Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Địa lý lớp 11: Một số vấn đề mang tính toàn cầu

Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Địa lý lớp 11: Một số vấn đề mang tính toàn cầu

Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Địa lý lớp 11: Một số vấn đề mang tính toàn cầu là tài liệu tham khảo hay và chất lượng, giúp các em ôn tập và cùng cố kiến thức môn Địa lý 11 bài 3. Hi vọng, tài liệu này sẽ là tư liệu hữu ích cho quá trình học tập và giảng dạy của các em và thầy cô giáo.

Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Địa lý lớp 11: Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế

Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Địa lý lớp 11: Một số vấn đề của Mỹ La tinh

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ BÀI TẬP ĐỊA LÍ 11

Bài 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU

I. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Câu 1. Em có nhận xét gì về sự bùng nổ dân số trên thế giới? Dân số tăng nhanh dẫn đến những hậu quả gì về mặt kinh tế - xã hội?

Câu 2. Có ý kiến cho rằng “Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại” có đúng không? Tại sao?

Câu 3. Hoàn thành bảng kiến thức sau:

Bảng 3.1. Một số vấn đề về môi trường

Nguyên nhân

Hậu quả

Giải pháp

Ô nhiễm không khí

Ô nhiễm nguồn nước

Ô nhiễm môi trường đất

Suy giảm đa dạng sinh học

Câu 4. Cho bảng số liệu:

Bảng 3.2. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi

Nhóm tuổi

Nhóm nước

0 - 14

15 - 64

65 trở lên

Đang phát triển

32

63

5

Phát triển

17

68

15

  1. Vẽ biểu đồ so sánh cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển.
  2. Nhận xét cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của 2 nhóm nước và giải thích nguyên nhân.

Câu 5. Hãy nối các ý ở cột bên trái của bảng sau với các ý thích hợp ở cột bên phải:

Bảng 3.3. Các chất gây ô nhiễm và hậu quả

Các chất gây ô nhiễm

Hậu quả

1. Tăng lượng khí CO2 trong khí quyển

a. Thủng tầng Ôzôn

2. Khí thải CFCs

b. Mưa axid

3. Sự tăng khí SO2

c. Nhiệt độ trên Trái đất nóng lên

4. Sử dụng năng lượng trong công nghiệp và sinh hoạt

d. Hiệu ứng nhà kính

Câu 6. Châu lục có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao nhất trên thế giới là:

a. Châu Á c. Châu Mĩ

b. Châu Phi d. Châu Đại Dương

Câu 7. Nguyên nhân gây nên ô nhiễm môi trường là do:

  1. Lượng chất thải công nghiệp và sinh hoạt tăng.
  2. Gia tăng dân số.
  3. Lạm dụng phân bón hóa học.
  4. Tác động của con người có quy mô toàn cầu.

Câu 8. Nhiệt độ Trái Đất tăng lên sẽ gây ra hậu quả:

  1. Thảm thực vật bị thiêu đốt.
  2. Mực nước sông ngoài hạ thấp.
  3. Hạ thấp mực nước ngầm
  4. Nước biển sẽ tăng lên.

Câu 9. Vấn đề gây mất ổn định, hòa bình thế giới là:

  1. Xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo.
  2. Khủng bố về chính trị, khoa học công nghệ.
  3. Hoạt động kinh tế ngầm.
  4. Tất cả các ý kiến trên.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Câu 1. Bùng nổ dân số thế giới:

  • Sự bùng nổ dân số thế giới chủ yếu bắt nguồn từ các nước đang phát triển. Các nước này chiếm trên 80% số dân và 95% dân số gia tăng hàng năm của thế giới.
  • Sự gia tăng dân số nhanh ở các nước đang phát triển chủ yếu do tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao, giai đoạn 2001 - 2005 là 1,5% cao hơn mức trung bình của thế giới (1,2%) và cao gấp 15 lần nhóm nước phát triển (0,1%).

* Hậu quả của việc dân số tăng nhanh

Dân số tăng nhanh trong khi đó nền kinh tế - xã hội của các nước còn chậm phát triển đã gây nên sức ép rất lớn cho việc khai thác tài nguyên, phát triển kinh tế - xã hội để nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân (việc làm, nhà ở, giáo dục, y tế,...) và gây nên hiện tượng ô nhiễm môi trường.

