Câu hỏi trắc nghiệm: Cơ chế di truyền và biến dị (Phần 2)

VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc Câu hỏi trắc nghiệm: Cơ chế di truyền và biến dị (Phần 2). Hy vọng qua bộ tài liệu các bạn học sinh sẽ giải Sinh học 12 tốt hơn. Mời các bạn học sinh và thầy cô cùng tham khảo.

1. Câu hỏi trắc nghiệm Cơ chế di truyền và biến dị

Câu 21: Một chuỗi polipeptit của sinh vật nhân sơ có 298 axit amin, vùng chứa thông tin mã hóa chuỗi polipeptit này có số liên kết hidrô giữa A với T bằng số liên kết hidrô giữa G với X (tính từ bộ ba mở đầu đến bộ ba kết thúc) mã kết thúc trên mạch gốc là ATX. Trong một lần nhân đôi của gen này đã có 5-BU thay T liên kết với A và qua 2 lần nhân đôi sau đó hình thành gen đột biến. Số nuclêôtit loại T của gen đột biến được tạo ra là:

A. 179.

B. 359.

C. 718.

D. 539.

Câu 22: Xét một cặp nhiễm sắc thể tương đồng có trình tự sắp xếp các gen như sau ABCDEFGHI và abcdefghi. Do rối loạn trong quá trình giảm phân đã tạo ra một giao tử có nhiễm sắc thể trên với trình tự sắp xếp các gen là ABCdefFGHI. Có thể kết luận, trong giảm phân đã xảy ra hiện tượng:

A. trao đổi đoạn NST không cân giữa 2 crômatit của 2 NST tương đồng.

B. nối đoạn NST bị đứt vào NST tương đồng.

C. nối đoạn NST bị đứt vào NST không tương đồng.

D. trao đổi đoạn NST không cân giữa 2 crômatit của 2 NST không tương đồng.

Câu 23: Điều không đúng khi cho rằng: Ở các loài đơn tính giao phối, nhiễm sắc thể giới tính

A. chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục của cơ thể.

B. chỉ gồm một cặp, tương đồng ở giới này thì không tương đồng ở giới kia.

C. không chỉ mang gen quy định giới tính mà còn mang gen quy định tính trạng thường.

D. của các loài thú, ruồi giấm con đực là XY con cái là XX.

Câu 24: Sự liên kết giữa ADN với histôn trong cấu trúc của nhiễm sắc thể đảm bảo chức năng

A. lưu giữ, bảo quản, truyền đạt thông tin di truyền.

B. phân li nhiễm sắc thể trong phân bào thuận lợi.

C. tổ hợp nhiễm sắc thể trong phân bào thuận lợi.

D. điều hòa hoạt động các gen trong ADN trên NST.

Câu 25: Một NST có trình tự các gen như sau ABCDEFGHI. Do rối loạn trong giảm phân đã tạo ra 1 giao tử có NST trên với trình tự các gen là ABCDEHGFI. Có thể kết luận, trong giảm phân đã xảy ra đột biến:

A. chuyển đoạn trên NST nhưng không làm thay đổi hình dạng NST.

B. đảo đoạn chứa tâm động và làm thay đổi hình dạng nhiễm sắc thể.

C. chuyển đoạn trên NST và làm thay đổi hình dạng nhiễm sắc thể.

D. đảo đoạn nhưng không làm thay đổi hình dạng nhiễm sắc thể.

Câu 26: Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là do tác nhân gây đột biến:

A. làm đứt gãy NST, rối loạn nhân đôi NST, trao đổi chéo không đều giữa các crômatít.

B. làm đứt gãy nhiễm sắc thể, làm ảnh hưởng tới quá trình tự nhân đôi ADN.

C. tiếp hợp hoặc trao đổi chéo không đều giữa các crômatít.

D. làm đứt gãy nhiễm sắc thể dẫn đến rối loạn trao đổi chéo.

Câu 27: Sự không phân ly của một cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở tế bào sinh dưỡng sẽ

A. dẫn tới trong cơ thể có dòng tế bào bình thường và dòng mang đột biến.

B. dẫn tới tất cả các tế bào của cơ thể đều mang đột biến.

C. chỉ có cơ quan sinh dục mang đột biến.

D. chỉ các tế bào sinh dưỡng mang đột biến.

Câu 28: Ở cà chua 2n = 24. Khi quan sát tiêu bản của 1 tế bào sinh dưỡng ở loài này người ta đếm được 22 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. Bộ nhiễm sắc thể trong tế bào này có kí hiệu là

A. 2n - 2

B. 2n - 1 - 1

C. 2n - 2 + 4

D. A, B đúng.

Câu 29: Nhận định nào sau đây là đúng về phân tử ARN?

