa của trang phục nên ta suy ra được ý nghĩa của trang phục trong thực tế nhà trường và ngoài xã hội.

- Hiện tượng: một số bạn đua đòi ăn mặc, không phù hợp với lứa tuổi, hoàn cảnh gia đình, truyền thống văn hóa dân tộc.

* Nêu ra các dẫn chứng:

- Gần đây cách ăn mặc của các bạn thay đổi, không còn giản dị và lành mạnh như trước nữa.

- Các bạn lầm tưởng rằng ăn mặc như vậy la "sành điệu", "văn minh", có cách ăn mặc khác (họ ăn mặc phù hợp với hoàn cảnh, lứa tuổi và vừa túi tiền, không đua theo một "mốt" nào cả, cách ăn mặc đó con thể hiện được tính cách của riêng mình).

- Chạy theo "mốt" có nhiều tác hại. Mốt là các loại trang phục được nhiều người ưa chuộng trong một thời gian nhất định, được coi là sản phẩm của sự sáng tạo.

+ Mất thời gian.

+ Ảnh hưởng đến học tập.

+ Tốn kém tiền bạc.

+ Tạo nên sự khinh thường những người không đua theo mốt.

c. Kết bài: Nêu ra lời khuyên các bạn nên ăn mặc phù hợp hơn.

Câu 2: "Tuổi trẻ và tương lai đất nước"

Lập dàn bài

a. Mở bài: Nêu vai trò của tuổi trẻ đối với mỗi quốc gia. Trích dẫn câu nói của Bác trong buỗi lễ khai trường.

b. Thân bài:

- Tuổi trẻ là gì?

+ Là lứa tuổi thanh, thiêu niên.

+ Là tuổi được học hành, trang bị kiến thức, rèn luyện đạo đức.

- Tương lai của đất nước la gì? (Là hoàn cảnh, là sự thay đổi của đất nước sau này).

- Tại sao tuổi trẻ có vai trò quan trọng?

+ Là lứa tuổi hăng hái, nhiệt huyết, dám nghĩ, dám làm.

+ Là lứa tuổi học tập và tích lũy tốt nhất.

+ Có sức khỏe, làm chủ tương lai, quyết định vận mệnh đất nước.

+ Nêu những thuận lợi và thách thức đối với tuổi trẻ ngày nay khi đất nước đang trên đà phát triển.

- Vì sao tuổi trẻ là tương lai của đất nước? (Vì tuổi trẻ là người hăng hái, có sức khỏe dồi dào và óc sáng tạo).

+ Tuổi trẻ ở mặt khoa học, kinh tế, chính trị, giáo dục... (như anh Nguyễn Tử Quảng là một tấm gương sáng về óc sáng tạo, đã viết ra phần mềm diệt vi-rut làm giám đốc công ty an ninh mạng, dưới 30 tuổi).

- Như những bạn trẻ đi thi các cuộc thi giải toán, vật lí, hóa...

- Xưa có các tấm gương như Lý Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn thì nay có Bác Hồ làm tấm gương sáng về sự chăm chỉ, cần cù.

c. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề trên. Rút ra bài học cho bản thân.

Câu 3: Văn học và tinh thương.

Lập dàn ý

Mở bài: Văn học của dân tộc ta luôn ca ngợi những ai biết yêu thương người khác đồng thời luôn phê phán những ai thờ ơ trước khó khăn hoạn nạn của người khác. (Hơn thế nữa văn học còn phản ánh tình yêu cuộc sống, yêu muôn vật, muôn loài...)

b. Thân bài: Giải thích.

- Văn học là văn chương nói chung và là những thể loại cụ thể nói riêng.

- Trong văn chương luôn thể hiện tinh yêu thương con người. (Dẫn chứng). Đồng thời văn chương luôn phê phán những ai thờ ơ trước nỗi đau của người khác.(Dẫn chứng).

- Khẳng định văn chương luôn ca ngợi tình thương.

c. Kết bài:

- Giá trị của văn chương.

- Bài học của bản thân.

Chủ đề: Văn thuyết minh.

Đề văn: Hãy giới thiệu trường của em.

* Gợi ý:

Trường THCS Phước Mỹ Trung tiền thân là Trường PTCS Ba Vát được thành lập năm 1975 và đến năm 1986 nhập vào trường cấp II-III Ba Vát. Đến năm học 1999-2000, nhà trường tách thành Trường THCS Phước Mỹ Trung. Trong 14 năm qua, kể từ khi tách trường, Trường THCS Phước Mỹ Trung đã từng bước khẳng định được uy tín, chất lượng của trường so với các trường trong Huyện Mỏ Cày. Nhà trường đã xây dựng được đội ngũ GV tương đối đồng đều về chuyên môn, nghiệp vụ. Hằng năm, trường đều có GV tham gia Hội thi GV giỏi cấp Tỉnh, Cấp Huyện đạt thành tích cao.

