Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6: Văn bản Sự tích Hồ Gươm

Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6

VnDoc xin gửi tới các thầy cô cùng các em học sinh bài Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6: Văn bản Sự tích Hồ Gươm, với những câu hỏi trắc nghiệm bám sát nội dung văn bản hỗ trợ quá trình giảng dạy, ra đề kiểm tra cũng như tự ôn luyện môn Ngữ văn lớp 6.

Câu 1: Địa bàn đầu tiên nơi nghĩa quân dấy nghĩa được nhắc đến trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm là thuộc tỉnh nào?

A. Nghệ An. B. Hà Nội. C. Thanh Hóa. D. Hà Tĩnh.

Câu 2: Trên gươm báu của đức Long Quân trao cho nghĩa quân trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm có khắc chữ gì và ý nghĩa của nó ra sao?

A. Hai chữ "Tả Vọng" vì gươm được trao ở hồ Tả Vọng.
B. Hai chữ "Minh Công", có nghĩa là người được trao gươm là người tài giỏi.
C. Hai chữ "Thuận Thiên", có nghĩa là thuận theo ý trời.
D. Hai chữ "Hoàn Kiếm", có nghĩa là trả lại kiếm.

Câu 3: Hành động trả gươm của Lê Lợi trong Sự tích Hồ Gươm thể hiện:

A. Khát vọng hòa bình, yên ổn của dân tộc ta.
B. Lòng biết ơn vô hạn đối với những vi thần đã phù trợ cho cuộc kháng chiến.
C. Sự tin tưởng vào một nền hòa bình vĩnh viễn cho đất nước.
D. Truyền thống tôn trọng lẽ phải, sự công bằng "có mượn, có trả" của dân tộc ta.

Câu 4: Nội dung của truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm là gì?

A. Ca ngợi vẻ đẹp của Hồ Gươm - một danh thắng nổi tiếng nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội.
B. Ca ngợi tinh thần đoàn kết của nhân dân, đã đồng tâm hiệp lực chống lại quân xâm lược.
C. Ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỉ XV.
D. Ca ngợi những người anh hùng chiến đấu dũng cảm xả thân vì đất nước.

Câu 5: Phát biểu nào không nêu đúng ý nghĩa của truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm?

A. Truyện ca ngợi, suy tôn người anh hùng dân tộc Lê Lợi, đã đánh đuổi giặc ngoại xâm, khôi phục nền độc lập cho đất nước.
B. Truyện khẳng định, ngợi ca sức mạnh và khả năng bách chiến bách thắng của quân đội và nhân dân ta dưới triều Lê.
C. Truyện ca ngợi tính chất nhân dân, toàn dân và chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
D. Truyện giải thích nguồn gốc tên gọi của hồ Hoàn Kiếm.

Câu 6: Giặc xâm lược được nhắc đến trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm là:

A. Giặc Ân. B. Giặc Tống. C. Giặc Thanh. D. Giặc Minh.

Câu 7: Đặc điểm nổi bật của thể loại truyền thuyết là gì?

A. Có yếu tố kì ảo.
B. Mang dấu ấn của hiện thực lịch sử.
C. Có những chi tiết hoang đường.
D. Những sự kiện, nhân vật lịch sử gắn với yếu tố kì ảo.

Câu 8:

"Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm Lê Lợi - bấy giờ đã làm vua - cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Nhân dịp đó, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi thuyền rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo ở bên người tự nhiên động đậy. Con Rùa Vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói: "Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân !". Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh."

(Trích Sự tích Hồ Gươm, Ngữ văn 6, tập 1)

Đoạn trích trên kể lại nội dung gì?

A. Long Quân đòi gươm và Lê Lợi trả gươm.
B. Lê Thận nhặt được lưỡi gươm của Long Quân.
C. Lê Lợi dùng gươm của Long Quân đánh giặc.
D. Lê Lợi nhặt được chuôi gươm của Long Quân.

Câu 9: Chi tiết Lê Lợi được trao gươm báu trong truyện Sự tích Hồ Gươm thể hiện:

A. Lê Lợi là người "nhà Trời" được cử xuống giúp dân ta đánh giặc.
B. Tính chất chính nghĩa, hợp lòng dân, ý trời của cuộc khởi nghĩa
C. Niềm tin vững chắc của nhân dân ta đối với sự thắng lợi của cuộc khởi nghĩa.
D. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn được sự giúp đỡ, phù trợ của thánh thần.

Câu 10: Khẳng định truyện Sự tích Hồ Gươm là một truyền thuyết vì:

A. Câu chuyện kể về hoạt động của Lê Lợi và nghĩa quân trong quá trình khởi nghĩa.
B. Câu chuyện kể về Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa chống quân Minh được kể lại bằng trí tưởng tượng, bằng sự sáng tạo lại hiện thực lịch sử.
C. Câu chuyện ghi chép hiện thực lịch sử cuộc kháng chiến chống quân Minh.
D. Câu chuyện được sáng tạo nhờ trí tưởng tượng, hư cấu vô cùng phong phú của tác giả dân gian.

Đánh giá bài viết
6 3.856
Sắp xếp theo

    Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức

    Xem thêm