A. Tất cả các loại ARN đều có cấu tạo mạch thẳng.

B. tARN có chức năng vận chuyển axit amin tới ribôxôm.

C. mARN được sao y khuôn từ mạch gốc của ADN.

D. Trên các tARN có các anticodon giống nhau.

Câu 30: Các bazơ nitơ dạng hỗ biến kết cặp bổ sung không đúng khi ADN nhân đôi do có

A. vị trí liên kết C1 và bazơ nitơ bị đứt gãy.

B. vị trí liên kết hidrô bị thay đổi.

C. vị trí liên kết của nhóm amin bị thay đổi.

D. vị trí liên kết photpho di-este bị thay đổi.

Câu 31: Đột biến gen lặn sẽ biểu hiện trên kiểu hình

A. khi ở trạng thái dị hợp tử và đồng hợp tử.

B. thành kiểu hình ngay ở thế hệ sau.

C. ngay ở cơ thể mang đột biến.

D. khi ở trạng thái đồng hợp tử

Câu 32: Đột biến gen thường gây hại cho cơ thể mang đột biến vì

A. làm ngừng trệ quá trình phiên mã, không tổng hợp được prôtêin.

B. làm biến đổi cấu trúc gen dẫn tới cơ thể sinh vật không kiểm soát được quá trình tái bản của gen.

C. làm gen bị biến đổi dẫn tới không kế tục vật chất di truyền qua các thế hệ.

D. làm sai lệch thông tin di truyền dẫn tới làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp prôtêin.

Câu 33: Một tế bào sinh dưỡng của một loài có bộ nhiễm sắc thể kí hiệu: AaBbDdEe bị rối loạn phân li trong phân bào ở 1 nhiễm sắc thể kép trong cặp Dd sẽ tạo ra 2 tế bào con có kí hiệu nhiễm sắc thể là:

A. AaBbDDdEe và AaBbddEe.

B. AaBbDddEe và AaBbDEe.

C. AaBbDDddEe và AaBbEe.

D. AaBbDddEe và AaBbddEe.

Câu 34: Đột biến lệch bội là sự biến đổi số lượng nhiễm sắc thể liên quan tới

A. một số cặp nhiễm sắc thể.

B. một số hoặc toàn bộ các cặp nhiễm sắc thể.

C. một, một số hoặc toàn bộ các cặp NST.

D. một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể.

Câu 35: Một loài sinh vật có bộ NST 2n = 14 và tất cả các cặp NST tương đồng đều chứa nhiều cặp gen dị hợp. Nếu không xảy ra đột biến gen, đột biến cấu trúc NST và không xảy ra hoán vị gen, thì loài này có thể hình thành bao nhiêu loại thể ba khác nhau về bộ NST?

A. 7.

B. 14.

C. 35.

D. 21.

Câu 36: Đột biến làm tăng cường hàm lượng amylaza ở Đại mạch thuộc dạng

A. mất đoạn nhiễm sắc thể.

B. lặp đoạn nhiễm sắc thể.

C. đảo đoạn nhiễm sắc thể.

D. chuyển đoạn nhiễm sắc thể.

Câu 37: Theo mô hình operon Lac, vì sao prôtêin ức chế bị mất tác dụng?

A. Vì lactôzơ làm mất cấu hình không gian của nó.

B. Vì prôtêin ức chế bị phân hủy khi có lactôzơ.

C. Vì lactôzơ làm gen điều hòa không hoạt động.

D. Vì gen cấu trúc làm gen điều hoà bị bất hoạt.

Câu 38: Các dạng đột biến gen làm xê dịch khung đọc mã di truyền bao gồm:

A. cả ba dạng mất, thêm và thay thế 1 cặp nu.

B. thay thế 1 cặp nuclêôtit và thêm 1 cặp nu.

C. mất 1 cặp nuclêôtit và thêm 1 cặp nu.

D. thay thế 1 cặp nuclêôtit và mất 1 cặp nu.

Câu 39: Điều nào dưới đây không đúng khi nói về đột biến gen?

A. Đột biến gen luôn gây hại cho sinh vật vì làm biến đổi cấu trúc của gen.

B. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá.

C. Đột biến gen có thể làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú.

D. Đột biến gen có thể có lợi hoặc có hại hoặc trung tính.

Câu 40: Trên vùng mã hóa của một gen không phân mảnh, giả sử có sự thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí thứ 134 tính từ triplet mở đầu, thì prôtêin do gen này điều khiển tổng hợp bị thay đổi như thế nào so với prôtêin bình thường?