Đặc biệt, trong nhiều năm qua, nhà trường đều có HS đạt giải HS giỏi giải toán bằng máy tính cấp khu vực; tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THCS luôn đạt từ 98-100%; tỷ lệ đỗ vào các trường THPT đạt từ 75-80%; chất lượng giáo dục đại trà ổn định và giữ vững từ 95% trở lên. Đặc biệt, trong nhiều năm qua, nhà trường đều có HS đạt giải HS giỏi giải toán bằng máy tính cấp khu vực; tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THCS luôn đạt từ 98-100%; tỷ lệ đỗ vào các trường THPT đạt từ 75-80%; chất lượng giáo dục đại trà ổn định và giữ vững từ 95% trở lên.

Đề số 2: Thuyết minh về một loài động vật có ích đối với con người (chó, mèo, thỏ, gà...)

* Dàn ý thuyết minh về chó:

  1. Chó là loài động vật rất có ích cho đời sống con người, còn gọi là «linh cẩu ».
  2. Chó là loài động vật rất trung thành, dễ gần và là bạn của con người.
  3. Chó có nhiều loại, nhiều giống khác nhau
  4. Đặc điểm chung của chúng:

- Là loại động vật có bốn chân, mỗi bàn chân đều có móng vuốt sắc, nhưng khi hoạt động (đi lại) thì cụp vào.

- Não chó rất phát triển, tai và mắt rất tinh vào ban đêm, có khả năng đánh hơi rất tài.

- Chúng thường nặng từ 15- 20 kg, tuổi thọ trung bình từ 16- 18 năm

- Hiện nay chó làm được rất nhiều việc giúp con người như trinh thám, cứu hộ…

  1. Em rất yêu con chó mà nhà em đang nuôi, em gọi nó là Lu.

* Thuyết minh về con trâu

Con trâu là vật nuôi đứng đầu hàng lục súc. Hầu như em bé VN nào cũng thuộc bài ca dao:

“Trâu ơi, ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta”

Con trâu là biểu tượng cho những đức tính như hiền lành, cần cù, chịu khó… Nó là cánh tay phải, là tài sản vô giá của người nông dân VN: “con trâu là đầu cơ nghiệp”.

Mỗi con trâu có thể nặng trên dưới ba tạ. Da trâu đen bóng, lông lưa thưa. Chiếc đuôi dài khoảng một mét, có chùm lông dài và mượt, lúc nào cũng đập qua đập lại để đuổi muỗi, đuổi ruồi. Bốn chân trâu to và dài, bàn chân có móng gân guốc to, dày và nhọn. Hai chiếc sừng nhọn hoắt, uốn cong rất đẹp. Ở Đồ Sơn, Hải Phòng có lễ chọi trâu:

“Dù ai buôn đâu bán đâu

Mồng mười tháng tám, chọi trâu thì về ”

Mắt trâu lồi to rất ưa nhìn. Bụng trâu khá to; có phải vì thế mà trâu bước đi chậm chạp? Trâu là loài nhai lại, nó chỉ có một hàm răng (hàm dưới). Trâu rất dễ nuôi. Thức ăn chính là cỏ tươi. Trâu cũng biết ăn rơm, ăn cám. Phân trâu màu đen, dùng để bón cây, bón lúa rất tốt.

Trâu chịu rét kém, nhưng chịu nắng giỏi. Về mùa hè, nó có thể kéo cày, kéo bừa từ mờ sáng đến non trưa. Trâu tơ, trâu đực, trâu mờm kéo cày rất khoẻ. Trâu cái độ 2, 3 năm đẻ một lứa, mỗi lứa một con nghé. Câu tục ngữ: “ruộng sâu, trâu nái” nói lên chuyện làm giàu ở nhà quê ngày xưa.

Thịt trâu tuy không ngon bằng thịt bò, nhưng là nguồn thực phẩm rất dồi dào và có giá trị. Sữa trâu rất bổ. Da trâu thuộc để xuất khẩu, để làm giầy dép.

Màu xanh mênh mông của những đồng lúa, cánh cò trắng rập rờn điểm tô, và con trâu hiền lành gặm cỏ ven đê… là hình ảnh thân thuộc đáng yêu của quê hương. Câu hát: “ai bảo chăn trâu là khổ….” của chú bé vắt vẻo ngồi trên lưng trâu, và tiếng sáo mục đồng mãi mãi là hồn quê non nước

Câu hỏi ôn tập môn Ngữ Văn lớp 8 được VnDoc chia sẻ trên đây nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, đồng thời học tốt môn Ngữ văn lớp 8. Chúc các bạn ôn tập tốt

.............................................

Ngoài Câu hỏi ôn tập môn Ngữ Văn lớp 8. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 2 lớp 8 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Đánh giá bài viết
79 43.182
Sắp xếp theo

    Ngữ văn 8

    Xem thêm