Câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 10 - Phần 2

Câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 10 học kì 1

VnDoc mời các bạn tham khảo bài Câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 10 - Phần 2 kèm theo đáp án nhằm hỗ trợ học sinh củng cố lý thuyết, làm quen các dạng bài tập Công nghệ 10 khác nhau.

Bài tập trắc nghiệm môn Công nghệ kì 1

Câu 1: Sản xuất giống ở cây trồng thụ phấn chéo cần loại bỏ cây xấu khi:

A. Cây chưa ra hoa

B. Hoa đực chưa tung phấn.

C. Hoa đực đã tung phấn

D. Cây đã kết quả

Câu 2: Đối với giống cây trồng do tác giả cung cấp giống hoặc có hạt giống siêu nguyên chủng
thì quy trình sản xuất hạt giống theo sơ đồ?

A. Phục tráng

B. Tự thụ phấn

C. Thụ phấn chéo

D. Duy trì

Câu 3: Các giống nhập nội, các giống bị thoái hóa (không còn giống siêu nguyên chủng) thì
quy trình sản xuất hạt giống được tiến hành theo quy trình nào?

A. Sơ đồ phục tráng.

B. Hệ thống sản xuất giống.

C. Sản xuất giống cây thụ phấn chéo.

D. Sơ đồ duy trì

Câu 4: Quy trình sản xuất giống ở cây trồng tự thụ theo phương thức duy trì và phục tráng khác nhau ở:

A. Chọn lọc hỗn hợp qua thí nghiệm so sánh

B. Thời gian chọn lọc dài

C. Vật liệu khởi đầu

D. Quy trình chọn lọc và vật liệu khởi đầu.

Câu 5: Trong quá trình sản xuất giống cây ngô cần?

A. Loại bỏ ngay cây xấu trước khi tung phấn.

B. Loại bỏ cây xấu sau khi tung phấn.

C. Các hạt của các cây giống cần để riêng.

D. Bỏ qua khâu đánh giá dòng.

Câu 6: Khi có 1 giống lạc (đậu phộng) mới siêu nguyên chủng với số lượng ít thì?

A. Sản xuất hạt giống trên theo sơ đồ duy trì.

B. Sản xuất hạt giống theo sơ đồ phục tráng.

C. Sản xuất hạt giống theo sơ đồ ở cây trồng thụ phấn chéo.

D. Đem giống siêu nguyên chủng vào sản xuất đại trà.

Câu 7: Quy trình sản xuất giống cây rừng được thực hiện theo sơ đồ nào?

A. Khảo nghiệm – chọn cây trội - chọn cây đạt tiêu chuẩn - nhân giống cho sản xuất.

B. Chọn cây trội – khảo nghiệm – nhân giống cho sản xuất.

C. Chọn cây trội – khảo nghiệm – chọn cây đạt tiêu chuẩn – nhân giống cho sản xuất.

D. Chọn cây trội – chọn cây đạt tiêu chuẩn – nhân giống cho sản xuất.

Câu 8: Dùng thuốc thử Carmin ngâm hạt sau 15 phút người ta thấy những hạt có nội nhũ bị nhuộm màu là hạt chết, nếu nội nhũ không bị nhuộm màu là hạt sống. Thí nghiệm trên dùng để

A. Xác định sức sống của hạt.

B. Kiểm tra kỹ thuật bảo quản hạt giống.

C. Kiểm tra khả năng bắt màu của hạt.

D. Xác định các loại hạt giống.

Câu 9: Người ta làm thí nghiệm xác định sức sống với 50 hạt giống thì thấy có 6 hạt bị nhuộm màu. Tỉ lệ hạt sống là?

A. 87%.

B. 86%.

C. 85%.

D. 88%.

Câu 10: Nuôi cấy mô, tế bào là phương pháp

A. Tách rời tế bào, mô giâm trong môi trường có chất kích thích để mô phát triển thành cây trưởng thành.

B. Tách rời tế bào TV nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng thích hợp giống như trong cơ thể sống, giúp tế bào phân chia, biệt hóa thành mô, cơ quan, phát triển thành cây hoàn chỉnh.

C. Tách mô, nuôi dưỡng trong môi trường có chất kích thích tạo chồi, rễ, phát triển thành cây mới.

D. Tách tế bào TV nuôi cấy trong môi trường cách li để tế bào TV sống, phát triển thành cây
hoàn chỉnh.

Câu 11: Cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào là……..của tế bào thực vật.

A. Tính đa dạng.

B. Tính ưu việt.

C. Tính năng động.

D. Tính toàn năng.

Câu 12: Phương pháp nuôi cấy mô tế bào dựa trên cơ sở khoa học nào?

A. Mô, TB là một phần của cơ thể nhưng sự phát triển của chúng vẫn có tính độc lập, chúng có tính toàn năng.

B. Nuôi dưỡng mô, TB trong môi trường nhân tạo giống như môi trường cơ thể thì nó vẫn duy
trì sự sống.

C. Mỗi tế bào của cơ thể đều mang toàn bộ lượng thông tin di truyền của cơ thể đó và có khả
năng phát triển thành cơ thể hoàn chỉnh khi gặp điều kiện thuận lợi.

D. Từ một tế bào thực vật nuôi dưỡng trong môi trường nhân tạo thích hợp sẽ tạo ra được một
hoặc một số cơ thể mới.

Câu 13: Tế bào phôi sinh là:

A. Những tế bào đã được biệt hóa.

B. Những tế bào hình thành ở giai đọan đầu tiên của hợp tử.

C. Những tế bào hình thành ở giai đoạn đầu của hợp tử chưa mang chức năng chuyên biệt.

D. Những tế bào có tính toàn năng.

Câu 14: Đặc điểm của TB chuyên hóa là:

A. Mang hệ gen giống nhau, có màng xenlulô, có khả năng phân chia.

B. Có tính toàn năng, có khả năng phân chia vô tính.

C. Có tính toàn năng, đã phân hóa nhưng không mất khả năng biến đổi và có khả năng phản phân hóa.

D. Có tính toàn năng, nếu được nuôi dưỡng trong MT thích hợp dẽ phân hóa thành cơ quan.

Câu 15: Sự chuyển hóa TB phôi sinh → TB chuyên hóa đảm nhận chức năng khác nhau gọi là:

A. Sự phân chia TB

B. Sự phân hóa TB

C. Sự phản phân hóa TB

D. Sự nảy mầm

Mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu liên quan trong chương trình học lớp 10

Đánh giá bài viết
1 2.577
Sắp xếp theo

    Môn khác lớp 10

    Xem thêm