Câu hỏi trắc nghiệm Địa lý 12 - Bài 43: Các vùng kinh tế trọng điểm

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lý 12 - Bài 43

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lý 12 - Bài 43: Các vùng kinh tế trọng điểm được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, giúp các bạn chuẩn bị kiến thức để sẵn sàng để bước vào kỳ thi THPT quốc gia năm 2021 và xét tuyển vào Đại học - Cao đẳng có kết quả tốt nhất. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết tại đây nhé.

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Câu hỏi trắc nghiệm Địa lý 12 - Bài 43: Các vùng kinh tế trọng điểm để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp gồm có 36 câu hỏi trắc nghiệm, về bài 43 môn Địa lý lớp 12. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

BÀI 43. CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM

Câu 1. Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của vùng kinh tế trọng điểm?

A. Hội tụ đầy đủ các thế mạnh, tập trung tiềm lực kinh tế và hấp dẫn các nhà đầu tư.

B. Bao gồm phạm vi của nhiều tỉnh, thành phố và có ranh giới không thay đổi theo thời gian.

C. Có tỉ trọng lớn trong tổng GDP của quốc gia, tạo ra tốc độ phát triển nhanh cho cả nước và có thể hỗ trợ cho các vùng khác.

D. Có khả năng thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ để từ đó nhân rộng ra toàn quốc.

Câu 2. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc bao gồm các tỉnh và thành phố là:

A. Hưng Yên, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.

B. Quảng Ninh, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định.

C. Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Thái Nguyên, Phú Thọ.

D. Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Bình, Nam Định, Vĩnh Phúc.

Câu 3. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung bao gồm các tỉnh, thành phố là

A. Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam.

B. Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi.

C. Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

D. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

Câu 4. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm các tỉnh, thành phố là

A. Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang.

B. Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang.

C. Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre.

D. Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Ninh Thuận, Long An, Tiền Giang.

Câu 5. Thu nhập bình quân đầu người vùng kinh tế trọng điểm phía Nam năm 2007 là

A. 17,2 triệu đồng.

B. 10,1 triệu đồng.

C. 25,9 triệu đồng.

D. 13,4 triệu đồng.

Câu 6. So với GDP cả nước, tỉ trọng GDP của ba vùng kinh tế trọng điểm năm 2005 chiếm

A. 45,8%.

B. 56,7%.

C. 66,9%.

D. 78,2%.

Câu 7. Xếp theo thứ tự ba vùng kinh tế trọng điểm có tỉ trọng GDP từ cao xuống thấp lần lượt là

A. Phía Bắc, miền Trung, phía Nam

B. Phía Nam, phía Bắc, miền Trung.

C. Nam, miền Trung, phía Bắc.

D. Phía Bắc, phía Nam, miền Trung.

Câu 8. Theo thứ tự ba vùng kinh tế trọng điểm có tỉ trọng khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp) từ cao xuống thấp lần lượt là

A. Miền Trung, phía Bắc, phía Nam.

B. Phía Bắc, phía Nam, miền Trung.

C. Phía Nam, miền Trung, phía Bắc.

D. Miền Trung, phía Nam, phía Bắc.

Câu 9. Cơ cấu GDP khu vực dịch vụ của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam năm 2007 là:

A. 41,4%

B. 38,4%

C. 40,2%

D. 43,5%

Câu 10. Tỉnh GDP bình quân đầu người thấp nhất trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

A. Tiền Giang

B. Bình Phước

C. Bà Rịa – Vũng Tàu

D. Tây Ninh

Câu 11. Cơ cấu GDP trong khu vực công nghiệp xây dựng của vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc chiếm năm 2007:

A. 42,2%

B. 36,6%

C. 59,0%

D. 45,4%

Câu 12. Định hướng của vùng kinh tế trọng điểm miền Nam là

A. phát triển các ngành công nghiệp cơ bản, công nghiệp trọng điểm, công nghệ cao; hình thành các khu công nghiệp tập trung.

B. đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm, nhanh chóng phát triển các ngành có hàm lượng kĩ thuật cao, không gây ô nhiễm môi trường.

C. cần chuyển đổi cơ cấu ngành theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao.

D. hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm có lợi thế về tài nguyên và thị trường, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Câu 13. Ý nào sau đây không phải là thế mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là:

A. Lao động dồi dào, chất lượng cao.

B. Có cơ sở hạ tầng phát triển

C. Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.

D. Tỉ trọng công nghiệp đứng đầu cả nước

Câu 14: Vùng kinh tế trọng điểm Phía Bắc ở nước ta gồm bao nhiêu tỉnh thành?

A. 6

B. 7

C. 8

D. 9

Câu 15. Hiện nay, tỉ trọng cơ cấu GDP trong lĩnh vực nông nghiệp ở Vùng KTTĐ miền Trung vẫn còn cao, chiếm:

A. 22,3%

B. 25%

C. 30%

D. 35%

Câu 16. Sau năm 2000 vùng kinh tế trọng điểm miền Trung thêm tỉnh nào?

A. Thừa Thiên - Huế.

B. Đà nẵng.

C. Bình Định.

D. Phú Yên

Mời các bạn tải file đầy đủ về tham khảo.

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Câu hỏi trắc nghiệm Địa lý 12 - Bài 43: Các vùng kinh tế trọng điểm, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Địa lý lớp 12. Mời các bạn cùng tham khảo thêm kiến thức các môn Toán 12, Ngữ văn 12, Tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12 để có thêm tài liệu học tập nhé

Đánh giá bài viết
2 1.179
Sắp xếp theo

    Thi THPT Quốc gia môn Địa lý

    Xem thêm