Câu 2. Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại vì các lí do sau:

  • Vai trò của môi trường: môi trường là ngôi nhà chung của tất cả mọi người, trong đó con người tồn tại và phát triển. Cuộc sống của mỗi người có liên hệ mật thiết với môi trường. Con người là một thành phần của môi trường, không thể sống tách rời môi trường. Một môi trường phát triển bền vững là điều kiện lí tưởng cho con người và ngược lại.
  • Thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay trên thế giới:
    • Ở các nước đang phát triển: việc khai thác bừa bãi các nguồn lợi tự nhiên với nhiều phương tiện hủy diệt đã làm cạn kiệt tài nguyên và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Điều đó làm cho cuộc sống của họ càng thêm nghèo khổ. Bảo vệ môi trường không thể tách rời với cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo.
    • Các nước phát triển: sự phát triển của nền kinh tế làm tăng sử dụng các chất CFCs với tốc độ và khối lượng lớn, tăng lượng khí thải và chất thải từ các ngành kinh tế là nguyên nhân chính thủng tầng ôdôn, gây hiệu ứng nhà kính,...
  • Hậu quả của ô nhiễm môi trường: Quy mô ô nhiễm môi trường không giới hạn phạm vi ở từng quốc gia mà trên cả phạm vi thế giới. Hậu quả của hiện tượng này gây nên: cạn kiệt nguồn tài nguyên, khí hậu biến động thất thường, tan băng ở Bắc cực, gây mưa axic, hiệu ứng nhà kính,... đe dọa trực tiếp đến sự phát triển của các ngành kinh tế và sức khỏe của con người.

Chính vì vậy, bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại.

Câu 3. Hoàn thành bảng kiến thức:

Nguyên nhân

Hậu quả

Giải pháp

Ô nhiễm không khí

Hoạt động công nghiệp và sinh hoạt thải ra một lượng lớn các chất thải như: CO2, CFCs và các khí thải khác.

- Mưa axic

- Nhiệt độ Trái đất nóng lên.

- Làm mỏng và thủng tầng ô dôn.

- Hiệu ứng nhà kính

- Hiện đại hóa trang thiết bị sản xuất.

- Xử lí các chất thải và khí thải.

Ô nhiễm nguồn nước

- Chất thải công nghiệp chưa được xử lí đổ trực tiếp vào sông, hồ.

- Chất thải hóa học từ sản xuất nông nghiệp.

- Các sự cố đắm tàu, rửa tàu, tràn dầu,...

Thiếu nước sạch đặc biệt ở các nước đang phát triển.

- Xử lí các chất công nghiệp.

- Phát triển nền nông nghiệp sinh thái.

- Xử lí nguồn nước bị ô nhiễm

Ô nhiễm môi trường đất

- Chất thải công nghiệp.

- Chất hóa học từ sản xuất nông nghiệp.

Kết cấu của đất thay đổi, đất bị bạc màu và trở thành đất hoang hóa.

- Hạn chế chất thải.

- Cải tạo đất trồng.

Suy giảm đa dạng sinh học

Khai thác quá mức của con người.

Làm mất đi nhiều loài sinh vật.

Khai thác đi đôi với bảo vệ. Nghiêm cấm khai thác sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng.

Câu 4.

1. Vẽ biểu đồ hình tròn (2 hình tròn thể hiện cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của 2 nhóm nước). Lưu ý: Biểu đồ phải đầy đủ tên biểu đồ, kí hiệu, số liệu và bảng chú giải.

2. Nhận xét và giải thích:

  • Nhận xét: Sự khác nhau về tỉ lệ dân số ở các nhóm tuổi từ đó rút ra dân số của các nhóm nước thuộc kết cấu dân số già hay trẻ.
  • Giải thích: Liên hệ với thời gian bùng nổ dân số và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở bảng 3.1 (tr.13 SGK) ở 2 nhóm nước để giải thích.

Đáp án phần trắc nghiệm khách quan: 5(1-d, 2-a, 3-b, 4-c), 6b, 7d, 8d, 9d.

Đánh giá bài viết
1 6.045
Sắp xếp theo

    Trắc nghiệm Địa lý 11

    Xem thêm