Câu hỏi trắc nghiệm Tâm lý học đại cương: Chương VII – Ý chí và hành động ý chí

Câu hỏi trắc nghiệm Tâm lý học đại cương: Chương VII – Ý chí và hành động ý chí tóm tắt nội dung bài học và các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến nội dung bài, giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiểu quả.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

A. Tóm tắt nội dung Chương VII – Ý chí và hành động ý chí

I. Ý CHÍ

1.1. Khái niệm ý chí

1.2. Vai trò của ý chí

1.3. Các phẩm chất của ý chí

+ Tính mục đích

+ Tính độc lập

+ Tính quyết đoán

+ Tính kiên trì

II. HÀNH ĐỘNG Ý CHÍ

2.1. Khái niệm hành động ý chí

2.2. Phân loại hành động ý chí

+ Hành động ý chí đơn giản

+ Hành động ý chí cấp bách

+ Hành động ý chí phức tạp

2.3. Cấu trúc của một hành động ý chí

+ Giai đoạn chuẩn bị

+ Giai đoạn thực hiện

+ Giai đoạn đánh giá kết quả của hành động

2.4. Hành động tự động hóa

+ Kỹ xảo:

+ Thói quen:

B. Câu hỏi trắc nghiệm Chương VII – Ý chí và hành động ý chí

Là một hiện tượng tâm lí, ý chí phản ánh:

a. Bản thân hành động

b. Phương thức hành động

c. Mục đích hành động

d. Năng lực thực hiện

(Trang 204, giáo trình)

Giá trị chân chính của ý chí thể hiện ở:

a. Tính tự giác

b. Cường độ ý chí

c. Tính ý thức

d. Nội dung đạo đức

(Trang 205, giáo trình)

Mặt thể hiện tập trung nhất, đậm nét nhất của nhân cách con người là

a. Nhận thức

b. Ý chí

c. Hành động

d. Tình cảm

(Trang 205 giáo trình)

Phẩm chất ý chí cho phép con người quyết định và thực hiện hành động theo quan điểm và niềm tin của mình là

a. Tính kiên trì

b. Tính mục đích

c. Tính độc lập

d. Tính quyết đoán

(Trang 207, giáo trình)

Đặc điểm nào sau đây thuộc về hành động tự động hóa

a. Do luyện tập

b. Được lặp đi lặp lại nhiều lần

c. Không cần sự kiểm soát của ý thức

d. Cả a, b và c

(Trang 213, Giáo trình)

Đặc điểm nào dưới đây không thuộc về thói quen

a. Bền vững, ăn sâu vào nếp sống

b. Ít gắn với tình huống

c. Mang tính nhu cầu, nếp sống

d. Được đánh giá về mặt đạo đức

(Trang 214, giáo trình)

Khả năng giúp con người hoàn thành những hành vi đã định nhằm đạt được mục đích đã được đặt ra, khả năng điều hoà và điều khiển có ý thức hành vi của bản thân được gọi là?

a. Kiên trì

b. Chí khí

c. Ý chí

d. Hành vi ý chí

(Trang 203, giáo trình)

Khả năng phấn đấu, nỗ lực khắc phục mọi khó khăn trong quá trình hoàn thành những nhiệm vụ nhất định nhằm đạt được mục đích đã đề ra, đó là…

a. Kiên trì

b. Chí khí

c. Ý chí

d. Hành vi ý chí

(Trang 204, giáo trình)

Những hành vi có ý thức, có suy nghĩ hướng về một mục đích đã được xác định.

a. Hành vi sai lạc

b. Hành vi lệch chuẩn

c. Hành vi có ý thức

d. Hành vi ý chí

(Trang 209 giáo trình => hành động ý chí)

Hành động lúc đầu vốn là hành vi, hành động ý chí nhưng do được lặp đi lặp lại nhiều lần hay do luyện tập mà trở nên thành thạo không cần có sự kiểm soát trực tiếp của ý thức gọi là gì?

a. Kỹ xảo

b. Thói quen

c. Hành động tự động hoá

d. Tự động hoá

(Trang 213 giáo trình)

Là hành động tự động hoá một cách có ý thức, được hình thành nhờ luyện tập, không có sự kiểm soát thường xuyên của ý chí, không cần sự kiểm tra của thị giác, động tác mang tính chất khái quát, không có động tác thừa, kết quả cao mà ít tốn năng lượng thần kinh và cơ bắp và được hình thành trên những kỹ năng sơ đẳng gọi là?

a. Kỹ xảo

b. Thói quen

c. Hành động tự động hoá

d. Tự động hoá

(Trang 214, giáo trình)

Là hành động tự động hoá, mang tính chất nhu cầu, nếp sống của con người, được hình thành từ nhiều con đường khác nhau, có tính bền vững cao, khó thay đổi, sữa chữa, được đánh giá về mặt đạo đức được gọi là gì?

a. Kỹ xảo

b. Thói quen

c. Hành động tự động hoá

d. Tự động hoá

(Trang 214, giáo trình)

Đánh giá bài viết
1 8.049
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm