Cách luyện viết chữ đẹp cho học sinh Tiểu học

Các cụ xưa thường nói “Nét chữ nết người”. Chính vì vậy mà bố mẹ cùng các thầy cô cần hết sức quan tâm việc luyện chữ đẹp của trẻ từ nhỏ. Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây sẽ giúp con mình có những nét chữ đẹp nhất.

Ở bậc tiểu học thì tất cả các em học sinh đều phải luyện chữ ngay từ lớp 1. Tuy nhiên, nhiều em mặc dù luyện tập chăm chỉ cẩn thận nhưng nét chữ vẫn bị cứng, xấu, điều này ảnh hướng đến kết quả học tập của trẻ. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho các bậc phụ huynh, giáo viên một số kinh nghiệm, bí quyết hữu ích để có thể luyện chữ đẹp cho trẻ tiểu học.

Bí quyết luyện chữ đẹp cho học sinh Tiểu học

1. Dụng cụ học tập

Viết chữ đẹp không thể thiếu bút, giấy và mực. Chúng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo nên nét chữ của bạn. Việc chọn cho mình những cây bút và loại mực phù hợp là điều không hề đơn giản. Bạn nên chọn cho trẻ những cây bút vừa tay, nhẹ để trẻ có thể dễ dàng đưa bút lên, hạ bút xuống. Giấy, vở nên chọn loại giấy tốt không nhòe đảm bảo cho việc viết bút mực. Loại giấy viết tốt và đạt hiệu quả cao là loại vở ô ly có dòng kẻ caro nhỏ, dòng kẻ nghiêng để khi ta luyện viết chữ nghiêng cho thuận lợi. Chọn mực, ta nên chọn những loại mực có độ lỏng và độ mao dẫn vừa phải không bị lắng cặn. Điều chú ý khi sử dụng bút mực là phải rửa bút bằng nước ấm trước khi sử dụng và lau sạch mực phần đầu ngòi bút. Khi sử dụng bút xong cần đóng nắp lại ngay để tránh khô mực hoặc va chạm làm hỏng ngòi. Luôn luôn để bút ở tư thế thẳng đứng hướng ngòi bút lên trên để tránh việc mực tràn ra nắp bút làm bẩn tay và vở.

2. Dạy trẻ tư thế ngồi viết đúng chuẩn

Một trong những nguyên nhân khiến trẻ tiểu học viết chữ xấu là do tư thế ngồi của trẻ không đúng, trẻ ngồi xiêu vẹo, nằm tỳ xuống mặt bàn, điều này khiến việc luyện chữ trở nên khó khăn. Cha mẹ, thầy cô cần xác định và hướng dẫn trẻ ngồi đúng tư thế ngay từ lúc bắt đầu học luyện chữ để trẻ hình thành thói quen. Theo đó tư thế ngồi đúng là lưng trẻ phải thẳng, không để ngực tỳ vào cạnh bàn, đầu hơi cúi, khoảng cách từ trang giấy đến mắt khoảng 25 -30 cm là phù hợp. Khi ngồi thì tay trái của trẻ đặt lên mép vở để đảm bảo vở không bị xê dịch trong quá trình viết, còn tay phải có nhiệm vụ cầm bút thật chắc để luyện viết từng nét chữ sao cho chỉn chu, cẩn thận. Ngồi tư thế đúng chuẩn khi luyện viết sẽ giúp trẻ viết đẹp hơn, gây được thiện cảm cho giáo viên.

3. Dạy trẻ cách đặt vở và cách cầm bút

Việc đặt vở cũng ảnh hưởng lớn đến việc trẻ luyện chữ có được đẹp hay không. Nếu trẻ đặt vở bị nghiêng, chéo, thậm chí gập đôi vở thì rất khó để có thể viết chữ đẹp. Tốt nhất là thầy cô cần hướng dẫn học sinh của mình đặt vở nghiêng bên trái khoảng 15 độ, vở để mở và không gập đôi, đây là cách đặt vở giúp trẻ có thể dễ dàng luyện chữ đẹp.

Cách cầm bút của trẻ trong khi luyện chữ cũng là một vấn đề cần được lưu tâm. Theo đó tư thế cầm bút chuẩn đó chính là tay phải cầm bút bằng 3 ngón tay: Ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa. Đầu ngón cái giữ bên trái thân bút, đầu ngón giữa giữ bên phải thân bút còn ngón trỏ đặt trên thân bút. Trong quá trình viết thì 3 ngón tay cần cầm bút thật chắc, dịch chuyện nhẹ nhàng theo từng nét viết. Bên cạnh đó thì trẻ cũng cần sự phối hợp nhịp nhàng với cổ tay, khuỷu tay để viết được những chữ đẹp nhất.

4. Chắc các nét cơ bản

Khi bước vào lớp 1 đôi tay của trẻ còn khá yếu và việc luyện tập thường xuyên cho trẻ cầm bút là một việc vô cùng quan trọng. Hãy cùng trẻ bắt đầu với những nét cơ bản: nét thẳng, nét xiên, nét móc, nét khuyết, nét cong,...