A. Prôtêin đột biến bị thay đổi axít amin thứ 45.

B. Prôtêin đột biến bị thay đổi axít amin thứ 44.

C. Prôtêin đột biến bị mất axít amin thứ 44.

D. Prôtêin đột biến bị mất axít amin thứ 45.

Câu 41: Sự co xoắn ở các mức độ khác nhau của nhiễm sắc thể tạo điều kiện thuận lợi cho

A. sự phân li nhiễm sắc thể trong phân bào.

B. sự tổ hợp nhiễm sắc thể trong phân bào.

C. sự biểu hiện hình thái NST ở kì giữa.

D. sự phân li và tổ hợp NST trong phân bào.

Câu 42: Ở một loài thực vật, gen A qui định tính trạng hạt đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định tính trạng lặn hạt màu trắng. Trong một phép lai, nếu ở thế hệ F1 có tỉ lệ 35 cây hạt đỏ: 1 cây hạt trắng thì kiểu gen của các cây bố mẹ là:

A. AAa x AAa.

B. AAa x AAaa.

C. AAaa x AAaa.

D. A, B, C đúng.

Câu 43: Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp do gen a qui định. Cho cây thân cao 2n + 1 có kiểu gen Aaa giao phấn với cây thân cao 2n + 1 có kiểu gen Aaa thì kết quả phân tính ở F1 sẽ là

A. 35 cao: 1 thấp.

B. 5 cao: 1 thấp.

C. 3 cao: 1 thấp.

D. 11 cao: 1 thấp.

Câu 44: Thực chất của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là sự

A. làm thay đổi vị trí và số lượng gen NST.

B. sắp xếp lại những khối gen trên nhiễm sắc thể.

C. làm thay đổi hình dạng và cấu trúc của NST.

D. sắp xếp lại các khối gen trên và giữa các NST.

Câu 45: Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit giữa gen cấu trúc có thể làm cho mARN tương ứng

A. không thay đổi chiều dài so với mARN bình thường.

B. ngắn hơn so với mARN bình thường.

C. dài hơn so với mARN bình thường.

D. có chiều dài không đổi hoặc ngắn hơn mARN bình thường.

Câu 46: Mức cấu trúc xoắn của nhiễm sắc thể có chiều ngang 30nm là

A. sợi ADN.

B. sợi cơ bản.

C. sợi nhiễm sắc.

D. cấu trúc siêu xoắn.

Câu 47: Một tế bào sinh dưỡng của một loài có bộ nhiễm sắc thể kí hiệu: AaBbDdEe bị rối loạn phân li 1 cặp nhiễm sắc thể Dd trong phân bào sẽ tạo ra 2 tế bào con có kí hiệu nhiễm sắc thể là:

A. AaBbDDdEe và AaBbdEe.

B. AaBbDddEe và AaBbDEe.

C. AaBbDDddEe và AaBbEe.

D. AaBbDddEe và AaBbdEe.

Câu 48: Khi nào thì cụm gen cấu trúc Z, Y, A trong opêron Lac ở E. coli hoạt động?

A. Khi môi trường có hoặc không có lactôzơ.

B. Khi trong tế bào có lactôzơ.

C. Khi trong tế bào không có lactôzơ.

D. Khi prôtein ức chế bám vào vùng vận hành.

Câu 49: Mạch gốc của gen ban đầu: 3’ TAX TTX AAA… 5’. Cho biết có bao nhiêu trường hợp thay thế nuclêôtit ở vị trí số 6 làm thay đổi codon mã hóa aa này thành codon mã hóa aa khác? (Theo bảng mã di truyền thì codon AAA và AAG cùng mã cho lizin, AAX và AAU cùng mã cho asparagin).

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 50: Đơn vị nhỏ nhất trong cấu trúc nhiễm sắc thể gồm đủ 2 thành phần ADN và prôtêin histon là

A. nuclêôxôm.

B. polixôm.

C. nuclêôtit.

D. sợi cơ bản.

2. Đáp án câu hỏi trắc nghiệm Cơ chế di truyền và biến dị

Câu21222324252627282930
Đáp ánDAAABAADBB
Câu31323334353637383940
Đáp ánDDBDABACBB
Câu41424344454647484950
Đáp ánDDCDDCCBBA

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới bạn đọc Câu hỏi trắc nghiệm: Cơ chế di truyền và biến dị (Phần 2). Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Soạn bài lớp 12, Giải bài tập Toán lớp 12, Giải bài tập Hóa học lớp 12, Giải bài tập Vật Lí 12, Tài liệu học tập lớp 12VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Đánh giá bài viết
1 1.665
Sắp xếp theo

    Chuyên đề Sinh 12

    Xem thêm