Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Đạo đức lớp 4

Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Đạo đức

Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Đạo đức lớp 4 trong 35 tuần học tổng hợp các kiến thức trọng tâm, mức độ cần đạt của mỗi bài học Đạo đức lớp 4 trong chương trình học. Đây là tài liệu cho các thầy cô tham khảo soạn bài giảng dạy cho các em học sinh.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về đầy đủ trọn bộ chuẩn kiến thức.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 4, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 4 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 4. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Chuẩn kiến thức môn Đạo đức lớp 4

Tuần

Tên bài dạy

Yêu cầu cần đạt

Ghi chú

1 – 2

Trung thực

Trong học

tập

- Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập.

- Biết được: Trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến.

- Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của học sinh.

- Có thái độ hành vi trung thực trong học tập.

- Nêu được ý nghĩa của trung thực trong học tập.

 

- Biết quý trong những bạn trung thực và không bao che những hành vi thiếu trung thực trong học tập.

3 - 4

Vượt khó

Trong

học tập.

- Nêu được ví dụ về sự vượt khó học tập.

- Biết vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ.

- Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập.

- Yêu mến, noi theo những tấm gương học sinh nghèo vượt khó.

- Biết thế nào là vượt khó trong học tập và vì sao phải vượt khó trong học tập.

5 – 6

Biết bày tỏ

Ý kiến

- Biết được: Trẻ em cần được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.

- Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác

- Biết: Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.

- Mạnh dạng bày tỏ ý kiến của bản thân biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.

7 – 8

Tiết kiệm

tiền của

- Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của.

- Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của

- Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vỡ, đồ dùng, điện, nước....trong cuộc sống hàng ngày

- Biết được vì sao cần phải tiết kiệm tiền của

- Nhắc nhở bạn bè, anh chị em tiết kiệm tiền của.

 

9 - 10

Tiết kiệm

thời giờ

- Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ.

- Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ.

- Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt.… hằng ngày một cách hợp lí.

- Biết được vì sao cần phải tiết kiệm thời giờ,

- Sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt.… hằng ngày một cách hợp lí.

12 - 13

Hiếu thảo

với ông bà,

cha mẹ

 

- Biết được: con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ nuôi dạy mình.

- Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.

 

- Hiểu được: Con cháu có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình.

 

 

14 - 15

Biết ơn

thầy giáo

cô giáo

- Biết được công lao của thầy giáo, cô giáo.

- Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo,

- Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.

- Nhắc nhở các bạn thực hiện kính trọng, biết ơn đối với các thầy giáo, cô giáo đã và đang dạy mình.

 

 

 

16 - 17

Yêu lao

động

- Nêu được ích lợi của lao động,

- Tích cực tham gia các hoạt động lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân.

- Không đồng tình với những biểu hiện lười lao động

- Biết được ý nghĩa của lao động công ích.

 

19 - 20

Kính trọng

biết ơn

người lao

động

- Biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động.

- Bước đầu biết cư sử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ

- Biết nhắc nhở các bạn phải kính trọng và biết ơn người lao động.

21 - 22

Lịch sự với

mọi người

- Biết ý nghĩa của việc cư xử lịch sự với mọi người.

- Nêu được ví dụ về cư xử lịch sự với mọi người,

- Biết cư xử lịch sự với những người xung quanh.

 

 

23 – 24

Giữ gìn

Các công

Trình

Công cộng

- Biết được vì sao phải bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng.

- Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ công trình công cộng.

- Có ý thức bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương.

- Biết nhắc các bạn cần bảo vệ giữ gìn các công trình công cộng.

26 - 27

Tích cực

Tham gia

Các hoạt động nhân đạo

- Nêu được ví dụ về hoạt động nhân đạo.

- thông cảm với bạn bè và những người gặp khó khăn, hoạn nạn ở lớp ở trường và cộng đồng.

- Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng và vận động bạn bè, gia đình cùng tham gia.

- Nêu được ý nghĩa của hoạt động nhân đạo.

28 - 29

Tôn trọng

luật Giao

thông

- Nêu được một số qui định khi tham gia giao thông (những qui định có Liên quan tới học sinh)

- Phân biệt được hành vi tôn trọng Luật Giao thông và vi phạm Luật Giao thông.

- Nghi chỉnh chấp hành Luật Giao thông trong cuộc sống hằng ngày.

- Biết nhắc nhở bạn bè cùng tôn trọng Luật Giao thông.

30 - 31

Bảo vệ

Môi trường

 

- Biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường (BVMT) và trách nhiệm tham gia BVMT.

- Nêu được những việc làm cần phù hợp với lứa tuổi BVMT.

- Tham gia BVMT ở nhà, ở trường học và nơi công cộng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.

- Không đồng tình với những hành vi làm ô nhiễm môi trường và biết nhắc bạn bè, người thân cùng thực hiện bảo vệ môi trường.

Trên đây là toàn bộ nội dung chương trình học môn Đạo đức lớp 4 cho các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh, các em học sinh tham khảo, chuẩn bị cho các bài học trên lớp đạt hiệu quả cao. Thúc đẩy và nâng cao chất lượng giảng dạy.

Đánh giá bài viết
1 10.692
Sắp xếp theo

Giáo án lớp 4

Xem thêm