Trong trường hợp cha mẹ viết chữ không được đẹp thì khi dạy con viết chữ phải tìm ra những chữ mẫu đẹp, viết chuẩn cự li dòng, khoảng cách để cho trẻ học theo. Những chữ mẫu có tác dụng giúp học sinh định hình được cách viết, từ nét thanh, nét đậm, kích cỡ chữ, cách viết chữ thường, cách viết chữ hoa… từ đó trẻ hiểu thêm về cấu tạo chữ trong bài tập viết. Trẻ sẽ dựa trên những chữ mẫu để luyện viết, cố gắng chữ mình được giống nhất với mẫu chữ được đưa ra, luyện tập trong một khoảng thời gian chắc chắn chữ viết của trẻ sẽ được cải thiện và đẹp lên trông thấy.

5. Hướng dẫn trẻ phân loại chữ viết theo nhóm

Thông thường ở bảng chữ cái có những chữ có sự tương đồng về đường nét, chính bởi vậy để giúp trẻ dễ dàng hơn trong việc luyện chữ đẹp thì cha mẹ và thầy cô có thể hướng dẫn trẻ phân loại các chữ cái theo nhóm:

  • Nhóm 1: o, ô, ơ, a, ă, â, c, e, ê, u, ư, n, m, i, v, x,
  • Nhóm 2: k, y, g, b, l, h
  • Nhóm 3: d, đ, r, s, t, p, q

Việc các chữ cái được chia thành 3 nhóm như trên sẽ giúp trẻ tiểu học có thể đối chiếu, so sánh, tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau khi viết từng chữ cái. Khi rút ra được điều này, trẻ sẽ có cơ sở, nắm được cách viết chuẩn và đẹp hơn.

6. Yêu cầu trẻ luyện viết thường xuyên

Luyện viết chữ đẹp không phải là một việc có thể dễ dàng có thể đạt được trong một sớm một chiều mà cần đòi hỏi cả quá trình chăm chỉ, kiên nhẫn. Để viết được những nét chữ mềm mại, thanh mảnh thì trẻ cần thường xuyên luyện viết, một ngày dành từ 1-2 giờ đồng hồ luyện chữ. Trẻ cần luyện một số những kĩ năng cơ bản để nét chữ được đẹp nhất, đó là kĩ năng viết nét xiên, xổ thanh đậm; viết nét khuyết trên nét khuyết dưới… Khi những kĩ năng này thành thục, chắc chắc trẻ sẽ có những nét chữ đẹp, kết quả học tập được nâng cao đáng kể.

7. Dạy trẻ viết thư

Sau khi trẻ đã biết viết chữ, biết cách ghép các từ để tạo thành một câu hoàn chỉnh thì cha mẹ có thể dạy trẻ viết thư, gửi cho những người thân như: ông, bà, cô, dì, bạn bè… Viết thư không chỉ giúp trẻ có thể bày tỏ cảm xúc, viết lên suy nghĩ của bản thân, những tình cảm với người yêu quý mà bên cạnh đó trẻ sẽ được thường xuyên luyện cơ tay. Cha mẹ có thể dặn dò con rằng những bức thư gửi gắm niềm yêu thương nên con cần viết thật đẹp để người nhận được vui, cảm thấy ấm áp. Khi đó chắc chắn trẻ sẽ viết cẩn thận, nắn nót để trang thư được đẹp nhất. Đây là một trong bí quyết vàng mà cha mẹ nên áp dụng để giúp con luyện chữ đẹp nhất.

8. Một số lỗi thường mắc phải khi luyện chữ đẹp

Một số lỗi thường gặp khi luyện chữ của học sinh tiểu học như:

- Thiếu nét là do thói quen của học sinh viết chưa hết nét đã dừng lại. Phụ huynh cần nhắc nhở hàng ngày để tạo thói quen viết đúng cho trẻ.

- Thừa nét là do học sinh viết chưa đúng quy trình của việc luyện chữ sai quy trình của việc luyện chữ. Phụ huynh cần hướng dẫn lại quy trình viết chữ đúng cho trẻ và yêu cầu trẻ thực hiện đúng thì mới chuyển sang chữ khác.

- Sai nét là do học sinh cầm bút sai quy cách. Phụ huynh hướng dẫn lại con cách cầm bút và tư thế ngồi, điều chỉnh hàng ngày cho trẻ.

- Khoảng cách là do học trẻ viết hay nhấc bút, không viết liền mạch và đưa tay không đều. Phụ huynh nhắc nhở con và luyện tập hàng ngày.

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Chia sẻ bí quyết luyện chữ đẹp cho học sinh Tiểu học. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu thêm tới các bạn học sinh tài liệu về Tiếng Việt nâng cao 1 và các đề thi lớp 1 học kì 1 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

VnDoc.com còn rất nhiều tài liệu hay cho các bé làm thử, ôn tập, chuẩn bị cho kỳ thi cuối học kỳ 1 môn Toán lớp 1môn Tiếng Việt lớp 1. Chúc các em thi tốt và có kết quả tốt nhất nhé.

Đánh giá bài viết
10 8.342
Sắp xếp theo

    Học vần lớp 1

    Xem thêm